...ngón trỏ cầm ngang, gần như vuông góc với cán, sát mang cá, ....
ngón này ok ạ, bọn CNT đều cầm thế này, để vợt không bị bẻ ra khi ra lực mạnh, hoặc bị đối phương tấn công mạnh vào FH
...ngón cái thò sâu vào mặt vợt ...
ngón này thì không ok lắm, vì ưu tiên đánh BH, thì đương nhiên FH sẽ không tiện, cầm mãi thì quen, đánh được, nhưng không tiện, sẽ làm giảm khả năng truyền lực và động tác đánh bóng
Ngón này, bác nên đặt vào phần vát cán vợt. Đến giờ, em mới hiểu, không phải ngẫu nhiên mà cán vợt lại làm vát một góc cố định như thế.
Tức là, khi cầm vợt,
1. khấc giữa của ngón cái ép phần vát cán vợt, chốt bên BH của vợt, và đệm đốt trong cùng của ngón trỏ ép phần vát cán vợt, chốt bên FH của vợt, có tác dụng ép vợt, xác định góc vợt. Cảm nhận về mặt vợt và bóng, chính là từ 2 phần này. Đặc biệt là các cú BH tăng hết xoáy hết lực, nếu cầm đúng, cảm nhận cực tốt. Đối với FH, hai phần này nhiều khi làm vợt hơi úp, tốt cho Đức Nhật, nhưng với Tàu, thì FH này lại hơi bất lợi, nên FH, thường dựa vào phần đệm dưới bàn tay để nắm cán vợt, sẽ cho cảm giác thật và vững vàng hơn khi ra hết lực, hết xoáy. Chú ý, dựa vào phần nào để đánh, thì tay nắm vợt vẫn không hề thay đổi, có chăng là, nếu NẮM chặt vợt khi tiếp xúc, thì cảm nhận bằng đệm tay rõ hơn, ÉP chựt vợt khi tiếp xúc, thì cảm nhận bằng 2 ngón tay rõ hơn, chứ không hề phải thay đổi tay, ngón tay khi đánh bóng.
2. toàn bộ ngón trỏ, đỡ đằng sau mặt vợt, hỗ trợ các cú FH tốc lực, max lực
3. ba ngón tay còn lại, xếp liền, xát nhau, không kênh lên nhau, nắm vào cán vợt còn lại
4. phần đệm bàn tay, ăn vào má cán vợt, giống như ăn vào má báng súng khi bắn súng, tạo độ vững chãi cho vợt, không bị xoay vợt khi chạm bóng căng, bóng giật
Em đã cầm thế tầm 6 tháng nay, đánh BH và FH đều khá thuận lợi, ra lực thoải mái, không cần thay đổi tay khi đánh