Cho hỏi sự khác biệt giữa các lớp gỗ Hinoki,Limba và Rosewood?

tosiosHD

Đại Tá
Mình nghĩ đây là 1 câu hỏi cực kỳ khó, chỉ các cao thủ về GỖ hoặc nhà sản xuất mới có thể nói cho bạn biết được phần nào. Còn anh em chơi bóng bàn thì có lẽ là...rất khó trả lời đấy!
 

tuyetchieu

Trung Uý
Bài này nói chung chung thôi và dường như cũng không được cập nhật lắm chẳng hạn nói các VĐV châu Âu ưa thích gỗ limba nhưng em thấy bây giờ VĐV châu Á dùng quá trời. Cái cần là những trải nghiệm thực tế để có thể ước đoán tương đối cảm giác từng loại gỗ.

Em may mắn đã trải nghiệm qua cả 3 loại gỗ trên và cảm nhận của riêng em như sau:

Hinoki: Cảm giác êm tay và có sức bật trợ lực, đánh với lực vừa phải thì kiểm soát rất tốt nhưng đánh lực mạnh thì dễ dư ra ngoài. Phù hợp rơ đánh đẩy đôi công ôm bàn (như lối đánh nữ).

Limba: Cảm giác rất bám bóng nhưng hơi bị dính bóng thiếu dứt khoát

Rosewood: Cảm giác cứng giòn nhưng cũng rất bám bóng. Bóng nhả khỏi vợt rất dứt khoát. Cá nhân em thích loại này nhất cùng với koto và ebony.
 

tosiosHD

Đại Tá
Bài này nói chung chung thôi và dường như cũng không được cập nhật lắm chẳng hạn nói các VĐV châu Âu ưa thích gỗ limba nhưng em thấy bây giờ VĐV châu Á dùng quá trời. Cái cần là những trải nghiệm thực tế để có thể ước đoán tương đối cảm giác từng loại gỗ.

Em may mắn đã trải nghiệm qua cả 3 loại gỗ trên và cảm nhận của riêng em như sau:

Hinoki: Cảm giác êm tay và có sức bật trợ lực, đánh với lực vừa phải thì kiểm soát rất tốt nhưng đánh lực mạnh thì dễ dư ra ngoài. Phù hợp rơ đánh đẩy đôi công ôm bàn (như lối đánh nữ).

Limba: Cảm giác rất bám bóng nhưng hơi bị dính bóng thiếu dứt khoát

Rosewood: Cảm giác cứng giòn nhưng cũng rất bám bóng. Bóng nhả khỏi vợt rất dứt khoát. Cá nhân em thích loại này nhất cùng với koto và ebony.
+Bạn có những cảm nhận trên chỉ là 1 khía cạnh nào đó thôi. Nhưng cảm nhận về gỗ như thế phụ thuộc rất nhiều vào cách mà nhà sản xuất bố trí các lớp gỗ trên cốt vợt? Và khi họ bố trí khác đi, ví dụ như chiều dày khác đi, số lớp gỗ khác đi, lớp gỗ bên trong khác đi...thì cảm nhận sẽ khác đi rất nhiều. Chính vì vậy mà mình nói câu hỏi của chủ topic này vô cùng khó trả lời!
 

tuyetchieu

Trung Uý
+Bạn có những cảm nhận trên chỉ là 1 khía cạnh nào đó thôi. Nhưng cảm nhận về gỗ như thế phụ thuộc rất nhiều vào cách mà nhà sản xuất bố trí các lớp gỗ trên cốt vợt? Và khi họ bố trí khác đi, ví dụ như chiều dày khác đi, số lớp gỗ khác đi, lớp gỗ bên trong khác đi...thì cảm nhận sẽ khác đi rất nhiều. Chính vì vậy mà mình nói câu hỏi của chủ topic này vô cùng khó trả lời!
Tất nhiên rồi bạn, tuy nhiên mỗi loại gỗ nó có nét đặc trưng riêng mà mình sẽ cảm nhận được cho dù ở cấu trúc nào nhất là lớp gỗ bề mặt.
 

tosiosHD

Đại Tá
Tất nhiên rồi bạn, tuy nhiên mỗi loại gỗ nó có nét đặc trưng riêng mà mình sẽ cảm nhận được cho dù ở cấu trúc nào nhất là lớp gỗ bề mặt.
+ Trừ khi bạn cảm nhận trên cốt vợt chỉ có duy nhất 1 lớp gỗ thì kết quả mới ok. Chứ cảm nhận lớp ngoài cùng trên các cốt khác nhau, trên các công nghệ sản xuất khác nhau, cách ghép gỗ khác nhau thì kết quả...ko phản ánh được nhiều điều đâu!
 

xukaka

Đại Tá
Trước hết mình đưa ra một vài loại gỗ thông dụng làm cốt vợt bóng bàn như sau :

Độ cứng từ cứng nhất đến mềm nhất theo hệ thống Janka (của Nhật Bản) :
1. Jatoba
2. Zebrano
3. Ash (White)
4. Walnut (Black)
5. Koto
6. Anigre (Yellow)
7. Cedar (Port Orford)
8. Douglas Fir
9. Limba
10. Obeche (Ayous or Abachi)
11. Poplar
12. Basswood
13. Cypress
14. Spruce
15. Willow
16. Cedar (Red Western)
17. Kiri
18. Balsa


Về tính năng như sau;

1. Limba


Là loại gỗ tốt dùng cho lớp ngoài và trong của vợt. Có độ cứng trung bình-mềm, được xếp ở vị trí thứ 9 trong 18 loại gỗ. Các vợt được làm từ loại này có tốc độ trung bình nhanh.


2. Koto


Đây là loại gỗ thông dụng của hảng Butterfly. Một loại gỗ tốt cho rơ tấn công vì nó cho cảm giác Cứng và có tiếng kêu chắc. Được xếp ở vị trí thứ 5 trong 18 loại gỗ, tức là cứng hơn gỗ Limba.


3. Balsa

Balsa là một loại gỗ thông dụng để tạo nên những loại vợt . Do độ bền của nó , nó thường dùng để làm như lớp chính giữa ( hoặc để tạo ra các cây vợt siêu nhẹ) . Do mật độ, độ dày của nó có thể thay đổi tạo nên các tính chất khác nhau , nó có thể sử dụng để tạo nên mọi loại vợt từ DEF -> OFF+.


4. Hinoki

Gỗ Hinoki có xuất sứ từ Nhật Bản, là một loại cây được đánh giá rất cao ở đất nước mặt trời mọc. Bên cạnh độ cứng, độ ổn định thì gỗ Hinoki còn rất mềm dẻo và có thể uốn nắn một cách dễ dàng. Điều này cho phép những người thợ thoả sức sáng tạo ra các sản phẩm vừa có tính thẩm mỹ, vừa có giá trị sử dụng tối ưu. Có độ bền cao, đẹp. Có độ nảy cao, thường được dùng cho vợt có tốc độ nhanh OFF+.


5. Kiri



Có độ cứng một chút hơn gấp đôi so với độ cứng của balsa, nhưng nó vẫn còn rất nhẹ. Đây là một cốt lõi gỗ tuyệt vời cho lưỡi nhanh hơn với trung gian nặng hơn và sử dụng lớp gỗ mỏng bên ngoài. Cũng giống như balsa, nó sẽ giảm độ rung và làm cho một lưỡi với một chút ít cảm giác hơn là một cái gì đó được làm bằng gỗ như cây gỗ bách.


6. Rosewood
Hẳn những ai đam mê nghệ thuật đàn, thì Rosewood luôn là một sự lựa chọn sáng giá của cả những nghệ nhân làm đàn lẫn người chơi. Đã từ lâu, Rosewood được ngầm xem là loại gỗ tiêu chuẩn trong ngành chế tác guitar trên toàn thế giới.



Gỗ Rosewood thường được dùng để tạo nên những cây đàn classic và acoustic có âm sắc hoàn hảo, nhưng giá lại không quá cao và hình thức đẹp, được nhiều người ưa chuộng.

Hãng vợt bóng bàn Stiga, Nittaku hay sử dụng loại gỗ này, gỗ này có hình thức đẹp, độ này trung bình cứng. làm nên những cốt vợt có tốc độ trung bình nhanh, nhanh tức là OFF đến OFF+.


7. Walnut (Black)




Hay còn gọi là gỗ óc chó, có dát gỗ màu kem, tâm gỗ có màu nâu đến nâu nhạt đến socola, vân gỗ rất đẹp, độ bền cao.

Đặc tính vật lý: gỗ có độ cứng, độ chịu lực trung bình, độ chắc thấp nhưng dễ uốn cong, có độ bền cao.

Hãng Nittaku đã ứng dụng vào sản xuất cốt vợt BARWELL FLEET, LUDEACK FLEET,…


Tuy nhiên các hãng để sản xuất cốt vợt bóng bàn không chỉ dựa vào loại gỗ còn tùy độ dày bản vợt, nhiều loại gỗ (ví dụ: vừa có limba, vừa có hinoki,…), phụ gia như carbon, zl, Arylate carbon,… mà độ cứng, độ nảy, cảm giác bóng khác nhau,…

Để biết được cốt vợt mình đang sử dụng cấu tạo như thế nào, các bạn tham khảo ơ đây:

http://bongban.org/threads/cau-truc-cot-vot-bong-ban.258/
 

Bình luận từ Facebook

Top