Giật phải - giật trái & những hiểu lầm

Trainee

Đại Tá
Thấy topic vẫn còn xôm ghê, nhân đọc mấy dòng viết của bác NDBB5, mình lại nổi hứng comment vào đây.
Theo chân lý kẻ mạnh, vậy mọi người thử đoán với rơ bóng của mình, đánh với ông người Mỹ này (giả sử ông cứ trẻ mãi như hồi 199x này) thì tỷ số thắng thua sẽ thế nào ? :D

 

long thủ

Đại Tá
Mà các bác không thấy là Malong giật dùng gập cánh tay ngoài là chính(việc dùng vai, lườn một cách thích hợp,...và bộ chân cực tốt) hay sao. Vì vậy nếu giật dùng vai là đỉnh nhất quả đất và ai cũng tập được thì Malong đã theo con đường đó rồi.
==> Ngoài ưu nhược điểm của mỗi cách giật thì nó còn phụ thuộc vào mỗi người nữa.

Không phải vậy đâu bác, Ma Long hầu hết đều xoay vai và đưa cả cánh tay trong vào bóng, rõ nhất trong các quả xa bàn. Còn gập tay chỉ lúc bóng sát người và đờ mi gần bàn thôi.
 

Trainee

Đại Tá
Thấy topic vẫn còn xôm ghê, nhân đọc mấy dòng viết của bác NDBB5, mình lại nổi hứng comment vào đây.
Theo chân lý kẻ mạnh, vậy mọi người thử đoán với rơ bóng của mình, đánh với ông người Mỹ này (giả sử ông cứ trẻ mãi như hồi 199x này) thì tỷ số thắng thua sẽ thế nào ? :D


Trận trên hình ảnh đẹp, nhưng không phải thời đỉnh cao của Eric Boggan.
Một trong những thời đỉnh cao (Ông sinh năm 1963):

 

nvdu574

Thượng Tá
@Table_Tennis à theo mình thì bạn là người thất bại...!
Có thể vì 3 lý do sau đây:
1. Bạn chuẩn bị nội dung chưa đầy đủ...vì các kiến thức này đều cần hình ảnh minh họa
2. Bạn quá nôn nóng và cứng nhắc trong truyền đạt kiến thức...trong sư phạm thì gọi là chưa chọn được phương pháp, phương tiện để truyền đạt
3. Không phân tích và phân biệt các bộ phận hoạt động trong kỹ thuật này cần áp dụng
 

ITTF

Đại Uý
Bên forum bongbansaigon.com có người đang đả kích topic này ghê lắm vì nói trái ý kiến của họ, đọc hết ngần ấy trang mà em quên béng mất tại sao chủ topic nói là phát lực ở vai với ở lườn thế mà cuối cùng lại thành tranh luận xoay vai với xoay lườn nhỉ ? Vì em thấy theorist bên BBSG nói thế !
Sau 24 trang cuối cùng chủ topic đã kết thúc bài giảng. Cho dù lấy kiến thức cấp 1 giảng dạy cho sviên ĐH hay lấy kiến thức ĐH để giảng dạy cho học sinh cấp 1 thì vẫn là sự thất bại. Vì đi giảng dạy cho ko đúng đối tượng =))))))
 

Dũng Cửu

Đại Tá
TOPIC quả là nóng hổi ^_^
Trên quan điểm cá nhân mình mỗi đất nước có 1 triết lý bóng bàn khác nhau chúng ta có thể thấy rõ điều này qua lối đánh của các VDV Trung Quốc , Nhật Bản , Châu Âu :)
* Cũng ngay tại mỗi quốc gia mỗi tỉnh có những phương pháp huấn luyện riêng + phong cách riêng nó VD ngay tại Việt Nam :
+Hải Dương các VDV đỉnh cao thiên về độ mạnh & các bài tập đối giật
+Quân Đội các vdv thiên về lối đánh đồng đều giật trái,phải + các kỹ thuật xử lý trên bàn tốt như cổ tay !
>>Cũng ngay vdv cũng mỗi vdv có phong cách đánh , kỹ thuật đánh ,chiển thuật khác nhau và quan trọng nhất là bản lĩnh , kinh nghiệm trận mạc trong thi đấu đối kháng!
+ Ở đây trên quan điểm của chủ TOPIC là nói về các bài tập của VDV chuyên nghiệp : Đúng như bạn chủ TOPIC nói hiện trong quá trình tập luyện đào tạo vdv chuyên nghiệp các hlv các đội tuyển gần như không dùng thuật ngữ chuyên môn như ''xoay lườn'' vì đúng là khi xoay lườn với các vdv đỉnh cao lườn theo D9 hiểu chỉ là sự hỗ trợ & chỉ tùy thời điểm hầu như chỉ trong 1 số tình huống thi đấu bóng vào giữa người chân không di chuyển kịp và bẻ giật sang đường thẳng mới cần sự hỗ trợ của lườn nhưng chỉ là sự '' hỗ trợ'' chứ không xoay lườn tại sao lại vậy? Vì chúng ta không thể so sánh kỹ thuật và cách hiểu, cách hiểu ở đây là ''thuật ngữ chuyên môn'' của các vdv chuyên nghiệp và cách hiểu của vdv phong trào : tự nghiên cứu đủ các giáo án từ châu âu sang châu á chạy sang cả châu mỹ +1 số hlv châu phi :) + người chơi tự bảo nhau :
Theo mình có 1 số lý do ngắn gọn sau đây các vdv đỉnh cao khác các vdv nghiệp dư nhất là các VDV bóng bàn đỉnh cao thế giới sẽ không '' xoay lườn '' mà ở đây trong quá trình xem clip các vdv thế giới theo như cách hiểu của mình lườn chỉ là sự hỗ trợ và là điểm nối giữa chân đến cánh tay nhưng để thực hiện điều này thì nghiệp dư sẽ không thể làm nổi trừ ai có tố chất thể thao + nền tảng thể lực tốt! ^_^

1). Qúa trình & time tập luyện + Tố chất con người

2 ) Cường độ tập luyện + nền tảng thể lực!

3 ) Yếu tố chuyên môn :

4 ) Nền tảng kỹ thuật : Lực phát ra & tiếp xúc bóng !

+ D9 muốn phân tích chúng ta đang khác nhau về cách hiểu của chủ topic là các thuật ngữ chuyên môn của chuyên nghiệp vì như chủ topic ở đây nói là hlv đào tạo chuyên nghiệp và cách hiểu kỹ thuật của người chơi phong trào!
+ Những Yếu tố khác nhau giữa nghiệp dư & chuyên nghiệp : Tại sao chuyên nghiệp không cần xoay lườn:

1 ) Sự khác nhau về quá trình & time tập luyện + tố chất con người : Các vdv chuyên nghiệp được tập từ nhỏ hầu hết từ 5 đến 7 tuổi, được lựa chọn vào chuyên nghiệp để nhà nước trả lương đương nhiên về tố chất con người là có sự đào thải và được lựa chọn kỹ càng , hầu như vào chuyên nghiệp lứa tuổi này đều nhất ,nhì ba của các giải đơn phong trào trong tỉnh và được các hlv tuyển chọn vào chuyên nghiệp! Time tập luyên của chuyên nghiệp từ thứ 2 đến thứ 7 !
sáng : 2 tiếng + chiều 2 đến 3 tiếng đến các giải thi đấu còn tập luyện nhiều hơn! Vậy 1 ngày cứ cho tập không nghỉ giải lao là 4 tiếng > 1 tuần nghỉ chủ nhật : 28 tiếng
VDV phong trào trung bình ai đam mê lắm ngày chơi được 1 tiếng có khi không dc và không thường xuyên theo năm tháng mà hầu như toàn đánh sec thi đấu ,time bập bõm phụ thuộc vào công việc ,gia đình ,time sự đam mê có khi đang chơi nghỉ mấy năm sau chơi lại vừa chơi vừa nghiên cứu không ai dạy ( cái này mình nói phần sau) tất nhiên không có sự thải loại ,sự lựa chọn thì tố chất con người + sự nhận thức về kỹ chiến thuật bóng bàn kém hơn vdv chuyên nghiệp!

2 ) Cường độ tập luyện + nền tảng thể lực
Rất khác nhau các bài tập của vdv chuyên nghiệp vô cùng nặng và mất sức đòi hỏi phải có nền tảng thể lực vô cùng sung mãn, kỹ thuật tốt ,sự duy trì tập luyện thi đấu , chế độ dinh dưỡng khoa học , độ tuổi dưới 35 mới chịu nổi khối lượng những bài tập luyện khó &mất sức như vậy ! Ngay cả các vdv chuyên nghiệp nghỉ 1 time mất động lực khi vào tập cũng không chịu nổi cường độ!>> Vì HLV luôn ép phải tập trong khuôn khổ phải đủ khối lượng bài tập : từ bóng đơn + bóng nhiều các bài tập bổ trợ :tập cơ bụng, các bài tập phát triển cơ bài tập rèn luyện sức bền,bài tập đòi hỏi phản xạ ... ^_^ ! >> nền tảng thể lực rất tốt đây là yếu tố khá quan trọng khi chúng ta phân tích chúng ta muốn không xoay lườn đòi hỏi phải có bộ chân vững chắc khỏe + nhanh luôn phải di chuyển trong tình trạng đủ người để giật trong thế vững vàng! Tất nhiên để nói lườn chỉ là sự hỗ trợ cũng phải phân tích thêm yếu tố kỹ thuật ở phía sau :)
+ vdv phong trào ngay cả thế đứng còn chưa vững , nền tảng thể lực yếu oánh xong ra bia rượu ,oánh mang tính chất tự phát và trong tư duy khi lâm trận luôn nghĩ yếu tố động tác sai là lý do chính ^_^ mà đây chỉ là yếu tố vô cùng nhỏ trong tổng thể kỹ thuật bóng bàn!

3) Chúng ta hãy nói đến yếu tố chuyên môn :
Huấn luyện viên đều là những vdv nên khả năng định hướng ,đào tạo được tập luyện trong điều kiện chuyên nghiệp bài bản , trong môi trường xung quanh rất nhiều các vdv có trình độ kỹ thuật cao nên khả năng nhận thức + thực hành cao hơn người chơi phong trào rất nhiều!

( Vì đang có giải Tràng An mở rộng nên D9 sẽ viết tiếp mong các bạn thông cảm )
 
Last edited:

ITTF

Đại Uý
Thế mới nói chủ topic thất bại, vì mang kiến thức cao siêu chuyên nghiệp đi dạy cho người đánh phong trào thì làm sao mà khớp lời khớp ý được. Cãi nhau là đúng.
Chờ bài viết tiếp theo của Dũng9 :)
 

return

Thượng Sỹ
Thế mới nói chủ topic thất bại, vì mang kiến thức cao siêu chuyên nghiệp đi dạy cho người đánh phong trào thì làm sao mà khớp lời khớp ý được. Cãi nhau là đúng.
Chờ bài viết tiếp theo của Dũng9 :)
Chắc chắn vậy, tuyển tàu còn chưa chắc theo nổi nữa là.
 

AndroCS7

Đại Tá
Thật ra dường như tất cả tranh cãi từ đầu đến h đều bắt nguồn từ câu "giật bóng ko dùng lườn" của chủ topic. Như m đã từng cm có thể đây chỉ là hiểu lầm về diễn đạt. Chính xác thì sẽ là "ko dùng lườn để phát lực". Giá như chủ topic tiếp tục bài phân tích chắc chắn m và mọi ng sẽ có cơ hội đc học hỏi thêm
 

ITTF

Đại Uý
Kính nhờ các cao thủ nhận xét giúp về lối giật của Jun Mizutani và Koki Niwa. Cùng là tuyển Nhật, cùng dùng mút nhật, cùng thuận tay trái, nhưng sao em thấy 2 cú giật nó khang khác nhau thế nào ý nhỉ ? Các Bác mà ko nhận xét thì em sẽ lập topic riêng vậy !
Bắt đầu từ 04:23 Jun giật quả đầu, sau đó Niwa đối giật lại, 2 kỹ thuật giật nhìn khang khác nhau, kỹ thuật chứ ko phải tình huống nên nó khác đâu ạ, ai giỏi soi xét cho em xin 1 lời bình để học hỏi !

 

vodichthegioi

Thượng Sỹ
Tập là một chuyện. Vào trận thi đấu có áp dụng được hay ko là chuyện khác, bởi vì vào trận đấu khi thi đấu sẽ phải biến thiên kĩ thuật tập cho phù hợp. Đấy là lí do tại sao mà có nhiều người tập thì như chuyên nghiệp nhưng vào trận lại ko đánh được
 

NTBB

Super Moderators
Tập là một chuyện. Vào trận thi đấu có áp dụng được hay ko là chuyện khác, bởi vì vào trận đấu khi thi đấu sẽ phải biến thiên kĩ thuật tập cho phù hợp. Đấy là lí do tại sao mà có nhiều người tập thì như chuyên nghiệp nhưng vào trận lại ko đánh được

Điều bạn nói trên đây thì chắc đa số ace chơi BB đều biết. Vậy bạn có thể cho ace tham khảo kinh nghiệm của bạn là nếu đã ngâm cứu lý thuyết, đã tập thuần thục các động tác kỹ thuật cần phải làm gì và làm như thế nào nữa để có thể vào trận thi đấu được. Cảm ơn bạn !
 

lion

Đại Tá
Jun lợi dụng thằng Koki bé hạt tiêu tay ngắn nên đã phát bóng ngắn vào góc xa,
buộc nó phải thò ra gò lại, khi đó Koki phải nhoài người ra góc trái để đưa bóng
sang. Thấy vậy thằng Jun nó dựng vợt, (giật) moi bóng, hướng về phía phải bàn
của Koki. Mục đích của cú đánh này là điểm rơi tạo bất lợi cho đối phương để ra
tay kết thúc bằng quả sau.

Không dè thằng Koki khôn lanh, nó biết bị đòn này nên đã lùi nhanh công (giật,
đối giật) lại luôn. Do bóng của Jun là bóng moi, xoáy lên, chậm nên Koki nó đè
đầu bóng miết tới tạo lại áp lực lên Jun. Thằng Jun bị phản đòn đâm ra bất ngờ
nên chỉ còn đường chặn lại, muốn ăn điểm thì phải tiếp tục giật, cho nên Koki nó
cứ thế phang cho đến khi Jun chặn hỏng thì thôi.

Ps: Hồi trước em hay có lỗi là giật 1, 2 quả bị đối phương cho vào bàn là cuống,
chọn giải pháp khác là chuyển hướng bóng, cắt, bỏ ngắn nhưng không hiệu quả
nếu đối phương cao tay hơn. Gần đây luôn ý thức là đã phang là phải phang đến
cùng, hỏng thì thôi.
 

ITTF

Đại Uý
Jun lợi dụng thằng Koki bé hạt tiêu tay ngắn nên đã phát bóng ngắn vào góc xa,
buộc nó phải thò ra gò lại, khi đó Koki phải nhoài người ra góc trái để đưa bóng
sang. Thấy vậy thằng Jun nó dựng vợt, (giật) moi bóng, hướng về phía phải bàn
của Koki. Mục đích của cú đánh này là điểm rơi tạo bất lợi cho đối phương để ra
tay kết thúc bằng quả sau.

Không dè thằng Koki khôn lanh, nó biết bị đòn này nên đã lùi nhanh công (giật,
đối giật) lại luôn. Do bóng của Jun là bóng moi, xoáy lên, chậm nên Koki nó đè
đầu bóng miết tới tạo lại áp lực lên Jun. Thằng Jun bị phản đòn đâm ra bất ngờ
nên chỉ còn đường chặn lại, muốn ăn điểm thì phải tiếp tục giật, cho nên Koki nó
cứ thế phang cho đến khi Jun chặn hỏng thì thôi.

Ps: Hồi trước em hay có lỗi là giật 1, 2 quả bị đối phương cho vào bàn là cuống,
chọn giải pháp khác là chuyển hướng bóng, cắt, bỏ ngắn nhưng không hiệu quả
nếu đối phương cao tay hơn. Gần đây luôn ý thức là đã phang là phải phang đến
cùng, hỏng thì thôi.
Thôi sang chủ đề Yan An và Fan Zhendong đi bác. Mục đích của em là so sánh 2 cách giật nên thực ra so sánh koki vs Jun cũng giống so sánh Yan An vs Fan.
 

lion

Đại Tá
Thôi sang chủ đề Yan An và Fan Zhendong đi bác. Mục đích của em là so sánh 2 cách giật nên thực ra so sánh koki vs Jun cũng giống so sánh Yan An vs Fan.

Dạ vầng, cá nhân em thì không thích lối đánh của thằng Jun, nhìn cái tay giật bóng
của nó cứ như thằng bị khoèo, lúc nào cũng co quắp, khi giật bóng thì chân hầu như
phát nào cũng nhấc lên, chỉ được cái giao bóng tung cao và đẹp, thủ xa thì hay rồi
em không nói nữa.

Về thằng Yan An thì em không thích động tác của nó ở nhiều điểm khác. Ví dụ như
quả phát bóng, nó cứ ngoáy vợt loạn xị lên, nhìn tuy nhanh nhưng không đẹp, khi đỡ
giao bóng thì quả nào cũng thò vợt lên mặt bàn, giống hệt mấy thằng chuyên đánh
đôi.

Đại loại nhìn nó đánh em thấy tù túng, không sướng con mắt lắm mặc dù vào bóng
nó đánh cũng hay, thủ cũng tốt và khá nhanh.

Còn thằng Fan ZhenDong thì chắc nó nhiều ưu điểm hơn, bàn về nó thì cả ngày khó
hết chỗ khen ;), nó lại còn trẻ, là niềm hi vọng không chỉ của BBTQ mà của cá thế
giới nữa. Tuy nhiên, xét về một số khía cạnh thì nó còn phải rèn luyên thêm nhiều để
có thể hiên ngang là đối thủ 50-50 với những Zhang JiKe, Ma Long, Xu Xin.
 

Bình luận từ Facebook

Top