Bác
@NTBB đã nói vậy thì em cũng xin làm rõ vấn đề/lời giải để mọi người ném đá:
Đáp án:
1. Xoáy nhất: bóng sang là xoáy xuống
2. Mạnh nhất: bóng sang là xoáy lên
giải thích:
Cơ chế chung: Xoáy, mượn xoáy và phá xoáy
Xoáy: khỏi phải giải thích vì AI CŨNG BIẾT NÓ LÀ CÁI GÌ. Chỉ giải thích thêm chút nữa thôi, cái này áp dụng cả cho xoáy ngang vì xoáy ngang chỉ là XOÁY xuống/lên nhưng trục xoáy của bóng xoáy ngang vuông góc với trục xoáy của bóng lên và xuống, suy ra thì cũng chỉ cần thay đổi phương của mặt vợt tương ứng là đúng.
Mượn xoáy: nếu cắt thì mượn xoáy, theo em hiểu, là để mặt vợt tự để bóng cắn xoáy là đi sang. Nhưng với giật, thì mượn xoáy nghĩa là không làm mất đi xoáy vốn có của bóng mà triệt tiêu ma sát làm cho nó xoáy hơn, dùng lực đẩy qua để bóng trở lại bên đối phương.
Phá xoáy: nếu cắt thì phá xoáy, theo em hiểu, là để mặt vợt tự để bóng cắn xoáy là đi sang. Nhưng với giật, thì phá xoáy nghĩa là làm mất đi hoàn toàn xoáy vốn có của bóng, triệt để tận dụng ma sát làm cho nó xoáy theo hướng ngược lại, cộng với dùng lực đẩy qua để bóng trở lại bên đối phương.
Triệt tiêu ma sát: như em đã giải thích từ trước, ma sát là tích của số nhân/thừa số thứ nhất - lực ma sát (lực chuyển động ngược chiều với hướng chuyển động của vật) nhân với số nhân/thừa số thứ 2 - hệ số ma sát (tỉ lệ chuyển đổi giữa lực tác động ngược chiều tác động thực sự lên vật chuyển động). Vì vậy, nếu muốn triệt tiêu ma sát, tức là để cho ma sát bằng 0, sẽ có 02 cách: tích bằng 0 khi một trong hai thừa số bằng 0, tức là:
a. Thừa số thứ hai/hệ số ma sát bằng/gần bằng 0: tức là mặt không có ma sát, như Anti, mặt chết, mặt gai
b. Thừa số thứ nhất/lực chuyển động ngược chiều bằng/gần bằng 0: tức là không có chuyển động ngược chiều, hay vợt và xoáy chuyển động cùng chiều, tốc độ của vợt tối thiếu/không thấp hơn tốc độ xoáy của bóng (giải thích: tốc độ xoáy của bóng là
vòng quay của
bóng/một điểm trên quả bóng quanh trục của chính nó trong một khoảng thời gian nhất định KHÁC VỚI tốc độ đi của bóng là
quãng đường di chuyển của
trục xoáy/trục quả bóng so với phương nằm ngang).
1. Bóng sang là xoáy xuống, khi vợt di chuyển bằng/hơn vận tốc xoáy của bóng, ma sát lúc này (lực ma sát tác động trên quả bóng, không phải trên vợt) cùng chiều với chiều xoáy của bóng (xoáy xuống của đội bạn tương ứng với xoáy lên của ta, đã giải thích trước đây) nên làm quả bóng xoáy hơn, xoáy sẽ bằng tốc độ xoáy cũ CỘNG với tốc độ xoáy do vợt tạo thêm (không nhất thiết sẽ bằng tốc độ vợt vì còn phải nhân với hệ số ma sát luôn NHỎ HƠN HOẶC BẰNG 1 nữa)
2. Bóng sang là xoáy lên, khi vợt di chuyển ngược chiều xoáy, ma sát lúc này (lực ma sát tác động trên quả bóng, không phải trên vợt) ngược chiều với chiều xoáy của bóng (xoáy lên của đội bạn tương ứng với xoáy xuống của ta, đã giải thích trước đây) nên làm quả bóng xoáy ngược chiều lại (chắc chắn luôn thế trừ khi là mặt có hệ số ma sát bằng 0), bóng bay ngược lại sẽ xoáy theo lực xoáy đơn lẻ do vợt tạo ra, vector lực sẽ là vector tổng của hai vector lực của vợt, và vector lực do bản thân xoáy của bóng tạo ra, và vector này lớn hơn vector ở trên (tại sao thì em sẽ vẽ hình các vector lực trên Word rồi attack sau vì công cụ văn bản của diễn đàn không cho phép).
Mời các bác ném đá.
Ứng dụng:
1. Với nguyên lý trên, bạn chỉ cần đưa mặt vợt ngược chiều với đường bay của bóng đủ nhanh, tất cả các xoáy, đều khiến bóng vọt qua lưới
2. Do bóng ăn xoáy lên sẽ có hướng vector (tạo với phương nằm ngang/mặt bàn) lớn hơn với vector bóng đến nên luôn qua lưới (chỉ vượt bàn chứ không rúc lưới, vì bóng bạn phải đỡ tức là vector đến có gốc vector cao hơn lưới), bóng xoáy xuống có hướng lực theo hướng của vợt chuyển động --> bạn chỉ cần đánh/di chuyển vợt có phương mà vector chuyển động có gốc là điểm chạm bóng và phương không giao với lưới/ không phải là mặt phẳng lưới mà chỉ là cái lưới thôi thì bóng sẽ sang bàn bên kia.
3. Để đảm bảo bóng qua lưới nhưng không bị vượt ra ngoài bàn, bạn chỉ cần úp vợt (càng thấp càng tốt, hay góc giữa vợt và bàn lớn hơn hoặc bằng 0) là ổn
Mời các bác ném đá