Sự khác biệt giữa Hà nội và Sài gòn xung quanh trò chơi bóng bàn.

NDB55

Thượng Tá
Người chơi BB HN và SG đều có sở thích đi giao lưu các địa phương xa nếu có điều kiện, nhưng nếu có dịp qua HN đến nhà Long cầu khỉ của đội CT2 Định công rủ đi chơi BB hay cắt tóc thì cứ vô tư lái xe qua cầu- cây cầu này chịu được tải trọng trên chục tấn không giống các cây cầu ở các tỉnh miền núi hoăc các tỉnh có nhiều kênh rạch. Còn người các tỉnh khác đến SG khi được chỉ dẫn quẹo mặt qua Rạch chim thì cứ vô tư đi ko phải sun lại vì đây chỉ là tên một cây cầu.
 

NDB55

Thượng Tá
Miền bắc nhiều cao thủ hơn, chơi bóng tinh quái hơn, Người bắc chơi bóng đúng chất Việt Nam còn người Nam chơi bóng nửa Nam nửa Mỹ:p
Đó là ngày nay thôi, tương lai cũng sẽ dân dần như nhau nhưng ngày xưa , xưa nữa thì hình như BB SG hơn hẳn khi có Mai văn Tiết đem về vinh quang cho BB VN còn trên cả tàu khựa.
 

tuankhoai

Đại Tá
Đó là ngày nay thôi, tương lai cũng sẽ dân dần như nhau nhưng ngày xưa , xưa nữa thì hình như BB SG hơn hẳn khi có Mai văn Tiết đem về vinh quang cho BB VN còn trên cả tàu khựa.

khó có thể như nhau đc nắm nếu vẫn còn kiểu nửa nam nửa mỹ. Người miền nam thích chú trọng vào hình thức, quần áo dày dép butt, mizu, asis...miền bắc thì chỉ cần giầy chỉ đỏ với áo ba lỗ thôi nhưng sẵn sàng chơi độ tới bến.
 

Trainee

Đại Tá
Đó là ngày nay thôi, tương lai cũng sẽ dân dần như nhau nhưng ngày xưa , xưa nữa thì hình như BB SG hơn hẳn khi có Mai văn Tiết đem về vinh quang cho BB VN còn trên cả tàu khựa.

khó có thể như nhau đc nắm nếu vẫn còn kiểu nửa nam nửa mỹ. Người miền nam thích chú trọng vào hình thức, quần áo dày dép butt, mizu, asis...miền bắc thì chỉ cần giầy chỉ đỏ với áo ba lỗ thôi nhưng sẵn sàng chơi độ tới bến.

Thực ra đúng mà lại không đúng. Người TPHCM, VT, ... có điều kiện kinh tế, những năm gần đây chú trọng cho con đi học văn hóa, bóng bàn chỉ là để rèn luyện sức khỏe. Nhiều em có năng khiếu, thi đấu vào top 3, top 5 Toàn Quốc, nhưng rồi cắt ngang đi học Đại học. Huy Bảo là một ví dụ điển hình, giờ anh làm kế toán tại Tổng Công ty Đạm Phú Mỹ.
Phụ huynh ở TPHCM và một số tỉnh có điều kiện khác, rất nhiều người, quá thất vọng với sự bạc bẽo, gian trá của Thể thao chuyên nghiệp VN rồi.
Bữa rồi có ngồi uống bia với một anh, con anh hiện đang học đại học và chuẩn bị du học. Anh kể năm xưa dẫn con ra HD thi đấu, gặp đệ tử VMC ở BK (nhớ ko chính xác, nhưng có lẽ đúng vì năm đó cháu được giải 3). Anh đã chỉ thẳng vào mặt VMC tại sàn đấu và nói "Chúng mày ... ", sau trận đấu đó 2 bố con ra ngồi ở thềm nhà thi đấu ... khóc. Vậy thử hỏi còn mấy ai hào hứng cho con theo chuyên nữa, nhất là những nhà có đk kinh tế, có nhiều hướng đi cho con cái?
 

NDB55

Thượng Tá
Trong chúng ta chắc có nhiều người mong muốn NN Việt nam chỉ tập chung vào các chính sách xã hội hóa TDTT nhất là môn BB để tạo điều kiện cho nền BB trong nước phát triển rộng khắp chứ ko dựa vào tiền ngân sách NN - rất dễ sinh ra lãng phí và tiêu cực, ko hiệu quả , ko bền vững. Nếu ko dựa vào tiền chùa thì tương lai chắc chắn người HN và SG cùng đều có nhiều cao thủ BB vì ở 2 TP lớn KTXH phát triển, tố chất thể thao trong mỗi con người VN là như nhau.
 

NDB55

Thượng Tá
khó có thể như nhau đc nắm nếu vẫn còn kiểu nửa nam nửa mỹ. Người miền nam thích chú trọng vào hình thức, quần áo dày dép butt, mizu, asis...miền bắc thì chỉ cần giầy chỉ đỏ với áo ba lỗ thôi nhưng sẵn sàng chơi độ tới bến.
Đi giầy chỉ đỏ, thậm chí đi đất, mặc áo ba lỗ, chơi độ to cũng ko phải là điều thể hiện được đẳng cấp về sự đam mê với trái bóng nhựa.
 

tuankhoai

Đại Tá
Đi giầy chỉ đỏ, thậm chí đi đất, mặc áo ba lỗ, chơi độ to cũng ko phải là điều thể hiện được đẳng cấp về sự đam mê với trái bóng nhựa.
bất cứ môn thể thao nào mà ko có thành tích đi kèm thì sẽ thụt dần đều:( em dự, trong vòng 1 thập kỷ thì Miền Nam sẽ ko có ai trong tuyển Nam, còn tuyển nữ thì Miền nam chắc sẽ thống trị:D. cá nhân em thì cho rằng bóng bàn ở ngoài bắc có môi trường cạnh tranh khắc nhiệt nên nó tạo ra chất thép và chất quái trong lối chơi của dân bóng ngoài bắc. cũng chẳng phải chơi sang đi du học hàn xẻng với TQ làm gì cho mệt, chỗ em chơi có vài thằng con nhà đại gia sắm hẳn bàn rủ mọi người đến chơi, đương nhiên nó có mọi thứ hơn người khác, có mấy thằng cu choai choai rất đam mê chơi bóng, đứng ngoài nhặt bóng chán mới xin được 1 - 2 trận, có khi 12h trưa nó thấy bàn trống rủ nhau chơi ko ăn cơm trưa thì nó lại là những thằng khá nhất, còn mấy cái thằng cậu chủ chơi bóng bàn thì ngày thường lúc nào cũng vẫn thắng mấy thằng choai choai đi nhặt bóng với xin chơi ké suốt, nhưng nếu đánh độ thì mấy thằng choai choai đó nó chấp cậu chủ 5-6 quả, cậu vẫn ra đi thanh thản:D em lấy ví dụ vớ vẩn tí nhưng e thấy nó giống như kiểu bóng bàn 2 miền Nam Bắc vậy.

Thực ra đúng mà lại không đúng. Người TPHCM, VT, ... có điều kiện kinh tế, những năm gần đây chú trọng cho con đi học văn hóa, bóng bàn chỉ là để rèn luyện sức khỏe. Nhiều em có năng khiếu, thi đấu vào top 3, top 5 Toàn Quốc, nhưng rồi cắt ngang đi học Đại học. Huy Bảo là một ví dụ điển hình, giờ anh làm kế toán tại Tổng Công ty Đạm Phú Mỹ.
Phụ huynh ở TPHCM và một số tỉnh có điều kiện khác, rất nhiều người, quá thất vọng với sự bạc bẽo, gian trá của Thể thao chuyên nghiệp VN rồi.
Bữa rồi có ngồi uống bia với một anh, con anh hiện đang học đại học và chuẩn bị du học. Anh kể năm xưa dẫn con ra HD thi đấu, gặp đệ tử VMC ở BK (nhớ ko chính xác, nhưng có lẽ đúng vì năm đó cháu được giải 3). Anh đã chỉ thẳng vào mặt VMC tại sàn đấu và nói "Chúng mày ... ", sau trận đấu đó 2 bố con ra ngồi ở thềm nhà thi đấu ... khóc. Vậy thử hỏi còn mấy ai hào hứng cho con theo chuyên nữa, nhất là những nhà có đk kinh tế, có nhiều hướng đi cho con cái?

Ngoài bắc này cũng nhiều nhà có điều kiện kinh tế chứ bộ, cho dù hoàn cảnh bóng bàn VN nó đã như thế mà bỏ thì chưa phải là đam mê, chưa phải là cống hiến:(
 

NDB55

Thượng Tá
Các nữ cầu thủ BB cả SG và HN khi đến Kiên giang giao lưu đi qua cây cầu gì đó cũng ko cần phải lấy tay giữ chặt vì đó cũng chỉ là tên một cây cầu theo một truyền thuyết từ xưa, không việc gì phải sợ ( cầu Xẻo bướm ), có sợ chăng là đi qua cây cầu cu dài những 24 m ở Thừa thiên Huế thì phải.
 
Last edited:

NDB55

Thượng Tá
Cả nước có 63 tỉnh và thành phố lớn trong khi trường đại hoc và cao đẳng có 412 trường. Nếu chọn giữa chắc chắn vào một trong 412 trường với việc bỏ học để vào đội tuyển BB của tỉnh, thành phố nào đó thì có lẽ hầu hết người HN và SG sẽ chọn học hơn là vào đội tuyển cấp tỉnh.
 

thaythuydn

Đại Tá
khó có thể như nhau đc nắm nếu vẫn còn kiểu nửa nam nửa mỹ. Người miền nam thích chú trọng vào hình thức, quần áo dày dép butt, mizu, asis...miền bắc thì chỉ cần giầy chỉ đỏ với áo ba lỗ thôi nhưng sẵn sàng chơi độ tới bến.
Ăn Bắc,Mặc Nam
 

NDB55

Thượng Tá
Ăn Bắc,Mặc Nam
Hay quá, câu này bác nói rất đúng nhưng phải trừ thời kỳ chiến tranh người HN nói riêng và miền bắc nói chung toàn ăn ngô, khoai, sắn, mì đen độn bobo..hihi. Nhưng ngày nay dần dần như nhau. Trong trò chơi BB thì người nam vẫn ăn mặc lịch sự chỉn chu hơn. Năm ngoái tôi có dịp vào nam 1 lần ( Đà nẵng) cảm nhận thấy người nam rất thân thiện, nhiệt tình, thật thà. Tôi có đến CLB Sông thu dịp đó trời mưa to áo bị ướt, CLB chỉ có vài ba người nhưng cũng được tiếp rất nhiệt tình - chơi bóng tẹt ga, định cởi trần cho đỡ vướng thì được nhắc nhở nhẹ nhàng ko chơi bóng cởi trần. Đến CLB Phan Chu Trinh thì để xe ko phải trả tiền ( xe máy thuê) người bán nước nói xe bác để đâu thì vẫn nguyên ở chỗ đó. Còn ở HN, miền bắc nhiều CLB mọi người vô tư mặc mayo cởi trần quần đùi la hét om xòm, mồ hôi nhễ nhại bất kể đông người hay có chị em, có người còn đi đất hay dép lê chơi bóng.
 

NDB55

Thượng Tá
Cách đây 36 năm phố phường HN vắng vẻ ko đông đúc như bây giờ. Người HN chơi bóng bàn rất nhiều ngoài đường, trên những con phố cấm oto qua lại ( xe máy là đồ cực hiếm),chơi BB trên những chiếc bàn đá ở vỉa hè. Cũng thời gian đó được đi công tác SG vài ngày tôi thấy SG cực kỳ sầm uất, náo nhiệt so với HN và ko nhìn thấy người SG chơi BB trên các bàn đá hay vỉa hè như HN, chắc họ chỉ chơi trong các CLB.
 

NDB55

Thượng Tá
Sự khác biệt giữa đám cưới Hà Nội - Sài Gòn
Cỗ cưới ở Sài Gòn có thể kéo dài từ sáng tới chiều như một buổi... đi nhậu. Còn ở Hà Nội, nhiều nhà đi mời đám cưới phải kèm theo quà trong lễ ăn hỏi, mà nhiều khi khách đông, quà ít, nhà gái... méo mặt.



Ngắm đám cưới đẹp như mơ của các cặp đôi đồng tính
Bi hài những đám cưới không được động phòng
Đám cưới rước dâu bằng... 20 con voi
Ly kỳ đám cưới song sinh




Lễ ăn hỏi của người miền Bắc thường có mâm bánh nướng, bánh dẻo trong sính lễ. Đến khi mang thiệp cưới đi mời bạn bè, người thân, một vài gia đình nhà gái thường mang theo bánh nướng, chè sen đến biếu. Nếu thiếu bánh, chè sen còn phải đi mua thêm cho đủ.










Người miền Nam, đặc biệt là người Sài Gòn không câu nệ lắm trong chuyện mời đám cưới. Thường họ chỉ phát thiệp, có khi còn mời luôn qua điện thoại.


Người miền Bắc, đặc biệt là dân Hà Nội hay ăn cỗ buổi trưa để cho cô dâu, chú rể và khách khứa đỡ mệt mỏi. Lúc đón dâu ban sáng xong là túc tắc ra nhà hàng làm lễ luôn. Khách đến thấy chỗ nào trống thì ngồi vào chỗ đấy, ăn rất nhanh rồi rút lui gọn ghẽ.


Dân miền Nam thì hay ăn cỗ chiều. Lý do là để tiện cho việc nhậu. Khách được chia theo bàn, những người có quen biết xếp vào cùng một chỗ. Vì chén chú, chén anh nhiều nên dân Sài Gòn ăn cỗ cưới cũng lâu hơn, chừng 4 - 5 tiếng mới xong.


Cô dâu miền Bắc ít thay váy cưới, chỉ mặc một bộ váy từ lúc đón dâu, ra ngoài nhà hàng tới lúc về nhà chồng. Nhiều khi hai gia đình chia nhau sáng nhà trai mời cỗ, chiều nhà gái mời cỗ, cô dâu cũng chỉ mặc độc một chiếc váy từ sáng tới chiều.


Cô dâu miền Nam, nhất là người Sài Gòn thay vài bộ váy trong tiệc cưới, có cô dâu thay tới 5 bộ. Nhiều khi khách chẳng kịp nhìn mặt cô dâu vì cô dâu đi thay váy suốt.


Trong lễ cưới của người miền Bắc thường ít hát nhạc sống, có chăng là nhà hàng tổ chức sẽ mời ca sĩ của họ tới hát quan họ, dân ca. Khách khứa cũng chẳng mấy khi để ý đến ca sĩ hát trên sân khấu.


Trong lễ cưới của người miền Nam, khách khứa thường lại rất hào hứng lên sân khấu hát mừng cô dâu, chú rể. Dù hát không hay nhưng nhiều người vẫn rất nhiệt tình lên hát mừng hạnh phúc đôi trẻ.


Ở miền Bắc, họ hàng, người thân của cô dâu chú rể thường mừng tiền mặt cho đôi trẻ.


Trong miền Nam, họ hàng người thân của đôi trẻ lại hay mua trang sức vàng để tặng.

(Theo Pháp Luật & Xã Hội)
http://bongban.org/threads/su-khac-...nh-tro-choi-bong-ban.28914/page-2#post-394778
Còn một phong tục nữa trong đám cưới HN và ngoài Bắc ko biết SG có ko? đó là lại quả. Đám cưới nào cũng có buồng cau mặc dù bây giờ " bói" cũng chẳng thấy người ăn trầu! Khi đón dâu về đang lúc gấp gáp lộn xộn mẹ vợ bẻ một nhánh quả cau đưa lại cho mẹ chồng ( không được dùng dao để cắt- sợ đứt tình duyên) nhưng bây giờ buồng cau nào người ta cũng chằng dây rất kỹ cho đẹp và đỡ rơi rụng nên nhiều khi mẹ vợ toát hết mồ hôi mà không thể nào lại quả được cho mẹ chồng. Người có kinh nghiệm phải nói trước nhà hàng để riêng một nhánh chớ có chằng dây để còn lại quả đỡ cuống và mệt cho 2 bà thông gia.
 

NDB55

Thượng Tá
Từ này là tiếng pháp nên có khi trong nam còn sử dụng trước ấy chứ bác :)
Người Pháp đô hộ ta hàng trăm năm nên ai đã chơi hoặc có người nhà chơi BB từ thời Pháp trên cả nước đều hay dùng từ tiếng Pháp này.
 

docmaorg

Đại Tá
Miền bắc nhiều cao thủ hơn, chơi bóng tinh quái hơn, Người bắc chơi bóng đúng chất Việt Nam còn người Nam chơi bóng nửa Nam nửa Mỹ:p
Cái này là do người Miền nam được sống trong chế độ tư bản lâu hơn 20 năm so với người miền bắc.
 

NDB55

Thượng Tá
-Còn một khác biệt nho nhỏ nữa là ngoài HN hay Hải phòng thường có tấm biển hoặc dòng chữ cấm đái bậy hay cấm đổ rác hay cấm ngặt trẻ con chơi ở đây. Còn SG thường có tấm biển xin đừng đái bậy hoặc xin đừng đổ rác ở đây- cám ơn. Vì vậy người nơi khác đến thấy người ta nhẹ nhàng lịch sự cũng chớ làm bậy. Đã mấy chuc năm ko vào SG ko biến bây giờ các tấm biển đã chuyển từ xin, cám ơn thành cấm hay cấm ngặt chưa?
 

NDB55

Thượng Tá
Trò chơi BB hình như ít nhiều có tác động đến mọi mặt đời sống VH XH của chúng ta và ngược lại vì vậy các bác có cái gì hay hay ( hay với người này có thể ko hay với người kia ) đưa lên hoặc chém thoải mái với mục đích đơn thuần giải trí, nếu tốn tài nguyên DĐ thì mod xì top lại hè.
 

NDB55

Thượng Tá
-Còn một khác biệt nho nhỏ là khi chơi bóng, uống nước xong trả tiền còn ít tiền thừa ngươi HN sẽ nói: Chưa trả lại tiền thừa! còn người SG sẽ nói : Khỏi thúi !
- Thấy nữ VĐV sinh đẹp người HN thốt lên : Con bé kia trong xinh thế! Còn người SG : Con nhỏ ngon dữ!
 

Trainee

Đại Tá
-Còn một khác biệt nho nhỏ là khi chơi bóng, uống nước xong trả tiền còn ít tiền thừa ngươi HN sẽ nói: Chưa trả lại tiền thừa! còn người SG sẽ nói : Khỏi thúi !
dữ!
Sống vài năm ở SG tiền lẻ trong túi gần như chẳng có do văn hóa tiền tip.
Ra HN nửa năm, túi đầy tiền lẻ, do dư vài nghìn cũng cầm lại. :D
 

Bình luận từ Facebook

Top