Sự khác biệt giữa Hà nội và Sài gòn xung quanh trò chơi bóng bàn.

NDB55

Thượng Tá
- Cùng là sân chơi BB nghiệp dư nằm trong hệ thống Liên đoàn BB VN nhưng HN pre thu lệ phí theo đầu người còn HCM pre thu lệ phí theo đội.
- Khi bổ sung và chuyển nhượng VĐV trong giải Pre thì người HN chịu giá bổ sung và chuyển nhương VĐV đắt gấp đôi so với người SG.
 
Last edited:

NDB55

Thượng Tá
-Trong bữa ăn gia đình có ông hàng xóm xuất hiện rủ đi xem thi đấu BB thì câu đầu tiên người HN nói: mời bác xơi cơm ( nhưng bác chỉ ngồi uống nước thôi chứ tôi ko mời thật) còn người SG nói: mời bác ngồi uống nước ( tôi ko mời xơi cơm, bác cứ việc ngồi đợi).
 

Trainee

Đại Tá
-Trong bữa ăn gia đình có ông hàng xóm xuất hiện rủ đi xem thi đấu BB thì câu đầu tiên người HN nói: mời bác xơi cơm ( nhưng bác chỉ ngồi uống nước thôi chứ tôi ko mời thật) còn người SG nói: mời bác ngồi uống nước ( tôi ko mời xơi cơm, bác cứ việc ngồi đợi).

Ha ha, người HN rủ đi nhậu, đi ăn sáng cafe trước sau trận đấu thì bác cứ để ví (trong Nam gọi bóp) ở nhà cho đỡ sợ mất.
Còn người MN mà rủ thế thì bác để ví bóp ở nhà cũng được, nhưng nhớ cầm theo cho đủ ... tiền (phần của mình) :D
 

NDB55

Thượng Tá
Ha ha, người HN rủ đi nhậu, đi ăn sáng cafe trước sau trận đấu thì bác cứ để ví (trong Nam gọi bóp) ở nhà cho đỡ sợ mất.
Còn người MN mà rủ thế thì bác để ví bóp ở nhà cũng được, nhưng nhớ cầm theo cho đủ ... tiền (phần của mình) :D
Hihi đây là nói về sự xã giao của người HN và bắc kỳ từ xưa trong bữa cơm thôi, người được mời hiểu ngay là xã giao và ngồi đợi để bàn công chuyện mặc dù bụng rất đói ( vì cả 2 bên ko có thỏa thuận trước là ăn cơm với gia đình). Nếu thẳng tính như người Nam bộ hay SG vào nhà một người quen ngoài Bắc ( không thân lắm) gặp đúng bữa cơm mà thấy cả nhà lớn bé già trẻ mời bác xơi cơm rào rào lại mạng luôn ghế lại để " chiến" thì nó kì kì thế nào ấy ...Ngược lại người bắc vào nam thấy cả nhà lớn bé cứ ngồi chén tì tì ko ai mời lấy một câu cũng đừng lấy đó mà bức xúc hihi..( đây là tôi tưởng tượng cho vui chứ ko có ý gì đâu nhé). Còn ăn phở sáng vô tình 2 người bạn bắc kỳ gặp nhau ngồi cùng bàn thì thường người đến trước ăn xong trước khi ra về thường trả tiền luôn cho người đến sau, thỉnh thoảng mới gặp nhau thì nguyên tắc ai mời hay rủ rê thì người đó trả tiền, nếu ko đủ tiền cho 2 người thì rủ rê bạn làm gì.
 

NDB55

Thượng Tá
Có vẻ như bóng bàn miền nam coi trọng việc đánh đẹp hơn là thắng thua. Nghe bảo nhiều anh hùng "núp" ở ngoài bắc cố bám trụ tránh lên hạng trong khi người miền nam lại muốn thăng hạng sớm!
Có lẽ đúng như vậy nhưng một phần vì quanh năm suốt tháng cùng chiến đấu và bia bọt với nhau nên người bắc thường gắn bó đồng đội muốn lên hạng thì cả đội cùng lên chứ lên hạng một mình thì phải đi tìm đội khác lẻ loi ko quen tính nết uống bia mất sướng chưa kể những chuyện lằng nhằng có thể xảy ra trong đội.( 5 ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn).
 

Trainee

Đại Tá
Hihi đây là nói về sự xã giao của người HN và bắc kỳ từ xưa trong bữa cơm thôi, người được mời hiểu ngay là xã giao và ngồi đợi để bàn công chuyện mặc dù bụng rất đói ( vì cả 2 bên ko có thỏa thuận trước là ăn cơm với gia đình). Nếu thẳng tính như người Nam bộ hay SG vào nhà một người quen ngoài Bắc ( không thân lắm) gặp đúng bữa cơm mà thấy cả nhà lớn bé già trẻ mời bác xơi cơm rào rào lại mạng luôn ghế lại để " chiến" thì nó kì kì thế nào ấy ...Ngược lại người bắc vào nam thấy cả nhà lớn bé cứ ngồi chén tì tì ko ai mời lấy một câu cũng đừng lấy đó mà bức xúc hihi..( đây là tôi tưởng tượng cho vui chứ ko có ý gì đâu nhé). Còn ăn phở sáng vô tình 2 người bạn bắc kỳ gặp nhau ngồi cùng bàn thì thường người đến trước ăn xong trước khi ra về thường trả tiền luôn cho người đến sau, thỉnh thoảng mới gặp nhau thì nguyên tắc ai mời hay rủ rê thì người đó trả tiền, nếu ko đủ tiền cho 2 người thì rủ rê bạn làm gì.

Dù gì thì vẫn là VN cả, nên văn hóa dần dần gần gũi nhau và linh hoạt xử sự, nhưng vẫn có những nét riêng (còn giữ trong tư tưởng).
- Ở SG, nếu nhà đang ăn cơm, bác tới, họ có mới chứ. Nhưng về cơ bản chỉ mời một lần, nếu bác nói đã ăn rồi, sẽ không chèo kéo. Mà mời là mời thật lòng, có nhiều ăn nhiều, có ít thì sẵn sàng chạy ra phố mua thêm đồ.
- Về văn hóa ăn nhậu, trong SG là văn hóa "Share". Rủ nhau đi mang tinh thần rủ đi cùng cho vui. Nhậu xong là có người đứng dậy cầm bill rồi đếm đầu chia, gom tiền, có thể gom thiếu tý rồi bù. Nhưng cũng có khi gom xong mình không phải bỏ ra xu nào :D. Thậm chí trưa đi ăn cơm bụi, mỗi người 30K cũng mỗi người rút tiền ra trả, dù không quá cứng nhắc: Có thể có ai đó có tiền chẵn trả dư, ... MN ăn nhậu chứ không phải đi uống bia, rượu. Vì thế tiền mồi rất nhiều (tiền bia cũng lắm), nên tiền bữa nhậu thường không nhỏ >> Share là vô cùng hợp lý :D. Tất nhiên ai chủ trì mời nhậu đãi thì anh em vẫn sẵn sàng bụng dạ thôi.
- Hồi em mới vào SG sống, cũng hay đi lai rai một mình, thỉnh thoảng lại gặp cũng có anh đi nhậu một mình, thế là ghép bàn nhậu chung, lát chia tiền nhậu, ai thích đãi người kia món gì thì gọi giới thiệu, lát nhớ trả thêm chút tiền món đó :).
Ôi kể ra thì còn nhiều nhiều lắm ...
....
.......
 

NDB55

Thượng Tá
Thế nào cũng có cãi nhau ... vì vùng miền.
Ấy ấy xin đừng cãi nhau, thực ra tôi nêu vấn đề cốt để giải trí cho vui thôi chứ đã gọi là tính cách hay phong tục vùng miền thì đều có nét đẹp riêng đáng trân trọng cả, tìm hiểu tí để thông cảm hiểu nhau hơn khi có dịp gặp gỡ... và trên hết là niềm đam mê chơi bóng,banh bỏ qua mọi chuyện vặt vãnh .
 

NDB55

Thượng Tá
- Về văn hóa ăn nhậu thì chiêu đãi hay "cămpuchia, lệ quyên" gì đó thì ở đâu cũng tương đối giống nhau mà. Nhưng ở ngoài bắc gia đình đang ăn cơm mà ông hàng xóm ghé qua mượn cái xô cái chậu thì cả nhà cũng mời cơm nhưng đấy là thay cho câu chào thể hiện sự lễ phép trong gia đình, còn trong nam ko rõ lắm có khi chỉ chào, hỏi thăm là được.
 

Trainee

Đại Tá
Ấy ấy xin đừng cãi nhau, thực ra tôi nêu vấn đề cốt để giải trí cho vui thôi chứ đã gọi là tính cách hay phong tục vùng miền thì đều có nét đẹp riêng đáng trân trọng cả, tìm hiểu tí để thông cảm hiểu nhau hơn khi có dịp gặp gỡ... và trên hết là niềm đam mê chơi bóng,banh bỏ qua mọi chuyện vặt vãnh .

Dạ đúng rồi, văn hóa vùng miền, nó là từ xưa để lại, dù dần dần hòa nhập, sự khác biệt không còn gay gắt nữa, Thế giới phẳng dần mà.
Vả chăng, mình kể ra như câu chuyện vui, ai bình phẩm đúng sai hay dở, chê bai gì nhau đâu mà.

Nhân lại nói dạ, dân Bắc ta "Dạ vâng ạ !", trong khi trong MN thì chỉ cần "Dạ" hoặc "Vâng" thế là đủ rồi. :D
À còn vụ trong mâm cơm, khổ mấy đứa trẻ ngoài Bắc trước bữa ăn, nhà mà đông người thì mời mỏi miệng từ thằng anh lớn cho đến cụ già, các cô các cậu, các bác. Còn trong MN thì bọn trẻ ít phải mời hơn, giờ thì gia đình Bắc Nam thường trộn lẫn dâu rể nên trẻ con trong này cũng được nhắc mời cơm người lớn nhiều hơn - người Bắc mới đầu vào có thể bị sốc nhè nhẹ việc này.
Bọn trẻ trong MN đôi khi nói cũng hay thiếu chủ ngữ hơn trẻ ngoài Bắc. Nhưng bên cạnh đó, câu cám ơn là câu nói rất tự nhiên của người MN chứ không gượng gạo như ngoài Bắc. Hình ảnh trẻ con trong này, khoanh tay nói "con cám ơn chú/cô/..." là rất thường thấy
Về xưng hô trong này đôi khi nói Gì thì chả biết là em mẹ hay chị mẹ nữa, vụ này thì Bắc, Trung, Nam, kể ra cũng lắm xưng hô (Cô, gì, chú, bác, cậu, mợ, dượng, chế, ổng, ảnh, bả, ) .... nhức hết cả đầu :(
 

thaythuydn

Đại Tá
-Trong bữa ăn gia đình có ông hàng xóm xuất hiện rủ đi xem thi đấu BB thì câu đầu tiên người HN nói: mời bác xơi cơm ( nhưng bác chỉ ngồi uống nước thôi chứ tôi ko mời thật) còn người SG nói: mời bác ngồi uống nước ( tôi ko mời xơi cơm, bác cứ việc ngồi đợi).
Rất chính xác.Tôi đã bị trách một lần lúc tôi 29 tuổi.Khi anh bất ngờ đến thăm một gia đình miền Bắc,gặp lúc gia đình đang ăn cơm.Nếu chủ gia đình mời mình dùng cơm ,mà mình ngồi vào ăn là mất lịch sự ,vì họ mời đưa không phải mời thật.Còn miền Nam thì cứ nhào vào nhậu tự nhiên như RUỒI.
Người miền Bắc gọi girlfriend hay boyfriend là NGƯỜI YÊU.Người miền Nam gọi là BÔ.
Người miền Bắc viết chính tả hỏi ,ngã,có g ,không g,rất chính xác.Người miền Nam viết lộn tùng xèo như mình đây nên cứ bị Dr Hồng Sơn người miền Bắc chỉnh hoài.
Khi mình vào nhà thăm bạn bị con chó sủa,thì người miền Bắc nói không sao đâu,bác cứ vào.
Còn người Nam nói không RĂNG đâu.Người miền Bắc trả lời sao kỳ vậy ,con cho no NHĂN cả hàm RĂNG ra đấy sao mà bác bảo chó bác KHÔNG RĂNG !!??.Đây là sự thật khi mình lên 9 tuổi một bác miền Bắc mới di cư vào Nam năm 1954.
người miền Nam nói sẹc bóng (servir/serve),miền Bắc nói giao bóng.
Miền Nam nói mét (à remettre),người miền Bắc nói giao bóng lại(giao bong chạm lưới).
miền Nam nói bóng bonne hoặc mauvaise,miền Bắc nói bóng tốt ,xấu.
 
Last edited:

NDB55

Thượng Tá
- Lại nói về từ ngữ tên gọi thì bắc kỳ gọi là cái thuyền , nam kỳ gọi là ghe. Nhưng nếu mấy ông bắc kỳ ngồi với nhau mà ví cái gì đó của nhau như cái ghe thì rất bậy bạ và dễ ăn vỏ chai lắm.
- Miền trung gọi khu là cái chỗ xấu xí - " khu mệt khu thở ai nỡ mắng khu " . Nhưng trước đây Hà nội có khu Ba đình, khu Hai Bà..nay mới đổi thành quận quận Ba đình , quận Hai Bà..hihi.
 

o3ma

Đại Tá
- Lại nói về từ ngữ tên gọi thì bắc kỳ gọi là cái thuyền , nam kỳ gọi là ghe. Nhưng nếu mấy ông bắc kỳ ngồi với nhau mà ví cái gì đó của nhau như cái ghe thì rất bậy bạ và dễ ăn vỏ chai lắm.
- Miền trung gọi khu là cái chỗ xấu xí - " khu mệt khu thở ai nỡ mắng khu " . Nhưng trước đây Hà nội có khu Ba đình, khu Hai Bà..nay mới đổi thành quận quận Ba đình , quận Hai Bà..hihi.
Oai, từ mở đầu là sự khác biệt xung quanh trò chơi bóng bàn đến giờ là sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền khắp nước rồi. E cũng đã đi khá nhiều vùng miền trên cả nước và lối phát âm hay cách gọi khác nhau cùng 1 vật mà nhiều lúc cười đau bụng.
 

phungducthang

Đại Tá
Khác biệt thú vị giữa nóng Hà Nội và nóng Sài Gòn
Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.

Sự khác biệt giữa đám cưới Hà Nội - Sài Gòn
Tết xưa - Tết nay, những khác biệt thú vị
Thú vị với clip sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây



Thời tiết ở Hà Nội nóng ẩm, oi nên trong những ngày nóng, cơ thể bị ra mồ hôi nhiều. Còn ở Sài Gòn, cái nóng khô hanh như thiêu như đốt khiến người người, nhà nhà cảm thấy muốn "bốc khói".


Mùa hè, ở Hà Nội, nắng to, mưa cũng to không kém. Mưa rào xối xả, kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Khác với mưa ở Hà Nội, những cơn mưa mùa này ở Sài Gòn đến cũng nhanh mà đi cũng nhanh. Vừa mưa buổi sáng nhưng buổi chiều lại nắng chang chang ngay được.


Những ngày tháng 5, ở cả hai miền đều có loài hoa đặc trưng riêng. Bằng lăng tím là loài hoa đặc trưng của mùa hè ở Hà Nội. Còn trong Sài Gòn, những ngày này, hoa điệp vàng nở rộ, khoe sắc vàng trong nắng.


Ngoài Hà Nội chỉ mới bắt đầu mùa nắng, mùa lạnh mới qua đi. Bởi vậy, làn da của mọi người còn khá trắng trẻo, sáng màu. Còn trong Sài Gòn, quanh năm suốt tháng nắng chói chang, nóng khủng khiếp, bởi vậy, hầu hết mọi người đều có màu da ngăm do phơi nắng nhiều.


Phụ nữ ở Hà Nội có thói quen mặc những chiếc áo, váy "chuyên biệt" để chống nắng. Áo chống nắng được thiết kế che được cả bàn tay, mũ trùm kín mặt thay khẩu trang được. Còn trong Sài Gòn, chị em hay sử dụng một chiếc áo khoác dài tay mỏng, đi kèm với khẩu trang, găng tay để tránh nắng.


Ở cả hai miền, trong những ngày nóng nực, người dân đều có thói quen ra đường hóng gió vào buổi tối. Địa điểm tụ tập thường xuyên của dân Hà Nội là những quán trà chanh, vừa uống trà chanh, cắn hạt hướng dương, vừa trò chuyện vui vẻ. Còn trong Sài Gòn, mọi người hay tụ tập cà phê bệt.



Mùa hè nóng nực, nhu cầu uống nước giải khát ở đâu cũng có. Nhắc đến nước giải khát ở Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến nước mía. Một bịch nước mía ở Hà Nội có giá khá "chát" so với Sài Gòn, dao động khoảng 10.000-15000 đồng. Ở trong Sài Gòn, rất dễ dàng để người dân mua được các loại nước giải khát, bởi chúng được bày bán ở khắp mọi vỉa hè với giá rẻ.



Trong các bữa cơm ngày nóng, người dân hai miền đều ưa chuộng nước rau luộc, ăn kèm với cơm cho mát. Để nêm vị chua vào nước rau cho dễ ăn, người Hà Nội hay sử dụng sấu, còn người Sài Gòn lại thường xuyên dùng me.



Người Hà Nội hay có thói quen đưa con, cháu vào trung tâm thương mại chơi để tránh nóng. Còn ở Sài Gòn, nóng quanh năm, các ông bố, bà mẹ hay đặt chậu nước đá to gần bé để giảm sự nóng nực.


(Theo Trí Thức Trẻ)
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/175743/khac-biet-thu-vi-giua-nong-ha-noi-va-nong-sai-gon.html
 

phungducthang

Đại Tá
Sự khác biệt giữa đám cưới Hà Nội - Sài Gòn
Cỗ cưới ở Sài Gòn có thể kéo dài từ sáng tới chiều như một buổi... đi nhậu. Còn ở Hà Nội, nhiều nhà đi mời đám cưới phải kèm theo quà trong lễ ăn hỏi, mà nhiều khi khách đông, quà ít, nhà gái... méo mặt.



Ngắm đám cưới đẹp như mơ của các cặp đôi đồng tính
Bi hài những đám cưới không được động phòng
Đám cưới rước dâu bằng... 20 con voi
Ly kỳ đám cưới song sinh




Lễ ăn hỏi của người miền Bắc thường có mâm bánh nướng, bánh dẻo trong sính lễ. Đến khi mang thiệp cưới đi mời bạn bè, người thân, một vài gia đình nhà gái thường mang theo bánh nướng, chè sen đến biếu. Nếu thiếu bánh, chè sen còn phải đi mua thêm cho đủ.










Người miền Nam, đặc biệt là người Sài Gòn không câu nệ lắm trong chuyện mời đám cưới. Thường họ chỉ phát thiệp, có khi còn mời luôn qua điện thoại.


Người miền Bắc, đặc biệt là dân Hà Nội hay ăn cỗ buổi trưa để cho cô dâu, chú rể và khách khứa đỡ mệt mỏi. Lúc đón dâu ban sáng xong là túc tắc ra nhà hàng làm lễ luôn. Khách đến thấy chỗ nào trống thì ngồi vào chỗ đấy, ăn rất nhanh rồi rút lui gọn ghẽ.


Dân miền Nam thì hay ăn cỗ chiều. Lý do là để tiện cho việc nhậu. Khách được chia theo bàn, những người có quen biết xếp vào cùng một chỗ. Vì chén chú, chén anh nhiều nên dân Sài Gòn ăn cỗ cưới cũng lâu hơn, chừng 4 - 5 tiếng mới xong.


Cô dâu miền Bắc ít thay váy cưới, chỉ mặc một bộ váy từ lúc đón dâu, ra ngoài nhà hàng tới lúc về nhà chồng. Nhiều khi hai gia đình chia nhau sáng nhà trai mời cỗ, chiều nhà gái mời cỗ, cô dâu cũng chỉ mặc độc một chiếc váy từ sáng tới chiều.


Cô dâu miền Nam, nhất là người Sài Gòn thay vài bộ váy trong tiệc cưới, có cô dâu thay tới 5 bộ. Nhiều khi khách chẳng kịp nhìn mặt cô dâu vì cô dâu đi thay váy suốt.


Trong lễ cưới của người miền Bắc thường ít hát nhạc sống, có chăng là nhà hàng tổ chức sẽ mời ca sĩ của họ tới hát quan họ, dân ca. Khách khứa cũng chẳng mấy khi để ý đến ca sĩ hát trên sân khấu.


Trong lễ cưới của người miền Nam, khách khứa thường lại rất hào hứng lên sân khấu hát mừng cô dâu, chú rể. Dù hát không hay nhưng nhiều người vẫn rất nhiệt tình lên hát mừng hạnh phúc đôi trẻ.


Ở miền Bắc, họ hàng, người thân của cô dâu chú rể thường mừng tiền mặt cho đôi trẻ.


Trong miền Nam, họ hàng người thân của đôi trẻ lại hay mua trang sức vàng để tặng.

(Theo Pháp Luật & Xã Hội)
http://bongban.org/threads/su-khac-...nh-tro-choi-bong-ban.28914/page-2#post-394778
 

D'Artagnan

Đại Uý
Có lẽ đúng như vậy nhưng một phần vì quanh năm suốt tháng cùng chiến đấu và bia bọt với nhau nên người bắc thường gắn bó đồng đội muốn lên hạng thì cả đội cùng lên chứ lên hạng một mình thì phải đi tìm đội khác lẻ loi ko quen tính nết uống bia mất sướng chưa kể những chuyện lằng nhằng có thể xảy ra trong đội.( 5 ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn).
Tôi thấy lý do này hơi bị... lãng xẹc bạn ạ.
 

Bình luận từ Facebook

Top