Cần tư vấn kỹ thuật Backhand topspin

long thủ

Đại Tá
Bác lại cho em hỏi thêm 1 chút.
Mấy quả hất bóng (flick) thấy ZJK lại lấy chân trụ = chân phải (ngược so với cú giật là chân trái). Vậy lúc đó ZJK đánh bóng có dùng lườn ko, hay chỉ dùng nguyên cánh tay trên ?

Bóng ở trong bàn nên không thể đủ biên độ để dùng lườn được, chỉ có cổ tay và cánh tay thôi
 

ITTF

Đại Uý
Bóng ở trong bàn nên không thể đủ biên độ để dùng lườn được, chỉ có cổ tay và cánh tay thôi
Đúng là những cú bắt bóng vội kiểu ZJK, nhảy trồm trồm sang 1 góc để flick thì khó mà dùng lườn đc.
Nhưng nếu ở nội dung đánh đôi, khi mà người ta biết thừa bóng sẽ đi tới đâu thì có dùng lườn ko Bác ? (Chiều cao của VĐV ko biết có liên quan tới cú này ko nhỉ ?)
 

linh729

Thượng Tá
Bác lại cho em hỏi thêm 1 chút.
Mấy quả hất bóng (flick) thấy ZJK lại lấy chân trụ = chân phải (ngược so với cú giật là chân trái). Vậy lúc đó ZJK đánh bóng có dùng lườn ko, hay chỉ dùng nguyên cánh tay trên ?

Lườn chủ yếu dùng để trợ lực và tăng tốc cho cánh tay nhằm tạo ra những cú đánh nhiều lực nhiều xoáy hơn. Theo logic đó, nếu bóng sang là xoáy lên, dài và đủ lực thì VDV sẽ ít dùng lườn, thay vào đó đón bóng sớm để mượn lực. (tất nhiên còn có nhiều giải pháp xử lý khác, ví dụ lùi xa hơn thực hiện đối giật, đối giật thì cần dùng lườn nhiều). Nếu bóng sang là xoáy xuống, kém lực, không nhảy 2 nhịp trên bàn thì VDV sẽ đón bóng muộn hơn 1 chút, dùng lườn nhiều để trợ lực trợ xoáy cho cánh tay, tạo ra 1 cú giật uy hiếp.

Với cú flick, vấn đề trợ lực từ lườn là không cần thiết, trợ xoáy thì gặp khó khăn vì bóng sang đa phần là xoáy hỗn hợp hoặc khó phán đoán điểm rơi. Vì thế VDV sẽ phải tập luyện rất nhiều để tăng khả năng tạo xoáy từ cánh tay, cổ tay. Còn lườn sẽ dùng ít đi, ít theo nghĩa là ít xoay vặn, chứ thật ra trong cú flick lườn vẫn phải căng ra, cùng hông, chân, cơ bụng tạo thành 1 khối kết cấu tương đối ổn định như phần đế của cần cẩu để cánh tay cần cẩu có thể có được sự di chuyển chính xác nhất. Nếu đế không vững thì cánh tay sẽ bị rung.

Vấn đề cuối cùng là chân trụ, do ít cần trợ lực từ đạp chân, xoay hông, vặn lườn nên khi flick, chân trụ sẽ tùy thuộc vào điểm rơi của bóng tới và khả năng di chuyển của VDV. Bóng tới rơi nghiêng vào sườn bên FH thì chân trụ là bên thuận, rơi vào giữa rốn hoặc sườn BH thì chân trụ thường là bên BH.
 

bachikho

Đại Tá
các bác phân tích ác quá, mong có bác nào post clip đứng giật trái bóng chặn lên thị phạm thì tốt quá, tui thì chỉ tua được 2-3 quả là hỏng rùi nên ko dám quay, tua trái đều đc như phải vẫn là niềm mơ ước :(
 

SonNLS

Thượng Sỹ
theo em Bác nào giật trái mà thấy khó khăn thì có thể làm như sau rất đơn giản:
phát triển từ cú công trái thay đổi 2 điểm
1 sử dụng thêm nhiều cổ tay
2 tăng thêm quỹ đạo vung vợt (muốn vậy bạn cần đưa vợt gần lại cơ thể hơn và vung tay xa hơn nhưng không nên vung thẳng hẳn tay)
Tuy nhiên em vẫn phải nhắc lại rằng đây không phải là cú giật trái hoàn hảo. cú giật hoàn hảo là bạn phải có lườn giống như clip mà bác bachikho cung cấp. với cá nhân em em có thể giật cả hai cách tất nhiên vẫn không thể bằng các bác nhưng so với quả phải em tự tin quả trái hơn
 

hermesqn

Trung Uý
Cũng còn tùy theo phong cách bác ạ, giật trái có lườn lực và xoáy sẽ nhiều hơn, nói chung là có uy lực hơn đấy, bác cứ thử xem.
Vậy e đưa ra đc clip hướng dẫn giật trái có chỉ rõ ko đc xoay lườn bác mất j với e? Cái này kĩ thuật khó em ko dám fát biểu theo cảm nhận đâu
 

hermesqn

Trung Uý
Bác bachikho ơi, em thấy clip bác đưa nó hướng dẫn xoay lườn, nhưng rõ ràng là nó chỉ có cúi lưng xuống rồi quất cẳng tay, cổ tay gì đó chứ nó có vặn lườn đâu, tư thế thuận là chân trái đứng cao hơn chân fải sao mà xoay lườn đc :(
 

tiachop

Thượng Tá
Các bác có thể xem clip của Pingskill mà nhóm tác giả trên diễn đàn đã dịch phụ đề tiếng việt tại đây:

Trong này có nói là: Đối với bóng xa bàn thì mới dùng lườn, còn đối với bóng gần bàn thì không dùng lườn vì không kịp xoay lườn.

Còn em quan sát clip này cộng với luyện tập thì rút ra kinh nghiệm thế này: Lấy khuỷu tay làm tâm, khi bóng đến thì cẳng tay vung lên đánh bóng theo quỹ đạo vòng cung (khoảng hơn 1/4 cung tròn), cổ tay phải lỏng để giúp vợt miết vào bóng làm tăng xoáy.

Em thấy một lỗi phổ biến khiến quả giật trái hay bị hỏng đó là do ta nhấc khuỷu tay ( mở nách) sớm quá nên bóng sẽ dễ ra ngoài bàn, xem clip sẽ thấy sau khi vung vợt đánh vào bóng thì khuỷu tay mới theo đà nhấc lên. Lúc tập luyện em ý thức điều này nên giật tốt, nhưng khi vào trận do mình phản xạ đánh vội nên nhấc khuỷu trước khi đánh bóng vì vậy mà bóng hay ra ngoài bàn.
 

iso9000

Thượng Tá
Vậy e đưa ra đc clip hướng dẫn giật trái có chỉ rõ ko đc xoay lườn bác mất j với e? Cái này kĩ thuật khó em ko dám fát biểu theo cảm nhận đâu
Bạn tìm clip hướng dẫn luyện tập cùng tuyển thủ TQ trên diễn đàn, phần trả giao bóng trái tay xem nhé(có phụ đề tiếng Việt) xem người ta có dùng lườn không(mà chính xác là xoay thắt lưng). Thực ra trong bóng bàn không có động tác tuyệt đối đúng hay sai, tôi có nói là: "...tùy theo phong cách..." mà. Riêng quả trái có thể không cần dùng eo, hoặc có dùng eo, có thể dùng cổ tay, hoặc không cần cổ tay...
Bạn xem clip này:
hoặc:
Bạn xem họ có xoay eo tạo lực đánh không.
 

hermesqn

Trung Uý
đó là clip của pro HK, nếu bác bảo nó sai thì tui cũng chịu thôi
vậy bác chịu khó xem cao thủ Trung Quốc của em nói gì nha
Các bác xem từ đoạn cuối, khoảng từ phút 17 gì đó nha :)
@iso9000: OK đồng ý với quan điểm của bác :), nhưng mà mình thấy clip của bác đưa ra hình như là kĩ thuật cổ điển rồi thì phải, chân phải đứng trước chân trái, như thế thì việc xoay lườn thấy có vẻ dễ dàng nhưng đánh như thế vào game khó xoay trở 2 bên lắm :)
 
Last edited:

bachikho

Đại Tá
tui chỉ đưa clip chứ trình lùn ko dám bàn vụ này bác ợ (nghe mấy ku tàu xì xồ có hiểu đâu mà bàn?)
cái clip bác đưa nhìn động tác như robot chứ đâu có smooth như ku HK kia?
 

iso9000

Thượng Tá
tui chỉ đưa clip chứ trình lùn ko dám bàn vụ này bác ợ (nghe mấy ku tàu xì xồ có hiểu đâu mà bàn?)
cái clip bác đưa nhìn động tác như robot chứ đâu có smooth như ku HK kia?
Chuẩn luôn, tớ chẳng hiểu ông thầy nói cái gì cả, chỉ xem cái clip nào có phụ đề tiếng Việt thôi.
 
Last edited:

haboll

Đại Uý
Theo quan điểm của em, bây giờ cả đôi công trái cũng cần " miết " đầu bóng để có xoáy, hơn
nữa còn tạo thêm độ an toàn, hiểm hóc!
Đôi công nhiều theo hướng này thì về sau lùi ra giât cũng sẽ dễ dàng hơn, chỉ có điều " nhịp" bóng sẽ khác lúc đôi công!
Giật hay đôi công nếu tìm được " nhịp " tốt thì đánh sẽ rất đều => hoàn thiện dần cú đánh!
 

hermesqn

Trung Uý
Bác bachikho và bác iso đã nói vậy thì thôi vậy, tranh luận mà 2 bác bảo thủ như thế thì em cũng chịu thua :)
mà em cũng chỉ đưa ra clip dẫn chứng là ko nên xoay lườn như đánh phải thôi. Còn các bác thấy phương pháp nào hay hơn thì các bác cứ theo thôi :). Chúc các bác hoàn thiện cú trái
 
Last edited:

iso9000

Thượng Tá
vậy bác chịu khó xem cao thủ Trung Quốc của em nói gì nha
Các bác xem từ đoạn cuối, khoảng từ phút 17 gì đó nha :)
@iso9000: "...chân phải đứng trước chân trái, như thế thì việc xoay lườn thấy có vẻ dễ dàng nhưng đánh như thế vào game khó xoay trở 2 bên lắm :)
Theo tớ thì tư thế của quả trái và quả phải(loop) phải khác nhau chứ. Quả phải thì chân phía tay cầm vợt hơi thấp hơn, còn quả trái phải ngược lại mới đúng chứ. Còn về clip tớ đưa lên có lẽ cũng không cổ điển lắm vì người hướng dẫn đã thi đấu với Ma Long hay Wang Hao thì chắc không cổ điển đến mức như bạn nói đâu.
@hermesqn: Tớ lên đây là để học hỏi, cái gì hay, cái gì mình cho là đúng (hợp với giơ đánh của mình) mình sẽ học theo, chứ vẫn biết là không có gì tuyệt đối đúng cũng như sai--->tớ không bảo thủ đâu.
 

hermesqn

Trung Uý
@iso9000: OK em coi clip của stiga thì thấy có ghi là xoay thắt lưng, chắc là có xoay 1 ít chứ ko phải là xoay vòng tròn nhỉ. Nhưng có điều nó vẫn đứng chân phải thấp hơn chân trái mà bác :)
 

NTBB

Super Moderators
"Túm lại" là có nhiều phương cách để thực hiện cú giật trái, cả cổ điển lẫn hiện đại, có dùng lườn và không dùng lườn, chân thuận hơi ra sau và ... hơi lên trước.v.v. Chúng ta cứ tập theo các cách đó (có ai cấm đâu mà không dám tập, hihi!), thử kiểu này rồi thử kiểu khác (và nên thử khi có bạn cùng tập với nhiều bóng - để bóng "mồi" được đều về điểm rơi, lực, xoáy, tốc độ), sau phân tích và rút ra kiểu nào mà mình thấy ưng ý nhất (hiệu quả nhất).
Khi vào trận thì "nó" khác lắm, bóng sang thiên biến vạn hóa, nếu chúng ta đã tập qua hết các kiểu thì sẽ thuận lợi để "tùy cơ ứng biến" mà áp dụng, chân trước/sau, lườn xoay/ko xoay, miết xoáy/không miết xoáy... chơi tuốt hết !

HLV đội Đức Richard Prauce đã nói : Trong bóng bàn không có cái gì tuyệt đối đúng, và cũng không có cái gì tuyệt đối sai!
 
Last edited:

ITTF

Đại Uý
Các bác có thể xem clip của Pingskill mà nhóm tác giả trên diễn đàn đã dịch phụ đề tiếng việt tại đây:

Trong này có nói là: Đối với bóng xa bàn thì mới dùng lườn, còn đối với bóng gần bàn thì không dùng lườn vì không kịp xoay lườn.

Còn em quan sát clip này cộng với luyện tập thì rút ra kinh nghiệm thế này: Lấy khuỷu tay làm tâm, khi bóng đến thì cẳng tay vung lên đánh bóng theo quỹ đạo vòng cung (khoảng hơn 1/4 cung tròn), cổ tay phải lỏng để giúp vợt miết vào bóng làm tăng xoáy.

Em thấy một lỗi phổ biến khiến quả giật trái hay bị hỏng đó là do ta nhấc khuỷu tay ( mở nách) sớm quá nên bóng sẽ dễ ra ngoài bàn, xem clip sẽ thấy sau khi vung vợt đánh vào bóng thì khuỷu tay mới theo đà nhấc lên. Lúc tập luyện em ý thức điều này nên giật tốt, nhưng khi vào trận do mình phản xạ đánh vội nên nhấc khuỷu trước khi đánh bóng vì vậy mà bóng hay ra ngoài bàn.

Bác này nói đúng, mình mắc lỗi là ngay từ đầu nách đã mở rộng, lỗi thứ 2 là tiếp xúc bóng quá sớm, tiếp xúc bóng khi bóng còn ở xa người, thành ra giờ đang phải luyện lại thời gian tiếp xúc bóng, hix hix
 

Bình luận từ Facebook

Top