làm thế nào để có 1 cú giật phải chuẩn??

pkhuyenthoai

Đại Tá
Để từ bạt sang giật mình chỉ mất có vài ngày, để giật đc hết tất cả các loại bóng cũng mất tới 3 tháng, nhưng để hiểu rõ ngọn ngành nguyên lý mình mất 1 năm mới có thể ngộ ra (vì ko có thầy dạy) thực ra cũng có người chỉ, nhưng họ trình kém nên mình ko nghe, chỉ tự tin vào sự nghiên cứu của chính bản thân, sau khi ngộ ra thì lên thẳng trình C luôn sau có hơn 1 năm tập luyện :D
Còn bạn nói là ko có xoáy ngang thì chứng tỏ bạn chưa ngộ đạo rồi :)
Mình cũng tự nghiên cứu và ngộ nhận thôi, có ông già đánh rất hay hơn mình nhưng chỉ mình cách giật mình cũng không nghe vì ổng chuyên gia bạt chữ ít khi nào giật, ổng chỉ toàn giật xoáy ngang :)
 

Trainee

Đại Tá
Ka ka, vậy các bạn cứ tự tập và ngộ đạo thôi, như thế nó sẽ thấm sâu.
Mình thì lười suy nghĩ nên nghe và tập theo thầy vậy :D
 

ITTF

Đại Uý
Thực ra tự nghiên cứu có cái hay, hay ở chỗ là sẽ nhớ lâu. Lâu lâu ko đụng vào bóng bàn thì chỉ cần mở lại mớ sách vở đã nghiên cứu ra là lại đánh đc 8-9 phần như xưa ngay lập tức. Còn đánh theo năng khiếu hoặc đc thầy dạy thì lại phải mất 1 thời gian để lấy lại cảm giác bóng.
 

Hien Le

Hạ Sỹ
Khi bóng cắt xuống nếu moi ko đủ lực thì rất dễ bị điều, vậy nên các bác cho e hỏi kỹ thuật đánh tn để có 1 cú giật chuẩn, mạnh trong trường hợp này!!
Theo ý kiến riêng của mình thì cú giật quan trọng nhất là cảm giác bóng, thời điểm tiếp xúc bóng và góc độ của mặt vợt khi tiếp xúc bóng. Có nhiều người giật phải yếu xìu giống hết hơi, cũng có nhiều người giật cực mạnh, không hẵn người giật banh đi yếu có lực cánh tay mạnh hơn người giật mạnh, thậm chí còn ngược lại quan trọng là lực gia tốc và năng lượng cơ thể của cánh tay, và cổ tay cộng với lườn tập trung tức thời tại thời điểm khi vợt tiếp xúc bóng tạo ra một xung lực cực lớn thắng được xoáy của người trả bóng bên kia. Có nhiều cách giật banh nặng, cách giật moi tức là moi cà ri theo dân bóng bàn thường gọi, về cú giật này đơn giản chi là dựng mặt vợt lên và kéo từ dưới lên là bóng qua bàn bên kia tuy nhiên có khuyết điểm là xung lực không cao chỉ có thể tạo xoáy chứ tốc độ chậm dễ bị đối phương đè bóng. cách giật thứ 2 là giật bạt mất xoáy của đối phương, cách giật này khó hơn đòi hỏi lực gia tốc cực kỳ lớn để làm mất xoáy của đối phương và ép trái bóng bay qua một cách đầy uy lực và cái khó là thời điểm tiếp xúc bòng phải sớm hơn giật moi tức là bóng vừa nhú lên đỉnh điểm của quỹ đạo là gia tốc đầu vợt đẩy bóng đi. Khi bóng qua bàn đối phương thi sẽ rất khó chống đở. Kiểu giật thứ 3 là giật tiếp xúc vào hông quả bóng, kiểu giật này tạo xoáy rất khó chịu vừa xoáy lên vừa xoáy ngang nên khi bóng bay qua bàn bên kia đối thủ rất khó chống đỡ. ưu điểm của kiểu giật này là tránh được lực xoáy xuống của đối phương vì ta giật bên hông và đã phá xoáy đối phương, và lực dùng cho cú giật này không cần mạnh lắm thì bóng cũng bay qua lưới rồi. Nhưng bù lại cú giật này rất khó tập vì xác suất hỏng do tiếp xúc bóng không tốt sẽ rất lớn. Một cú giật tốt phải bao gồm 3 yếu tố, tốc độ, độ xoáy và điểm rơi. Nếu giật điểm rơi tốt thì không cần giật mạnh cũng đủ thắng, ngược lại điểm rơi không bất ngờ và hiểm thì dù giật mạnh cũng chưa chắc đối thủ chết.
 

fan_ars

Trung Uý
Theo ý kiến riêng của mình thì cú giật quan trọng nhất là cảm giác bóng, thời điểm tiếp xúc bóng và góc độ của mặt vợt khi tiếp xúc bóng. Có nhiều người giật phải yếu xìu giống hết hơi, cũng có nhiều người giật cực mạnh, không hẵn người giật banh đi yếu có lực cánh tay mạnh hơn người giật mạnh, thậm chí còn ngược lại quan trọng là lực gia tốc và năng lượng cơ thể của cánh tay, và cổ tây cộng với lường tập trung tức thời tại thời điểm khi vợt tiếp xúc bóng tạo ra một xung lực cực lớn thắng được xoáy của người trả bóng bên kia. Có nhiều cách giật banh nặng, cách giật moi tức là moi cà ry theo dân bóng bàn thường gọi, về cú giật này đơn giản chi là dựng mặt vợt lên và kéo từ dưới lên là bóng qua bàn bên kia tuy nhiên có khuyết điểm là xung lực không cao chỉ có thể tạo xoáy chứ tốc độ chậm dễ bị đối phương đè bóng. cách giật thứ 2 là giật bạt mất xoáy của đối phương, cách giật này khó hơn đòi hỏi lực gia tốc cực kỳ lớn để làm mất xoáy của đối phương và ép trái bóng bay qua một cách đầy uy lực và cái khó là thời điểm tiếp xúc bòng phải sớm hơn giật moi tức là bóng vừa nhú lên đỉnh điểm của quỹ đạo là gia tốc đầu vợt đẩy bóng đi. Khi bóng qua bàn đối phương thi sẽ rất khó chống đở. Kiểu giật thứ 3 là giật tiếp xúc vào hông quả bóng, kiểu giật này tạo xoáy rất khó chịu vừa xoáy lên vừa xoáy ngang nên khi bóng bay qua bàn bên kia đối thủ rất khó chống đỡ. ưu điểm của kiểu giật này là tránh được lực xoáy xuống của đối phương vì ta giật bên hông và đã phá xoáy đối phương, và lực dùng cho cú giật này không cần mạnh lắm thì bóng cũng bay qua lưới rồi. Nhưng bù lại cú giật này rất khó tập vì xác suất hỏng do tiếp xúc bóng không tốt sẽ rất lớn. Một cú giật tốt phải bao gồm 3 yếu tố, tốc độ, độ xoáy và điểm rơi. Nếu giật điểm rơi tốt thì không cần giật mạnh cũng đủ thắng, ngược lại điểm rơi không bất ngờ và hiểm thì dù giật mạnh cũng chưa chắc đối thủ chết.
mình hiện tại vẫn giật bạt nhiều nên là hôm nào cảm giác tốt thì rất vào, còn hôm nào xấu trời thì -=-
 

Hien Le

Hạ Sỹ
mình hiện tại vẫn giật bạt nhiều nên là hôm nào cảm giác tốt thì rất vào, còn hôm nào xấu trời thì -=-
bạn giật bạt thì không nên vì khi giao đấu đối thủ không để bạn dễ dàng giật bạt đâu. Bạn phải tập cú giật an toàn tức là bạn lăn tay hình vòng cung trọn vẹn một cách thoải mái để bóng đi theo quỹ đạo hình vòng cung bạn có thể tập giật kiểu vận động viên TQ tức là cánh tay bạn vươn hơi dài ra chứ đừng co tay lại để giật, ưu điểm của cách giật này giúp bạn có thể phát lực tốt hơn và có thể giật xa bàn tốt hơn. Khi giật bạn phải tạo gia tốc tức thời lên trái bóng để tiếp cho nó một lực thật tốt để nó thắng được lực cắt chìm của đối phương. Khi gia tốc bạn lăn tay một cách thoải mái theo hình vòng cung viên mãn đừng ham sát thủ mà ép tới sẽ rất dễ hư, nếu bạn quen lúc đó mới thêm lực ép tới nhưng phải cực nhanh mới được. Khi tay vợt sắp chạm bóng, lúc đó bạn sẽ quyết định hướng đánh cũng như điểm rơi bạn sẽ điều bóng đến trong khi bộ pháp và chiêu thức vẫn giống nhau lúc đó điểm rơi của bạn sẽ cực kỳ khó đoán. Giống như tôi có thể giật được bất cứ điểm nào trên bàn khi gần tiếp bóng tôi chỉ cần bẻ cổ tay là như ý.
 

thelanqb

Moderator
Để từ bạt sang giật mình chỉ mất có vài ngày, để giật đc hết tất cả các loại bóng cũng mất tới 3 tháng, nhưng để hiểu rõ ngọn ngành nguyên lý mình mất 1 năm mới có thể ngộ ra (vì ko có thầy dạy) thực ra cũng có người chỉ, nhưng họ trình kém nên mình ko nghe, chỉ tự tin vào sự nghiên cứu của chính bản thân, sau khi ngộ ra thì lên thẳng trình C luôn sau có hơn 1 năm tập luyện :D
Còn bạn nói là ko có xoáy ngang thì chứng tỏ bạn chưa ngộ đạo rồi :)
Giật xoáy lên còn được huống gì xoáy ngang ;).
Chủ yếu là : luyện tập -> rút kinh nghiệm -> luyện tập -> rút kinh nghiệm..... thì sau này sẽ tự tạo cho mình một cái phải xạ có điều kiện o_O
 
Last edited by a moderator:

hungvotdoc

Thượng Tá
bạn giật bạt thì không nên vì khi giao đấu đối thủ không để bạn dễ dàng giật bạt đâu. Bạn phải tập cú giật an toàn tức là bạn lăn tay hình vòng cung trọn vẹn một cách thoải mái để bóng đi theo quỹ đạo hình vòng cung bạn có thể tập giật kiểu vận động viên TQ tức là cánh tay bạn vươn hơi dài ra chứ đừng co tay lại để giật, ưu điểm của cách giật này giúp bạn có thể phát lực tốt hơn và có thể giật xa bàn tốt hơn. Khi giật bạn phải tạo gia tốc tức thời lên trái bóng để tiếp cho nó một lực thật tốt để nó thắng được lực cắt chìm của đối phương. Khi gia tốc bạn lăn tay một cách thoải mái theo hình vòng cung viên mãn đừng ham sát thủ mà ép tới sẽ rất dễ hư, nếu bạn quen lúc đó mới thêm lực ép tới nhưng phải cực nhanh mới được. Khi tay vợt sắp chạm bóng, lúc đó bạn sẽ quyết định hướng đánh cũng như điểm rơi bạn sẽ điều bóng đến trong khi bộ pháp và chiêu thức vẫn giống nhau lúc đó điểm rơi của bạn sẽ cực kỳ khó đoán. Giống như tôi có thể giật được bất cứ điểm nào trên bàn khi gần tiếp bóng tôi chỉ cần bẻ cổ tay là như ý.
Trình cao hay thấp chính là ở chỗ này đây !
 

thaythuydn

Đại Tá
Giật xoáy lên còn được huống gì xoáy ngang ;).
Chủ yếu là : luyện tập -> rút kinh nghiệm -> luyện tập -> rút kinh nghiệm..... thì sau này sẽ tự tạo cho mình một cái phải xạ có điều kiện o_O
Xin hỏi moderator thelanqb về kỷ thuật giật xoáy ngang lên .Chỉ giật kỷ thuật này khi bóng đưa sâu ra 2 góc xa,hoặc cánh gà ,hay giật xoáy ngang lên trong mọi quả cắt ở mọi vị trí ,kể cả sát nát phải của mình.Giật này có dùng lườn không hay chỉ cẳng tay cổ tay thôi.
 

thelanqb

Moderator
Xin hỏi moderator thelanqb về kỷ thuật giật xoáy ngang lên .Chỉ giật kỷ thuật này khi bóng đưa sâu ra 2 góc xa,hoặc cánh gà ,hay giật xoáy ngang lên trong mọi quả cắt ở mọi vị trí ,kể cả sát nát phải của mình.Giật này có dùng lườn không hay chỉ cẳng tay cổ tay thôi.
Chào thầy thủy :).
Em xin trả lời thầy đối với cá nhân riêng em. Mỗi người sẻ tự chọn cho mình một phong thái đánh khác nhau nên chung chung rất khó nói.
Nhưng cá nhân e thì gặp quả này thuận là đánh dù ngắn bàn hay dài bàn ( e thuận đánh ngắn bàn hơn cả hai càng, bạt càng OK). Còn nếu giật quả bóng cắt thì dùng tuyệt chiêu được ăn cả ngả về không. Trước còn chuyên tâm nên đánh những quả cắt này tỷ lệ vào nhiều hơn, cũng để ý một số người trong CLB cứ kiểu giật moi lên rồi bặt, thực cái này e cũng không thích đánh, giờ không có thời gian nên đánh như gà mắc tóc thầy ạ.
Trả lời thêm ý cuối của thầy. riêng cá nhân e thì dùng thêm cả cánh tay trong, còn Bảo Sa Mạc ở CLB thì nó chỉ dùng cẳng tay và cổ tay ( đây là quả demi sở trường của nó)
 

tiachop

Thượng Tá
Ko biết định nghĩa của chủ thớt thế nào về cú giật chuẩn. Riêng em thì cứ giật hao hao giống 60-70% so với các VĐV hàng đầu thế giới gọi là chuẩn.
Em mất 1 năm để soi xét và học theo động tác của các VĐV trung quốc, soi từ cái ngón tay tới cả cái lông nách nhưng cuối cùng bất thành.
Kinh nghiệm rút ra đc là phải học cách tiếp xúc bóng trước sau đó mới học động tác. Cái kinh nghiệm này có đc sau khi em xem clip của bọn Tây này (góc quay khá đẹp).
Hãy nhìn kỹ hướng bóng tới lao vào vợt, hướng vung vợt và hướng bóng đi. Cậu Dan này chủ yếu đánh vào hông bóng. Sau khi xem xong thì quay lại soi cách tiếp xúc của các VĐV thế giới xem có giống ko :D
:D:D
Em cũng tự tập, tự nghiên cứu, cũng chuyển từ rơ bạt sang rơ giật, ngâm cứu cũng nhiều, em thấy ý kiến của bác @ITTF cũng giống ý em ở điểm tiếp xúc ở hông quả bóng.

Em xin được diễn giải ý kiến của em như sau:
1. Các động tác bóng bàn nếu phù hợp với cấu tạo của cơ thể thì sẽ khiến cho ta cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và thanh thoát, nhưng tiếc là là không phải động tác nào cũng thuận lợi với kết cấu của cơ thể.
- Vì dụ về động tác gò bòng BH và FH:
Đa phần mọi người dễ thực hiện gò BH hơn FH vì gò BH thuận lợi với cấu tạo cơ thể. Khi gò BH thì khớp nối giữa cánh tay trong và cánh tay ngoài (cẳng tay) rất phù hợp, động tác này đơn thuần là chúng ta lấy khủy tay làm tâm và co và duỗi khớp tay. Lúc này cả cẳng tay và cánh tay trong đều di chuyển trong một mặt phẳng. Còn động tác gò FH thì vẫn là khủy tay làm tâm nhưng khi thực hiện động tác thì cẳng tay và cánh tay trong không nằm trong cùng một mặt phẳng, khớp nối không còn là động tác co duỗi mà là cẳng tay xoay quay trục là cánh tay trong. Em diễn đạt đoạn này có thể khó hiểu với một số bác, nhưng không quan trọng, các bác cứ thử hai động tác này các bác sẽ thấy gò BH thoải mái và dễ hơn FH.
- Tương tự như vậy, nhưng ngược lại quả giật trái lại khó hơn quả giật phải. Vì khi giật BH thì xét ở việc huy động các khớp và cẳng tay thì nó tương tự động tác gò FH ở chiều ngược lại, và cú giật FH thì việc huy động các khớp tay tương tự như động tác gò BH.
2. Bàn về quả giật hông (hay má) bóng:
- Thứ nhất để động tác giật bóng tốt thì động tác giật phù hợp với kết cấu cơ thể tốt chừng nào hay chừng ấy. Do đó động tác gấp cẳng tay mà theo đúng chiều gấp của khớp nối giữa cẳng tay và cánh tay trong là tốt nhất.
- Thứ hai là để giật bóng tốt thì một điểm quan trọng là việc tiếp xúc giữ vợt và bóng.
Ví dụ khi xét đường bóng của đối phương là đường bóng thuần xoáy xuống, thì khi ta giật moi quả này bằng phương pháp tiếp xúc mỏng trực diện với bóng , ta phải phán đoán quỹ đạo của quả bóng - phán đoán độ vồng của nó cao hay thấp - để điều chỉnh động tác tay, góc độ tay góc độ mặt vợt cho phù hợp. Như vậy bất kể kiểu giật bóng của các bác là dầy hay mỏng, giật xung hay giật moi thì rõ ràng với mỗi đường bóng - chỉ xét xoáy xuống hoặc lên đơn thuần - đối phương đánh sang, nếu ta tiếp xúc trực diện với bóng ta cũng đều phải xem quỹ đạo của nó như thế nào để tiếp xúc bóng --> Rõ ràng đây là một điều không dễ dàng.
Trong khi đó nếu đó nếu tiếp xúc ở hông bóng (hay má bóng) thì ta sẽ dàng căn chỉnh tiếp xúc với các đường bóng xoáy xuống khác nhau hơn là tiếp xúc trực diện.
- Thứ ba là khi đường bóng của đối phương là xoáy lên đơn thuần hay xoáy xuống đơn thuần thì những điểm trực diện quả bóng là những điểm xoáy nhất còn những điểm ở hông bóng là những điểm ít xoáy nhất, do đó tiếp xúc ở hông bóng an toàn hơn, ít bị ăn xoáy hơn.

Phối hợp 3 điều này thì rõ ràng đối với các đường bóng là xoáy xuống hoặc xoáy lên đơn thuần thì tiếp xúc bóng ở hông bóng vừa ít ăn xoáy của đối phương, vừa dễ căn chỉnh, vừa phù hợp với kết cấu cơ thể.
Tuy nhiên đối với các đường bóng có thêm thành phần xoáy ngang thì rắc rối hơn nhiều, lúc ấy tùy trường hợp mà ta phải đổi điểm tiếp xúc vào quả bóng.

Đó là đôi điều nhận xét của em, mong các bác thấy sai thì chỉnh sửa chứ đừng chém em mà tội nghiệp. :D:p
 

money12

Đại Tá
Bạn phải chịu khó tập luyện thi đấu ,bạn sẽ có quả giật tốt,muốn giải một bài toán bạn pai có công thức,còn bạn muốn giật tốt điều đầu tiên bản pải có tác chuẩn và chịu khó tập luyện ,chúc bạn thành công
 

Trainee

Đại Tá
Em cũng tự tập, tự nghiên cứu, cũng chuyển từ rơ bạt sang rơ giật, ngâm cứu cũng nhiều, em thấy ý kiến của bác @ITTF cũng giống ý em ở điểm tiếp xúc ở hông quả bóng.

Em xin được diễn giải ý kiến của em như sau:
1. Các động tác bóng bàn nếu phù hợp với cấu tạo của cơ thể thì sẽ khiến cho ta cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và thanh thoát, nhưng tiếc là là không phải động tác nào cũng thuận lợi với kết cấu của cơ thể.
- Vì dụ về động tác gò bòng BH và FH:
Đa phần mọi người dễ thực hiện gò BH hơn FH vì gò BH thuận lợi với cấu tạo cơ thể. Khi gò BH thì khớp nối giữa cánh tay trong và cánh tay ngoài (cẳng tay) rất phù hợp, động tác này đơn thuần là chúng ta lấy khủy tay làm tâm và co và duỗi khớp tay. Lúc này cả cẳng tay và cánh tay trong đều di chuyển trong một mặt phẳng. Còn động tác gò FH thì vẫn là khủy tay làm tâm nhưng khi thực hiện động tác thì cẳng tay và cánh tay trong không nằm trong cùng một mặt phẳng, khớp nối không còn là động tác co duỗi mà là cẳng tay xoay quay trục là cánh tay trong. Em diễn đạt đoạn này có thể khó hiểu với một số bác, nhưng không quan trọng, các bác cứ thử hai động tác này các bác sẽ thấy gò BH thoải mái và dễ hơn FH.
- Tương tự như vậy, nhưng ngược lại quả giật trái lại khó hơn quả giật phải. Vì khi giật BH thì xét ở việc huy động các khớp và cẳng tay thì nó tương tự động tác gò FH ở chiều ngược lại, và cú giật FH thì việc huy động các khớp tay tương tự như động tác gò BH.
2. Bàn về quả giật hông (hay má) bóng:
- Thứ nhất để động tác giật bóng tốt thì động tác giật phù hợp với kết cấu cơ thể tốt chừng nào hay chừng ấy. Do đó động tác gấp cẳng tay mà theo đúng chiều gấp của khớp nối giữa cẳng tay và cánh tay trong là tốt nhất.
- Thứ hai là để giật bóng tốt thì một điểm quan trọng là việc tiếp xúc giữ vợt và bóng.
Ví dụ khi xét đường bóng của đối phương là đường bóng thuần xoáy xuống, thì khi ta giật moi quả này bằng phương pháp tiếp xúc mỏng trực diện với bóng , ta phải phán đoán quỹ đạo của quả bóng - phán đoán độ vồng của nó cao hay thấp - để điều chỉnh động tác tay, góc độ tay góc độ mặt vợt cho phù hợp. Như vậy bất kể kiểu giật bóng của các bác là dầy hay mỏng, giật xung hay giật moi thì rõ ràng với mỗi đường bóng - chỉ xét xoáy xuống hoặc lên đơn thuần - đối phương đánh sang, nếu ta tiếp xúc trực diện với bóng ta cũng đều phải xem quỹ đạo của nó như thế nào để tiếp xúc bóng --> Rõ ràng đây là một điều không dễ dàng.
Trong khi đó nếu đó nếu tiếp xúc ở hông bóng (hay má bóng) thì ta sẽ dàng căn chỉnh tiếp xúc với các đường bóng xoáy xuống khác nhau hơn là tiếp xúc trực diện.
- Thứ ba là khi đường bóng của đối phương là xoáy lên đơn thuần hay xoáy xuống đơn thuần thì những điểm trực diện quả bóng là những điểm xoáy nhất còn những điểm ở hông bóng là những điểm ít xoáy nhất, do đó tiếp xúc ở hông bóng an toàn hơn, ít bị ăn xoáy hơn.

Phối hợp 3 điều này thì rõ ràng đối với các đường bóng là xoáy xuống hoặc xoáy lên đơn thuần thì tiếp xúc bóng ở hông bóng vừa ít ăn xoáy của đối phương, vừa dễ căn chỉnh, vừa phù hợp với kết cấu cơ thể.
Tuy nhiên đối với các đường bóng có thêm thành phần xoáy ngang thì rắc rối hơn nhiều, lúc ấy tùy trường hợp mà ta phải đổi điểm tiếp xúc vào quả bóng.

Đó là đôi điều nhận xét của em, mong các bác thấy sai thì chỉnh sửa chứ đừng chém em mà tội nghiệp. :D:p
Kỳ thật, hôm rồi vừa nói chuyện với một đồng chí trình A diễn đàn, lại được thêm một người nữa khẳng định là cố gắng tập giật trực diện. Hạn chế tối đa giật hông bóng.
Haizz, có vẻ từ tự tập chiêm nghiệm tới những kiến thức của dân chuyên nó khang khác nhau nhiều phết.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Khi bóng cắt xuống nếu moi ko đủ lực thì rất dễ bị điều, vậy nên các bác cho e hỏi kỹ thuật đánh tn để có 1 cú giật chuẩn, mạnh trong trường hợp này!!
bro ra cái đề này khó quá, ko phải khó ở kỹ thuật mà khó ở chỗ mình đặt vấn đề chưa rõ và mông lung. Thế nào là chuẩn, thế nào đủ xoáy, thế nào là đủ lực...không có cái chuẩn thì mình tranh luận theo kiểu mỗi người một quan điểm và nói về những đối tượng khác nhau thì khó tìm được tiếng nói chung. Mình xoay lại một chút, "làm sao để có quả giật moi hiệu quả?" thì dễ tưởng tượng hơn.
Khi đối phương cài bóng xoáy xuống, thì đối với dân nghiệp dư tất nhiên phản ứng phải là một quả đánh tăng xoáy, cầu vồng dù là ở góc né, góc trống hay ở vị trí 2 nách (kỹ thuật thì các ae phân tích rồi, xoáy xuống mà, về cơ bản là một quả đánh FH nhiều ma sát, kéo bóng lên hoặc gì gì đó..). Vấn đề là hiệu quả thế nào, bro đang nói đến việc đối phương nó xử lý quả bóng nó ra sao phải ko? Câu chuyện là làm sao để đòn đánh đó hiệu quả, bởi phải đồng ý với nhau là tại point này, mình moi chuẩn, đánh nhiều bóng, đôi công và tìm cơ hội để kết (moi mà ăn ngay thì ta ko bàn).
Hiệu quả hay không thì phải xem đối phương thế nào, người ta xử lý ra sao, người ta khó chịu khi bị moi vào đâu, moi cầu vồng cao hay vừa phải, đối phương thích bóng nhiều xoáy hay ngại bóng moi không lực. Sau đây là những ví dụ tương đối toàn diện bro thử nghiên cứu xem.
Ở level trên đỉnh thế giới, ZJK cố tình bắt ngắn hơi ra ngoài bàn vài cm, chờ đối phương "bê" lên là phập luôn, FH đờ mi đường chéo cực nặng luôn chờ sẵn, có thể nói là tàn nhẫn. Ma Long, XD, FZD nó biết chứ. Mấy cu cậu moi cực kỳ có ý đồ (quả đó đương nhiên phải moi, vì ko bắt ngắn được mà cũng ko đánh ác được), bóng moi sang rất ngắn, thấp, gần lưới, không có đỉnh bóng, điểm rơi cũng lửng lơ để ko bị ăn đòn. Vậy là đạt ý đồ và có hiệu quả.
Sang đến trình A diễn đàn (ngoài Bắc thôi), có 3 ông em mà BhG đánh giá có FH mạnh và có thể kết được ngay một point sau một hoặc 2 quả FH là Việt HY, Hưng đen HD, Tuấn NĐ. Phải nói là 3 ông em đều giật cực mạnh. Nhưng nói về moi phải thì Việt HY nó hơn hẳn 2 người kia, chuẩn xác, cực xoáy và đặc biệt ở xa bàn nó vẫn moi cực xoáy, cong veo. Kỹ thuật moi của Việt nó miễn chê thật đấy nhưng nhiều lúc có hiệu quả đâu. Còn nhớ anh em nói lúc ở trường ĐH, đánh với Chốp hay Bư thì Việt cứ moi lên là đi nhặt banh hoặc Việt Nam Open 2013 có trận vs cậu nào trẻ chuyên nghiệp tên Nghĩa "khỉ" thì phải thì cũng như thế, moi lên là đi nhặt banh. Vậy phải thay đổi chứ, đâu phải cứ đúng kỹ thuật, thật nhiều xoáy và sang bàn là đủ, không đạt hiệu quả thì ko moi cho xong, tớ chẳng thà gò lại cho người ta đánh trước rồi tìm cách khác cho xong.
Tiếp tục, đến trình B nhé. Trước đây 1-2 năm, Minh "lùn" TH nó moi rất khác, dù bóng xoáy xuống tương đối nặng nhưng nó kiểu gì cũng "bê" sang được, bóng chẳng có lực, chẳng có xoáy, động tác thì cực xấu nhưng quả bóng đó của nó luôn gây khó chịu. Bóng sang tủn mùn, dặt dẹo, tăng lực thì nhiều khi bay ra ngoài, giảm lực thì nhiều lúc lại rúc lưới, xử lý kém chất lượng thì Minh "lùn" cũng có thể giật tiếp khoảng 20 quả FH nữa với sự chủ động tương đối. Mình nghĩ đây là hiệu quả (kỹ thuật thì ko dám bàn đến).
Ở trình độ C thì cũng có rất nhiều người hay, cỉ đưa một ví dụ về moi phải là Đông "đơ" chủ shop bong bàn Đông Dương phố Nguyễn Thái Học. Riêng quả moi bóng FH, Đông "đơ" cực nhạy cảm và tinh tế, bóng gì cũng moi được, bóng nặng thế nào cũng "cậy" lên được với mục đích làm gì, là để đưa vào đôi công, đánh nhiều bóng, đua độ chuẩn xác. Anh Đông "đơ" có thể tuỳ đối thủ mà moi đủ góc, điểm rơi biến hoá cho dù bóng không xoáy chút nào, cũng ko hẳn cầu vồng cũng không hẳn la "bê" sang. Nhưng nó làm người ta khó chịu, mình nghĩ đó là hiệu quả.
Vậy kết luận là gì, cảm giác bóng khác nhau, kỹ thuật khác nhau, vũ khí khác nhau nên với đường banh này cách tiếp cận sẽ khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng là "hiệu quả", tức là ở FH 2,3,4.. mình vẫn giữ được chủ động (mình cướp được "tiên" mà) hoặc sau đó là đôi công trái, giật trái gì gì đó mình vẫn phải chiếm ưu thế chứ hả. Tớ moi lên mà nó đấm trái "pẹt" một phát hết ngay hoặc moi lên mà nó giật FH cái "oành" thì thôi, bỏ đi, moi móc gì nữa, thằng này nó thích quả "moi" của mình rồi, thông cảm nhé, đưa sang cho mày đánh trước.
Vui tí nha ^_^
 
Last edited:

Bé Shin

Thượng Sỹ
E cũng chỉ là dân phủi thôi chảng học hành gì. Nhưng cũng bập bẹ cho ý kiến thế này.
- Giật phải chuẩn hay không cũng tùy vào tình huống. nếu bóng dễ mà giật ra ngoài thì là chưa chuẩn. ( ví dụ như xoáy lên dơn thuần vào giua bàn ma giat ra ngoài thì là chưa chuẩn.
- còn nói về xoáy xuống thì cũng có qủa cao qủa thấp, qủa thấp mà gần mép bàn thì ko moi ko dc, còn xa bàn thi nhiều khi nghiêng vợt cũng vẫn kéo bóng qua dc mà dâu nhất thiết phải ngửa vợt dâu
- Có thê suy nghĩ của 1 người cầm vợt chưa đầy năm như em đơn giản quá, các bác đừng cười nha.
 

fan_ars

Trung Uý
bro ra cái đề này khó quá, ko phải khó ở kỹ thuật mà khó ở chỗ mình đặt vấn đề chưa rõ và mông lung. Thế nào là chuẩn, thế nào đủ xoáy, thế nào là đủ lực...không có cái chuẩn thì mình tranh luận theo kiểu mỗi người một quan điểm và nói về những đối tượng khác nhau thì khó tìm được tiếng nói chung. Mình xoay lại một chút, "làm sao để có quả giật moi hiệu quả?" thì dễ tưởng tượng hơn.
Khi đối phương cài bóng xoáy xuống, thì đối với dân nghiệp dư tất nhiên phản ứng phải là một quả đánh tăng xoáy, cầu vồng dù là ở góc né, góc trống hay ở vị trí 2 nách (kỹ thuật thì các ae phân tích rồi, xoáy xuống mà, về cơ bản là một quả đánh FH nhiều ma sát, kéo bóng lên hoặc gì gì đó..). Vấn đề là hiệu quả thế nào, bro đang nói đến việc đối phương nó xử lý quả bóng nó ra sao phải ko? Câu chuyện là làm sao để đòn đánh đó hiệu quả, bởi phải đồng ý với nhau là tại point này, mình moi chuẩn, đánh nhiều bóng, đôi công và tìm cơ hội để kết (moi mà ăn ngay thì ta ko bàn).
Hiệu quả hay không thì phải xem đối phương thế nào, người ta xử lý ra sao, người ta khó chịu khi bị moi vào đâu, moi cầu vồng cao hay vừa phải, đối phương thích bóng nhiều xoáy hay ngại bóng moi không lực. Sau đây là những ví dụ tương đối toàn diện bro thử nghiên cứu xem.
Ở level trên đỉnh thế giới, ZJK cố tình bắt ngắn hơi ra ngoài bàn vài cm, chờ đối phương "bê" lên là phập luôn, FH đờ mi đường chéo cực nặng luôn chờ sẵn, có thể nói là tàn nhẫn. Ma Long, XD, FZD nó biết chứ. Mấy cu cậu moi cực kỳ có ý đồ (quả đó đương nhiên phải moi, vì ko bắt ngắn được mà cũng ko đánh ác được), bóng moi sang rất ngắn, thấp, gần lưới, không có đỉnh bóng, điểm rơi cũng lửng lơ để ko bị ăn đòn. Vậy là đạt ý đồ và có hiệu quả.
Sang đến trình A diễn đàn (ngoài Bắc thôi), có 3 ông em mà BhG đánh giá có FH mạnh và có thể kết được ngay một point sau một hoặc 2 quả FH là Việt HY, Hưng đen HD, Tuấn NĐ. Phải nói là 3 ông em đều giật cực mạnh. Nhưng nói về moi phải thì Việt HY nó hơn hẳn 2 người kia, chuẩn xác, cực xoáy và đặc biệt ở xa bàn nó vẫn moi cực xoáy, cong veo. Kỹ thuật moi của Việt nó miễn chê thật đấy nhưng nhiều lúc có hiệu quả đâu. Còn nhớ anh em nói lúc ở trường ĐH, đánh với Chốp hay Bư thì Việt cứ moi lên là đi nhặt banh hoặc Việt Nam Open 2013 có trận vs cậu nào trẻ chuyên nghiệp tên Nghĩa "khỉ" thì phải thì cũng như thế, moi lên là đi nhặt banh. Vậy phải thay đổi chứ, đâu phải cứ đúng kỹ thuật, thật nhiều xoáy và sang bàn là đủ, không đạt hiệu quả thì ko moi cho xong, tớ chẳng thà gò lại cho người ta đánh trước rồi tìm cách khác cho xong.
Tiếp tục, đến trình B nhé. Trước đây 1-2 năm, Minh "lùn" TH nó moi rất khác, dù bóng xoáy xuống tương đối nặng nhưng nó kiểu gì cũng "bê" sang được, bóng chẳng có lực, chẳng có xoáy, động tác thì cực xấu nhưng quả bóng đó của nó luôn gây khó chịu. Bóng sang tủn mùn, dặt dẹo, tăng lực thì nhiều khi bay ra ngoài, giảm lực thì nhiều lúc lại rúc lưới, xử lý kém chất lượng thì Minh "lùn" cũng có thể giật tiếp khoảng 20 quả FH nữa với sự chủ động tương đối. Mình nghĩ đây là hiệu quả (kỹ thuật thì ko dám bàn đến).
Ở trình độ C thì cũng có rất nhiều người hay, cỉ đưa một ví dụ về moi phải là Đông "đơ" chủ shop bong bàn Đông Dương phố Nguyễn Thái Học. Riêng quả moi bóng FH, Đông "đơ" cực nhạy cảm và tinh tế, bóng gì cũng moi được, bóng nặng thế nào cũng "cậy" lên được với mục đích làm gì, là để đưa vào đôi công, đánh nhiều bóng, đua độ chuẩn xác. Anh Đông "đơ" có thể tuỳ đối thủ mà moi đủ góc, điểm rơi biến hoá cho dù bóng không xoáy chút nào, cũng ko hẳn cầu vồng cũng không hẳn la "bê" sang. Nhưng nó làm người ta khó chịu, mình nghĩ đó là hiệu quả.
Vậy kết luận là gì, cảm giác bóng khác nhau, kỹ thuật khác nhau, vũ khí khác nhau nên với đường banh này cách tiếp cận sẽ khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng là "hiệu quả", tức là ở FH 2,3,4.. mình vẫn giữ được chủ động (mình cướp được "tiên" mà) hoặc sau đó là đôi công trái, giật trái gì gì đó mình vẫn phải chiếm ưu thế chứ hả. Tớ moi lên mà nó đấm trái "pẹt" một phát hết ngay hoặc moi lên mà nó giật FH cái "oành" thì thôi, bỏ đi, moi móc gì nữa, thằng này nó thích quả "moi" của mình rồi, thông cảm nhé, đưa sang cho mày đánh trước.
Vui tí nha ^_^
tập tập và tập để ngộ ra thôi bác :))
 

hungtv2002

Đại Tá
Kỳ thật, hôm rồi vừa nói chuyện với một đồng chí trình A diễn đàn, lại được thêm một người nữa khẳng định là cố gắng tập giật trực diện. Hạn chế tối đa giật hông bóng.
Haizz, có vẻ từ tự tập chiêm nghiệm tới những kiến thức của dân chuyên nó khang khác nhau nhiều phết.
Hờ, mình toàn giật hông bóng. Giật điểm này dễ vào và ổn định hơn, bóng đi cong nhưng nhược điểm là lực sẽ bị yếu, nếu đối phương biết chặn theo đường cong thì hết vở. Giật trực diện thì bóng đi mạnh và hiểm và cắm hơn...
 

traicauvong_bg

Đại Tá
Về kỹ thuật thì a e bàn kỹ rồi. Chưa thấy ai nói đến vũ khí. E nghĩ chọn vợt an toàn chút, đừng nảy quá là giật chuẩn ngay. Vợt chậm chậm quăng hết tầm vẫn vào bàn. Còn nảy quá phải ma sát nhiều và ko dám quăng hết tay. Nên đôi khi cũng ảnh hưởng đến chất lượng của quả giật. Ko dám đánh sớm, ko dám vào dày bóng và ko dám phang thẳng vào tâm bóng nếu bóng xoáy xuống nặng và ngắn
 

Duc_NM

Đại Tá
bro ra cái đề này khó quá, ko phải khó ở kỹ thuật mà khó ở chỗ mình đặt vấn đề chưa rõ và mông lung. Thế nào là chuẩn, thế nào đủ xoáy, thế nào là đủ lực...không có cái chuẩn thì mình tranh luận theo kiểu mỗi người một quan điểm và nói về những đối tượng khác nhau thì khó tìm được tiếng nói chung. Mình xoay lại một chút, "làm sao để có quả giật moi hiệu quả?" thì dễ tưởng tượng hơn.
Khi đối phương cài bóng xoáy xuống, thì đối với dân nghiệp dư tất nhiên phản ứng phải là một quả đánh tăng xoáy, cầu vồng dù là ở góc né, góc trống hay ở vị trí 2 nách (kỹ thuật thì các ae phân tích rồi, xoáy xuống mà, về cơ bản là một quả đánh FH nhiều ma sát, kéo bóng lên hoặc gì gì đó..). Vấn đề là hiệu quả thế nào, bro đang nói đến việc đối phương nó xử lý quả bóng nó ra sao phải ko? Câu chuyện là làm sao để đòn đánh đó hiệu quả, bởi phải đồng ý với nhau là tại point này, mình moi chuẩn, đánh nhiều bóng, đôi công và tìm cơ hội để kết (moi mà ăn ngay thì ta ko bàn).
Hiệu quả hay không thì phải xem đối phương thế nào, người ta xử lý ra sao, người ta khó chịu khi bị moi vào đâu, moi cầu vồng cao hay vừa phải, đối phương thích bóng nhiều xoáy hay ngại bóng moi không lực. Sau đây là những ví dụ tương đối toàn diện bro thử nghiên cứu xem.
Ở level trên đỉnh thế giới, ZJK cố tình bắt ngắn hơi ra ngoài bàn vài cm, chờ đối phương "bê" lên là phập luôn, FH đờ mi đường chéo cực nặng luôn chờ sẵn, có thể nói là tàn nhẫn. Ma Long, XD, FZD nó biết chứ. Mấy cu cậu moi cực kỳ có ý đồ (quả đó đương nhiên phải moi, vì ko bắt ngắn được mà cũng ko đánh ác được), bóng moi sang rất ngắn, thấp, gần lưới, không có đỉnh bóng, điểm rơi cũng lửng lơ để ko bị ăn đòn. Vậy là đạt ý đồ và có hiệu quả.
Sang đến trình A diễn đàn (ngoài Bắc thôi), có 3 ông em mà BhG đánh giá có FH mạnh và có thể kết được ngay một point sau một hoặc 2 quả FH là Việt HY, Hưng đen HD, Tuấn NĐ. Phải nói là 3 ông em đều giật cực mạnh. Nhưng nói về moi phải thì Việt HY nó hơn hẳn 2 người kia, chuẩn xác, cực xoáy và đặc biệt ở xa bàn nó vẫn moi cực xoáy, cong veo. Kỹ thuật moi của Việt nó miễn chê thật đấy nhưng nhiều lúc có hiệu quả đâu. Còn nhớ anh em nói lúc ở trường ĐH, đánh với Chốp hay Bư thì Việt cứ moi lên là đi nhặt banh hoặc Việt Nam Open 2013 có trận vs cậu nào trẻ chuyên nghiệp tên Nghĩa "khỉ" thì phải thì cũng như thế, moi lên là đi nhặt banh. Vậy phải thay đổi chứ, đâu phải cứ đúng kỹ thuật, thật nhiều xoáy và sang bàn là đủ, không đạt hiệu quả thì ko moi cho xong, tớ chẳng thà gò lại cho người ta đánh trước rồi tìm cách khác cho xong.
Tiếp tục, đến trình B nhé. Trước đây 1-2 năm, Minh "lùn" TH nó moi rất khác, dù bóng xoáy xuống tương đối nặng nhưng nó kiểu gì cũng "bê" sang được, bóng chẳng có lực, chẳng có xoáy, động tác thì cực xấu nhưng quả bóng đó của nó luôn gây khó chịu. Bóng sang tủn mùn, dặt dẹo, tăng lực thì nhiều khi bay ra ngoài, giảm lực thì nhiều lúc lại rúc lưới, xử lý kém chất lượng thì Minh "lùn" cũng có thể giật tiếp khoảng 20 quả FH nữa với sự chủ động tương đối. Mình nghĩ đây là hiệu quả (kỹ thuật thì ko dám bàn đến).
Ở trình độ C thì cũng có rất nhiều người hay, cỉ đưa một ví dụ về moi phải là Đông "đơ" chủ shop bong bàn Đông Dương phố Nguyễn Thái Học. Riêng quả moi bóng FH, Đông "đơ" cực nhạy cảm và tinh tế, bóng gì cũng moi được, bóng nặng thế nào cũng "cậy" lên được với mục đích làm gì, là để đưa vào đôi công, đánh nhiều bóng, đua độ chuẩn xác. Anh Đông "đơ" có thể tuỳ đối thủ mà moi đủ góc, điểm rơi biến hoá cho dù bóng không xoáy chút nào, cũng ko hẳn cầu vồng cũng không hẳn la "bê" sang. Nhưng nó làm người ta khó chịu, mình nghĩ đó là hiệu quả.
Vậy kết luận là gì, cảm giác bóng khác nhau, kỹ thuật khác nhau, vũ khí khác nhau nên với đường banh này cách tiếp cận sẽ khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng là "hiệu quả", tức là ở FH 2,3,4.. mình vẫn giữ được chủ động (mình cướp được "tiên" mà) hoặc sau đó là đôi công trái, giật trái gì gì đó mình vẫn phải chiếm ưu thế chứ hả. Tớ moi lên mà nó đấm trái "pẹt" một phát hết ngay hoặc moi lên mà nó giật FH cái "oành" thì thôi, bỏ đi, moi móc gì nữa, thằng này nó thích quả "moi" của mình rồi, thông cảm nhé, đưa sang cho mày đánh trước.
Vui tí nha ^_^
Đọc bài này của bác rút ra được là phải học nhiều kiểu moi khác nhau để nếu đối thủ không thích những quả moi nào của mình thì mình cứ mang quả đó ra mà trêu tức :D
 

Bình luận từ Facebook

Top