Liệu ta đã được tập luyện bóng bàn đúng cách?

backhand-ghost

Đại Tá
Quá khó, nhiều khi thấy nản nhưng nghĩ lại thấy tuổi bóng bàn của mình nhỏ quá nên "tay nghề" thế cũng là đương nhiên, lại tự an ủi gắng lên, gắng lên....đích đang ở đâu đó trước mặt, rất gần với....chân trời. :(:(:(
Anh nghĩ vậy có phần tiêu cực mà cũng có phần tích cực.
Anh tuy mới chơi, nhưng anh cũng có phân khúc "thị trường" của riêng mình cơ mà, vẫn có thể vẫy vùng. Chỗ này e mạnh dạn phê bình anh.
Nhưng chỗ tích cực là anh đang băn khoăn để vượt qua bản thân mình (ko so sánh với ai), em và ai cũng vậy thôi, dù cho đó là ZJK. Cái này thì em cổ vũ anh.
Haha.
 

o3ma

Đại Tá
Anh nghĩ vậy có phần tiêu cực mà cũng có phần tích cực.
Anh tuy mới chơi, nhưng anh cũng có phân khúc "thị trường" của riêng mình cơ mà, vẫn có thể vẫy vùng. Chỗ này e mạnh dạn phê bình anh.
Nhưng chỗ tích cực là anh đang băn khoăn để vượt qua bản thân mình (ko so sánh với ai), em và ai cũng vậy thôi, dù cho đó là ZJK. Cái này thì em cổ vũ anh.
Haha.
Vậy nên vẫn cố gắng đây, cố gắng, cố gắng...:):):)
 
Last edited:

NTBB

Super Moderators
Với em thấy rằng là tại Việt Nam đa phần dùng cốt OFF, OFF+ mà thêm mút xịn, quá nẩy nữa cũng là một hạn chế khi triển khai kỹ thuật cho người mới tập. Vì khi được hỗ trợ sức nẩy quá nhiều từ dụng cụ cơ thể sẽ không khả năng làm tròn động tác (có thể hất nhẹ, cắt hờ v.v...), huấn luyện viên thì chỉ qua loa cho rằng cần phải nhẹ tay lại v.v.... Em tham khảo một số clip mấy đứa nhỏ Hàn Quốc tập thấy động tác rất rõ ràng và phải dùng lực cơ thể để đưa quả bóng sang bên kia. Khi bóng qua lại trên bàn nhiều thì người đánh sẽ phát triển khả năng điều bóng, đánh đều, từ đó quen tay hình thành động tác cho bản thân.
Em cũng quan sát nhiều người dùng mút quá bám, quá nẩy khi đối phương giật mà khả năng phòng thủ chưa có thì chặn toàn ra ngoài, trong khi nếu vợt mút ít nẩy hơn họ chỉ đưa nhẹ banh sẽ vào bàn và sẽ có nhiều tình huống sau phát sinh thêm.
Mình đồng quan điểm với luckyluckedh về vụ sử dụng cốt mút..
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Bác @vietcan phản biện có chút chưa được thỏa đáng, nhưng mình vẫn rất cầu thị và bày tỏ thế này.
Đầu tiên, bác so sánh tập luyện BB với tập luyện võ thuật. Xin được thưa với bác là dường như bác chưa có đi học võ, chưa xem thi đấu võ thuật hoặc cũng có thể bác bị hơi nhiều của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung.
Hiện nay, khi thi đấu võ thuật, người ta thường phân thành hai hạng mục thi đấu khác biệt, đó là thi đấu biểu diễn và thi đấu đối kháng.
Sở dĩ phải nhắc lại như vậy để bác hình dung được sơ bộ vài nét trước khi ta liên hệ đến môn BB như bác đã rất quyết liệt mà có ý kiến.
Thêm nữa, khi thi đấu đối kháng chính quy với tinh thần cao thượng, văn minh thì người ta cũng chia rõ ra các hạng cân và tuyệt nhiên ko có nặng đấu nhẹ, người lớn đánh trẻ con đâu bác Việt thân mến.
Quay lại với BB, bác có phần hơi nhanh nhẩu đoảng khi nói bừa từa lừa mà không đọc kỹ bài viết của người khác. Ai nói với bác là ko cần chăm chỉ luyện tập kỹ thuật cơ bản, ai nói với bác là không cần tập giật trái phải hàng trăm quả mỗi ngày vậy nhỉ.
Việc luyện tập các kỹ thuật cơ bản một cách thường xuyên là vô cùng quan trọng và thậm chí khi ở đẳng cấp càng cao thì yêu cầu về khối lượng luyện tập lại càng lớn nếu muốn duy trì trình độ. Thế nhưng, vậy vẫn chưa đủ...
Người luyện võ hay chơi bóng, trong thực chiến vẫn phải có tư duy về "miếng đánh" hay "đường bóng" mới có thể triển khai được những ưu thế của một nền tảng kỹ thuật cơ bản. Tư duy để có sự kết nối, tư duy để có sự sắp đặt, tư duy để phán đoán, tư duy để thích ứng được với mỗi chiêu số hay quả bóng.
Linh kiện tốt cũng cần phải lắp ráp chuẩn mới ra được một sản phẩm tốt nhất có thể. Tại sao ta lại nói vậy? Tốt nhất có thể nghĩa là, đối với một trình độ nhất định và một đối thủ cùng đai đẳng, ta có gắng kết nối những đòn đánh rời rạc thành một tổ hợp uy mãnh nhất. Không phải là cứ trình cao mới có đòn mũi nhọn, có tổ hợp. Trình nào cũng có cả, nếu không thì chỉ có CNT mới được chơi bóng thôi. Về điểm này, bác chưa có tư duy.
Tiếp theo nữa, ta có thể tưởng tượng được rằng ta tập bóng đều giống như ta thi đấu biểu diễn. Còn lúc đánh thật chính là khi ta đấu đối kháng. Ác thay, cuộc sống nó không giống cuộc đời. Tập và đấu, biểu diễn và đối kháng khác nhau nhiều lắm.
Hàng ngày bác tập đá 1000 phát, luyện đấm 500 lần. Đồng ý là rất đúng và đồng ý luôn là bác đấm đá cực mạnh. Dưng mà bác không biết đỡ đòn, né đòn và quan trọng hơn là có khả năng chịu đòn thì xin hỏi bác có ra sân mà thi đấu với người ta được không. Bác chưa biết đấm đá vào đâu thì đã lĩnh luôn một cái "búng tai" và lăn quay ra, về chỗ.
Bóng bàn mà chỉ biết đánh mà không biết đỡ nó ngây ngô lắm bác ơi.
Thôi, mình nói đến đây thôi, hết kiên nhẫn rồi dù comt thiếu suy nghĩ của bác khiến mình vô cùng "ngỡ ngàng".
Có gì vẫn chưa thật đúng, mong bác Việt đại xá. Thân.
Thôi Bác cũng thông cảm, sự thật thì hay mất lòng, nhất là đụng chạm đến miếng cơm manh áo đến nghề nghiệp... sự thật bóng bàn tập nơi HLV chưa đủ nó chỉ cho người ta những kỹ năng cơ bản thôi, cũng như học quân sự trong trường Huấn luyện, nhưng khi ra chiến trường thì vô vàn hiện trạng biến hóa khôn lường đòi hỏi các VĐV phải sử dụng trí óc , sự khôn ngoan để đi đến chiến thắng, Biết người Biết Ta trăm trận trăm thắng,những kỹ năng Ta học trong trường chỉ là 1 giọt nước trong 1 ly nước. Sự khôn ngoan ,kinh nghiệm chiến trường nhiều và tâm lý ổn định sẽ quyết định trình độ đẳng cấp. Nhưng với kinh nghiệm cầm vợt 45 năm qua Tôi nhận thấy bây giờ các HLV chỉ dạy kỹ thuật tấn công như giật bóng trái phải kết hợp với di chuyển tốc độ, nhìn thì rất đẹp, nhưng khi ra thi đấu thì ko hiệu quả vì ra thi đấu đâu có bóng hiền lành như đang tập để tấn công đâu ? Thời chúng Tôi phải tập tất cả kỹ năng từ phòng thủ cũng như tấn công nhưng sau này kỹ thuật phòng thủ ko được chú trọng nên đã bị mai một và biến mất.những năm 1990 tôi dạy ở CLB Q1 chỗ Anh Lê Văn Inh chủ nhiệm năm đó anh đã gần 50 nhưng nhưng vẫn vô địch Giải A1 TPHCM lọai rất nhiều Kiện Tướng QG nhờ Rơ cắt phòng thủ, Giải CVV những năm đầu tiên cũng lối đánh cắt bóng phòng thủ xa bàn và tấn công gần bàn Anh đã hạ nhiều Cây Vợt hàng đầu của các nước mạnh như Liên Xô...những năm gần đây khi qua Úc mở trường Dạy Bóng bàn anh vẫn thi đấu và đoạt HCV U70 Thế Giới.Tiếc rằng vì ko được quan tâm nên Anh cũng ko truyền được lối đánh phòng thủ cho 1 VĐV nào tại VN. Do đó để Huấn luyện hiệu quả phải dạy tất cả kỹ năng phòng thủ cũng như tấn công như TQ đang huấn luyện, thậm chí Họ còn dạy thêm Vợt Dọc cho những VĐV Vợt Ngang nữa. 0978.782486.
 

thuongtihar

Thượng Sỹ
Đánh bóng bàn mà tiến bộ thì cần rất nhiều yếu tố mà quan trọng là niềm đam mê+ Năng khiếu+ điều kiện kinh tế + Người thầy có kỹ năng như: sư phạm tốt, có kỹ thuật cá nhân từ khá trở lên, có tâm huyết với học sinh, có võ + học môn Toán tốt ( nhất là môn hình học ) + Có sự khổ luyện + Có sự co sát theo kiểu quan hệ nhiều nên rộng:)) ++++........
Riêng bác backhand-ghost thì em chỉ tiếc cho bác là bác đến với bóng bàn hơi muộn chứ bác đến sớm tý nữa là bác còn tiến xa và cao hơn nữa vì rất có tố chất môn này ^^
 

backhand-ghost

Đại Tá
Đánh bóng bàn mà tiến bộ thì cần rất nhiều yếu tố mà quan trọng là niềm đam mê+ Năng khiếu+ điều kiện kinh tế + Người thầy có kỹ năng như: sư phạm tốt, có kỹ thuật cá nhân từ khá trở lên, có tâm huyết với học sinh, có võ + học môn Toán tốt ( nhất là môn hình học ) + Có sự khổ luyện + Có sự co sát theo kiểu quan hệ nhiều nên rộng:)) ++++........
Riêng bác backhand-ghost thì em chỉ tiếc cho bác là bác đến với bóng bàn hơi muộn chứ bác đến sớm tý nữa là bác còn tiến xa và cao hơn nữa vì rất có tố chất môn này ^^
Vẫn là chú mày, té đi.
Quên, chờ đã. Chú liệt kê thiếu một chút, anh bổ sung, đó là phải học giỏi môn tiếng Việt nữa. Haha
 

NTBB

Super Moderators
Bản thân tiêu đề của topic này đã nói lên rằng chủ thớt đã nghĩ là "ta đã được tập bóng bàn ... không đúng cách". Vậy cách đúng là cách nào?

Chắc rằng các Thầy dạy bb của chúng ta cũng đã tìm tòi, suy nghĩ và cố gắng soạn ra 1 giáo án mà các Thầy ấy cho là ĐÚNG. Mình chơi bóng phong trào phọt phẹt nên không dám phán xét các Thầy. Tuy thế, do thích bb và muốn lên tay nữa (!?) - dù đã U60 - nên mình hay tìm các tài liệu dạy bb của nước ngoài để tham khảo... Qua những gì mình nhận thức được từ các tài liệu ấy và cộng thêm qua các nhận xét của ace chúng ta đây trên diễn đàn, thì mình thấy rõ ràng chúng ta đang tập luyện bóng bàn với cái cách ... chưa đầy đủ (chứ ko hẳn là ... sai). Vậy chúng ta thiếu cái gì? Nhiều thứ !

Ở đây mình chỉ ví dụ 1 "cái", đó là việc học các cú đánh của các học viên khi học bb. Các tài liệu nước ngoài luôn hướng dẫn hết tất cả các cú đánh, bắt đầu từ cú công bóng thuận tay (VN gọi là đánh đều thuận tay) cho đến các cú đánh tấn công (giật, bạt, đập bóng - thuận tay và trái tay), các cú đánh phòng thủ (chặn, cắt - thuận tay và trái tay), và các cú đánh có tính chất triển khai thế trận tấn công (giật xoáy chậm, hất bóng trên bàn...- thuận tay và trái tay).v.v. Các học viên cần phải học hết và thuần thục tất cả các cú đánh. Còn sau đó tùy tố chất, sở thích, khả năng mà HLV hướng học viên đi theo lối chơi thiên về tấn công hay thiên về phòng thủ, hay công thủ toàn diện. Dù là rơ gì thì có 1 điều chắc chắn là khi vào 1 trận đấu bất kỳ nào đó , không đối thủ nào (dù là dưới cơ ta) chỉ chịu trận cho ta tấn công họ hoài. Họ cũng tấn công ta chứ ! Vậy nếu ko biết phòng thủ (ko biết chặn hãm lực, ko biết cắt xa bàn...) thì ta ... chết cú đó rùi còn đâu mà ... tấn công.

Còn nhiều thứ khác nữa... Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, việc một ai đó có "lỡ" học bb chưa đúng cách, hay chưa đầy đủ - thậm chí cả một Thầy nào đó muốn có giáo án dạy BB "chuẩn" hơn - thì việc bổ sung những cái còn thiếu cũng không khó lắm. Trên mạng đầy các tài liệu có chất lượng tốt. Ví dụ ace cứ xem loạt bài của chuyên gia Larry Hodges thì tha hồ mà bổ sung về chiến thuật, thủ thuật trong thi đấu, các cách tập luyện để có hiệu quả cao; hay bộ PingSkillS thì gần như là đầy đủ.v.v.

Chúc ACE học bb .... đúng cách ! Hihi! (Nhưng cần nhớ là dù "đúng" hay "sai" thì chúng ta đang là những người rất tâm huyết với BB - vì nếu ko thế thì giờ này đi ...ngủ rồi !)
 

backhand-ghost

Đại Tá
Bản thân tiêu đề của topic này đã nói lên rằng chủ thớt đã nghĩ là "ta đã được tập bóng bàn ... không đúng cách". Vậy cách đúng là cách nào?

Chắc rằng các Thầy dạy bb của chúng ta cũng đã tìm tòi, suy nghĩ và cố gắng soạn ra 1 giáo án mà các Thầy ấy cho là ĐÚNG. Mình chơi bóng phong trào phọt phẹt nên không dám phán xét các Thầy. Tuy thế, do thích bb và muốn lên tay nữa (!?) - dù đã U60 - nên mình hay tìm các tài liệu dạy bb của nước ngoài để tham khảo... Qua những gì mình nhận thức được từ các tài liệu ấy và cộng thêm qua các nhận xét của ace chúng ta đây trên diễn đàn, thì mình thấy rõ ràng chúng ta đang tập luyện bóng bàn với cái cách ... chưa đầy đủ (chứ ko hẳn là ... sai). Vậy chúng ta thiếu cái gì? Nhiều thứ !

Ở đây mình chỉ ví dụ 1 "cái", đó là việc học các cú đánh của các học viên khi học bb. Các tài liệu nước ngoài luôn hướng dẫn hết tất cả các cú đánh, bắt đầu từ cú công bóng thuận tay (VN gọi là đánh đều thuận tay) cho đến các cú đánh tấn công (giật, bạt, đập bóng - thuận tay và trái tay), các cú đánh phòng thủ (chặn, cắt - thuận tay và trái tay), và các cú đánh có tính chất triển khai thế trận tấn công (giật xoáy chậm, hất bóng trên bàn...- thuận tay và trái tay).v.v. Các học viên cần phải học hết và thuần thục tất cả các cú đánh. Còn sau đó tùy tố chất, sở thích, khả năng mà HLV hướng học viên đi theo lối chơi thiên về tấn công hay thiên về phòng thủ, hay công thủ toàn diện. Dù là rơ gì thì có 1 điều chắc chắn là khi vào 1 trận đấu bất kỳ nào đó , không đối thủ nào (dù là dưới cơ ta) chỉ chịu trận cho ta tấn công họ hoài. Họ cũng tấn công ta chứ ! Vậy nếu ko biết phòng thủ (ko biết chặn hãm lực, ko biết cắt xa bàn...) thì ta ... chết cú đó rùi còn đâu mà ... tấn công.

Còn nhiều thứ khác nữa... Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, việc một ai đó có "lỡ" học bb chưa đúng cách, hay chưa đầy đủ - thậm chí cả một Thầy nào đó muốn có giáo án dạy BB "chuẩn" hơn - thì việc bổ sung những cái còn thiếu cũng không khó lắm. Trên mạng đầy các tài liệu có chất lượng tốt. Ví dụ ace cứ xem loạt bài của chuyên gia Larry Hodges thì tha hồ mà bổ sung về chiến thuật, thủ thuật trong thi đấu, các cách tập luyện để có hiệu quả cao; hay bộ PingSkillS thì gần như là đầy đủ.v.v.

Chúc ACE học bb .... đúng cách ! Hihi! (Nhưng cần nhớ là dù "đúng" hay "sai" thì chúng ta đang là những người rất tâm huyết với BB - vì nếu ko thế thì giờ này đi ...ngủ rồi !)
Đúng là anh Út, nếu hỏi ở 4rum này ai giỏi tiếng Việt nhất, đánh chết em cũng vote cho anh.
Anh cực tinh tế, em hỏi là anh trả lời ngay.
Câu trả lời này chắc phải được 9,5 đ.
 

blueh

Thiếu Uý
Vì có thời gian chơi bóng cũng khá lâu và lại chịu khó lang thang, giao lưu với nhiều anh em chơi bóng nên mình có biết tương đối nhiều cao thủ, đặc biệt là những người đang tham gia huấn luyện, hướng dẫn cho những người muốn nâng cao trình độ. Có thể gọi họ là HLV bóng bàn cũng không sai.
Xem anh em luyện tập nhiều, bản thân cũng lăn lê bò toài với nhiều HLV, người viết cũng có đôi điều muốn chia sẻ.
Đa phần, trong một buổi tập, các HLV đều chú trọng uốn nắn cho học viên những đòn đánh như: đôi công phải trái; giật phải (có thể cả giật trái); đánh đa điểm kết hợp chuyển hoán trái phải, di chuyển chiều ngang; tập giao bóng, đỡ giao bóng....Đây hoàn toàn là những kỹ thuật cơ bản quan trọng và cần thiết. Nhưng có một vấn đề mà rất nhiều học viên cảm nhận được nhưng không biết vì sao. Đó là sự tiến bộ chậm chạp và hiệu quả không cao trong thực chiến dù trong luyện tập họ thực hiện rất tốt các bài tập của HLV. Mình biết, có rất nhiều người tập tuần 3 buổi trong nửa năm, thậm chí một năm trời mà mãi không lên được 2-0-2. Tập mãi mà không tiến bộ, không áp dụng được trong thi đấu nhiều khi cũng thấy nản thật. Và vấn đề là cả HLV và học viên đều không phát hiện được lý do.
Thực ra, cả HLV và học viên đã bỏ qua một số yếu tố vô cùng quan trọng để có thể áp dụng những gì trong luyện tập vào thực chiến. Đó là 3 đến 6 lần chạm vợt đầu tiên của cả hai bên.
Học viên nhiều người khi tập trái phải cả 20-30 quả đêù tăm tắp nhưng vào trận không biết làm sao để triển khai, để chủ động, để đánh quả bóng của mình.
Thứ nhất, hơn 90% học viên không được huấn luyện phòng thủ; không được tập chặn đẩy; không được hướng dẫn chặn bóng cầu vồng nhiều xoáy thế nào, bóng giật xung nhiều lực ra sao. HLV ngày dạy 3-5 ca, mệt bơ phờ rồi thì sức đâu mà giật bóng cho học viên tập chặn nữa. Lâu dần, người ta cũng quên và bỏ qua kỹ năng cực quan trọng này luôn. Học viên đến, lao vào tập đánh, tập tấn công còn việc "đỡ bóng" thì mù tịt.
Thứ hai, HLV nhiều người chơi tốt nhưng chưa chắc đã có tư duy và kinh nghiệm sư phạm, họ không hiểu được học viên và chỉ ra cho học viên phương pháp để tạo ra "quả đánh". Thi đấu bóng bàn không hoàn toàn chỉ là ai giật hay hơn, ai đấm mạnh hơn, ai di chuyển nhanh hơn... Trong thực chiến, ai chơi được quả bóng của mình mới có nhiều hơn cơ hội dành chiến thắng. Vậy mà, học viên cứ đến rồi lao vào giật, bạt, đấm...HLV thì hất, chặn, đẩy miệt mài. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác. Chẳng ai quan tâm đến việc quả giật phải này dùng khi nào, quả đấm trái này bao giờ thì sử dụng.
Điểm thứ ba, cũng rất quan trọng, người tập không được HLV định hướng rõ ràng về cách tư duy "bắt đầu một point như thế nào". HLV chẳng buồn để ý xem học viên có đặc điểm gì, chơi thế nào thì phù hợp. Cứ như vậy, HLV thì vô cảm, học viên thì hoài nghi và bế tắc.
Thứ tư, dễ dàng nhận thấy là ít HLV có sự phân loại học viên. Người lớn tuổi chân tay cứng, động tác không thể nắn được nữa cũng tập với giáo án của thanh thiếu niên chân nhanh như điện, lao trống ầm ầm. Thay vì nâng cao miếng đánh cho chuẩn, uốn nắn quả bóng cho tròn (với học viên lớn tuổi đã có thời gian chơi bóng tương đối) thì các vị HLV lại chỉ "nhồi" những kỹ thuật cơ bản "sáng tập một đằng, chiều về phang một nẻo".
Vấn đề còn nhiều, nhưng tạm kể ra vài thứ như vậy đã.
Vậy giải pháp là gì?
Cá nhân người viết nhận định rằng, nó phải được giải quyết trong 3-5 lần chạm vợt đầu tiên (của cả hai bên). Nói như người TQ, đó là "xử lý bóng".
Trong BB đỉnh cao hoặc thậm chí trình A - B của org, người ta bàn đến first 03 shots. Anh em ta trình còi thì chỉ dám bàn đến first 06 shots thôi.
Với người chơi bóng, việc bắt đầu một point luôn là "giao bóng" hoặc "đỡ giao bóng" chứ không phải chuẩn bị giật trái giật phải khi chân tay đã chuẩn bị ngon lành và chỉ chờ HLV hất thẳng "vào mồm". Đến đây là 02 chạm rồi.
Sau 02 chạm đầu tiên sẽ là gì? Về cơ bản sẽ là, "né trái moi phải"; "chọc dài, bắt ngắn"; "chặn bóng"; "đè trái"; "lao trống giật phải"; "hạ người moi trái"; "cổ tay đường chéo"; "hất bóng ra mang"..... Có thể thấy là 02 lần chạm vợt tiếp theo bao gồm cơ man những kỹ năng và vô số những thế bóng phải xử lý. Tạo quả đánh tốt hay phòng ngự chuẩn xác để phản công, đều tối quan trọng.
Dễ dàng nhận thấy là 04 lần chạm vợt này thực sự quá phức tạp nhưng lại vẫn chưa phải là thời điểm của những "chiêu số" mà ta được tập luyện hàng ngày. Phải "xử lý" tốt được 04 quả này thì mới có nhiều cơ hội để "kết" trong lần chạm bóng thứ 05 (người giao bóng) hoặc lần thứ 06 (người đỡ giao bóng). Đây mới là lúc một quả FH đúng kỹ thuật, một quả trái nhuần nhuyễn phát huy tác dụng.

Vậy túm lại, người viết định nói cái gì?
Một suy nghĩ nhỏ thôi.
Có lẽ, ngoài những đòn đánh cụ thể thì các HLV hãy nghiên cứu học viên một chút để mỗi học viên của mình được nâng cao những "mảng miếng" phù hợp.
Hay chăng, trong những buổi tập "đánh", ta dành chút thời gian để tập "đỡ".
Sau mỗi buổi tập, đã có ai được cùng HLV của mình trao đổi về chiến thuật hay những băn khoăn trong thực chiến?
Tại sao chẳng mấy học viên chủ động đề xuất tăng nhiều hơn thời gian luyện tập 3-6 bóng bên cạnh những bài tập tẻ nhạt, không biết áp dụng thế nào?
Việc tập "xử lý bóng" hoàn toàn có thể thực hiện cùng với HLV, sao ta cứ phải vừa "thi đấu" vừa "tập". Muốn có quả FH "căng mạnh" thì trước đó phải là một quả giật moi hợp lý hoặc một đòn phòng ngự chặn đè kết hợp xoay người chủ động cơ.
Người tập lắng nghe cơ thể của mình, HLV chịu khó tìm hiểu học viên hơn. Không tiến bộ mới là chuyện lạ.
bác chủ topic viết bài này hay, không phải bài viết nào của bác em cũng thích nhưng bài này đọc thấy rất tâm đắc. Các bác phản biện cũng nên hiểu bài này viết cho những trường hợp tập tành miệt mài, thậm chí đánh đẹp mắt mà không lên bóng chứ không phải những người mới tập chưa có kỹ thuật. Không chỉ là tập với thầy mà cách tập luyện nói chung nếu tập chiến thuật và khả năng phòng thủ thì mới nhanh lên được bóng, chứ tập tấn công miệt mài, động tác đẹp mắt nhưng thiếu khả năng xử lý những quả bóng đầu tiên thì khi thi đấu chưa kịp có cơ hội phát huy điểm mạnh đã thua rồi.

Mà theo mình không phải khi kỹ thuật tấn công đã hoàn thiện rồi mới tập đến phòng thủ và khả năng xử lý bóng mà phải tập cùng với nhau, tập xen kẽ để nâng cao dần trình độ một cách toàn diện. Mình thấy nhiều bạn trẻ tập nhiều, kỹ thuật lên nhanh, đánh đẹp nhưng ít tập phòng thủ và khả năng xử lý những quả bóng đầu thì sau này khó tiến bộ nhiều dù lúc đó có phát hiện ra điểm yếu này, thật sự đáng tiếc. Giống như học sinh bị hổng kiến thức rồi vậy, biết là hổng mà để bù đắp lại thì không hề dễ dàng, mất nhiều thời gian và công sức hơn nhiều so với học đầy đủ từ đầu.
 

backhand-ghost

Đại Tá
bác chủ topic viết bài này hay, không phải bài viết nào của bác em cũng thích nhưng bài này đọc thấy rất tâm đắc. Các bác phản biện cũng nên hiểu bài này viết cho những trường hợp tập tành miệt mài, thậm chí đánh đẹp mắt mà không lên bóng chứ không phải những người mới tập chưa có kỹ thuật. Không chỉ là tập với thầy mà cách tập luyện nói chung nếu tập chiến thuật và khả năng phòng thủ thì mới nhanh lên được bóng, chứ tập tấn công miệt mài, động tác đẹp mắt nhưng thiếu khả năng xử lý những quả bóng đầu tiên thì khi thi đấu chưa kịp có cơ hội phát huy điểm mạnh đã thua rồi.

Mà theo mình không phải khi kỹ thuật tấn công đã hoàn thiện rồi mới tập đến phòng thủ và khả năng xử lý bóng mà phải tập cùng với nhau, tập xen kẽ để nâng cao dần trình độ một cách toàn diện. Mình thấy nhiều bạn trẻ tập nhiều, kỹ thuật lên nhanh, đánh đẹp nhưng ít tập phòng thủ và khả năng xử lý những quả bóng đầu thì sau này khó tiến bộ nhiều dù lúc đó có phát hiện ra điểm yếu này, thật sự đáng tiếc. Giống như học sinh bị hổng kiến thức rồi vậy, biết là hổng mà để bù đắp lại thì không hề dễ dàng, mất nhiều thời gian và công sức hơn nhiều so với học đầy đủ từ đầu.
Like.
 

Bình luận từ Facebook

Top