Bí kíp khép nách và lăng tay của Trung Quốc

sm7

Super Moderators
Staff member
kéo theo hướng ngược lại cứ đưa tay giật từ dưới lên trên qua trái sẽ biết mình phải phát lực ở chỗ nào cho tốt

Em con gái, lỡ người ta kéo mạnh quá, hoặc là em giật nhanh quá, không khéo gãy ngón tay út chứ chả chơi, bác ạ. Mấy lại tay xuất phát từ đâu hả bác? Có khép nách như bác chủ thớt nói ko ạ?
 

Trainee

Đại Tá
Nếu ai dạy người chưa biết giật mà dạy kiểu ."vị trí trung gian", "vị trí mở".Với quả tennis kẹp nách thì góc giữa cánh tay trên và thân người là ở khoảng 45 độ đấy.Thì người học bóng bàn tư duy tốt mất khoảng 1 năm tập liên tục may ra mới biết giật, mà có khi ko biết giật như thế nào cho đúng. Nhưng nói với người tập vài câu thế này Mình bam bảo ai tư duy nhanh 15 phút sau biết giật ( yêu cầu đã biết đánh đôi công 50 quả đều lực không rơi ).VD ta xách 1 xô nước từ dưới lên tay ta phải dùng 1 lực kéo từ dưới lên trên và hãy cho người tập cầm vợt nhưng để mình kéo ngón tay út lại, bắt người tập kéo tay từ dưới lên trên qua trái, tự tay của người tâp sẽ biết dùng lực ở đâu để kéo ,Người học sẽ hiểu ngay phải đánh như thế nào để bóng sang được bàn bên kia được.

Cái này gọi là kinh nghiệm !
 

traicauvong_bg

Đại Tá
về cái khép nách này e đánh giá rất cao, nó vừa giúp tập cho bộ chân linh hoat, vừa bắt phải vận động lườn nhiều, động tác tay kết thúc rất chuẩn. chẳng là thằng e học đại học bên thiên tân về nghỉ hè nó bảo. ở mấy nhà thi đấu gần đó thì gần như toàn dân trung quốc đều chơi bóng bàn, có mấy HLV huấn luyện bọn tiểu học. toàn bắt chúng nó kẹp quả bóng bàn vào lách và tập đôi công, rồi lùi xa giật moi nhẹ ko đc để quả bóng rơi khỏi lách. cũng ko hiểu để làm gì. e thử tập theo vài lần thấy khi đôi công bắt buộc phải xoay lườn, khi giật moi nhẹ bắt buộc chân phải di chuyển. các bác vào cùng phân tích nhé
 

ngtrantoan

Đại Tá
Nói chung mấy bác HLV Việt Nam muốn học hỏi bí kíp của TQ, mình nghĩ trước tiên nên học Tiếng Trung Quốc vài năm rồi sau đó tập huấn các lớp HLV bên TQ về VN chắc chắn sẽ giúp ích cho các lứa VDV của VN sau này
 

hermesqn

Trung Uý
về cái khép nách này e đánh giá rất cao, nó vừa giúp tập cho bộ chân linh hoat, vừa bắt phải vận động lườn nhiều, động tác tay kết thúc rất chuẩn. chẳng là thằng e học đại học bên thiên tân về nghỉ hè nó bảo. ở mấy nhà thi đấu gần đó thì gần như toàn dân trung quốc đều chơi bóng bàn, có mấy HLV huấn luyện bọn tiểu học. toàn bắt chúng nó kẹp quả bóng bàn vào lách và tập đôi công, rồi lùi xa giật moi nhẹ ko đc để quả bóng rơi khỏi lách. cũng ko hiểu để làm gì. e thử tập theo vài lần thấy khi đôi công bắt buộc phải xoay lườn, khi giật moi nhẹ bắt buộc chân phải di chuyển. các bác vào cùng phân tích nhé
Bác thử kẹp cái gì vào lách mà đánh bóng e xem lào. Cũng có người bày e như thế đó, thấy có đánh đc đâu???
 

long thủ

Đại Tá
Wu Jingping (HLV riêng của Ma Lin và Wang Hao) đã nói rằng tay phải gần người để dùng cơ thể kiểm soát lực văng của cánh tay, người và tay lăng cùng lúc sẽ không bị mất kiểm soát. Để ý kỹ những cú giật của Ma Long bao giờ lúc chuẩn bị tay cũng khép sát nách, người văng đẩy tay vào bóng lúc đó tay mới rời ra quất vào bóng
 

nguyen chi linh

Trung Sỹ
Theo mình họ lần vdv chuyên nghiệp, nên sau nhiều năm luyện tập động tác khép nách đã thành tự nhiên luôn zùi. Mình luyện chưa đạt đến đấy đâu.
 

traicauvong_bg

Đại Tá
Bác thử kẹp cái gì vào lách mà đánh bóng e xem lào. Cũng có người bày e như thế đó, thấy có đánh đc đâu???
Bác chỉ kẹp nách để đánh đôi công và giật mọi nhẹ đe tập bộ chân và cảm nhận thôi. Tức là tập vào khung động tác. Chứ bác vừa muốn kẹp nách tập động tac lại vừa muốn quăng ầm ầm thì ko thực hiện đx đâu
 

ITTF

Đại Uý
Sao lúc nào cũng thấy nói là lý do vì là chuyên nghiệp này nọ nhỉ. Khi bạn có người hướng dẫn hoặc tự làm đc thì bạn sẽ thấy rằng "Mịa tưởng thế nào..." Những kỹ thuật cao như Flick ối người đánh phủi VN còn làm đc nữa là. Tụi nó chỉ hơn về "Phản Xạ bóng" và Chiến Thuật.
Cái kỹ thuật duy nhất mà ITTF chứng kiến dân phủi hoặc nghiệp dư khó có thể học đc là Bộ Pháp. Tới trình độ chuyên nghiệp VN cũng chưa thấy ai có cách di chuyển chuẩn MAC.
 

szlc

Thượng Tá
Về thuật ngữ Khép Nách trong bóng bàn tôi hiểu như thế này
Trong bóng bàn động tác cổ tay quan trọng hơn các môn khác như Cầu Lông hay Tenis, quả bóng bàn nhẹ với một số cú đánh chỉ cần lực cổ tay, những cú đánh khác thì cổ tay cũng có tác dụng tăng lực hoặc tạo độ lắt léo... Do đó trong bóng bàn luyện cổ tay là một kỹ thuật quan trọng.
Để luyện cổ tay thì Khép Nách là có thể hiểu là cố định hay chí ít là hạn chế dùng cả cánh tay, lúc đó bắt buộc ta phải dùng nhiều cổ tay để phát lực và điều khiển bóng.... từ đó sẽ luyện được cổ tay dẻo và linh hoạt. Đây là một thủ thuật tập luyện cổ tay.
Trong tình huống cụ thể khi thi đấu thì việc khép nách sẽ không nhất thiết, nhưng rõ ràng những người có xu hướng khép nách sẽ luôn có cổ tay dẻo và tạo ra những cú đánh rất đặc trưng của bóng bàn.
Để luyện khép nách nhanh và hiệu quả, tốt nhất các bạn hãy kẹp 1 cái iphone 5 vào nách khi luyện tập, đảm bảo chỉ 1 tháng cổ tay bạn sẽ cực dẻo.
Nâng cao hơn nữa, iphone 6 sắp ra rồi bác ạ.
 

thich-bongban

Trung Sỹ
Ra là vậy. Thảo nào mình tự tập lúc giật toàn thấy tay vung về sau (lấy đà) sâu thế mà đánh chẳng có sức mạnh j cả! Thank you
 

thich-bongban

Trung Sỹ
Hôm nay rảnh rỗi lên làm bài câu like.
Chuyện là thế này. Hôm qua em có chỉ dạy cho 1 ông chú cách giật bóng. Em nói ông phải khép nách vào nhưng theo tưởng tượng của ông thì cứ đưa tay vào sát lườn là khép nách, thực ra cũng chưa hẳn đúng.

Vậy khép nhách và lăng tay liên quan gì tới nhau.
+ Ai trong quân đội hay cảnh sát đều sẽ hiểu động tác "nghiêmmmmmmmmmmmmmmm...". Lúc đó 2 tay duỗi thẳng thu về sát lườn, nhưng chưa đủ. Mà còn phải gồng/gân/tác dụng 1 lực vừa đủ lên cơ vai/bắp tay nhằm tác dụng giữ im/cố định cánh tay (ko bị bung biêng). Và đây chính là khép nách mà 1 số huấn luyện viên hay nói.
+ Vậy thì mục đích khép nách cũng chỉ có tác dụng giữ ổn định cánh tay cho nó ko bị bung biêng. Và khi xoay người lăng tay ta cũng phải làm sao cho đường lăng tay ổn định ko bị chệch quỹ đạo mong muốn. Để làm đc điều đó có 2 cách (xem bài so sánh cách giật của Yan An và Fan Zhendong).
1. Lúc đánh vào bóng thì người và cánh tay cùng lao đi như vậy sẽ giúp ổn định cho cái tay ko bị lệch quỹ đạo (không cần thiết phải để cánh tay sát người, chỉ cần tác dụng lực lên vai/bắp tay để nó ổn định là đc)
2. Nếu chỉ có nguyên cánh tay lao đi - người ở lại, thì lúc xoay người lấy đà toàn bộ cánh tay cũng phải luôn ở trạng thái sát người chân/mông/đùi/hông...(trên forum hôm nọ có mấy người đăng clip lên nhờ nhận xét đều dính lỗi này)

Lưu ý : Lúc xoay người thì ta phải chủ động xoay lườn/người cho cánh tay nó xoay theo, chứ đừng chủ động xoay cánh tay để lườn/người xoay theo. Và cũng phải chủ động dùng lườn/người kéo cánh tay đánh vào bóng chứ đừng để cánh tay kéo lườn/người. Hãy nhớ rằng lườn/người điều khiển cánh tay chứ ko phải cánh tay điều khiển lườn/người.
Đồng chí cho tôi hỏi, làm cách nào để khắc phục động tác vung tay khi giật vung quá sâu, cả khi lăng tay ra sau và lên trên. Tôi tự tập nên biên độ động tác dao động quá! Thanks
 

butterfly263

Trung Sỹ
Nghiệp dư mình đánh bóng suy nghĩ nhiều ghê nhỉ, em đọc mấy tài liệu bóng bàn cả tây lẫn ta đều không có đề cập đến cái nách , đa phần là họ đề cập đến eo, vai, chuyển trọng tâm, và cách lăng tay thôi :). Nách thì không thấy đề cập đến nên em nghĩ là nên để tự nhiên, đừng có quá mở hoặc quá khép là đc thôi mà :). Rồi cả góc vợt nữa, tùy độ xoáy, chiều của bóng đến mà úp hay ngửa, còn góc vợt bao nhiêu là do cảm giác của mỗi người trong quá trình tập luyện thôi :)
Rất chuẩn,cứ để thả lỏng tự nhiên,quan trọng vẫn là chân,tầm bóng va lúc tiếp xúc với bóng thôi.:D
 

thich-bongban

Trung Sỹ
Hôm nay rảnh rỗi lên làm bài câu like.
Chuyện là thế này. Hôm qua em có chỉ dạy cho 1 ông chú cách giật bóng. Em nói ông phải khép nách vào nhưng theo tưởng tượng của ông thì cứ đưa tay vào sát lườn là khép nách, thực ra cũng chưa hẳn đúng.

Vậy khép nhách và lăng tay liên quan gì tới nhau.
+ Ai trong quân đội hay cảnh sát đều sẽ hiểu động tác "nghiêmmmmmmmmmmmmmmm...". Lúc đó 2 tay duỗi thẳng thu về sát lườn, nhưng chưa đủ. Mà còn phải gồng/gân/tác dụng 1 lực vừa đủ lên cơ vai/bắp tay nhằm tác dụng giữ im/cố định cánh tay (ko bị bung biêng). Và đây chính là khép nách mà 1 số huấn luyện viên hay nói.
+ Vậy thì mục đích khép nách cũng chỉ có tác dụng giữ ổn định cánh tay cho nó ko bị bung biêng. Và khi xoay người lăng tay ta cũng phải làm sao cho đường lăng tay ổn định ko bị chệch quỹ đạo mong muốn. Để làm đc điều đó có 2 cách (xem bài so sánh cách giật của Yan An và Fan Zhendong).
1. Lúc đánh vào bóng thì người và cánh tay cùng lao đi như vậy sẽ giúp ổn định cho cái tay ko bị lệch quỹ đạo (không cần thiết phải để cánh tay sát người, chỉ cần tác dụng lực lên vai/bắp tay để nó ổn định là đc)
2. Nếu chỉ có nguyên cánh tay lao đi - người ở lại, thì lúc xoay người lấy đà toàn bộ cánh tay cũng phải luôn ở trạng thái sát người chân/mông/đùi/hông...(trên forum hôm nọ có mấy người đăng clip lên nhờ nhận xét đều dính lỗi này)

Lưu ý : Lúc xoay người thì ta phải chủ động xoay lườn/người cho cánh tay nó xoay theo, chứ đừng chủ động xoay cánh tay để lườn/người xoay theo. Và cũng phải chủ động dùng lườn/người kéo cánh tay đánh vào bóng chứ đừng để cánh tay kéo lườn/người. Hãy nhớ rằng lườn/người điều khiển cánh tay chứ ko phải cánh tay điều khiển lườn/người.
Đồng chí cho tôi hỏi, làm cách nào để khắc phục động tác vung tay khi giật vung quá sâu, cả khi lăng tay ra sau và lên trên. Tôi tự tập nên biên độ động tác dao động quá! Thanks
 

damme_bongban214

Thượng Tá
Ôi cách của pác này đơn giản thật. Thế mà không thấy sách nào dạy như thế. Em sẽ thử làm theo cách của pác xem sao. Nhưng pác damme_bongban214 ui ! thế là phải có một người khác đứng bên cạnh kéo ngón tay út lại ạ? Nhưng kéo theo hướng nào ạ? Mong pác chỉ giáo. E thank nhìu ạ.
kéo xuống phía dưới và tay mình kéo ngược lại bạn sẽ thấy cần phải dùng lực thế nào để kéo bóng lên
 

Trắng Đen

Thượng Tá
Ngày xưa đi học thầy bảo: "cùng 1 bài toán - có nhiều các giải", sau này đi làm thấy là "cùng 1 mục tiêu- có nhiều cách thực hiện". Quan trọng là cách nào phù hợp và tối ưu nhất với mình để đạt được mục đích đấy. Trong diễn đàn mình cũng đầy thread bàn về giật bóng với đầy kiểu china, kiểu euro, kiểu cổ điển, kiểu hiện đại, rồi eo hay ko eo, cổ tay hay không cổ tay, khép hay không khép nách, giật xoáy ngang hay giật thẳng, giật sớm hay giật trễ, khép góc vợt hay không, 4h hay 12h,... các báccó thấy bài hát Nhân tình Hồ Phượng Mơ có bảo "lấy kiếm chém xuống nước nước càng chảy mạnh,..... làm người biết 1 biết 2 chứ làm sao biết hết"

Em dạy IT, làm tư vấn hướng nghiệp có câu kinh điển với đàn em là "mày muốn làm ca sĩ, mà giọng mày ồm ồm vịt đựt thì sao được, nên chọn ngành thực tế khả năng với mình cưng ạ".

Thật ra 1 kỹ thuật nó phụ thuộc tầm vóc mỗi người, thể trạng, vũ khí, tâm lý mỗi người trong mỗi ngày nữa. Có thể người này mần được mà người kia thì không. Thế ra, mình làm ko được chưa chắc là ko được mà tại vì mình mần ko được!

Các bác cứ thử đi, cái nào phù hợp thì dùng. Các bác dùng cách nào mà vào đấu đối thủ ko trả được là ookee dê, hoặc còn tập luyện mà giật 1 phát bóng bay chíu chíu làm tinh thần đê tê mê như làm phát thuốc lào thì mần, tin thần sảng khoái, yêu thể thao hơn.

Vợt xịn cầm trên tay vén quần, bước ra bàn mà thử, rồi tự kết luận em thấy là hay nhất.

Edit bonus cái clip giật của các hảo thủ, quăng phát mất bóng
 
Last edited:

lion

Đại Tá
Em lấy ví dụ về động tác khép nách của Mizutani Jun và Zhang JiKe thì thấy:
- Jun nó khép nách nhiều hơn, khi giật bóng thì hầu như giữ nguyên tư thế khép nách,
xoay cả người để giật bóng, cánh tay ít khi duỗi dài để ra đòn chí mạng nhưng được cái
là giật đều tay.
- Zhang nó cũng khép nách khi chuẩn bị, nhưng khi tung đòn thì nó không xoay cơ thể
khiến tay vợt lăng theo như thằng Jun mà tách hẳn, vung tay lên trước rất mạnh mẽ.
Em thấy hiện nay trong tuyển China thì chỉ mỗi thằng Yan An có động tác khép nách rất
giống Mizutani và với em thì động tác đó không đẹp lắm ;)
- Theo em nghĩ, trước khi giật thì đúng là cần khép nách một cách tự nhiên, không cứng
nhắc, nhưng khi giật bóng thì kết hợp xoay hông, chuyển trọng tâm và vung tay lên giật
bóng sao cho vị trí tiếp xúc là vị trí tại đó tay văng mạnh nhất với góc vợt hợp lý nhất là
OK
 

Bình luận từ Facebook

Top