Bàn thi đấu - Hinh ảnh CLB CT2 Định công- Dũng9shop

NDB55

Thượng Tá
hehe.. chú đùa đấy, chứ các chú thì càng được chấp cao càng thua đậm càng thích. Lúc nào có t/g lại đến nữa nhé, cháu góp ý cho các chú những điểm còn quá yếu hoặc điểm mạnh cần phát huy để chuẩn bị cho mùa giải nhé năm nay nhé.
 

NDB55

Thượng Tá
Không hiểu giữa chơi BB và sau này ngồi giữa làng " dư lày" cái nào vui hơn?​
 

NDB55

Thượng Tá
Tập đánh gai khi nào là thích hợp nhất ? Khi đã thành thục kỹ thuật trái phải với hai mặt mút ? khi đã trưởng thành (người đã có tuổi) hay tập từ khi còn nhỏ? Và đây là quan điểm của Bác Thọ Hanh khi thuyết phuc tôi nên sử dụng măt gai ngay từ khi mới bắt đầu cầm vợt, và cô con gái nhỏ 8 tuổi của tôi nên học gai ngay từ đầu.: Gai hay mút chẳng qua là thứ vũ khí của người chơi, anh nào chăm tập và kỹ thuật cao hơn thì sẽ chiến thắng.
Hỏi; tại sao thế giới từ lâu toàn người chơi hai mặt mút lại giành thứ hạng cao nhất còn người chơi mặt gai lại ko?
- Không cứ TG mà ở ta cũng vậy, các bâc phụ huynh cho con em bắt đầu cầm vợt thường chơi mặt mút ko tập sử dụng gai nên số lượng người chơi gai phản xoáy rất ít so với người không chơi gai nên xác suất đào tạo ra nhân tài giữa gai và mút có sự chênh lệch lớn.
Hỏi : Tại sao người ta ko cho con em tập gai ngay từ đầu.
- Vì đa số phụ huynh thích cho con nhanh biết chơi BB, ko thích chơi gai phản xoáy vì vậy lượng HLV chuyên dạy sử dụng gai ngay từ đầu cũng ít đi và rất hiếm. Hơn nữa kỹ thuật chơi gai tập rất kỳ công, chăn cho người tập quả trái gai khó hơn nhiều so với tập cho người chơi mặt mút. Trẻ em hay người lớn mới tập BB nếu tập gai ngay từ đầu và trung thành với nó sẽ có tư duy tốt hơn trong việc sử dụng mặt gai sau này. Sử dụng gai sau này về già sẽ chơi BB được lâu và nhàn hơn chơi mặt mút.
Đó là quan điểm của Bác Thọ Hanh từ thời xa xưa, có rất nhiều người đả phá cho rằng đó là quan niệm cổ hủ, lỗi thời. Nay thấy phong trào chơi gai nghiệp dư ở người lớn tuổi rất sôi nổi và phương tiện tập cũng sẵn không hiếm như xưa: bóng nhiều, máy bắn bóng, điều kiện kinh tế...thì tôi thấy Bác Thọ Hanh nói đúng.
 
Last edited:

NDB55

Thượng Tá
Con gái bé nhất giải Hội khỏe Phù Đổng thủ đô Ha nội ( mặc áo măng tô đỏ trong đoàn Quận Hai bà Trưng) nhưng đã đoạt huy chương vàng môn bóng bàn do sử dụng mặt gai.Đối với nhiều người chơi nghiệp dư thì chỉ cần một lần như vậy cũng đủ động viên cả nhà quan tâm đến BB.
 

NDB55

Thượng Tá
  1. Trong mỗi chúng ta ai cũng có những kỉ niệm, những ký ức mà từ đó khiến chúng ta quan tâm hoặc ham thích chơi BB hoặc ít ra thì cũng biết đến môn chơi này. Riêng đối với tôi thì đó lại là hình ảnh cây cầu Long biên và người cha ham bóng bàn của mình từ khi tôi còn nhỏ xíu.

    Ký ức tuỏi thơ của tôi gắn liền với hình ảnh cây cầu Long biên. Nhà tôi ở ngoài đê sông Hồng cách cây cầu 800m. Bố tôi trước là Dược sĩ cao cấp từ thời Pháp và là Trưởng khoa Dược Viện y học dân tộc TƯ ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm HN, mẹ cũng là nhân viên ở đó. Bố mẹ chiều tôi lắm nên hàng ngày đèo tôi bằng ghế mây, trên chiéc xe đạp cà tàng đến cơ quan qua cây cầu này, bất kể trời nắng hay mưa to gió lớn. Các cô chú trong CQ cũng quý tôi ( có lẽ vì tôi là con của ‘sêp”). Sau đó tôi được gửi trẻ ở Số 5 Quang trung còn 2 em tuy bé hơn thì gửi trẻ trong làng. Có lần bố mải đánh bóng bàn ở Viện quên giờ đón tôi nên tôi ngồi khoc ở vỉa hè một mình trước lớp mẫu giáo không biết bao lâu. Khi về qua cây cầu dài hơn 2km bố cứ xin lỗi tôi suốt vì tôi vẫn còn khóc âm ỉ đến tận nhà. Bố nói với tôi sau này con lớn lên nếu chơi BB thì phải chú ý quả rơve, thằng Tây rất chú ý quả trái vì nó hiểm và bất ngờ ( lúc đó tôi mới 5 tuổi có biết gì về BB!), bố còn nói về cây cầu: để XD cây cầu này thằng Tây đã làm chết rất nhiều người Việt vì phải lặn xuống sông xây chân cầu.Bố còn nói sau này khi tôi lớn lên người ta sẽ xây thêm vài chiếc cầu qua sông nữa ở đằng kia, còn cây cầu này chỉ để làm kỷ niệm.- Sao bố biết nhỉ? chắc là đọc báo hồi đó? Mặc dù vẫn khoc ư ử nhưng tôi vẫn nghe từng câu bố nói. Nay bố mẹ tôi đã không còn nữa.Tôi yêu bố mẹ lắm và cũng yêu luôn cả hình ảnh cây cầu và những câu chuyện kể của bố mẹ. Anh em chúng tôi lớn lên hàng ngày luôn nhìn thấy cây cầu. Gánh nước, tắm rửa, giặt rũ, bơi lội chúng tôi đều nhìn thấy cây cầu. Thỉnh thoảng ban đêm ra bờ sông xem pháo hoa cũng nhìn thấy cây cầu.Thậm chi khi hái trôm ngô non HTX và hái quả dâu tằm chin ăn với nhau cho vui chúng tôi cũng nhìn thấy cây cầu. Chúng tôi và bố mẹ còn tận mắt nhìn thấy những khẩu pháo phòng không đặt trên nóc cầu, chứng kiến tận mắt cây cầu đã bị bom Mỹ cắt làm mấy đoạn, muôn qua sông phải đi cầu phao…. Còn rất nhiều lần tôi và bố mẹ chịu cảnh tắc cầu hàng giờ lúc cao điểm tan tầm. Có khi tôi ốm phải nằm nhà mấy ngày, mẹ tôi đã tranh thủ giờ nghỉ trưa đạp xe qua cây cầu giữa trời nắng gắt về thăm tôi rồi quay lại cơ quan. Khi tôi lớn lên, sống ở nội thành thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm bố mẹ và đi trên cây cầu Long biên.Tất cả những ký ức và kỉ niệm thời xưa tôi làm sao có thể quên được cây cầu già nua chết tiệt này. Mỗi lần nhìn thấy hình ảnh đẹp đẽ hoành tráng khó tả bằng lời của cây cầu Long biên tôi cảm thấy bồi hồi xúc động.


    https://www.facebook.com/photo.php?...41827.100004622315508&type=1&relevant_count=1



    https://www.facebook.com/photo.php?...41827.100004622315508&type=1&relevant_count=1
 
Last edited:

NDB55

Thượng Tá

Ô. Giang- chủ nhiệm CLB CT2 Đinh công- D9 shop. 85 tuổi. Đại tá Hải quân QĐND Việt nam. Thường xuyên chơi bóng và có mặt cả ngày tại CLB. Thương xuyên cập nhật số liệu các cuộc giao lưu, liên hoan tổng kết, số lượng người tham gia.. tất cả các sự kiên diễn ra tại CLB để báo cáo 6 tháng 1 lần. Không đeo kính, cực kỳ minh mẫn hay đùa với chị em rất di dỏm và đặc biệt là "lôp" còn căng! Thật khâm phục.
 
Last edited:

NDB55

Thượng Tá

Anh Huỳnh ở CLB CT2-D9 shop tặng Biên gai tấm hình này Ko biết chụp từ khi nào qua FB. Không hiểu tại sao lại làm được như vậy? Công nghệ thông tin tài thật. Cám ơn anh Huỳnh.
Co ai giup toi ko ? Tai sao dang co cai anh " dep trai " the ma hom nay lai bien di dau mat , ma danh may tai sao lai toan ko co dau la sao. _ vừa sủa mãi được cái dấu nhưng ảnh thì chịu !
 
Last edited:

NDB55

Thượng Tá
Suy nghĩ tản mạn về sử dụng mặt gai. Nhiều người hỏi cách đánh gai như thế nào, động tác ra làm sao? Tại sao sử dụng mặt gai lại khó thế…là người sử dụng mặt gai đã lâu , gần như từ khi bắt đầu cầm vợt tôi thấy như sau:

-Sử dụng mặt gai ko hề khó. Nếu khó chẳng qua ta đã chơi mặt mút lâu nên quen với độ nghiêng của vợt khi tiếp xúc bóng, lực khi ta vào bóng thường theo hướng tiếp tuyến với quả bóng và đường chuyển đồng vòng cung của nó, đặc biệt thường phát lực sớm trước khi bóng đến gần, dùng chủ yếu cổ tay và cánh tay ngoài gai thì ko như vậy. Người chơi mút càng lâu chuyển sang chơi gai càng thấy khó cũng giống như người chơi gai lâu chuyển sang mút vậy. Nếu 2 người chưa càm vợt bao giờ mà bắt đầu tập từ đầu với 1 người dùng mút ,1 người dùng gai thì độ khó đối với bóng bàn là như nhau.-

- Vậy động tác đánh gai khác mút như thế nào? Theo tôi cơ bản là không khác- đều là kỹ thuật tổng hợp lực của các khớp cần thiết trên cơ thể để tác động vào quả bóng. Nếu có khác chỉ khác là mặt mút có ma sát và rất nảy còn mặt gai thì không.và bề mặt rất mềm so với mặt mút. Chính vì vậy khi phát lực vào bóng ta ko nghiêng vợt như mút và hướng của lực phải là xuyên tâm quả bóng. Do mặt gai rất mềm nếu phát lực sớm trước khi bóng đến chỉ dùng cánh tay ngoài và cổ tay thì ko đủ lực, khó điều khiển bóng nên ta phải đợi bóng đến gần mặt vợt hơn so mặt mút và phải dùng thêm đồng thời lực của cánh tay trong.

- Người ở trình ngang cơ hoặc kém hơn một chút thấy đánh với người dùng gai có khi gặp khó khăn vì phía dùng gai phát lực vào bóng rất mạnh hoăc bóng bắn vào mặt gai rất mạnh nhưng do mặt gai mềm bóng tưởng đi mạnh nhưng dừng lại làm người dùng mút bị nhỡ nhịp hoặc gai ko ma sát nên bóng trả lộn xoáy người chơi mút sử lý nhầm sẽ làm bóng ra ngoài bàn.hoăc rúc lưới.

- Nếu bóng ngắn trong bàn thì gai cũng như mút phải dùng cổ tay là chính, mũi vợt chúc hẳn xuống bàn chỉ khác vẫn là gai phải tác động lưc xuyên tâm vì ko có ma sát.

Đôi điều suy nghĩ mong được các thầy, các cao thủ chỉ giáo. Xin cám ơn. .
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Vì cả bố và mẹ vợ đều " nhảy nhót" tại CLB Định công- D9 shop nên 2 "con dê" cũng thích BB.
Chúng ra ra sức luyện tập hàng tuần hihi...
Gia đình bác NDB55 thật là Hạnh phúc - là niềm mong ước của nhiều người ham mê bóng bàn đấy bác ạ! Có nhiều trường hợp vợ còn phán một câu xanh rờn: "Một là Vợ - hai là bóng bàn, ông hãy chọn đi !" Trông "Dê" nhà bác có vẻ còn lâu mới " hậu sinh khả úy" được bác nhỉ?
 

NDB55

Thượng Tá
Đúng vậy bác ợ, cả bà xã, tất cả "dê", cả gái lớn gái bé lẫn thằng cu tí còn lâu mới " hậu sinh khả úy" được, nhưng cả lũ chúng nó bắt đầu "nghiện" sạch cả rồi...!
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Suy nghĩ tản mạn về sử dụng mặt gai. Nhiều người hỏi cách đánh gai như thế nào, động tác ra làm sao? Tại sao sử dụng mặt gai lại khó thế…là người sử dụng mặt gai đã lâu , gần như từ khi bắt đầu cầm vợt tôi thấy như sau:

-Sử dụng mặt gai ko hề khó. Nếu khó chẳng qua ta đã chơi mặt mút lâu nên quen với độ nghiêng của vợt khi tiếp xúc bóng, lực khi ta vào bóng thường theo hướng tiếp tuyến với quả bóng và đường chuyển đồng vòng cung của nó, đặc biệt thường phát lực sớm trước khi bóng đến gần, dùng chủ yếu cổ tay và cánh tay ngoài gai thì ko như vậy. Người chơi mút càng lâu chuyển sang chơi gai càng thấy khó cũng giống như người chơi gai lâu chuyển sang mút vậy. Nếu 2 người chưa càm vợt bao giờ mà bắt đầu tập từ đầu với 1 người dùng mút ,1 người dùng gai thì độ khó đối với bóng bàn là như nhau.-

- Vậy động tác đánh gai khác mút như thế nào? Theo tôi cơ bản là không khác- đều là kỹ thuật tổng hợp lực của các khớp cần thiết trên cơ thể để tác động vào quả bóng. Nếu có khác chỉ khác là mặt mút có ma sát và rất nảy còn mặt gai thì không.và bề mặt rất mềm so với mặt mút. Chính vì vậy khi phát lực vào bóng ta ko nghiêng vợt như mút và hướng của lực phải là xuyên tâm quả bóng. Do mặt gai rất mềm nếu phát lực sớm trước khi bóng đến chỉ dùng cánh tay ngoài và cổ tay thì ko đủ lực, khó điều khiển bóng nên ta phải đợi bóng đến gần mặt vợt hơn so mặt mút và phải dùng thêm đồng thời lực của cánh tay trong.

- Người ở trình ngang cơ hoặc kém hơn một chút thấy đánh với người dùng gai có khi gặp khó khăn vì phía dùng gai phát lực vào bóng rất mạnh hoăc bóng bắn vào mặt gai rất mạnh nhưng do mặt gai mềm bóng tưởng đi mạnh nhưng dừng lại làm người dùng mút bị nhỡ nhịp hoặc gai ko ma sát nên bóng trả lộn xoáy người chơi mút sử lý nhầm sẽ làm bóng ra ngoài bàn.hoăc rúc lưới.

- Nếu bóng ngắn trong bàn thì gai cũng như mút phải dùng cổ tay là chính, mũi vợt chúc hẳn xuống bàn chỉ khác vẫn là gai phải tác động lưc xuyên tâm vì ko có ma sát.

Đôi điều suy nghĩ mong được các thầy, các cao thủ chỉ giáo. Xin cám ơn. .
Em nhất trí với các phân tích của bác và cũng xin mạn phép có một số suy nghĩ mặc dù không phải là cao thủ:
- Đúng là nếu tập từ đầu thì như nhau nhưng tập gai sẽ gặp khó khăn hơn nhiều vì không có người tập cùng đảm bảo cho bóng đều ổn định (trừ tập với máy). Do vậy, theo em việc chuyển sang chơi gai chỉ phù hợp khi ta đã có trình độ nhất định (không tiến bộ được nữa), dùng hiệu ứng "dị" của mặt gai để bù đắp phần nào các điểm yếu của mình. Tóm lại là bần cùng mới phải chuyển qua gai chứ có sức khỏe, có quả đánh uy lực, các động tác kỹ thuật đều hoàn hảo...thì tội gì mà chuyển sang gai phải không các bác!
- Khi đã chuyển sang gai thì đúng là cả một nghệ thuật (tất nhiên là mặt gai phải "dị") những cũng bị "mất khách" vì nhiều người sợ tập với mình hỏng tay. Cũng như phân tích của bác mà em vẫn động viên anh em trong CLB của mình là đánh được bóng gai thì mới là quả đánh của chính mình - đánh theo bóng chứ không phải theo phản xạ bản năng.
 

NDB55

Thượng Tá
Tôi cũng chỉ là thấp thủ, nhưng có thời gian thì ta cứ phân tích cho vui .
- Đúng là tập gai có khó khăn hơn vì chặn cho người tập gai rất vất vả và ít người tập cùng. Vấn đề này đã có bóng nhiều để người dạy hất bóng chuẩn cho tập hoặc tập với máy_ Ngày xưa ko có đk này (mua quả bóng cũng khó). Nếu ko có người chơi cùng thì ta phải tìm người cao thủ hơn ko sợ gai kể cả đi xa để 'chiến" ,còn người sợ gai và ko muốn tập với gai thì ta ko cần thiết phải cố chơi với họ mới nhanh lên bóng được.
- Nếu các phụ huynh và HLV thấy người tập yếu trái quá hoặc ko phát triển được hoặc có tật gì đó mới cho tập sang gai thì oan uổng cho loại vũ khí này quá. Ngay trong người đánh mút có người có phải rất hay và người trái rất hay rất uy lực - đó là năng khiếu bẩm sinh của con người ngoài yếu tố luyện tập. Vậy hãy để những người có năng khiếu trái tay tập với mặt gai ngay từ đầu thì XH chúng ta mới có nhiều cao thủ xử dụng loại vũ khí tuyệt vời và đa dạng này được. Đây là suy nghĩ theo cảm tính cá nhân mong các bác cao thủ và HLV ghét gai đừng chấp nhất nhé. Xin cám ơn.
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Tôi cũng chỉ là thấp thủ, nhưng có thời gian thì ta cứ phân tích cho vui .
- Đúng là tập gai có khó khăn hơn vì chặn cho người tập gai rất vất vả và ít người tập cùng. Vấn đề này đã có bóng nhiều để người dạy hất bóng chuẩn cho tập hoặc tập với máy_ Ngày xưa ko có đk này (mua quả bóng cũng khó). Nếu ko có người chơi cùng thì ta phải tìm người cao thủ hơn ko sợ gai kể cả đi xa để 'chiến" ,còn người sợ gai và ko muốn tập với gai thì ta ko cần thiết phải cố chơi với họ mới nhanh lên bóng được.
- Nếu các phụ huynh và HLV thấy người tập yếu trái quá hoặc ko phát triển được hoặc có tật gì đó mới cho tập sang gai thì oan uổng cho loại vũ khí này quá. Ngay trong người đánh mút có người có phải rất hay và người trái rất hay rất uy lực - đó là năng khiếu bẩm sinh của con người ngoài yếu tố luyện tập. Vậy hãy để những người có năng khiếu trái tay tập với mặt gai ngay từ đầu thì XH chúng ta mới có nhiều cao thủ xử dụng loại vũ khí tuyệt vời và đa dạng này được. Đây là suy nghĩ theo cảm tính cá nhân mong các bác cao thủ và HLV ghét gai đừng chấp nhất nhé. Xin cám ơn.
Em thì vẫn cho rằng phải tập đến trình nhất định thì mới nên chuyển sang gai (tất nhiên trừ một số trường hợp luyện gà nòi như cô bé U21 Zhou xintong của TQ chẳng hạn...)vì dù sao thì đỉnh cao của gai không thể bằng đỉnh cao của mút láng được. Măc dù bây giờ bản thân em thấy gai là tuyệt vời - không có nó thì chắc không còn là mình nữa.
 

NDB55

Thượng Tá
Em thì vẫn cho rằng phải tập đến trình nhất định thì mới nên chuyển sang gai (tất nhiên trừ một số trường hợp luyện gà nòi như cô bé U21 Zhou xintong của TQ chẳng hạn...)vì dù sao thì đỉnh cao của gai không thể bằng đỉnh cao của mút láng được. Măc dù bây giờ bản thân em thấy gai là tuyệt vời - không có nó thì chắc không còn là mình nữa.
Về " không có nó thì chắc không còn là mình nữa" thì bạn giống tôi quá.hehe..
 

NDB55

Thượng Tá
Chiều hôm qua, như đã hẹn trước với Huy béo các lão tướng của CT2- D9 shop đến Hồng mai để kiểm tra sức khỏe. Thể thao là ko biên giới, ko tuổi tác, giới tính..nhưng cũng cần nhắc lại để thấy được tính khốc liệt của trận chiến. Đều là huynh đệ anh em ko cờ bạc nên mênh giá 300k đồng đội và 50k đơn chỉ là cái cớ để ngồi xả hết sự sung sướng và nuối tiếc sau cuộc giao lưu. Dũng cảm lên đường gồm có Hiển đỉa 71 tuổi, Trang đột dập 66 tuổi và ông ngoại Long tóc 45 tuổi. Biên gai sinh hoạt 2 nơi sợ gươm giáo vô tình làm mất tình cảm anh em nên chấp nhận ngồi ngoài đưa tin và ảnh + đi uống. Mời các bạn xem hình ảnh bên CLB Hồng mai.
 

Drhongson

Đại Tá
Một lưu ý nữa là khi đánh BB xong các cụ ko nên ngồi uống bia quá nhiều ảnh hưởng sức khoẻ..! và ko nên hút thuốc lá trong phòng tập.

Bác chu đáo quá , cứ thế này thì bảo sao Clb ko vui sao duoc, hihi.
 

Bình luận từ Facebook

Top