Những người yêu thích bóng bàn người Nghệ tại Đà Nẵng:

thanhcy

Binh Nhì
Xin chào các bạn là dân xứ Nghệ yêu thích trái bóng nhựa, tôi xin phép lập một topic mới về những người yêu thích trái bóng nhựa tại thành phố Đà Nẵng để kết nối giao lưu với ace trên mọi miền tổ quốc. Như các bạn cũng đã biết Thành phố ĐN là một thành phố đầy năng động, cuộc sống, con người ở đầy hiền hòa và thân thiện, phong trào BB ở ĐN thời gian gần đây phát triển khá mạnh, trên địa bàn thành lập nhiều CLB hoạt động khá quy cũ phải kể đên như CLB Phan Chu Trinh, CLB Sông Thu, CLB QK5..., hàng năm các CLB tổ chức rất nhiều giải, tùy theo trình độ chơi bóng của từng người, được phân hạng và đều được tham gia một cách vui vẻ vì vậy phong trào càng trở nên sôi động hơn, người xứ Nghệ chơi BB không được nhiều như ở HN và SG nhưng cũng có một số hảo thủ chơi khá hay phải kể đến như Nam nghệ được xếp vào hạng A Đà Nẵng, An còi (quê ngoại Đô Lương) một quái kiệt BB anh chơi đều hai càng, đặc biệt anh có thể chơi bóng bằng gạch men, bật lửa zipo đã từng được VTV3 ghi hình về chuyện lạ Việt Nam và một số VĐV khác nữa... nếu các bạn là dân xứ Nghệ đi công tác hoặc du lịch ghé ĐN có thời gian mời các bạn tham gia "chiến đấu" vài trận bóng cho ra mồi hôi và ra biển Mỹ khê tắm cho thỏa thích, thể thao là nơi kết nối với nhau một cách gần và thân thiện nhất. Rất mong được gặp các bạn là người Nghệ trên thành phố ĐN.
 

anzippo

Đại Tá
Chập chờn ngủ, vẫn nhận ra xứ Nghệ
Tiếng xe lăn khó nhọc dọc triền đồi
Trong hơi gió nghe mặn mòi muối biển
Bụi con đường đất đỏ lấm mồ hôi.

Nơi cây cỏ cũng cỗi cằn, khắc khổ
Tựa vai vào vách núi đỡ thiên tai
Mặt gió nóng, lưng đã là bão lụt
Cơm độn khoai đắp đổi tháng năm dài.

Tiếng mộc mạc, nhận ra nguời xứ Nghệ
Đi muôn nơi, giọng nói vẫn quê nhà
Bền chí lớn chịu nhọc nhằn, lam lũ
Trên đất nghèo mơ sải cánh bay xa.

Sống tằn tiện, chắt chiu từng hạt muối
Cần hy sinh, hiến hết cả gia tài!
Người xứ Nghệ rạch ròi yêu với ghét
Đã hứa rồi, chẳng một chút đơn sai

Đi tìm nhận đồng hương nơi đất khách
Cứ ngỡ như gặp bạn cũ lâu ngày
Một bát gạo cũng sẵn lòng san sẻ
Chim thêm đàn, tay nối những bàn tay

Thật kỳ lạ, mảnh đất cằn xứ Nghệ
Mỗi cổng làng thành trang sử biên niên
Nơi đòn gánh gồng hai đầu đất nước
Nơi sinh ra những hào kiệt, thánh hiền.
An còi sưu tầm
 

ng.hung

Binh Nhất
Em đang là sv trường kinh tế năm nhất đến từ Vinh. Năm nhất nên cái gì cũng mới quả thật khi vào đây em bất ngờ với phong trào bb ở thành phố này. Thấy có Nghệ An ở đây là em bay vô liền mừng quá :)
 

haitanqd

Thượng Tá
Em đang là sv trường kinh tế năm nhất đến từ Vinh. Năm nhất nên cái gì cũng mới quả thật khi vào đây em bất ngờ với phong trào bb ở thành phố này. Thấy có Nghệ An ở đây là em bay vô liền mừng quá :)
-------------
Bay vào đi em , những người con xứ nghê xa quê sẽ dìu dắt nâng niu cỗi nguồn của mình. Chúc cho e đc đón nhận những tc mà ng dân xứ nghệ xa quê sẽ dành cho e cũng với một niềm đam mê về trái bóng !
 

thelanqb

Moderator
được thế thì quá tuyệt rồi. để mình gửi hai trò cùng vào hội này, hiện hai đứa cũng đang làm tại ĐN. hi vọng hội sẻ giúp hai e nó tập luyện. thank
 

thanhttmt

Binh Nhì
Gửi cháu ng.hung, chú cũng là người rất đam mê bb, trình thì cũng abc thôi, nếu cháu muốn giao lưu thì cứ đến clb Sông Thu, 5h chiều chú thường có mặt ở đó.
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Quà xứ Nghệ

À, thế là mình quá may và cơ duyên với 2 cao thủ xứ Nghệ ở Đà Nẵng, đó là Nam Nghệ và An Còi: Nam Nghệ lần vào giao lưu Tam Kỳ Quảng Nam thấy mình đánh mặt chết, nên đã tặng mình một mặt gai. An Còi tuần vừa rồi đã tặng cho mình một cốt vợt ACT đặc biệt ghi nơi cán là Cà-phê An Còi. Xin cám ơn 2 bạn! Ở mình cũng có anh tên giang hồ bb là Cao Nghệ, nhưng không ở Nghệ An, mỗi khi đánh độ là mặt ảnh thay vì màu xanh hoặc trắng bệch nhưng lại chuyển sang màu vàng như nghệ, hỏi ra là do ảnh nhóm máu D nên mỗi khi căng thẳng là chuyển sang mặt màu vàng nghệ.
 

ng.hung

Binh Nhất
cảm ơn chú :) cháu bây h đang về vinh nghỉ hè khoảng 2 tháng, khi nào vô lại nhất định qua đó chơi . Năm vừa rồi cháu cũng tham gia giả của đh đà nẵng . Lần đầu đi chủ yếu là nhìn họ đánh là chính, nhưng như rứa cháu cũng thấy thích lắm rồi công nhận ĐN tổ chức giải tốt thật . Hy vọng lần sau tham gia giải sẽ ko còn phải làm khá giả nữa.
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Món ngon xứ Nghệ

Cam ngon thì ở xã Đoài
Măng đắng vị ngọt
Nhút ngoài Thanh Chương
Cháo Lươn hương vị quê hương
Đi đâu cũng nhớ nước tương Nam Đàn
Cá Mát thì ở sông Giăng
Thịt Xồm là thứ chua ngon khôn lường
Bánh đa giòn rụm Đô Lương
Quê mình xin gởi tình thương cho người.

1. Cam xã Đoài
Nhà thơ Phạm Tiến Duật viết: “Cam xã Đoài mọng nước/ Giọt vàng như mật ong/ Bổ cam ngoài cửa trước/ Hương bay vào nhà trong”. Cam xã Đoài có vị đặc biệt thơm ngon, vỏ mỏng, rất nhiều nước, nguồn giống chọn lọc sạch, không sâu bệnh.



Thường vào dịp tết Nguyên Đán thì các vườn cam ngợp một thứ sắc màu tươi mới quả lá điệp trùng, và lúc ấy, các vườn cam mới vào mùa thu hoạch. Hương cam bay khắp làng mời gọi. Tuy nhiên, ngay từ tháng 10, tháng 11 âm lịch thường đã có khách đến đặt mua. Và ngày nay, với thương hiệu của mình, cam xã Đoài đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường qua con đường Iternet.
Cam khi mới chín có màu vàng rồi chuyển sang sẫm dần nhưng luôn giữ được vẻ tươi tắn, ngoài có lớp the mỏng, chỉ cần khẽ xây xát là đã thoát một mùi thơm đặc biệt, bổ ra màu vàng óng, ăn rất thơm ngon. Nếu đem ngâm với rượu sẽ cho một sản phẩm rượu thơm, có vị ngọt thanh, có thể dùng làm món khai vị hoặc bồi dưỡng sức khoẻ cho sản phụ.

2. Măng đắng
Măng đắng là sản vật, cũng là món ăn phổ biến của đồng bào các dân tộc Thái, Mông… ở xứ này. Những mầm măng đầu mùa có vị ngọt pha đắng, nhưng chỉ hễ có tiếng sấm là chuyển sang vị đắng thuần tuý. Măng đắng có thể chế biến theo nhiều cách: xào mẻ, hầm (hoặc nấu canh) xương, luộc và nhất là với những người sành món này thường là phải nướng; măng nướng thơm bùi chấm muối - thứ muối tinh được nghiền kĩ với trái ớt hái từ trong các cánh rừng, trên đường đi lấy măng, tạo một màu trắng pha xanh lục.



Măng đắng mới ăn lần đầu cảm giác đắng không chịu được, nhưng càng nhai kĩ, vị đắng sẽ mất dần, thay vào đó, nếu nhẩn nha nhai là vị thoang thoảng ngọt, nhè nhẹ cay, rất lạ. Măng đắng có hầu như quanh năm, nhưng nhiều nhất là mùa mưa. Quý khách đến đây thưởng thức măng đắng sẽ thấu cảm được vị muối, vị ngọt kết tinh của rừng, và cao hơn hết là cái nhẹ nhàng, sâu lắng mà tinh tế của thiên nhiên.

3. Nhút Thanh Chương
Ở Thanh Chương, nhút là thức ăn dân dã, truyền thống của mọi gia đình. Vật liệu làm nhút gồm mít xanh và muối trắng không i-ốt. Mít chưa già nhưng không còn quá non, vỏ cứng của lõi hạt vừa chớm hình thành, người ta hái xuống, gọt vỏ ngoài, không rửa mà dùng lá chuối khô lau đến hết nhựa, băm thái thành sợi nhỏ, ngắn, cho vào cối giã, ngâm nước muối rồi vắt, bỏ vào vại sành, khoả đều, phủ đậy bằng một chiếc vửng đan bằng nứa, chặn đá, đổ tiếp nước muối, đậy lại (thường là nón cũ), ủ khoảng 3 đến 6 ngày là dùng được.



Nhút có thể chấm nước mắm, làm nộm, xào. Với các món này, có một thứ rau thơm không thể thiếu được là lá kinh giới. Nhút chua nấu canh cá, nhất là cá diếc hoặc cá rô đồng, cho lá ngò tàu (mùi tàu), rau ngổ ăn có vị chua bùi và rất thơm. Thanh Chương còn một loại nhút khác, đó là lấy xơ mít mật (mít bở) chín, đồ nhuyễn với muối, gói vào mo cau tươi ủ ít ngày, thái nhát mỏng ăn có thêm vị ngọt và hương mít chín. Nhiều gia đình không thái mà dùng tay gỡ thành sợi lớn, gọi vui là “gà xé”. Có thể chế biến thành các món như loại nhút làm từ mít xanh.

4. Tương Nam Đàn
Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn. Đó là câu nói nổi tiếng cả nước mang theo thương hiệu hai loại đặc sản này. Tương Nam Đàn là một loại nước chấm hoặc kho cá. Chấm rau muống hoặc rau lang gừng, kho cá sông, cá đồng với nồi đất Kẻ Trù. Vật liệu để làm tương là nếp, ngô, đậu tương (đậu nành). Ngô và đậu rang, xay, ngâm rồi phơi (ngô không ngâm, ủ với lá nhãn làm mốc), đặc biệt đậu chỉ xay hoặc giã vỡ đôi, vỡ ba, không vỡ vụn như tương bần miền bắc, đảm bảo khi lấy ra bát thấy mẻ đậu như từng con thuyền bé xíu nổi trên mặt bát nước vàng óng, ăn có vị mặn, ngọt, nếu chấm có dính mẻ đậu thì có vị bùi.



Làm tương rất cầu kì, nhất là công đoạn tuyển chọn vật liệu, đặc biệt là lấy nước. Thường trước đây những người làm tương chỉ kín nước sông vào đêm thanh vắng, chỗ trong để làm được chum tương thật ngon. Tương kén nước cũng như chè xanh vậy. Có khi một làng, một xã chỉ vài giếng có nước làm tương ngon mà thôi.

5. Cháo lươn Vinh
Người Nghệ An đi xa thỉnh thoảng lại nhớ món lươn quê nhà, nhất là cháo lươn Vinh, đặc biệt lươn Cửa Nam. Nhiều khách phương xa đến Nghệ An là nhớ ngay đến món cháo ươn, có người một bữa ăn đến vài ba tô. Cháo lươn Vinh loãng, không đặc như cháo vịt Vân Đình, cháo dê Ninh Bình… Lươn xé dọc sợi, được xào nấu cẩn thận, mặn một tí, cay một tí, và mùi đặc trưng nhất của cháo lươn Vinh được làm nên từ rau răm. Cháo lươn có mặt hầu khắp thành phố. Ngoài ra, ngày nay có cả súp lươn cũng ngon không kém.



Cũng như phở có thể ăn với quẩy, cháo lươn, xúp lươn có thể ăn với bánh mì, bánh mướt… đều ngon. Vào mùa trời bắt đầu nóng, quý khách ăn cháo hoặc xúp lươn đừng quên gọi thêm một cốc trà (hoặc chè xanh) đá. Nếu tinh ý, có thể thấy đó cũng chính là phong cách ăn ở một bộ phận người Hồi giáo ở một vài quốc gia Đông Nam á: ăn cay và uống nước đá.

6. Cá mát sông Giăng
Sông Giăng, thuộc huyện Con Cuông, là nơi tụ sinh của cá mát - loài cá quen sống nước ngọt, mình có từ 3 đến 6 chấm đen, vi màu hồng. Cá mát không phải là giống cá lớn, thường chỉ bằng 2 hoặc ba ngón tay người lớn, con “bự” cũng chỉ chừng 0,5 đến 0,8 kg. Cá mát sống từng đàn ở nơi nước xiết và khe đá, kiếm ăn vào ban đêm với mục tiêu săn mồi là các loài côn trùng nổi trên mặt nước hoặc rong tảo ở bời bụi, khe đá. Hằng năm, tháng 8 âm lịch là vào mùa cá mát.



Thịt cá mát rất lành, bổ, thơm ngon, hơi có vị đắng vì khi chế biến không vứt bỏ ruột (ruột cá rất sạch vì chủ yếu ăn thức ăn thực vật), mỡ béo ít xương và ngon nhất là phần đầu (không như các loại cá khác, đầu cá mát rất mềm, giòn). ăn cá mát có thể hạn chế các chứng bệnh về tim mạch, lợi cho người lớn tuổi, béo phì. Đối với phụ nữ thai sản, cá mát là món ăn rất lợi sữa. Cá mát có thể kho, rán, nướng… Dù chế biến theo kiểu nào thì thịt cũng rất bùi, rất thơm.

7. Chịn xồm - món thịt chua của người Thái



Người Thái ở các huyện miền Tây Nghệ An có một món ăn rất hấp dẫn, đó là món chịn xồm. Người ta lấy thịt, có thể là thịt trâu, thịt lợn, thịt bò, đôi khi là thú rừng, lọc nạc tuyền, xắt miếng bằng bàn tay, nhúng qua nước sôi chừng nửa phút cho săn tái mặt ngoài, sau đó vớt ra để ráo nước, thái mỏng ngang thớ, cho muối tinh vào ướp (cũng như làm tương, nhút… không dùng muối i-ốt), ướp chừng 1 giờ, trộn cơm nguội với tỉ lệ 1 cơm/ 3 thịt, cho vào ống nứa tươi, nén thịt vừa phải và nút lại bằng hai lớp lá chuối hoặc lá dong: một vo tròn nhét vào ống, một bịt ngoài cố định bằng sợi lạt giang, đem bỏ lên gác bếp chỗ nhiệt độ vừa phải.
Ba ngày sau, đưa ống xuống, lột thịt, thái trộn gạo thính, lại bỏ lên gác bếp nhưư cũ. Độ 3 ngày nữa lấy xuống, thái miếng, kẹp rau thơm rừng chấm muối ớt (hoặc nước mắm ớt), ăn có mùi vị chua, béo và bùi, rất tinh khiết, thanh nhã.

8. Bánh đa Đô Lương



Bánh đa được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Nguyên liệu tuy đơn giản, dễ kiếm nhưng để có một chiếc bánh ngon đòi hỏi rất nhiều công phu. Gạo phải trắng, tuyệt đối không lẫn trấu hay cám. Gạo được xay nhuyễn với nước rồi trộn với vừng (mè) đen, cùng với tỏi giã nhỏ, hạt tiêu được xay mịn và những gia vị vừa đủ rồi tráng bằng nồi hấp. Khi bánh chín thì vớt ra, cho lên giá phơi cho đến khi khô giòn. Công đoạn tráng bánh khá công phu và là khâu quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Nếu người thợ tráng hơi non tay thì bánh không có độ đều và dày cần thiết, khi nướng có thể bị vẹo bánh.
Bánh đa là thứ bánh dân dã, dễ ăn kèm với các món khác hoặc ăn riêng cũng được. Thông thường, bánh được ăn kèm với bánh mướt (một loại bánh được làm từ bột gạo nhưng ăn ngay khi vừa tráng xong). Cuốn bánh mướt vào một miếng bánh đa rồi chấm vào bát nước mắm cay, khi cắn nghe tiếng "rốp" thật đã. Giờ đây đời sống đã được nâng lên, người ta thường ăn bánh mướt với giò, chả nhưng nhiều người vẫn nhớ và thích ăn cái kiểu "nửa khô nửa ướt" ấy. Ngoài ra, món "bún giá cá ruốc" sẽ ngon hơn nhờ một miếng bánh đa, bỏ lên ít bún, thêm ít giá sống và cùng một mẩu nhỏ cá hấp, rồi chấm vào bát ruốc (mắm tôm) đã dầm ớt vắt chanh. Vị cay nồng hoà cùng với vị ngọt bùi thêm một ít vị chua, khi ăn mồ hôi túa ra, thật sảng khoái! Bao người Nghệ đi xa vẫn cứ nhớ cái món ăn sáng trong phiên chợ đầu làng, rồi cứ day dứt , mong ngóng ngày về...
"Sưu tầm và biên soạn"



 

thanhttmt

Binh Nhì
Gửi drmatchetzoola: Khá lâu rồi thanhttmt không vào diễn đàn. Nhân đọc topic những người yêu thích BB người Nghệ tại Đà Nẵng mà tôi đã lập ra , không biết drmatchetzoola có phải là người Nghệ không? mà am hiểu dân Nghệ đến vậy. Nhân đây tôi gửi bài thơ của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi cho anh nhé (nếu a không phải người Nghệ thì a có hiểu không!).
TIẾNG NGHỆ (Nguyễn Bùi Vợi)
Cái gàu thì gọi cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đó đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả thì gọi cá tràu
Vo trốc thì bảo gội đầu đó em
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm sang xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bẽn lẽn mà thương
Thương em thì một trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từng sỏi đá đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em./.
 

xuanthuybb

Thượng Sỹ
Tôi đến ĐN 2 ngày nay , đi tham quan du lịch cũng đã được vài điểm . Bây jờ là thời jan chờ đợi , buồn - quanh quẩn tìm xem có chỗ nào đánh bb k để xem mà hình như cat fố này k có . Gần bến xe ĐN này có chỗ nào k ? Ai biết chỉ chỗ cho tui với . Tình hình là tui còn ở đây ít nhất là 3 ngày nữa . Buồn đến chết mất .
 

xuanthuybb

Thượng Sỹ
Trời ui ! Hôm nay mới thấy a Thanhttmt lên tiếng . Muộn quá rồi , vé tàu đã ấn định 14h xuất fát . Mấy ngày nay nghỉ ở ks phúc Lộc (35- Tú Mỡ) . Buồn quá trời !
 
Gửi drmatchetzoola: Khá lâu rồi thanhttmt không vào diễn đàn. Nhân đọc topic những người yêu thích BB người Nghệ tại Đà Nẵng mà tôi đã lập ra , không biết drmatchetzoola có phải là người Nghệ không? mà am hiểu dân Nghệ đến vậy. Nhân đây tôi gửi bài thơ của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi cho anh nhé (nếu a không phải người Nghệ thì a có hiểu không!).
TIẾNG NGHỆ (Nguyễn Bùi Vợi)
Cái gàu thì gọi cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đó đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả thì gọi cá tràu
Vo trốc thì bảo gội đầu đó em
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm sang xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bẽn lẽn mà thương
Thương em thì một trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từng sỏi đá đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em./.
Tôi xin gửi mọi người bài thơ tiếng Nghệ quê choa để góp thêm vào bài thơ TIẾNG NGHỆ của Nguyễn Bùi Vợi.
Gưn là gần, ngái là xa
Đi mô để hỏi ai là đi đâu
Nác su ý nói nước sâu
Trấy bù để gọi quả bầu đấy nha
Gác bếp thì gọi là Tra
Lôông cơn thực chất đó là trồng cây
Ra sân thì nói ra cươi
Đi nhởi ý nói đi chơi ấy mà
Chúng tôi thì nói là Choa
Các bạn, thân mất gọi là bọn bay
Tê là kia, ni là này
Mi mần ý nói là mày làm thôi
Chộ là thấy, nhác là lười
Mắm tôm cứ gọi ruốc hôi đúng liền
Đọi là bát, nốôc là thuyền
Khủy chân đích thị có tên lặc lè
Đàng là đường, đấy là tè
Thế thôi thì nói rứa hè là xong
Núi là rú, rào là sông
Ngá khu tức thị ngứa mông thật rồi
Mơ là mớ, thúi là hôi
Nỏ nhởi ý nói chịu thôi đó mà
Ả là chị, tau là ta
Lọi cẳng để nói đó là duỗi chân
Vải đen ắt hẳn vải thâm
Trụt quần ý nói tụt quần thế thôi
Dốôc là trộôc, độông là đồi
Mui là để chỉ cái môi trước mồm
Đầu là trốôc, hôn là hôn
Ló chưa hết là lúa còn đấy em
ngượng là rầy, thích là sèm
Ai hỏi đến lả thì châm lửa liền
Nỏ là không nhé đừng quên
Lá trù chính xác là tên lá Trầu
Mắc là bận, mô là đâu
Ăn nể, ăn vã như nhau cả mà
Có người gọi bọ là cha
Nương là vườn, rẫy gọi là nương thôi
Bù rợ - Bí đỏ đúng rồi
Nước chè quê bạn, quê tôi nác chè
Nướng là phải náng đó nghe
Gọi mang lọ muối đừng bê mói nhầm
Trục cúi đầu gối của chân
Nói đài múc nước phải cầm gàu ngay
Chủi là cái chổi đây này
Nói rờ thì cứ đưa tay mà sờ
Lúc này tạm gọi là dừ
Luộc kỹ gốc nhé, lọoc nhừ gộôc nha
Con ga để chỉ con Gà
Con bê choa nói đó là con me
Con suối cứ gọi là khe
Châu chấu ngoài đó ở quê cào cào
Hồ nước được gọi là bàu
Cá quả cứ gọi cá tràu không sai
Con người thì nói con ngài
Cù cu tên gọi của loài bồ câu
Con Tru bay nói con trâu
Con Sâu có chỗ gọi trâu thật mà
Hổ bắt thì nói Khái tha
Muỗi, Giòi thì gọi đó là mội, troi
Con ruồi thì nói con ròi
Bắt tôi nhúng đít thì tôi trụng quần
Con giun phải nói con trùn
Với chắc có nghĩa là cùng với nhau
Lộ mô có nghĩa ở đâu
Nói vo trốôc là gội đầu đó em
Gạo thì gọi Gấu đừng quên
Ai nói đến trự nhớ liền chữ ngay
Chạc là để chỉ cái dây
Nói đi đâm gạo hiểu ngay giã rồi
Cả anh, em mẹ tới chơi
Đều chào là Cụ thế thôi em ờ
Sạu thì phải hiểu là ngô
O là bác gái và cô đó mà
Mẹ chồng vẫn gọi Mụ gia
Ràn tru phải hiểu đó là chuồng Trâu
Ròi bu ý nói ruồi bâu
Hỏi nơi rửa bát là đâu lộ chồ
Gọi vợ là gấy nhớ cho
Nói Nhôông ắt hẳn chính là chồng thôi
Dao khoắm là rạ đúng rồi
Bảo đi lấy tóoc thì lôi rạ về
Ruộng gói là rọong đó nghe
Anh nha cứ nói anh hè là xong
Suôn là thẳng, ngoẹo là cong
Nỏ mần răng cả là không việc gì
Gõ đầu là trõi trốôc mi
Kệ tau ý nói làm gì mặc tôi
Trúp vả để chỉ cài đùi
Ả nậy - Chị lớn biết rồi chứ em
Ngong là nhìn, coi là xem
Mệ va - Chị ấy mong em chớ cười
Lớn thì nói nậy thế thôi
Lõi ngô, lõi mít nói cồi đừng lo
Cây cọ choa nói cơn tro
Gọi tắn, gọi tít rắn bò, rết ra
Mạo là cái mũ đó nha
Trong đó từ rạc nghĩa là xác xơ
Anh : Eng; Chị : Ả, cô : O
Mun trong bếp củi là tro bếp mà
Túi xách là đạy em nha
Cua đồng thì gọi đó là giam thôi
Củ khoai cứ gọi cổ khoai
Giỏ để đựng cá gọi oi rứa hè
Chai thì cứ gọi là be
Ring là có nghĩa bưng bê thôi mà
Rò là rùa là ba ba
Nếu cảm nhận được gọi là đã nghe
Thích ghê thì nói ưng hè
Đấy trấm tức thị đái tè trong chăn
Thạch sùng quen gọi thằn lằn
Như chắc có nghĩa cùng bằng nhau thôi
Nác chát là nước đ8ạc rồi
Con ếch thì nói Ếêc thôi thế mà
Hiêu riệu, cút rượu đó nha
Mắc màn chống muỗi nói là mùng nghe
Ầy là vâng, lẻ là que
Con gái nha, cân gấy hè như nhau
Nhọoc là mệt, Ốm là đau
Ót là để chỉ phía sau gáy mà
Đây là tiếng Nghệ quê choa
Người Nam, kẻ Bắc đọc qua cho tường.
( Sưu tầm)
 
Last edited:

Trường Báo(Hổ)

Thượng Sỹ
Tôi xin gửi mọi người bài thơ tiếng Nghệ quê choa để góp thêm vào bài thơ TIẾNG NGHỆ của Nguyễn Bùi Vợi.
Gưn là gần, ngái là xa
Đi mô để hỏi ai là đi đâu
Nác su ý nói nước sâu
Trấy bù để gọi quả bầu đấy nha
Gác bếp thì gọi là Tra
Lôông cơn thực chất đó là trồng cây
Ra sân thì nói ra cươi
Đi nhởi ý nói đi chơi ấy mà
Chúng tôi thì nói là Choa
Các bạn, thân mất gọi là bọn bay
Tê là kia, ni là này
Mi mần ý nói là mày làm thôi
Chộ là thấy, nhác là lười
Mắm tôm cứ gọi ruốc hôi đúng liền
Đọi là bát, nốôc là thuyền
Khủy chân đích thị có tên lặc lè
Đàng là đường, đấy là tè
Thế thôi thì nói rứa hè là xong
Núi là rú, rào là sông
Ngá khu tức thị ngứa mông thật rồi
Mơ là mớ, thúi là hôi
Nỏ nhởi ý nói chịu thôi đó mà
Ả là chị, tau là ta
Lọi cẳng để nói đó là duỗi chân
Vải đen ắt hẳn vải thâm
Trụt quần ý nói tụt quần thế thôi
Dốôc là trộôc, độông là đồi
Mui là để chỉ cái môi trước mồm
Đầu là trốôc, hôn là hôn
Ló chưa hết là lúa còn đấy em
ngượng là rầy, thích là sèm
Ai hỏi đến lả thì châm lửa liền
Nỏ là không nhé đừng quên
Lá trù chính xác là tên lá Trầu
Mắc là bận, mô là đâu
Ăn nể, ăn vã như nhau cả mà
Có người gọi bọ là cha
Nương là vườn, rẫy gọi là nương thôi
Bù rợ - Bí đỏ đúng rồi
Nước chè quê bạn, quê tôi nác chè
Nướng là phải náng đó nghe
Gọi mang lọ muối đừng bê mói nhầm
Trục cúi đầu gối của chân
Nói đài múc nước phải cầm gàu ngay
Chủi là cái chổi đây này
Nói rờ thì cứ đưa tay mà sờ
Lúc này tạm gọi là dừ
Luộc kỹ gốc nhé, lọoc nhừ gộôc nha
Con ga để chỉ con Gà
Con bê choa nói đó là con me
Con suối cứ gọi là khe
Châu chấu ngoài đó ở quê cào cào
Hồ nước được gọi là bàu
Cá quả cứ gọi cá tràu không sai
Con người thì nói con ngài
Cù cu tên gọi của loài bồ câu
Con Tru bay nói con trâu
Con Sâu có chỗ gọi trâu thật mà
Hổ bắt thì nói Khái tha
Muỗi, Giòi thì gọi đó là mội, troi
Con ruồi thì nói con ròi
Bắt tôi nhúng đít thì tôi trụng quần
Con giun phải nói con trùn
Với chắc có nghĩa là cùng với nhau
Lộ mô có nghĩa ở đâu
Nói vo trốôc là gội đầu đó em
Gạo thì gọi Gấu đừng quên
Ai nói đến trự nhớ liền chữ ngay
Chạc là để chỉ cái dây
Nói đi đâm gạo hiểu ngay giã rồi
Cả anh, em mẹ tới chơi
Đều chào là Cụ thế thôi em ờ
Sạu thì phải hiểu là ngô
O là bác gái và cô đó mà
Mẹ chồng vẫn gọi Mụ gia
Ràn tru phải hiểu đó là chuồng Trâu
Ròi bu ý nói ruồi bâu
Hỏi nơi rửa bát là đâu lộ chồ
Gọi vợ là gấy nhớ cho
Nói Nhôông ắt hẳn chính là chồng thôi
Dao khoắm là rạ đúng rồi
Bảo đi lấy tóoc thì lôi rạ về
Ruộng gói là rọong đó nghe
Anh nha cứ nói anh hè là xong
Suôn là thẳng, ngoẹo là cong
Nỏ mần răng cả là không việc gì
Gõ đầu là trõi trốôc mi
Kệ tau ý nói làm gì mặc tôi
Trúp vả để chỉ cài đùi
Ả nậy - Chị lớn biết rồi chứ em
Ngong là nhìn, coi là xem
Mệ va - Chị ấy mong em chớ cười
Lớn thì nói nậy thế thôi
Lõi ngô, lõi mít nói cồi đừng lo
Cây cọ choa nói cơn tro
Gọi tắn, gọi tít rắn bò, rết ra
Mạo là cái mũ đó nha
Trong đó từ rạc nghĩa là xác xơ
Anh : Eng; Chị : Ả, cô : O
Mun trong bếp củi là tro bếp mà
Túi xách là đạy em nha
Cua đồng thì gọi đó là giam thôi
Củ khoai cứ gọi cổ khoai
Giỏ để đựng cá gọi oi rứa hè
Chai thì cứ gọi là be
Ring là có nghĩa bưng bê thôi mà
Rò là rùa là ba ba
Nếu cảm nhận được gọi là đã nghe
Thích ghê thì nói ưng hè
Đấy trấm tức thị đái tè trong chăn
Thạch sùng quen gọi thằn lằn
Như chắc có nghĩa cùng bằng nhau thôi
Nác chát là nước đ8ạc rồi
Con ếch thì nói Ếêc thôi thế mà
Hiêu riệu, cút rượu đó nha
Mắc màn chống muỗi nói là mùng nghe
Ầy là vâng, lẻ là que
Con gái nha, cân gấy hè như nhau
Nhọoc là mệt, Ốm là đau
Ót là để chỉ phía sau gáy mà
Đây là tiếng Nghệ quê choa
Người Nam, kẻ Bắc đọc qua cho tường.
( Sưu tầm)
 

Bình luận từ Facebook

Top