Hoa Vô Sắc
Trung Sỹ
moị người có thể cho mình xin video về kĩ thuật bạt bóng dc ko ạ ! bạt chứ ko phải smash bóng bổng đâu ạ! mình muốn theo lối giật moi -> bạt, cảm ơn mọi người
moị người có thể cho mình xin video về kĩ thuật bạt bóng dc ko ạ ! bạt chứ ko phải smash bóng bổng đâu ạ! mình muốn theo lối giật moi -> bạt, cảm ơn mọi người
mọi người ơi, chỉ cho mình cách dùng động tác cổ tay sao cho đúng đi, cái này mình vẫn tẩu hỏa nhập ma !
đây là toàn bộ kỹ thuật giật bóng nè
I.1 Cú giật (Loop Stroke)
Tổng quan
Cú giật là cú đánh xoáy lên nặng. Nó là nền tảng của lối đánh tấn công hiện đại được đa số các vận động viên sử dụng. Các cú giật có thể là nhanh (Cú giật sát thủ) hoặc có thể là xoáy hơn và chậm hơn.
Cú giật thuận tay được cho là cú đánh quan trọng nhất trong bóng bàn hiện đại.
Việc tạo ra độ xoáy nhiều hơn
Góc của vợt quyết định rất nhiều đến độ xoáy và tốc độ trong cú giật. Bằng cách giữ cho góc mở nhiều hơn (tiếp xúc phẳng), bạn sẽ làm tăng tốc độ cú giật nhưng sẽ giảm độ xoáy; và góc hẹp hơn sẽ tạo ra nhiều xoáy hơn nhưng lại giảm tốc độ.
Bạn có thể quyết định chọn góc nào phụ thuộc vào cú giật mà bạn muốn tạo ra. Phụ thuộc vào từng tình huống mà bạn sẽ muốn các cú giật có tốc độ cao hoặc các cú giật chậm mà nhiều xoáy.
Vị trí chân
Đây là một số “mẹo” đối với việc di chuyển và định vị cơ thể. Nên nhớ rằng các huấn luyện viên khác nhau dạy về điều này với các cách khác nhau, vì vậy có một số lý do để điều chỉnh.
* Hãy dạng rộng 2 chân của bạn và chùng xuống:
Hai chân của bạn dang rộng khoảng bằng chiều rộng vai, và khuỵu đầu gối xuống. Chiều cao thích hợp là cúi xuống, không đứng thẳng người.
* Vị trí của bàn chân:
Vị trí phổ biến nhất là bàn chân phải hơi đưa ra sau khoảng 6 inh so với bàn chân trái (giả thiết là vận động viên thuận tay phải).
* Xoay thắt lưng:
Nhiều lực được sinh ra từ việc xoay hông. Khi bạn vươn người lên, xoay hông thì phần trên của cơ thể bạn sẽ hướng chéo về phía trước và sang bên cạnh.
:zingme42::zingme42: Phần ý kiến của mình (_có j AE góp ý thêm nha, )
Độ xoáy khi giật bóng phụ thuộc ( tỉ lệ thuận) vào lực tác dụng và cự li sử dụng lực. Khi giật bóng cần chú ý những điểm sau:
- Lực tác dụng và hướng dùng lực phải đúng.
- Cánh tay, cẳng tay gập duỗi nhanh.
- Tăng độ ma sát bằng cách tiếp xúc mạnh giữa vợt với bóng. ( tuy nhiên còn phụ thuộc vào cấu tạo của mặt vợt)
- Sự kết hợp hài hoà giữa các cơ lườn và tay, chân tạo nên một lực tác động đồng nhất.
Giật bóng sử dụng để đối phó với bóng xoáy lên và bóng xoáy xuống.Tuỳ theo từng loại xóay mà sử dụng giật bóng cho phù hợp
Giật bóng chia làm 2 loại : giật xung và giật cầu vồng.
a/ Giật xung:
Tạo vận tốc và sức xoáy ra phía trước chiếm ưu thế, đường vồng cung thấp (góc nảy của bóng nhỏ).
Chính vì tốc độ nhanh lại có sức xóay lớn nên khi giật khó điều chỉnh điểm rơi.
- Thực hiện:
* Đối với bóng của đối phương đánh sang là bóng xoáy lên:
+ Hạ thấp trọng tâm, đón đánh bóng ở thời điểm 4-5 dường vồng cung bóng bay
+ Điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần trên của bóng.
+ Dùng lực cẳng tay kéo bóng từ dưới lên trên, ra trước. Khi tiếp xúc với bóng , ta gập mạnh cẳng tay và cánh tay một cách nhanh gọn.
+ Chú ý kết hợp đạp chân trụ, căng lườn để tăng lực tác động vào bóng và kéo dài cự li dùng lực.
+ Nơi phát lực cuối cùng là cổ tay ( dùng lực cổ tay miết mạnh vợt vào bóng để tăng thêm lực ma sát từ đó tăng độ xoáy)
* Đối với bóng của đối phương đánh sang là bóng xoáy xuống:
Lực tác dụng và hướng dùng lực như trên. Chỉ khác:
+ đánh bóng ở giai đoạn 3-4 đường vồng cung bóng bay.
+ điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần trên – giữa bóng.
+ dùng sức lăng tay mạnh kéo bóng từ dưới lên trên.
b/ Giật vồng:
Tạo sức xoáy lên trên chiếm ưu thế, đường vòng cung cao ( góc nảy của bóng lớn)
Giật vồng tốc độ chậm, đường vồng cung cao nên đối phương dễ phán đóan và tấn công. Cho nên giật vồng phải kết hợp biến hoá điểm rơi khác nhau và nên kết hợp với kỹ thuật bạt bóng.
Áp dụng chủ yếu khi đối phương đánh sang bóng xoáy xuống.
- Thực hiện:
+ Hạ thấp trọng tâm, đón đánh bóng ở thời điểm 4-5 dường vồng cung bóng bay
+ Điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở phần giữa hoặc phần giữa – dưới bóng.
+ Dùng lực cẳng tay gập nhanh với cánh tay kéo bóng từ dưới lên trên.
+ Chú ý kết hợp đạp chân trụ, căng lườn để tăng lực tác động vào bóng và để kéo dài cự li dùng lực.
+ Nơi phát lực cuối cùng là cổ tay ( dùng lực cổ tay miết mạnh vợt vào bóng để tăng thêm lực ma sát từ đó tăng độ xoáy)
:zingme51::zingme51: Những sai lầm thường mắc khi giật bóng:
+ Tiếp xúc bóng sớm hay muộn ở các đoạn vòng cung bóng bay
+ Tiếp xúc sai giữa vợt với bóng
+ Dùng sức không hợp lý: chỉ sử dụng tay mà không phối hợp lực đạp chân, các lực của cơ liên sườn
+ Không gập nhanh cẳng tay và cánh tay mà sử dụng cả tay để đánh bóng ( cánh tay, cẳng tay giữ nguyên, bả vai là trục xoay )
+ Bóng đến quá gần người hoặc ra sau người quá xa mới thực hiện động tác.
VIDEO:
Gịât phải: 1)
[video=youtube;lGRhgxht1no]http://www.youtube.com/watch?v=lGRhgxht1no&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=1[/video]
[video=youtube;jTQG0C1y6iA]http://www.youtube.com/watch?v=jTQG0C1y6iA&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc[/video]
[video=youtube;6v2zBtKRsTE]http://www.youtube.com/watch?v=6v2zBtKRsTE&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc[/video]
[video=youtube;NFhTpJBtbRs]http://www.youtube.com/watch?v=NFhTpJBtbRs&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc[/video]
Giật trái: 2)
[video=youtube;RmGPkY5oJq0]http://www.youtube.com/watch?v=RmGPkY5oJq0&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=17[/video]
[video=youtube;N7j_uCPQthE]http://www.youtube.com/watch?v=N7j_uCPQthE&list=PLvErjCUq984QNMTlVfu-UP3QjmuaYAdJc&index=114[/video]
Bạn nên xem thật kỹ các clip giật FH của các danh thủ chứ đừng nghe HLV ba láp rằng cao thủ sử dụng lực cổ tay thật lớn nhưng thật ít nên khó thấy. Giật FH thì không có cổ tay mới có độ chính xác cao.
đồng ý với bạn, bạt giật hay đánh đều trái phải j` cũng ko nên dùng cổ tay, dùng cổ tay chỉ có tạo điều kiện cho bóng bay tứ tung thôi, mất kiểm soát bóng chứ chẳng đc j` cả!!!
giật thì mình ko dám khẳng định chứ còn động tác đánh đều hay ve bạt j` thì ko được phép dùng cổ tay+ Nơi phát lực cuối cùng là cổ tay ( dùng lực cổ tay miết mạnh vợt vào bóng để tăng thêm lực ma sát từ đó tăng độ xoáy)
:zingme45: cổ tay k phải là chính, chỉ là 1 phần phụ nhỏ để tăng thêm lực ma sát từ đó tăng độ xoáy.
muốn sử dụng được cổ tay đòi hỏi phần cẳng tay và cánh tay của bạn phải ổn định trước đã ( 2 thứ này chưa xong thì đừng vội lo đến cổ tay nhé...!)
:zingme76:
ý em muốn hỏi là ta dùng cổ tay như thế nào khi giật phải ý ạ !
Yeah! cho bạn 1k like luôn ), cái cổ tay chỉ là quán tính thôi, quan trọng vẫn là kiểm soát bóng cho tốtBạn lúc nào rảnh hãy thử ve vẩy cái cổ tay của bạn thử xem cảm giác nó thế nào? có phải là rất khó tạo hình lướt mặt bàn tay dọc theo chiều cánh tay đúng không? nếu ở ngoài đã như vậy rồi thì vào trận còn khó đến mức nào nữa. Như mình cảm nhận thì với trình độ của ta thì tốt nhất nên bỏ qua cái cổ tay đi, tập trung vào cái cảm giác lúc tiếp xúc bóng cho tốt, dần dần lực nó sẽ ra tới cổ tay và cổ tay sẽ được tự động điều chỉnh để có quả văng tới theo lực quán tính, lúc đó chính xác là mình dùng thêm một tí lực của cổ tay. Không nên điều khiển cổ tay, rất khó khống chế và đạt độ chính xác cao cho quả giật.
giật thì mình ko dám khẳng định chứ còn động tác đánh đều hay ve bạt j` thì ko được phép dùng cổ tay