Kỹ thuật Sử dụng GAI NGẮN

Thanh Trà

Thượng Tá
GAI NGẮN TRẢ GIAO BÓNG – MỘT KỸ NĂNG NÊN BIẾT “TRẢ NGUYÊN HIỆN TRẠNG”

Hầu hết số người sử dụng mặt mút láng khi trả giao bóng là thực hiện động tác chống lại xoáy bằng cách đánh ngược lại chiều xoáy hoặc thực hiện động tác tạo ra xoáy của mình. Đối với gai ngắn, bạn có thể trả bóng bằng một động tác không cần chống xoáy cũng như không cần tạo ra xoáy của bạn.

Khi đối thủ giao bóng xoáy nhiều có kèm với xoáy ngang, việc mà bạn cần phải làm chỉ là điều chỉnh góc vợt hợp lý rồi đơn giản đưa vợt chạm vào bóng mà không phải bỏ ra một nỗ lực tạo xoáy nào. Mục đích là để giữ được nguyên vẹn xoáy của đối thủ đã tạo ra và bóng vẫn tiếp tục xoáy đó khi nó quay lại bàn đối thủ. Khi đó nó cũng sẽ “chạy lồm chồm” lại và đúng như nhiều nhận định rằng: Giao bóng khó, khi nhận lại còn khó hơn.

Nếu các bạn muốn biết thực hư thế nào, hãy tìm Video trận đấu giữa Peter Karlsson (Thụy Điển) đấu với He Zhi Wen (Tây Ban Nha) tại Giải Vô địch Thế giới năm 2005. Trong đó bạn sẽ thấy Peter Karlsson giao bóng xoáy khó thế nào và He Zhi When xử lý đơn giản ra sao, rồi chính Peter Karlsson lại là người đã lâm vào tình thế bất lợi.
 
Last edited:

Shikagm

Trung Uý
Em xin đóng góp vài điều hiểu biết của em về gai ngắn cho vui
1. Khi lựa chọn một miếng gai ngắn, sự sắp xếp chân gai và độ ma sát rất quan trọng , nếu thích đánh kê chặn và bạt thì nên lựa chân gai xếp ngang, ma sat it, còn thích tốc độ và xoáy hơn thì lựa chân gai xếp dọc.
2. Về cơ bản một miếng gai ngắn cái hay nhất của nó không phải là topsheet mà là miếng lót, miếng lót hay phải mềm vừa du để khi kê không bị bung nhưng khi bạt phải triệt tiêu đc xoáy và phải đủ lực để dứt điểm
3. Và cái chết người nhất của gai ngắn chính là hiệu ứng "floating ball", đó là một quả bóng hoàn toàn không xoáy (đã bị phá xoáy) và đc cho thêm 1 lực vào nên khi vào bàn sẽ không nảy mà bay sạt xuống hoặc "trôi" ra cuối bàn , đối phuong đỡ sẽ bị rúc lưới.
4. Nếu 1 quả bóng có xoáy nó sẽ dễ dàng rẽ không khí mà đi để tạo thành 1 đường vòng rất đẹp (arc) nhưng bóng của gai ngắn đánh đi thường mất xoáy nên không khí sẽ lùa vào 2 bên quả bóng tạo 1 hiệu ứng nữa là "wobble ball" - banh lắc lư, rất khó đỡ.
Có gì các bác sua gium em a :p
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
KHI CÔNG BẰNG GAI NGẮN, GÓC VỢT BẠN CÓ GÌ ĐẶC TRƯNG ?

Nếu chỉ gói gọn trong phạm vi về gai ngắn, thì bạn sẽ không có đối chứng để so sánh nên cũng sẽ không biết được đặc trưng của góc vợt khi công bằng gai ngắn là gì. Vì vậy, chúng ta sẽ cùng đi xem xét góc đánh giữa mặt mút láng (được sử dụng đại chúng) với mặt gai công để tìm ra những sự khác biệt giữa hai mặt này trong việc điều chỉnh góc vợt khác nhau ứng với những đường bóng khác nhau của đối thủ.

1. Phạm vi điều chỉnh góc vợt gai ngắn ít hơn so với mặt mút láng
Mút láng chịu tác động rất nhạy cảm với xoáy của bóng đến. Chính vì vậy, khi đối phó lại với các đường bóng khác nhau, với cùng một cú đánh người sử dụng mút láng phải điều chỉnh góc vợt của mình nhiều hơn, trong một dải rất rộng. Trong khi đó, do mặt gai ngắn ít chịu tác động của xoáy đến, nên người sử dụng gai ngắn không cần phải thay đổi góc vợt quá nhiều.
Có thể hình dung rằng, khi công bằng mút láng bạn cần phải điều chỉnh góc mở vợt từ nhỏ nhất đến lớn nhất chênh nhau có thể đến 90 độ, trong khi đó sự thay đổi của góc vợt mặt gai thì mức chênh lệc giữa góc độ nhỏ nhất đến lớn nhất chỉ vào khoảng 30 độ hoặc hơn một chút.

2. Góc vợt của cú đánh bằng mặt gai cần phải chính xác hơn
Đến đây chắc các bạn nghĩ rằng đó là điều phi lý, vì vừa thấy phía trên nói mặt gai ít phải điều chỉnh góc đánh hơn mà bây giờ lại nói góc vợt của nó cần phải chính xác hơn?
Nhưng đó lại đúng là như vậy. Góc vợt mặt gai chỉ thay đổi ít là việc so sánh giữa góc đánh nhỏ nhất với góc đánh lớn nhất ứng với các đường bóng khác nhau của đối thủ đưa sang. Còn đối lại với một đường bóng cụ thể, thì mức độ dao động cho phép/ sai số của góc vợt mặt gai (để đánh được hiệu quả vào bàn đối thủ) sẽ là nhỏ hơn. Nguyên do:
- Đối với mặt mút láng, nếu bạn mắc lỗi mở vợt chưa đạt được tới góc vợt chuẩn một cách chính xác, thì bạn vẫn có thể tăng thêm tốc độ và độ xoáy cho bóng, kết quả là bóng được ôm bám vào mặt vợt và được kéo lên qua khỏi lưới và rơi vòng cung cắm xuống vào bàn;
- Đối với mặt gai công, nếu sai số của góc vợt lớn như mặt mút láng, thì bạn sẽ không thể tạo ra được mức xoáy nhiều đủ mức cần thiết để bù lại cái lỗi góc vợt mở chưa đạt. Chính vì vậy mà nói rằng, góc đánh của mặt gai ngắn đòi hỏi phải có độ chính xác hơn.

Tóm lại, đối với gai ngắn:
- Khi thực hiện các cú đánh, góc vợt thay đổi không nhiều;
- Trong mỗi cú đánh cụ thể, góc vợt đòi hỏi phải có độ chuẩn xác cao. Và bạn cần phải chú tâm đến điều này.
 
Last edited:

hungvotdoc

Thượng Tá
KHI CÔNG BẰNG GAI NGẮN, GÓC VỢT BẠN CÓ GÌ ĐẶC TRƯNG ?

Nếu chỉ gói gọn trong phạm vi về gai ngắn, thì bạn sẽ không có đối chứng để so sánh nên cũng sẽ không biết được đặc trưng của góc vợt khi công bằng gai ngắn là gì. Vì vậy, chúng ta sẽ cùng đi xem xét góc đánh giữa mặt mút láng (được sử dụng đại chúng) với mặt gai công để tìm ra những sự khác biệt giữa hai mặt này trong việc điều chỉnh góc vợt khác nhau ứng với những đường bóng khác nhau của đối thủ.

1. Phạm vi điều chỉnh góc vợt gai ngắn ít hơn so với mặt mút láng
Mút láng chịu tác động rất nhạy cảm với xoáy của bóng đến. Chính vì vậy, khi đối phó lại với các đường bóng khác nhau, với cùng một cú đánh người sử dụng mút láng phải điều chỉnh góc vợt của mình nhiều hơn, trong một dải rất rộng. Trong khi đó, do mặt gai ngắn ít chịu tác động của xoáy đến, nên người sử dụng gai ngắn không cần phải thay đổi góc vợt quá nhiều.
Có thể hình dung rằng, khi công bằng mút láng bạn cần phải điều chỉnh góc mở vợt từ nhỏ nhất đến lớn nhất chênh nhau có thể đến 90 độ, trong khi đó sự thay đổi của góc vợt mặt gai thì mức chênh lệc giữa góc độ nhỏ nhất đến lớn nhất chỉ vào khoảng 30 độ hoặc hơn một chút.

2. Góc vợt của cú đánh bằng mặt gai cần phải chính xác hơn
Đến đây chắc các bạn nghĩ rằng đó là điều phi lý, vì vừa thấy phía trên nói mặt gai ít phải điều chỉnh góc đánh hơn mà bây giờ lại nói góc vợt của nó cần phải chính xác hơn?
Nhưng đó lại đúng là như vậy. Góc vợt mặt gai chỉ thay đổi ít là việc so sánh giữa góc đánh nhỏ nhất với góc đánh lớn nhất ứng với các đường bóng khác nhau của đối thủ đưa sang. Còn đối lại với một đường bóng cụ thể, thì mức độ dao động cho phép/ sai số của góc vợt mặt gai (để đánh được hiệu quả vào bàn đối thủ) sẽ là nhỏ hơn. Nguyên do:
- Đối với mặt mút láng, nếu bạn mắc lỗi mở vợt chưa đạt được tới góc vợt chuẩn một cách chính xác, thì bạn vẫn có thể tăng thêm tốc độ và độ xoáy cho bóng, kết quả là bóng được ôm bám vào mặt vợt và được kéo lên qua khỏi lưới và rơi vòng cung cắm xuống vào bàn;
- Đối với mặt gai công, nếu sai số của góc vợt lớn như mặt mút láng, thì bạn sẽ không thể tạo ra được mức xoáy nhiều đủ mức cần thiết để bù lại cái lỗi góc vợt mở chưa đạt. Chính vì vậy mà nói rằng, góc đánh của mặt gai ngắn đòi hỏi phải có độ chính xác hơn.

Tóm lại, đối với gai ngắn:
- Khi thực hiện các cú đánh, góc vợt ít phải thay đổi;
- Trong mỗi cú đánh cụ thể, góc vợt đòi hỏi phải có độ chuẩn xác cao. Và bạn cần phải chú tâm đến điều này.
Chuẩn đấy bác ạ! Và em thấy theo kinh nghiệm của bản thân em là mặt càng khó (khó cho đối phương - mình sử dụng cũng khó) thì càng đòi hỏi độ chuẩn xác cao. Thực tế mới chuyển sang gai mà chơi ngay những gai khó thì không thể là chủ được nên trải qua những gai dễ trước đã (gần giống mút). Theo thời gian, động tác có độ chuẩn xác cao dần lên thì chuyển mặt khó mới phát huy hiệu quả.
 

bongban2010

Binh Nhất
Các tiền bối tư vấn cho e một mút gai chơi trái với, e mới chuyển từ mút sang, chơi ôm bàn, ve trái và bạt trái tạm ổn, cốt em đang dùng là cốt zjk zlc. Thanks.
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Các tiền bối tư vấn cho e một mút gai chơi trái với, e mới chuyển từ mút sang, chơi ôm bàn, ve trái và bạt trái tạm ổn, cốt em đang dùng là cốt zjk zlc. Thanks.
Bạn chơi ôm bàn, ve trái và bạt trái tạm ổn thì nên dùng gai ngắn (gai công). Bạn nên thử dùng các mặt gai ngắn dễ dễ trước để làm quen dần với động tác của gai (chân gai thấp, mau, chẳng hạn như Dawei 388B - lại còn rẻ nữa). Mới dùng những mặt này thì đừng hi vọng vào độ khó của gai hoặc đối thủ rất dễ quen. Sau động tác gai của bạn quen dần thì nâng cấp dần lên những mặt gai khó hơn (gai trung - chẳng hạn 388C-1... ) thì lúc đó mới phát huy tốt được hiệu ứng của gai. Vấn đề là bạn nên kiên trì một chút - Chúc bạn thành công!
 

bongban2010

Binh Nhất
Bạn chơi ôm bàn, ve trái và bạt trái tạm ổn thì nên dùng gai ngắn (gai công). Bạn nên thử dùng các mặt gai ngắn dễ dễ trước để làm quen dần với động tác của gai (chân gai thấp, mau, chẳng hạn như Dawei 388B - lại còn rẻ nữa). Mới dùng những mặt này thì đừng hi vọng vào độ khó của gai hoặc đối thủ rất dễ quen. Sau động tác gai của bạn quen dần thì nâng cấp dần lên những mặt gai khó hơn (gai trung - chẳng hạn 388C-1... ) thì lúc đó mới phát huy tốt được hiệu ứng của gai. Vấn đề là bạn nên kiên trì một chút - Chúc bạn thành công!
E vừa tạo một em 388B-1 gai ngắn, cảm giác ban đầu làm quen cũng thấy gần giống mút, mỗi điều đúng như bác nói đường bóng chưa có gì gọi là độ khó của gai, kê quả giật moi của đối phương hay mắc lưới quá..o_O
Bác có tài liệu hay kinh nghiệm hay dành cho người mới tập chơi gai gì xin chia sẻ cho em với ! Thanks.
 

hungvotdoc

Thượng Tá
E vừa tạo một em 388B-1 gai ngắn, cảm giác ban đầu làm quen cũng thấy gần giống mút, mỗi điều đúng như bác nói đường bóng chưa có gì gọi là độ khó của gai, kê quả giật moi của đối phương hay mắc lưới quá..o_O
Bác có tài liệu hay kinh nghiệm hay dành cho người mới tập chơi gai gì xin chia sẻ cho em với ! Thanks.
Bạn nên xem kỹ những bài về kỹ thuật gai ngắn của bác Thanh Trà đăng trong chính mục này. Tôi thấy rất hay đấy! Còn vấn đề bạn kê hay vào lưới có thể là do bạn chưa quen với độ tụt của gai hoặc lót mặt vợt của bạn mỏng quá (1,8 ly là vừa). Theo kinh nghiệm của tôi thì thấy rằng bạn đã nghĩ đến việc chuyển sang gai tức là bạn thấy bên trái của bạn còn bị hạn chế ở điểm nào đó (chứ nếu BH tốt rồi thì chuyển sang gai làm gì chó nó phí). cho nên bây giờ bạn phải tập gai dễ đánh (như mút) để khắc phục hạn chế đó. Sau một thời gian, bạn đánh mặt gai cảm thấy như đánh mút trước kia thì lúc đó thay 388C-1 là OK .
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Tặng các bác tập luyện nâng cao trình độ GAI NGẮN,
đặc biệt là hungvotdoc vì VIDEO này vừa là GAI NGẮN lại vừa sử dụng VỢT DỌC nữa:

Rất cảm ơn bác đã ưu tiên em cũng như là các mem chơi vợt dọc một mặt gai công! ViDEO này quá bổ ích. Chỉ tiếc là chắc là cũ quá nên hơi mờ, nhòe một chút bác ạ. Có điều không biết anh chàng này dùng gai ngắn gì mà có vẻ không khó lắm - đối phương đưa đẩy sang rất nhiều bóng. Hay là phải dùng gai dễ để tập quả đánh bác nhỉ ?
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Rất cảm ơn bác đã ưu tiên em cũng như là các mem chơi vợt dọc một mặt gai công! ViDEO này quá bổ ích. Chỉ tiếc là chắc là cũ quá nên hơi mờ, nhòe một chút bác ạ. Có điều không biết anh chàng này dùng gai ngắn gì mà có vẻ không khó lắm - đối phương đưa đẩy sang rất nhiều bóng. Hay là phải dùng gai dễ để tập quả đánh bác nhỉ ?
Về độ khó, theo mình hiểu, mặt mút láng mới là khó nhất vì xoáy nhất và có tốc độ cao nhất. Mặt gai có độ khó là làm mất nhịp, đường bóng khác với thông lệ (chuội, lắc...) so với mút láng thôi. Ý nói, mỗi cái có cái khó riêng, song nếu ở trình độ cao giữa hai đối thủ chắc xử lý đối lại nhau cũng ko có gì khó cả, ko nên nghĩ rằng cứ ra "đòn gai" là đối thủ “đi”.

Thực ra, dùng mút láng hay gai chỉ là phù hợp với lối đánh của mỗi người thôi. Khi đã có vũ khí phù hợp rồi, thì điều quan trọng là nâng cao kỹ năng và chiến thuật trong trận. Gai “khó” mà khi muốn thực hiện ra đòn mà ko được, thì sẽ ko bằng gai “dễ” có thể triển khai được hầu hết các cú đánh của mình – tức là, cú đánh của gai “dễ” lại có hiệu quả hơn và gây “khó” cho đối thủ hơn.

Thử xem Video này xem có khả dĩ hơn ko:

 
Last edited:

hungvotdoc

Thượng Tá
Về độ khó, theo mình hiểu, mặt mút láng mới là khó nhất vì xoáy nhất và có tốc độ cao nhất. Mặt gai có độ khó là làm mất nhịp, đường bóng khác với thông lệ (chuội, lắc...) so với mút láng thôi. Ý nói, mỗi cái có cái khó riêng, song nếu ở trình độ cao giữa hai đối thủ chắc xử lý đối lại nhau cũng ko có gì khó cả, ko nên nghĩ rằng cứ ra "đòn gai" là đối thủ “đi”.

Thực ra, dùng mút láng hay gai chỉ là phù hợp với lối đánh của mỗi người thôi. Khi đã có vũ khí phù hợp rồi, thì điều quan trọng là nâng cao kỹ năng và chiến thuật trong trận. Gai “khó” mà khi muốn thực hiện ra đòn mà ko được, thì sẽ ko bằng gai “dễ” có thể triển khai được hầu hết các cú đánh của mình – tức là, cú đánh của gai “dễ” lại có hiệu quả hơn và gây “khó” cho đối thủ hơn.

Thủ xem Video này xem có khả dĩ hơn ko:
Tròi ơi ! lại có cả Lưu quốc Lượng nữa ! bác chịu khó sưu tầm thật đấy! Em chuyển sang gai công cũng là từ khi xem và được biết LQL dùng gai công đấy. Hỏi bác như vậy chứ ở CLb em cũng vẫn dùng mặt "dễ" hơn để tập quả đánh với anh em, chứ mặt khó tập không được - đôi công toàn vào lưới ( vì không có thầy trình độ cao để tập). vẫn biết như bác nói quan trọng là cú đánh của mình (em hay nói đùa là " làm lấy mà ăn") nhưng bản ngã con người lòng tham vô đáy bác ạ - vẫn thích lạm dụng độ khó của gai để ăn điểm - Thế mới mâu thuẫn chứ (hehe)!
 

hungtv2002

Đại Tá
có bác nào đã từng chơi gai này chưa ah. cho em xin ít review
TSP Spinpips
img_2715_1.jpg
 

Tackebong

Trung Uý
Thìa gai công FH: <Đối phó với bóng xoáy xuống- ngắn-thấp về phía FH>
Cú flick BH (mút) trên bàn của em tạm ổn, nhưng bóng vào giữa + FH thì em hay vẫy vào lưới hoặc cắt lại thì bị nhổng hoặc không xoáy (... bị bạt mất banh :( )
Em đã thử sàng người qua để flick BH nhưng hay bị bỏ góc lùi về không kịp (do flick BH chưa đủ khó).
Một điều nữa là các bác "chơi cho vui" nên nhiều khi giao bóng không tung, rất bất ngờ và nhanh, chỉ có đưa FH đỡ mới kịp.
Banh lỏng còn có thể trả lại một ít xoáy xuống buộc đối thủ đánh an toàn ,không dám công còn đối với banh xoáy xuống nặng thì nếu cắt trả lại thì gần như banh qua bàn bên kia không xoáy.
Gặp trình kém hơn thì không sao, gặp đối thủ đã chủ động giao xoáy xuống ngắn thì họ biết và công luôn :(
Em cũng đã thử gài xoáy ngang nhưng chỉ dọa được trình thấp ngang ngang mình @_@

Em xem video thấy các tay thìa (gai công hoặc mút) đều có cú flick FH rất dẻo và không sợ bóng ngắn, thấp. Tuy nhiên chỉ xem nhưng ko hiểu "nguyên lý" thì chưa "luyện" được.
Rất mong các bác @Thanh Trà ,bác @hungvotdoc và các cao thủ chỉ giúp em "khẩu quyết" của cú Flick FH với gai ngắn này.
Em xin cảm ơn !

P/S: nếu có cú đánh khác chống lại bóng ngắn, thấp về FH dành cho gai công thì xin chỉ giáo lun ạ.
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Thìa gai công FH: <Đối phó với bóng xoáy xuống- ngắn-thấp về phía FH>
Cú flick BH (mút) trên bàn của em tạm ổn, nhưng bóng vào giữa + FH thì em hay vẫy vào lưới hoặc cắt lại thì bị nhổng hoặc không xoáy (... bị bạt mất banh :( )
Em đã thử sàng người qua để flick BH nhưng hay bị bỏ góc lùi về không kịp (do flick BH chưa đủ khó).
Một điều nữa là các bác "chơi cho vui" nên nhiều khi giao bóng không tung, rất bất ngờ và nhanh, chỉ có đưa FH đỡ mới kịp.
Banh lỏng còn có thể trả lại một ít xoáy xuống buộc đối thủ đánh an toàn ,không dám công còn đối với banh xoáy xuống nặng thì nếu cắt trả lại thì gần như banh qua bàn bên kia không xoáy.
Gặp trình kém hơn thì không sao, gặp đối thủ đã chủ động giao xoáy xuống ngắn thì họ biết và công luôn :(
Em cũng đã thử gài xoáy ngang nhưng chỉ dọa được trình thấp ngang ngang mình @_@

Em xem video thấy các tay thìa (gai công hoặc mút) đều có cú flick FH rất dẻo và không sợ bóng ngắn, thấp. Tuy nhiên chỉ xem nhưng ko hiểu "nguyên lý" thì chưa "luyện" được.
Rất mong các bác @Thanh Trà ,bác @hungvotdoc và các cao thủ chỉ giúp em "khẩu quyết" của cú Flick FH với gai ngắn này.
Em xin cảm ơn !

P/S: nếu có cú đánh khác chống lại bóng ngắn, thấp về FH dành cho gai công thì xin chỉ giáo lun ạ.
Nếu bóng đó đã vẩy được trái, thì chắc vẩy thuận trên bàn được đó. Chưa thạo thì phải luyện thôi. Về nguyên tắc gai công ko khác nhiều với mút láng thường, đặc biệt đối với xoáy xuống nó ít bị ăn xoáy hơn nên vẩy cổ tay (tiếp theo chiều xoáy) sẽ ít bị rúc lưới hơn do lỗi vào tiếp xúc bóng.
Khi vẩy có thể tạo thêm xoáy (để an toàn) hoặc ko cần (để tạo bóng nhanh, giảm tjan phản ứng của đối thủ); vẩy có thể tạo đường bóng có chiều cong lên đơn thuần hoặc thêm phần xoáy ngang cong hình quả chuối. Tham khảo nguyên lý/ kỹ thuật vẩy thuận bằng mút láng của PingSkills xem:

Các phương án lựa chọn khác:
- Gò bắt ngắn, thả qua đầu lưới;
- Hất (gẩy) kết hợp quẹt ngang về một trong hai bên mang cá, nhưng phải lùi nhanh để giữ thế thủ.
 
Last edited:

hungvotdoc

Thượng Tá
Thìa gai công FH: <Đối phó với bóng xoáy xuống- ngắn-thấp về phía FH>
Cú flick BH (mút) trên bàn của em tạm ổn, nhưng bóng vào giữa + FH thì em hay vẫy vào lưới hoặc cắt lại thì bị nhổng hoặc không xoáy (... bị bạt mất banh :( )
Em đã thử sàng người qua để flick BH nhưng hay bị bỏ góc lùi về không kịp (do flick BH chưa đủ khó).
Một điều nữa là các bác "chơi cho vui" nên nhiều khi giao bóng không tung, rất bất ngờ và nhanh, chỉ có đưa FH đỡ mới kịp.
Banh lỏng còn có thể trả lại một ít xoáy xuống buộc đối thủ đánh an toàn ,không dám công còn đối với banh xoáy xuống nặng thì nếu cắt trả lại thì gần như banh qua bàn bên kia không xoáy.
Gặp trình kém hơn thì không sao, gặp đối thủ đã chủ động giao xoáy xuống ngắn thì họ biết và công luôn :(
Em cũng đã thử gài xoáy ngang nhưng chỉ dọa được trình thấp ngang ngang mình @_@

Em xem video thấy các tay thìa (gai công hoặc mút) đều có cú flick FH rất dẻo và không sợ bóng ngắn, thấp. Tuy nhiên chỉ xem nhưng ko hiểu "nguyên lý" thì chưa "luyện" được.
Rất mong các bác @Thanh Trà ,bác @hungvotdoc và các cao thủ chỉ giúp em "khẩu quyết" của cú Flick FH với gai ngắn này.
Em xin cảm ơn !

P/S: nếu có cú đánh khác chống lại bóng ngắn, thấp về FH dành cho gai công thì xin chỉ giáo lun ạ.
Bạn xem kỹ lại Video Lưu Quốc Lượng của bác Thanh Trà post hôm trước - có đoạn hất trên bàn quả giao bóng ngắn rất hay, cả quay nhanh, quay chậm - chỉ việc xem kỹ rồi tập theo thôi. Hôm qua tôi vừa xem xong, sốt ruột chiều về CLB tập ngay. Hiệu quả ra phết. Điều quan trọng là phải bình tĩnh không vội vàng, chờ bóng rơi thêm một chút rồi vỗ tay vào hơi hất lên một chút lựa vừa đủ cho bóng qua lưới. Nói tóm lại là xem VIDEO rồi làm theo! Tuy nhiên hôm qua mới tập chứ chưa đánh trận. Trước đây mình cũng hay bắt ngắn lại hoặc gò lại những quả này cho an toàn nhưng đúng là gặp đối thủ quen gai rồi họ đánh cho mất bóng (không cho chặn) nên bây giờ cũng phải tập thôi để thêm một phương án trả giao bóng. Rất cảm ơn bác Thanh Trà đã cho 2 Video clip về tất cả các động tác kỹ thuật của vợt dọc gai công - Quá là bổ ích!
 

Bình luận từ Facebook

Top