Kỹ thuật Sử dụng GAI NGẮN

hungtv2002

Đại Tá
Chú này lại bắt đầu bị bệnh cái tôi trên diễn đàn
"phong thanh" chứ ko phải "phong phanh" bác ạ
ko hiểu sao, chỉ là cảm xúc cá nhân thôi nhé, nhưng từ trước tới giờ e nhìn mấy người đánh gai trông nó rất phi thể thao, xấu xấu bẩn bẩn thế nào ấy, tự dưng đâm ra rất khinh thường, đánh với họ có thua có thắng nhưng ko bao giờ nể ;)
đôi lời chân thật, có gì ko phải tác giả bỏ quá cho :)
 

thinhnguyen

Đại Tá
"phong thanh" chứ ko phải "phong phanh" bác ạ
ko hiểu sao, chỉ là cảm xúc cá nhân thôi nhé, nhưng từ trước tới giờ e nhìn mấy người đánh gai trông nó rất phi thể thao, xấu xấu bẩn bẩn thế nào ấy, tự dưng đâm ra rất khinh thường, đánh với họ có thua có thắng nhưng ko bao giờ nể ;)
đôi lời chân thật, có gì ko phải tác giả bỏ quá cho :)
.......
Chú em có hiểu từ ko nhỉ : phong phanh có nghĩa là tin đồn, lời đồn. Theo miền nam là thế. Còn phong thanh nghĩa là gì thế? A nhớ ko nhầm chú em còn thua đứa con nít nửa đó. Chú ko nhận biết được đâu là bát giác và lục giác.
Đúng thế... mặc dù có thắng có thua nhưng mình thấy ai đánh mút lán giống archer là bẩn bẩn dơ dơ.. thế nào ấy. Phi thể thao quá. Bb là môn chơi đòi hỏi khéo léo. Mà cứ 2 mút phang ầm ầm bất kể già trẻ trai gái.... làm mất nghệ thuật.
 
Last edited:

hungvotdoc

Thượng Tá
GAI NGẮN, CÁI LỢI CÁI HẠI LÀ Ở CHỖ NÀO ?

1. Gai ngắn nó có thể bạt xuyên xoáy.
Tận dụng lợi thế này, bạn có thể tạo dựng cơ hội để buộc đối thủ trả bóng chỉ cần cao bằng từ lưới trở lên, thì bạn đã có thể bạt mạnh xuyên tâm bóng. Trong khi thực hiện cú bạt bạn chỉ cần kết hợp thêm việc kéo vợt lên trên một chút, nhằm tạo ra đủ xoáy lên cho đường bóng có vòng cung đi vào bàn là được. Khi sử dụng gai ngắn, bạn luôn luôn cần ở tư thế sẵn sàng khi có bóng cao là bạt. Hãy nhớ rằng, khi bóng không ở độ cao mà có thể ra đòn cháy bàn giành điểm, thì cần phải di chuyển tốt và vào bóng đúng lúc.

2. Gai ngắn rất hữu hiệu cho những cú kê chặn
Do nó ít chịu ảnh hưởng của xoáy đến so với mặt mút láng nên việc kê chặn bằng gai ngắn có hiệu quả hơn. Khi thực hiện động tác chặn, bạn cần mở vợt hơn so với mút láng và đẩy ra phía trước. Bóng trả lại bàn đối thủ thường là bóng chuội. Hơn thế nữa, trong khi thực hiện cú chặn bạn có thể làm thay đổi được các đường bóng trả lại khác nhau, như: xoáy ngang hoặc xoáy xuống cũng như xoáy lên. Đã từng có nhiều người sử dụng gai ngắn để kê chặn nổi tiếng, như: David Zhuang nhiều lần Vô địch Mỹ, Gao Jun xếp hạng 11 Thế giới, và đặc biệt là He Zhi Wen, khi 43 tuổi rồi mà vẫn loại được Werner Schlager đang bảo vệ chức Vô địch Thế giới năm 2005.

3. Gai ngắng sử dụng để trả giao bóng rất tốt.
Tuy nhiên, nếu hy vọng rằng chỉ giơ vợt ra đỡ như gai dài trong khi trả giao bóng thì bạn sẽ thất vọng. Vì gai ngắn vẫn còn chịu ảnh hưởng của xoáy đến khá nhiều, nên bạn cần phải thực hiện các cú trả giao bóng một cách chủ động hơn. Trong nhiều trường hợp, khi đối phương giao xoáy xuống nặng, việc gò của bạn chỉ có tác dụng hãm ngược chiều xoáy, nên bóng trả lại có rất ít xoáy và có thể tạo điều kiện dễ dàng cho đối thủ tấn công bạn.

Hãy ghi nhớ điều này là, gai ngắn rất tốt trong việc tiếp thêm xoáy, nên bạn cần tận dụng khả năng này để áp dụng trong việc trả giao bóng. Thay vì gò lại xoáy xuống, hãy hất/vẩy cổ tay trên bàn. Nếu đối thủ giao bóng đủ dài, thì bạn nên sử dụng cú giật tiếp thêm xoáy của bóng đến, khi bóng trả về đối phương ngoài việc có xoáy lên nhưng cung đường của nó còn thêm phần lắc lư gây sự bối rối lưỡng lự cho đối thủ. Ngoài ra, để đa dạng phương án, bạn có thể sử dụng cú vẩy cổ tay kết hợp thêm phần xoáy ngang/ hoặc giật kết hợp thêm phần xoáy ngang, khi đó bạn sẽ đẩy được đối thủ vào thế vật lộn trong việc chống đỡ.

Như vậy, các điểm mạnh của gai ngắn là:
- Bạt xuyên xoáy (phá xoáy);
- Kê chặn hiệu quả; và
- Tiếp tăng thêm xoáy.

Còn điểm yếu của gai ngắn là mức tự tạo xoáy của nó kém nhiều so với mút láng
Để hạn chế nhược điểm này bạn cần có những thay đổi/ điều chỉ lại động tác đánh và vị trí tư thế đánh:
- Thực hiện cú đánh với vợt được mở hơn và động tác đánh về phía trước nhiều hơn;
- Thay vì lùi ra xa chờ bóng thấp để đối giật, bạn cần di chuyển kịp thời về đúng vị trí để đánh vào bóng ngay khi nó nảy lên đến đỉnh cao nhất – bạn không thể để đôi chân của mình được “Lười Biếng”!

Để giao bóng bằng gai ngắn, bạn cũng cần có thời gian để luyện tập, so với việc luyện giao bằng mút láng thì thời gian dành cho việc luyện giao bóng bằng gai ngắn không những chẳng kém mà còn có thể còn phải tốn nhiều hơn đôi chút. Mất công luyện bạn cũng sẽ tạo được bóng xoáy xuống khá nặng – bạn có thể thấy trong các cú giao của Nhà cựu Vô địch Thế giới Lưu Quốc Lượng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc thay đổi phương án trong giao bóng sẽ giành được nhiều điểm hơn so với việc tập trung vào chỉ giao xoáy xuống nặng thuần túy.
Bài viết hay quá bác ạ! Nhiều động tác em vẫn thực hiện nhưng không diễn tả được. Đọc bài này thấy vỡ ra thêm điểm mạnh thứ 3 của gai công là tiếp tăng thêm xoáy. Hai điểm mạnh đầu tiên thì em đã và đang phát huy. Riêng điểm mạnh thứ 3 thì chưa mạnh dạn áp dụng vẫn gò trả giao bóng an toàn - dễ bị đối phương tấn công mất bóng luôn. Sau khi đọc bài này, em sẽ đi sâu vào khai thác điểm mạnh này của gai ngắn.
 

khanhcfc

Thượng Tá
http://hoasinhanhca.wordpress.com/2011/05/13/nghe-phong-phanh-va-sự-vẩn-dục-của-tiếng-việt/
.......
Chú em có hiểu từ ko nhỉ : phong phanh có nghĩa là tin đồn, lời đồn. Theo miền nam là thế. Còn phong thanh nghĩa là gì thế? A nhớ ko nhầm chú em còn thua đứa con nít nửa đó. Chú ko nhận biết được đâu là bát giác và lục giác.
Đúng thế... mặc dù có thắng có thua nhưng mình thấy ai đánh mút lán giống archer là bẩn bẩn dơ dơ.. thế nào ấy. Phi thể thao quá. Bb là môn chơi đòi hỏi khéo léo. Mà cứ 2 mút phang ầm ầm bất kể già trẻ trai gái.... làm mất nghệ thuật.


Nghe phong thanh là chuẩn nhé bác....phong thanh có nghia là tiếng gió
 

archer

Đại Tá
Em trước khi comment đã dự trước tình hình và đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn 3 lớp, đồng thời kêu xe tải tới chở gạch rầu! :D
Em xin lỗi đã làm các bác tự ái, em đã nói là cảm xúc cá nhân, và lời nói thành thật nên có đụng chạm mà, đã xin các bác bỏ qua rồi còn gì, có thể tiếp xúc nhiều rơ gai hơn cảm xúc nó thay đổi biết đâu lại tập chơi gai, có gì nghiêm trọng đâu :)
 
Last edited:

hungvotdoc

Thượng Tá
Em từng chơi gai công Butterfly Challenger có mút lót:
Khuyết điểm:
- Giật không được, xem như chỉ bợ bóng cho qua
- Bạt không chuẩn, 10 trái như nhau chỉ vào 3.
- Chận giật xung tốt, nhưng gặp giật moi xoáy cầu vồng là chịu chết, bóng như trượt dài trên mặt vợt, dù rằng moi rất nhẹ.
Ưu điểm:
- Giao bóng khá xoáy và khó chịu.
- Gò bóng khi nặng khi nhẹ, cũng khá hay (ma ma phật phật)
- Đỡ giao bóng tốt hơn mút.

Tổng kết sau 3 tháng dùng em nó, hết trái rồi phải, thua 8 / 10 trận, chả cải thiện được, sau vì kinh tế khó khăn thua nhiều quá, phải quay trở lại mặt mút và thắng 8 / 10 trận , mà mục đích đổi gai để thắng 2 trận còn lại nhưng không xong, gặp 2 đấu thủ đó đành phải né .
Bạn nói đúng đó. Tuy nhiên tôi lại kỷ niệm rất đẹp với em "Butterfly Challenger" này vì là em đầu tiên tôi dùng khi chuyển sang gai. Còn nhớ hồi đó cách đây khoảng gần 5 năm, khi tôi bắt đầu nghe nói đến gai công và manh nha ý định chuyển sang thì thấy trên diễn đàn có bạn rao bán mặt này 250K. Thế là tôi liền liên hệ hẹn gặp và mua luôn. Về dùng thử thấy động tác không khác mút mấy. ưu nhược điểm thì như bạn nói nhưng tối thấy quả đánh ăn nhiều mà, chỉ có điều không có uy lực thôi. Ban đầu lên được 1-2 bóng nhưng sau lại xuống 1-2 bóng (đối phương quen dần mà). thế là cứ nâng cấp độ khó mặt gai dần lên hiện đang dùng gai trung 388C-1. Bây giờ vẫn đang giữ em Butterfly Challenger làm kỷ niệm .
 

thinhnguyen

Đại Tá
http://hoasinhanhca.wordpress.com/2011/05/13/nghe-phong-phanh-va-sự-vẩn-dục-của-tiếng-việt/


Nghe phong thanh là chuẩn nhé bác....phong thanh có nghia là tiếng gió
......
Rất cám ơn bác khánh.. em cảm thấy đâu đấy vẫn còn học mẫu giáo. Nhiều ng vẫn dùng nghe phong phanh chứ ko dùng nghe phong thanh. tiếng việt mình qua bao nhieu năm thay đổi vẫn ko thoát cái bắt nguồn từ china.... => china đã khai sinh...?
 

Thanh Trà

Thượng Tá
.....
Bác thanh trà cũng thế nhé.
Bạn thinhnguyen ơi, topic này là đang nói về kỹ thuật gai công, nên chúng ta ko cần phải sa vào những chuyện khác làm gì.

Từ ngữ là do con người tự đặt ra và quy ước để có thể trao đổi qua lại không bị lạc đề mỗi người hiểu một hướng là được. Nhất là ở đây, kể cả có thể dùng kiểu văn nói “như vầy” hay “dư lày” cũng được mà, có phải đang ngồi trong lớp học ngữ văn đâu mà cần phải tu từ. Tôi tếu với hungvotdoc để giảm bớt tính khô khan của kỹ thuật, bạn ấy hiểu, có thấy bạn ấy chê bai rằng “muốn tếu mà viết cũng ko xong” đâu.

Tu từ là việc lý sự của các nhà Văn. Thực tế, trong đời sống xã hội, từ nó có thể biến đổi hoặc dùng quen rồi sẽ trở thành chính thống thôi :
Holland . . . . . Hà Lan
Britain . . . . Anh
Kách mệnh . . . . cách mạng;
Bắc cạn . . . . Bắc Kạn
Dậy học . . . . Dạy học
Lề lối, Nền Nếp . . . . Lề nếp

Phong Phanh:
- Phanh có thể do đọc sai lâu ngày, rồi nhiều vùng đã chấp nhận, nhưng biết đâu nó còn có nghĩa gốc là phanh phui (tiết lộ, hé lộ) ko chừng (mình ko phải dân Văn đoán mò thôi).

- Hơn nữa, Phong Phanh cũng có trong Từ điển tiếng Việt, ngoài nghĩa hình tượng nói về ăn mặc, còn có nghĩa bóng nói về tin đồn rồi:

Còn về câu từ cách nói của bạn archer, bạn ấy tu chỉnh từ người khác nhưng bản thân lại ko. Thôi, có thể có bức xúc về gai hoặc người sử dụng gai nào đó, nhưng cũng đã có nghĩ lại và có nhời rồi.

Rất mong muốn ace đoàn kết vui vẻ và cùng quay lại chủ đề chính nhé.
 
Last edited:

archer

Đại Tá
Bạn thinhnguyen ơi, topic này là đang nói về kỹ thuật gai công, nên chúng ta cần gi phải sa vào những chuyện khác làm gì.

Từ ngữ là do con người tự đặt ra và quy ước để có thể trao đổi qua lại không bị lạc đề mỗi người hiểu một hướng là được. Nhất là ở đây, kể cả có thể dùng kiểu văn nói “như vầy” hay “dư lày” cũng được mà, có phải đang ngồi trong lớp học ngữ văn đâu mà cần phải tu từ. Tôi tếu với hungvotdoc để giảm bớt tính khô khan của kỹ thuật, bạn ấy hiểu, có thấy bạn ấy chê bai rằng “muốn tếu mà viết cũng ko xong” đâu.

Tu từ là việc lý sự của các nhà Văn. Thực tế, trong đời sống xã hội, từ nó có thể biến đổi hoặc dùng quen rồi sẽ trở thành chính thống thôi :
Holand . . . . . Hà Lan
Briain . . . . Anh
Kách mệnh . . . . cách mạng;
Bắc cạn . . . . Bắc Kạn
Dậy học . . . . Dạy học
Lề lối, Nền Nếp . . . . Lề nếp

Phong Phanh:
- Phanh có thể do đọc sai lâu ngày, rồi nhiều vùng đã chấp nhận, nhưng biết đâu nó còn có nghĩa gốc là phanh phui (tiết lộ, hé lộ) ko chừng (mình ko phải dân Văn đoán mò thôi).

- Hơn nữa, Phong Phanh cũng có trong Từ điển tiếng Việt, ngoài nghĩa hình tượng nói về ăn mặc, còn có nghĩa bóng nói về tin đồn rồi:


Còn về câu từ cách nói của bạn acher, bạn ấy tu chỉnh từ người khác nhưng bản thân lại ko. Thôi, có thể có bức xúc về gai hoặc người sử dụng gai nào đó, nhưng cũng đã có nghĩ lại và có nhời rồi.

Rất mong muốn ace đoàn kết vui vẻ và cùng quay lại chủ đề chính nhé.
Hì hì, chủ thớt thật là đại lượng, ko như trẻ nít loi choi, bội phục, bội phục! :D
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Bạn thinhnguyen ơi, topic này là đang nói về kỹ thuật gai công, nên chúng ta cần gi phải sa vào những chuyện khác làm gì.

Từ ngữ là do con người tự đặt ra và quy ước để có thể trao đổi qua lại không bị lạc đề mỗi người hiểu một hướng là được. Nhất là ở đây, kể cả có thể dùng kiểu văn nói “như vầy” hay “dư lày” cũng được mà, có phải đang ngồi trong lớp học ngữ văn đâu mà cần phải tu từ. Tôi tếu với hungvotdoc để giảm bớt tính khô khan của kỹ thuật, bạn ấy hiểu, có thấy bạn ấy chê bai rằng “muốn tếu mà viết cũng ko xong” đâu.

Tu từ là việc lý sự của các nhà Văn. Thực tế, trong đời sống xã hội, từ nó có thể biến đổi hoặc dùng quen rồi sẽ trở thành chính thống thôi :
Holand . . . . . Hà Lan
Briain . . . . Anh
Kách mệnh . . . . cách mạng;
Bắc cạn . . . . Bắc Kạn
Dậy học . . . . Dạy học
Lề lối, Nền Nếp . . . . Lề nếp

Phong Phanh:
- Phanh có thể do đọc sai lâu ngày, rồi nhiều vùng đã chấp nhận, nhưng biết đâu nó còn có nghĩa gốc là phanh phui (tiết lộ, hé lộ) ko chừng (mình ko phải dân Văn đoán mò thôi).

- Hơn nữa, Phong Phanh cũng có trong Từ điển tiếng Việt, ngoài nghĩa hình tượng nói về ăn mặc, còn có nghĩa bóng nói về tin đồn rồi:


Còn về câu từ cách nói của bạn acher, bạn ấy tu chỉnh từ người khác nhưng bản thân lại ko. Thôi, có thể có bức xúc về gai hoặc người sử dụng gai nào đó, nhưng cũng đã có nghĩ lại và có nhời rồi.

Rất mong muốn ace đoàn kết vui vẻ và cùng quay lại chủ đề chính nhé.
Em biết thế nào bác cũng có bài trả lời xác đáng mà (có cả dẫn chứng cụ thể). Không ngờ một câu bác tếu với em mà lại được quan tâm đến thế. Quả thật, ban đầu em không để ý từ này vì bình thường trong cuộc sống em vẫn hay dùng "phong phanh" (nói nôm). Còn văn viết chính quy thì đúng là chưa biết đúng sai thế nào. Bác đưa dẫn chứng là chuẩn. À mà bác lại dùng "có nhời" không khéo lại nhiều người thắc mắc tranh luận lạc chủ đề chính thì gay!
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Thôi mỗi người bớt 1 câu, đừng nói gì ngoài chủ đề chính nữa nhé.

Để kết thúc những phiền toái trên, tôi lại đành phải GẤP RÚT SỚM post tiếp đoạn cuối của bài vậy:

VẬY, GAI NGẮN NÀO BẠN NÊN DÙNG ?

Trên thị trường có rất nhiều loại gai ngắn khác nhau, có rất nhiều cơ hội lựa chọn tùy thuộc vào lối đánh và sở thích của mỗi người. Song, về đại thể có thể phân chia gai ngắn thành hai nhóm: (i) Nhóm có khả năng tạo xoáy nhiều; và (ii) Nhóm có khả năng tạo xoáy ít.

1. Các gai ngắn tạo được xoáy nhiều
Các loại gai ngắn tạo được rất nhiều xoáy thì hiệu ứng gần như mặt mút láng, đặc biệt khi chúng được dán bằng kheo tăng lực. Các mặt gai này có thể kể đến như:
- Joola Tango Ultra;
- Friendship 802-40;
- Globe 889-2;
- Butterfly Raystorm;
- Stiga Clippa; và
- Nittaku Hammond FA.

Trong nhóm gai tạo xoáy nhiều, còn có một thể loại mặt gai đặc trưng gọi là “gai dính”. Chúng có thể tạo được mức xoáy rất cao, nhưng ngược lại nó lại có độ nhạy cảm phản ứng với xoáy đến nhiều hơn. Điển hình các mặt “gai dính” này là:
- Andro Revolution COR;
- Stiga Radical; và
- Dawei 388.

2. Nhóm gai ngắn tạo được xoáy ít
Nhóm gai tạo được ít xoáy hơn thường có cấu tạo chân gai nhỏ để tối ưu hóa cho các cú bạt “phá xoáy” tốt hơn, kê chặn hữu hiệu hơn và đánh tiếp tăng thêm xoáy dễ dàng hơn. Chúng có tác dụng trả lại đối thủ với các đường bóng chuội hơn, và có khả năng thực hiện được nhiều phương án biến đổi các đường bóng hơn so với nhóm gai đầu. Các gai thuộc nhóm tạo được ít xoáy hơn gồm có:
- Friendship 799;
- Butterfly Speedy PO; và
- TSP Spectol.

Trong nhóm thứ hai này có một số loại mặt gai ngắn có các gai nhỏ hẹp và cứng, nên chúng có hiệu ứng gần giống như gai trung, điển hình như:
- Double Happiness 651;
- Spintech Stealth; và
- Andro Logo.

3. Lựa chọn lót đệm và cốt vợt phù hợp với gai ngắn

- Lớp lót đệm mặt gai
Cho dù bất cứ loại gai ngắn nào bạn tự cảm thấy thích và chọn cho lối đánh của mình, thì cần nhớ rằng lớp lót đệm càng mềm càng tốt vì càng mềm càng dễ điều khiển. Lớp lót này có độ dày tối ưu cho gai ngắn là trong khoảng từ 1.5-1.8mm. Nếu mỏng hơn hoặc dày hơn ví như từ 2.0 trở lên sẽ là quá mức cần thiết trong việc điều khiển lực đánh và xử lý xoáy của mặt gai ngắn.

- Cốt vợt
Tốc độ của cốt vợt được xem là có vai trò lớn hơn so với độ dày mỏng khác nhau của lớp lót dưới bề mặt gai ngắn. Các cốt vợt phù hợp nhất cho lối chơi sử dụng gai ngắn là cốt có độ cứng cao và tốc độ lớn, như là các cốt thuần gỗ 7 lớp hoặc cốt vợt carbon./.
 
Last edited:

Tackebong

Trung Uý
Bài viết hay quá bác ạ! Nhiều động tác em vẫn thực hiện nhưng không diễn tả được. Đọc bài này thấy vỡ ra thêm điểm mạnh thứ 3 của gai công là tiếp tăng thêm xoáy. Hai điểm mạnh đầu tiên thì em đã và đang phát huy. Riêng điểm mạnh thứ 3 thì chưa mạnh dạn áp dụng vẫn gò trả giao bóng an toàn - dễ bị đối phương tấn công mất bóng luôn. Sau khi đọc bài này, em sẽ đi sâu vào khai thác điểm mạnh này của gai ngắn.
Không biết cú tiếp thêm xoáy có tác dụng với xoáy ngang như thế nào nhỉ?
Vợt dọc rất thuận tay cho cú đẩy FH nương theo chiều xoáy ngang (side spin), em hay dùng cú này. (Mai mượn được cây Primorac có mặt gai công của @songphaisock đánh thử vài tuần mới được)

Còn về việc tiếp thêm xoáy đối với xoáy xuống - giống như có bạn than thở đánh gai giật không được- vấn đề là lúc giật bạn tiếp xúc với bóng lúc bóng đang lên-ở điểm cao nhất-hay đang xuống?
Tại vao cú vẫy cổ tay trên bàn lại thành công mà giật moi lại rúc lưới?
he he, em chỉ mới đọc lý thuyết mà "tạm hiểu" vấn đề này nhưng chưa thành thục nên nhờ những người có kinh nghiệm hơn trình bày tiếp vấn đề ạ !
 

songphaisock

Trung Tá
Không biết cú tiếp thêm xoáy có tác dụng với xoáy ngang như thế nào nhỉ?
Vợt dọc rất thuận tay cho cú đẩy FH nương theo chiều xoáy ngang (side spin), em hay dùng cú này. (Mai mượn được cây Primorac có mặt gai công của @songphaisock đánh thử vài tuần mới được)

Còn về việc tiếp thêm xoáy đối với xoáy xuống - giống như có bạn than thở đánh gai giật không được- vấn đề là lúc giật bạn tiếp xúc với bóng lúc bóng đang lên-ở điểm cao nhất-hay đang xuống?
Tại vao cú vẫy cổ tay trên bàn lại thành công mà giật moi lại rúc lưới?
he he, em chỉ mới đọc lý thuyết mà "tạm hiểu" vấn đề này nhưng chưa thành thục nên nhờ những người có kinh nghiệm hơn trình bày tiếp vấn đề ạ !
Về việc tiếp thêm xoáy, em nghĩ bản chất của gai không giống như mút láng, mút giật moi có nghĩa là phải tạo xoáy lên để triệt phá xoáy xuống của đối phương mới kéo được bóng lên, cú giật moi của mút tiếp xúc ở phần tâm bóng trở lên trên. còn đối với gai, do ma sát kém hơn nên không thể kép bóng lên như vậy được mà phải đánh từ tâm bóng trở xuống, em nghĩ dùng từ nâng bóng lên sẽ hợp hơn, trong lúc nâng sẽ dựa vào xoáy xuống sẵn có của bóng, kéo vợt theo chiều xoáy để giữ nguyên xoáy và trả lại là xoáy lên về phía đối phương. Em đã đánh được những cú xoáy xuống nặng, chìm thấp hơn cả lưới, bạt bóng xuyên tâm hơi lệch xuống dưới tý, bóng qua rất căng và sát lưới, đối phương gò càng nặng bạt càng sướng, bạt vô khỏi đỡ
 

Tackebong

Trung Uý
Về việc tiếp thêm xoáy, em nghĩ bản chất của gai không giống như mút láng, mút giật moi có nghĩa là phải tạo xoáy lên để triệt phá xoáy xuống của đối phương mới kéo được bóng lên, cú giật moi của mút tiếp xúc ở phần tâm bóng trở lên trên. còn đối với gai, do ma sát kém hơn nên không thể kép bóng lên như vậy được mà phải đánh từ tâm bóng trở xuống, em nghĩ dùng từ nâng bóng lên sẽ hợp hơn, trong lúc nâng sẽ dựa vào xoáy xuống sẵn có của bóng, kéo vợt theo chiều xoáy để giữ nguyên xoáy và trả lại là xoáy lên về phía đối phương. Em đã đánh được những cú xoáy xuống nặng, chìm thấp hơn cả lưới, bạt bóng xuyên tâm hơi lệch xuống dưới tý, bóng qua rất căng và sát lưới, đối phương gò càng nặng bạt càng sướng, bạt vô khỏi đỡ
Gần đúng như anh nghĩ đó.
Nhưng mà học bài mai thi Hóa đi ku*ng :D
 

Bình luận từ Facebook

Top