waldnerfans
Binh Nhất
CHÂN DUNG HỘI VIÊN CLB BÓNG BÀN IN TIẾN BỘ
NIỀM ĐAM MÊ BÓNG BÀN CỦA NGUYỄN THỌ HANH - Lãng tử bóng bàn Hà nội
Ảnh : Lãng tử Nguyễn Thọ Hanh cùng nhà Báo nổi tiếng Nguyễn Lưu
Học bóng bàn ở rạp chiếu bóng : Nguyễn Thọ Hanh tiếp cận môn bóng bàn không có thầy hướng dẫn, tài liệu tham khảo lại ít, cách tiếp cận bóng bàn của chàng thanh niên Thọ Hanh là vào rạp chiếu bóng để xem …bóng bàn. Mỗi khi rạp chiếu các trận bóng bàn Ông đều mua vé vào xem. Xem để thỏa mãn niềm đam mê, xem để học những đường bóng hay, học cách di chuyển hợp lý. Ông khẳng định: Tôi đã học được nhiều từ những lần vào rạp như vậy. Mãi đến khoảng những năm cuối thập kỷ 40 của thế kỷ trước Ông mới biết thế nào là những kỹ thuật cơ bản của bộ môn bóng bàn sau một lần đi Pháp 03 tháng. Kể từ đận ấy, trình độ của Ông tiến bộ vượt bậc, thường xuyên chiến thắng trong những giải ở Hà Nội do người Pháp tổ chức. Ông nói :” Có được như hôm nay cũng phải nhờ một phần vào những ngày tới rạp chiếu bóng “.
Nếu các VĐV chỉ chuyên tâm ăn tập thì Ông lại không trong guồng quay đó. Năm 1950, Cha Mẹ cho Ông theo học nghề Y, ra trường Ông trở thành kỹ thuật viên X quang chuyên về tim mạch và làm việc ở bệnh viện Phủ Doãn ( sau này là bệnh viện Việt Đức ). Thời ấy, các CLB bóng bàn ra đời theo kiểu tự phát , tự giao lưu để học hỏi và tồn tại. CLB bóng bàn của Bệnh viện Phủ Doãn với các tay vợt như Nguyễn Xuân Kha, Thọ Hanh, Hữu Xuân cùng 2 tay vợt nữ Thu Mùi và Minh Tâm với chỉ một phòng tập nhỏ ngay cạnh khu nhà điều dưỡng . Trong thời gian làm nghề Y, ông vẫn tự tập luyện, thi đấu bóng bàn, thậm chí cả các giải vô địch miền Bắc và toàn Quốc. Sau chức á quân Giải vô địch Hà Nội năm 1958 (thua Bùi Đức Long trong trận chung kết), ngay năm sau ông giành chức vô địch giải này rồi vô địch giải Tổng công đoàn Việt nam. Đến năm 1960-1961, Ông liên tiếp vô địch miền Bắc. Năm 1962, ông được gọi vào đội tuyển Quốc gia tham dự Đại hội thể thao GANEFO.
Hạ đo ván các tay vợt Trung Quốc : Năm 1962, một đoàn VĐV của thành phố Bắc Kinh sang thi đấu giao hữu tại Việt Nam và Hà Nội là nơi bắt đầu chuyến du đấu của họ. Ngày đoàn VĐV Bắc Kinh thi đấu tại Hội trường Bộ Công nghiệp nặng đông nghịt người xem. Nhưng niềm hưng phấn của khán giả Hà Nội cứ vơi dần khi những cao thủ lúc bấy giờ của bóng bàn Hà Nội như Tô Bỉnh Huy, Mai Duy Diễn, Nguyễn Xuân Hiền đều gác vợt trước các tay vợt Trung Quốc. Lúc bấy giờ kỹ thuật giật bóng đã được các tay vợt áp dụng. Bóng đi nhanh và xoáy khiến các tay vợt Việt Nam trở tay không kịp. Ông Thọ Hanh lúc đó đã 36 tuổi, già nhất trong đoàn Hà Nội. Chứng kiến các đàn em bị đả bại liên tục bởi lối đánh như vũ bão của các tay vợt Trung Quốc Ông không khỏi gợn lòng. Thậm chí ông đã tâm sự với HLV Lý Ngọc Sơn của đoàn Hà Nội: " Người ta đánh thế này có lẽ mình thua là cái chắc ". Ông Lý Ngọc Sơn nghe vậy chỉ nói: " Cậu cứ đánh hết mình, chơi bằng hết khả năng, thắng thua không thành vấn đề". Nghe vậy Thọ Hanh cũng tự tin hơn khi vào cuộc. Lý do khiến ông tự tin cũng một phần bởi mặt vợt mà ông sử dụng đó là mặt gai phản xoáy chân dài và nhỏ. Hồi đó chưa có quy định hai mặt vợt phải khác màu nên cả hai mặt vợt của ông Thọ Hanh đều cùng màu. Khi thi đấu ông quay mặt vợt liên tục khiến đối thủ không biết đâu mà lần. Nhưng chủ yếu ông vẫn dùng mặt gai là mặt phải, mặt mút là mặt trái thường dùng để phản công. Vào khởi động với Âu Thịnh Liên, khi Thọ Hanh đưa bóng bằng mặt gai cho đối thủ giật lúc thì rúc lưới, lúc lại bay ngoài bàn. Với lối đánh phòng ngự phản công của mình, kiên nhẫn cắt gò và chờ cơ hội phản công hoặc chờ đối thủ tự đánh hỏng, thế là đối thủ như say đòn càng tấn công mạnh càng hỏng nhiều và thua 0-2 chóng vánh. Trận sau với Chúc Lệnh Tường cũng có kết cục tương tự. Người vào xem đông như nêm cối, reo hò vang trời. Chuyện một tay vợt Việt Nam thắng cả hai tay vợt Bắc Kinh rõ ràng là có lý do để xem và ăn mừng. Với Thọ Hanh, kỷ niệm ấy khiến ông không thể quên, đến giờ nhớ lại vẫn thấy gương mặt ông đầy hưng phấn. Sau này cũng có nhiều người bắt chước kiểu dùng vợt của ông nhưng ít ai đạt đến đẳng cấp của Ông. Một học trò từng được ông Thọ Hanh huấn luyện là Phạm Tuyết Minh (tay vợt số 3 khi đánh đồng đội của bóng bàn Hà Nội những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước) cũng ảnh hưởng phong cách này. Chị từng giúp đội nữ Hà Nội giành HCV đồng đội năm 1998 trước đội TP Hồ Chí Minh tại Giải vô địch bóng bàn toàn quốc tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.
Cuộc gặp mặt sau nửa thế kỷ và tình bạn Việt- Pháp : Năm 1948, Thọ Hanh dự giải vô địch Hà Nội gặp một tay vợt Pháp có tên là Luva sĩ quan quân đội Pháp ở Hà Nội. Trận đấu ấy với Ông Thọ Hanh không có gì ấn tượng bởi ông không mấy khó khăn vượt qua đối thủ để vào chung kết. Nhưng người thua trận lại nhớ mãi thất bại ấy. Sau ngày về Pháp, Ông tiếp tục tham gia các hoạt động bóng bàn và đã làm cố vấn kỹ thuật cho Liên đoàn bóng bàn Pháp. 50 năm sau thất bại ấy Ông trở lại Việt Nam quyết tìm lại đối thủ đã đả bại Ông 50 năm trước. Dò hỏi nhiều người, Ông gặp được cụ Mai Duy Dưỡng, một cao thủ của bóng bàn Việt Nam những năm 1930 thế kỷ trước. Hỏi đi hỏi lại cuối cùng Ông nhớ ra là đối thủ có một nốt ruồi nơi má trái. Lập tức cụ Mai Duy Dưỡng nhớ ra ngay Thọ Hanh và khẳng định: Chắc chắn là Thọ Hanh rồi". Rồi Ông bố trí cho Ông Luva gặp Ông Thọ Hanh. Vừa gặp nhau Ông Thọ Hanh đã lên tiếng trước bằng tiếng Pháp, thứ tiếng ông thông thạo như tiếng mẹ đẻ: " Có phải Luva đó không ". Đến lúc này người cựu sĩ quan Pháp 50 năm trước đó mới biết cuộc hành trình tìm bạn của mình đã kết thúc. Cuộc nói chuyện của hai người khỏi phải nói là vui và rôm rả thế nào. Kết thúc cuộc gặp đó là một trận bóng bàn của hai tay vợt đầy duyên nợ. Sau đó hai người liên tục thư từ gọi điện thăm hỏi nhau cho đến tận bây giờ. Nhắc đến những chuyện trên ông Thọ Hanh bảo: " Nếu không chơi bóng bàn thì tôi đâu được một tình bạn đẹp như vậy. Tất nhiên bóng bàn cũng lấy đi của tôi nhiều thứ nhưng đã mê bóng bàn rồi thì phải chịu". Ông cũng không thể trả lời chính xác câu hỏi " Tại sao ông lại mê bóng bàn đến vậy " mà chỉ giải thích: " Cầm lấy cây vợt và quả bóng là tôi quên hết". Thậm chí Ông còn khẳng định : " Đến bây giờ tôi vẫn không nghĩ là mình 80 tuổi mà còn phải trẻ hơn thế kia. Cũng có thể ngày nào cũng được tiếp xúc với trẻ con, được dạy chúng nên mới thế chăng ".
Dạy bóng bàn : Năm 1983, sau khi nghỉ hưu Ông mở lớp dạy riêng tại Câu lạc bộ “ In Tiến bộ “. Không bao giờ ông thiếu học trò và sau này trong đám học trò ấy không ít người thành tài. Thọ Hanh chưa bao giờ là VĐV chuyên nghiệp và cũng chưa từng là HLV chuyên nghiệp. Nhưng cuộc đời cầm vợt của ông cũng để lại những dấu ấn nhất định. Trong nghề huấn luyện cũng vậy, những " sản phẩm" của Ông bao giờ cũng đều có tiếng là chắc về kỹ thuật cơ bản. Chẳng vậy mà đến giờ " thương hiệu" Thọ Hanh vẫn thu hút nhiều gia đình ở Hà Nội cho con đến Ông học. Ông là người dạy những bài học đầu tiên về bóng bàn cho nhà vô địch SeA Games 22 Trần Tuấn Quỳnh.
Trần Tuấn Quỳnh - vô địch SeA Games 22, hiện xếp hạng hạt giống thứ 273 với số điểm 1627 của bảng xếp hạng ITTF và đang là tay vợt duy nhất của Việt nam lọt vào top 300 cây vợt hàng đầu Thế giới.
Nhưng trường hợp khiến ông tự hào nhất lại là Nguyễn Thái Ngọc Trình, tay vợt trẻ đang lên của Hà Nội. Khi Ông dạy bóng bàn ở Câu lạc bộ In Tiến bộ, bố Ngọc Trình làm bảo vệ ở đó có nhờ ông dạy cho con mình. Ông nhận lời và đến khi thấy cậu bé học sinh lớp 3 Ngọc Trình thể hiện tư chất thì ông mừng như bắt được vàng, dạy không lấy tiền. Dưới bàn tay nhào nặn của Ông, Ngọc Trình lọt vào mắt các nhà tuyển trạch bóng bàn Hà Nội và trở thành lớp kế cận cho lớp đàn anh Trần Tuấn Quỳnh, Nguyễn Nam Hải… Sau khi Câu lạc bộ “ In Tiến bộ “ chuyển địa điểm về " Trung tâm thể thao Ba đình ", lúc này Nguyễn Thọ Hanh đã 85 tuổi nhưng Ông vẫn lạc quan, yêu đời và vẫn tiếp tục đi dạy bóng bàn tại Cung Hữu nghị Việt - Xô. Ông tâm sự : Trong sự nghiệp bóng bàn của mình, Ông đã gắn bó 20 năm với CLB “ In Tiến bộ “ và cũng là nơi để lại nhiều kỷ niệm nhất trong cuộc đời của Ông.
NIỀM ĐAM MÊ BÓNG BÀN CỦA NGUYỄN THỌ HANH - Lãng tử bóng bàn Hà nội
Ảnh : Lãng tử Nguyễn Thọ Hanh cùng nhà Báo nổi tiếng Nguyễn Lưu
Học bóng bàn ở rạp chiếu bóng : Nguyễn Thọ Hanh tiếp cận môn bóng bàn không có thầy hướng dẫn, tài liệu tham khảo lại ít, cách tiếp cận bóng bàn của chàng thanh niên Thọ Hanh là vào rạp chiếu bóng để xem …bóng bàn. Mỗi khi rạp chiếu các trận bóng bàn Ông đều mua vé vào xem. Xem để thỏa mãn niềm đam mê, xem để học những đường bóng hay, học cách di chuyển hợp lý. Ông khẳng định: Tôi đã học được nhiều từ những lần vào rạp như vậy. Mãi đến khoảng những năm cuối thập kỷ 40 của thế kỷ trước Ông mới biết thế nào là những kỹ thuật cơ bản của bộ môn bóng bàn sau một lần đi Pháp 03 tháng. Kể từ đận ấy, trình độ của Ông tiến bộ vượt bậc, thường xuyên chiến thắng trong những giải ở Hà Nội do người Pháp tổ chức. Ông nói :” Có được như hôm nay cũng phải nhờ một phần vào những ngày tới rạp chiếu bóng “.
Nếu các VĐV chỉ chuyên tâm ăn tập thì Ông lại không trong guồng quay đó. Năm 1950, Cha Mẹ cho Ông theo học nghề Y, ra trường Ông trở thành kỹ thuật viên X quang chuyên về tim mạch và làm việc ở bệnh viện Phủ Doãn ( sau này là bệnh viện Việt Đức ). Thời ấy, các CLB bóng bàn ra đời theo kiểu tự phát , tự giao lưu để học hỏi và tồn tại. CLB bóng bàn của Bệnh viện Phủ Doãn với các tay vợt như Nguyễn Xuân Kha, Thọ Hanh, Hữu Xuân cùng 2 tay vợt nữ Thu Mùi và Minh Tâm với chỉ một phòng tập nhỏ ngay cạnh khu nhà điều dưỡng . Trong thời gian làm nghề Y, ông vẫn tự tập luyện, thi đấu bóng bàn, thậm chí cả các giải vô địch miền Bắc và toàn Quốc. Sau chức á quân Giải vô địch Hà Nội năm 1958 (thua Bùi Đức Long trong trận chung kết), ngay năm sau ông giành chức vô địch giải này rồi vô địch giải Tổng công đoàn Việt nam. Đến năm 1960-1961, Ông liên tiếp vô địch miền Bắc. Năm 1962, ông được gọi vào đội tuyển Quốc gia tham dự Đại hội thể thao GANEFO.
Hạ đo ván các tay vợt Trung Quốc : Năm 1962, một đoàn VĐV của thành phố Bắc Kinh sang thi đấu giao hữu tại Việt Nam và Hà Nội là nơi bắt đầu chuyến du đấu của họ. Ngày đoàn VĐV Bắc Kinh thi đấu tại Hội trường Bộ Công nghiệp nặng đông nghịt người xem. Nhưng niềm hưng phấn của khán giả Hà Nội cứ vơi dần khi những cao thủ lúc bấy giờ của bóng bàn Hà Nội như Tô Bỉnh Huy, Mai Duy Diễn, Nguyễn Xuân Hiền đều gác vợt trước các tay vợt Trung Quốc. Lúc bấy giờ kỹ thuật giật bóng đã được các tay vợt áp dụng. Bóng đi nhanh và xoáy khiến các tay vợt Việt Nam trở tay không kịp. Ông Thọ Hanh lúc đó đã 36 tuổi, già nhất trong đoàn Hà Nội. Chứng kiến các đàn em bị đả bại liên tục bởi lối đánh như vũ bão của các tay vợt Trung Quốc Ông không khỏi gợn lòng. Thậm chí ông đã tâm sự với HLV Lý Ngọc Sơn của đoàn Hà Nội: " Người ta đánh thế này có lẽ mình thua là cái chắc ". Ông Lý Ngọc Sơn nghe vậy chỉ nói: " Cậu cứ đánh hết mình, chơi bằng hết khả năng, thắng thua không thành vấn đề". Nghe vậy Thọ Hanh cũng tự tin hơn khi vào cuộc. Lý do khiến ông tự tin cũng một phần bởi mặt vợt mà ông sử dụng đó là mặt gai phản xoáy chân dài và nhỏ. Hồi đó chưa có quy định hai mặt vợt phải khác màu nên cả hai mặt vợt của ông Thọ Hanh đều cùng màu. Khi thi đấu ông quay mặt vợt liên tục khiến đối thủ không biết đâu mà lần. Nhưng chủ yếu ông vẫn dùng mặt gai là mặt phải, mặt mút là mặt trái thường dùng để phản công. Vào khởi động với Âu Thịnh Liên, khi Thọ Hanh đưa bóng bằng mặt gai cho đối thủ giật lúc thì rúc lưới, lúc lại bay ngoài bàn. Với lối đánh phòng ngự phản công của mình, kiên nhẫn cắt gò và chờ cơ hội phản công hoặc chờ đối thủ tự đánh hỏng, thế là đối thủ như say đòn càng tấn công mạnh càng hỏng nhiều và thua 0-2 chóng vánh. Trận sau với Chúc Lệnh Tường cũng có kết cục tương tự. Người vào xem đông như nêm cối, reo hò vang trời. Chuyện một tay vợt Việt Nam thắng cả hai tay vợt Bắc Kinh rõ ràng là có lý do để xem và ăn mừng. Với Thọ Hanh, kỷ niệm ấy khiến ông không thể quên, đến giờ nhớ lại vẫn thấy gương mặt ông đầy hưng phấn. Sau này cũng có nhiều người bắt chước kiểu dùng vợt của ông nhưng ít ai đạt đến đẳng cấp của Ông. Một học trò từng được ông Thọ Hanh huấn luyện là Phạm Tuyết Minh (tay vợt số 3 khi đánh đồng đội của bóng bàn Hà Nội những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước) cũng ảnh hưởng phong cách này. Chị từng giúp đội nữ Hà Nội giành HCV đồng đội năm 1998 trước đội TP Hồ Chí Minh tại Giải vô địch bóng bàn toàn quốc tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.
Cuộc gặp mặt sau nửa thế kỷ và tình bạn Việt- Pháp : Năm 1948, Thọ Hanh dự giải vô địch Hà Nội gặp một tay vợt Pháp có tên là Luva sĩ quan quân đội Pháp ở Hà Nội. Trận đấu ấy với Ông Thọ Hanh không có gì ấn tượng bởi ông không mấy khó khăn vượt qua đối thủ để vào chung kết. Nhưng người thua trận lại nhớ mãi thất bại ấy. Sau ngày về Pháp, Ông tiếp tục tham gia các hoạt động bóng bàn và đã làm cố vấn kỹ thuật cho Liên đoàn bóng bàn Pháp. 50 năm sau thất bại ấy Ông trở lại Việt Nam quyết tìm lại đối thủ đã đả bại Ông 50 năm trước. Dò hỏi nhiều người, Ông gặp được cụ Mai Duy Dưỡng, một cao thủ của bóng bàn Việt Nam những năm 1930 thế kỷ trước. Hỏi đi hỏi lại cuối cùng Ông nhớ ra là đối thủ có một nốt ruồi nơi má trái. Lập tức cụ Mai Duy Dưỡng nhớ ra ngay Thọ Hanh và khẳng định: Chắc chắn là Thọ Hanh rồi". Rồi Ông bố trí cho Ông Luva gặp Ông Thọ Hanh. Vừa gặp nhau Ông Thọ Hanh đã lên tiếng trước bằng tiếng Pháp, thứ tiếng ông thông thạo như tiếng mẹ đẻ: " Có phải Luva đó không ". Đến lúc này người cựu sĩ quan Pháp 50 năm trước đó mới biết cuộc hành trình tìm bạn của mình đã kết thúc. Cuộc nói chuyện của hai người khỏi phải nói là vui và rôm rả thế nào. Kết thúc cuộc gặp đó là một trận bóng bàn của hai tay vợt đầy duyên nợ. Sau đó hai người liên tục thư từ gọi điện thăm hỏi nhau cho đến tận bây giờ. Nhắc đến những chuyện trên ông Thọ Hanh bảo: " Nếu không chơi bóng bàn thì tôi đâu được một tình bạn đẹp như vậy. Tất nhiên bóng bàn cũng lấy đi của tôi nhiều thứ nhưng đã mê bóng bàn rồi thì phải chịu". Ông cũng không thể trả lời chính xác câu hỏi " Tại sao ông lại mê bóng bàn đến vậy " mà chỉ giải thích: " Cầm lấy cây vợt và quả bóng là tôi quên hết". Thậm chí Ông còn khẳng định : " Đến bây giờ tôi vẫn không nghĩ là mình 80 tuổi mà còn phải trẻ hơn thế kia. Cũng có thể ngày nào cũng được tiếp xúc với trẻ con, được dạy chúng nên mới thế chăng ".
Dạy bóng bàn : Năm 1983, sau khi nghỉ hưu Ông mở lớp dạy riêng tại Câu lạc bộ “ In Tiến bộ “. Không bao giờ ông thiếu học trò và sau này trong đám học trò ấy không ít người thành tài. Thọ Hanh chưa bao giờ là VĐV chuyên nghiệp và cũng chưa từng là HLV chuyên nghiệp. Nhưng cuộc đời cầm vợt của ông cũng để lại những dấu ấn nhất định. Trong nghề huấn luyện cũng vậy, những " sản phẩm" của Ông bao giờ cũng đều có tiếng là chắc về kỹ thuật cơ bản. Chẳng vậy mà đến giờ " thương hiệu" Thọ Hanh vẫn thu hút nhiều gia đình ở Hà Nội cho con đến Ông học. Ông là người dạy những bài học đầu tiên về bóng bàn cho nhà vô địch SeA Games 22 Trần Tuấn Quỳnh.
Trần Tuấn Quỳnh - vô địch SeA Games 22, hiện xếp hạng hạt giống thứ 273 với số điểm 1627 của bảng xếp hạng ITTF và đang là tay vợt duy nhất của Việt nam lọt vào top 300 cây vợt hàng đầu Thế giới.
Nhưng trường hợp khiến ông tự hào nhất lại là Nguyễn Thái Ngọc Trình, tay vợt trẻ đang lên của Hà Nội. Khi Ông dạy bóng bàn ở Câu lạc bộ In Tiến bộ, bố Ngọc Trình làm bảo vệ ở đó có nhờ ông dạy cho con mình. Ông nhận lời và đến khi thấy cậu bé học sinh lớp 3 Ngọc Trình thể hiện tư chất thì ông mừng như bắt được vàng, dạy không lấy tiền. Dưới bàn tay nhào nặn của Ông, Ngọc Trình lọt vào mắt các nhà tuyển trạch bóng bàn Hà Nội và trở thành lớp kế cận cho lớp đàn anh Trần Tuấn Quỳnh, Nguyễn Nam Hải… Sau khi Câu lạc bộ “ In Tiến bộ “ chuyển địa điểm về " Trung tâm thể thao Ba đình ", lúc này Nguyễn Thọ Hanh đã 85 tuổi nhưng Ông vẫn lạc quan, yêu đời và vẫn tiếp tục đi dạy bóng bàn tại Cung Hữu nghị Việt - Xô. Ông tâm sự : Trong sự nghiệp bóng bàn của mình, Ông đã gắn bó 20 năm với CLB “ In Tiến bộ “ và cũng là nơi để lại nhiều kỷ niệm nhất trong cuộc đời của Ông.
Sưu tầm waldnerfans
Last edited: