xin cảm nhận về cốt dawei genote r2

cobengaytho

Binh Nhì
mọi người cho mình ít cảm nhận về cây này dc ko? nếu biết lớp gỗ ngoài cùng của nó là j thì tot quá. và cốt này có hợp mặt tàu ko ạ (h3 neo). cảm ơn
 

cobengaytho

Binh Nhì
em tường gỗ ayous có cảm giác gần giống limba hả anh .Dòng Genote R không kén mặt vợt, bạn có thể dùng mặt vợt mềm để tăng xoáy, lấy được cảm giác bóng tốt hơn khi tập luyện hoặc kết hợp với mặt cứng để tăng uy lực cho quả tấn công. theo review thì cốt này kha mềm mà a
 

cobengaytho

Binh Nhì
Tác giả của bài viết này dùng hệ thống Janka Hardness Scale để xác định độ cứng và trọng lượng của từng loại gỗ. Janka Hardness Scale được tính trên gravity (lực vạn vật hấp dẩn) và trọng lượng của mỗi cubic foot của từng loại (cubic foot = 0.028316846592 m khối)

Độ cứng từ cứng nhất đến mềm nhất theo hệ thống Janka:
1. Jatoba
2. Zebrano
3. Ash (White)
4. Walnut (Black)
5. Koto
6. Anigre (Yellow)
7. Cedar (Port Orford)
8. Douglas Fir
9. Limba
10. Obeche (Ayous or Abachi)
11. Poplar
12. Basswood
13. Cypress
14. Spruce
15. Willow
16. Cedar (Red Western)
17. Kiri
18. Balsa
LIMBA CÒN CỨNG HƠN AYOUS NHÉ ANH
 

boll_boll

Moderator
em tường gỗ ayous có cảm giác gần giống limba hả anh .Dòng Genote R không kén mặt vợt, bạn có thể dùng mặt vợt mềm để tăng xoáy, lấy được cảm giác bóng tốt hơn khi tập luyện hoặc kết hợp với mặt cứng để tăng uy lực cho quả tấn công. theo review thì cốt này kha mềm mà a

Tùy theo cảm nhận của mỗi người bạn ạ, đối với mình thì mình lấy thang độ cứng theo cảm giác khác người khácBia
 
Cây này thì đúng là gỗ ngoài cùng là Ayous.
Về độ cứng của gỗ nói chung thì theo bảng xếp hạng ở trên là tương đối chính xác. Tuy nhiên khi đã làm vợt bóng bàn rồi thì độ cứng của từng loại gỗ cần phải tham khảo những thông số sau nữa:

1. Gỗ nằm ở phần lõi hay phần ngoài.
Gỗ phần lõi thường cứng hơn phần ngoài rìa. Vì vậy 1 miếng gỗ lõi của gỗ xếp thứ 9 vẫn có thể cứng hơn loại xếp thứ 8.

2. Gỗ nằm ở gốc hay ngọn.
Gỗ nằm ở phần gốc thường cứng hơn gỗ trên ngọn và có thể tạo kết quả như ở trên.

3. Gỗ già hay gỗ non.
Gỗ già thường cứng hơn gỗ non, điều này cũng có thể làm thay đổi thứ tự xếp hạng như trên.

3. Công nghệ xử lý bề mặt.
Một số hãng dùng công nghệ nung gỗ, làm cho gỗ cứng hơn khi làm vợt. Một số hãng khác lại xử lý gỗ bằng cách ngâm, tẩm hoặc phủ một lớp hóa chất làm gỗ cứng hơn...điều này cũng có thể thay đổi trật tự bảng xếp hạng.

Tóm lại là bảng xếp hạng trên Đa Phần là đúng nếu tất cả mọi yếu tố khác đều bằng nhau. Nhưng trên thực tế thì không phải như vậy do mỗi hãng có một cách xử lý và chế tác riêng. Nói đa phần là đúng vì một cây gỗ trồng ở mỗi vùng khác nhau cũng cho tính chất khá là khác nhau. Điều kiện chăm bón, phân bố cây...đều ảnh hưởng đến tính chất của gỗ.

Theo kinh nghiệm của mình thì đúng là bề mặt cây R2 có độ đanh. Với một số cây gỗ ngoài Limba như Clipper và AVX P700 thì có cảm giác cứng hơn thật. Nguyên do là vì cây R2 có một lớp bảo vệ phủ nhẹ ở trên và lớp phủ này cứng hơn so với lớp phủ của các hãng khác.

Còn cây R2 có người nói cứng, có người nói mềm, đó là vì cảm nhận chủ quan của từng người. Nếu bạn chơi cốt Carbon thì chơi R2 sẽ thấy mềm, còn nếu đang chơi cốt gỗ quen thì sẽ thấy nó hơi cứng. Bản thân mình đánh giá cây R2 là trung bình cứng (so với rất nhiều cây khác bên mình đã thử qua).

Cũng theo kinh nghiệm bên mình thì nói chung R2 hợp nhất với mặt Nhật, Đức và mặt Tàu lai (Dawei, Skitt, Tuttle, Haifu...). Tuy nhiên nó cũng kết hợp khá tốt với mặt Tàu cổ điển.

R2 kết hợp với mặt mềm, tốc độ trung bình là một combo lý tưởng cho người mới tập đánh và người đã chơi tốt và theo giơ đánh đều, ổn định.
 

Bình luận từ Facebook

Top