Wu Jingping bàn về các điểm cơ bản của cú giật thuận tay

vanuc

Đại Tá
Các biên tập viên của tạp chí Thế giới bóng bàn gửi cho tôi một số thư từ các độc giả cũng như nhiều câu hỏi từ những người yêu thích kiểu vợt dọc dán mút láng ở trên mạng. Những bạn đọc này chủ yếu là muốn tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản và phương pháp tập luyện liên quan đến cú giật thuận tay của vợt dọc dán mút láng, đặc biệt là muốn tìm hiểu cú giật thuận tay bùng nổ của Ma Lin. Rất nhiều người đam mê đã dẫn ra những kiểm nghiệm về kỹ thuật giật thuận tay của mình, đưa ra những giải thích của riêng mình, và có rất nhiều câu hỏi. Một số câu hỏi ở trình độ rất cao (thể hiện sự chuyên nghiệp hoàn toàn). Sau khi đọc những câu hỏi này, tôi đã xúc động sâu sắc. Về những câu hỏi này, tôi quyết định phải có nghĩa vụ chia sẻ với những người đam mê những gì tôi đã học được từ tất cả các năm đào tạo Ma Lin và Wang Hao. Bởi vì chúng ta huấn luyện với các quan điểm đào tạo khác nhau, tất cả chúng ta không nhất thiết phải có sự giải thích tương tự về cách thực hiện cú giật thuận tay; chúng ta cũng có những chiến lược khác nhau cho công việc đào tạo. Vì vậy, tôi chỉ có thể chia sẻ những gì tôi đã học được từ quan điểm của riêng tôi với tất cả các bạn như là một tài liệu tham khảo.

Bóng bàn về cơ bản là một môn thể thao mang tính chất cung tròn. Cả cú giật thuận tay và trái tay đều dựa trên nền tảng vận động trọng tâm theo các trục và sự liên kết cơ thể với trọng tâm như là một bán kính để thực hiện các chuyển động vòng cung. Kết quả là, cho dù thực hiện một cú tấn công thuận tay hay trái tay, cả hai động tác đều phải tuân theo nguyên lý này. Trong ý nghĩa này, các nguyên tắc cơ bản của cú giật thuận tay là một loại chuyển tiếp hoặc chuyển tiếp lực về phía trước.

I. Các kỹ thuật cơ bản của cú giật thuận tay

Tư thế đứng:

Hai chân giang rộng bằng vai với trọng tâm cơ thể hướng về phía trước và dồn lên các đầu ngón chân của bạn. Khi giật, cơ thể cần hướng mặt về phía phải (đối với người thuận tay phải), trọng lượng cơ thể đặt trên chân phải. Khi xoay thắt lưng, thắt lưng của bạn cần kiểm soát cánh tay trên và cẳng tay của bạn cần được thả lỏng dưới cánh tay trên. Sử dụng cổ tay của bạn để kiểm soát vợt (trong khi thực hiện, sử dụng ngón tay cái của bạn để khép góc vợt, ngón tay trỏ của bạn cần được thư giãn trong khi ngón tay giữa sẽ hỗ trợ ổn định vợt). Những mô tả này là dành cho người cầm vợt dọc. Góc vợt cần thay đổi theo để phù hợp với xoáy của bóng đến (ví dụ xoáy lên nhiều = khép góc vợt nhiều, .v.v.).

Tiếp xúc bóng:
Trước hết, sử dụng chân của bạn để phát động sức mạnh, chuyển trọng tâm của bạn từ chân phải sang chân trái, thay đổi vị trí trọng tâm cơ thể với việc nghiêng hướng về phía trước (không nghiêng về phía sau). Bạn cần phải di chuyển cánh tay và vợt cùng một hướng với cơ thể. Bằng việc sử dụng cách chuyển trọng tâm như thế, sức mạnh sẽ thông qua cánh tay trên tới cánh tay ngoài và ngay lập tức vụt cẳng tay với lực bộc phát tiếp xúc vào bóng. Góc giữa cẳng tay và cánh tay trên nên càng ít càng tốt. Đây là một nửa công việc (có một cánh tay thẳng). Cánh tay thẳng hơn sẽ tạo ra nhiều lực hơn. Cũng như thế, bạn sẽ tạo ra tốc độ lớn hơn khi bạn vụt cánh tay của bạn về phía trước nhanh hơn. Nhiều người khi dạy cú giật thuận tay đã nhấn mạnh về động tác vụt cánh tay ngoài mà không nhấn mạnh vào việc chuyển trọng tâm và xoay cổ tay ra sau. (Wu chỉ nói đến người đã không dạy đầy đủ điều này – đa số giáo viên dạy nhiều kỹ thuật thích hợp).

Tổng hợp:

1. Chuyển trọng tâm! Trọng tâm cơ thể cần phải di chuyển hướng về phía trước và cơ thể di chuyển cùng với cánh tay.

2. Bạn phải sử dụng lườn của bạn để kiểm soát cánh tay trên. Lực (ở đây lực và tốc độ là không đồng nghĩa) cần được xuất phát từ thắt lưng – không phải từ cẳng tay. Cần có một sự cân bằng trong phân bố lực giữa chân, lườn, trên cánh tay, cẳng tay ngoài và cổ tay.

3. Tối quan trọng là khi tiếp xúc vào bóng, bạn cần phải vụt với lực bộc phát cánh tay ngoài về phía trước. Cổ tay phải được tham gia vào quá trình phát lực này. Bạn vụt tay nhanh hơn thì sẽ có nhiều lực hơn.

4. Phạm vi tiếp xúc bóng cần phải ở phía trước và bên phải thân người. [Tức là: Vị trí mà quả bóng (không phải điểm tiếp xúc trên quả bóng) lúc vợt chạm vào]. Bóng ở gần cơ thể hơn khi chạm bóng thì sẽ dễ dàng kiểm soát bóng hơn. Mặt khác điều đó đối với mỗi người là khác nhau và đôi khi chúng ta phải tinh chỉnh kỹ thuật của chúng ta để phù hợp với từng người. Mỗi người phải thích nghi với phong cách riêng của mình. Ngoài ra, khi tiếp xúc vào quả bóng, cần phải đánh vào bóng, chứ không để bóng đánh vào vợt (tức là đánh thụ động).

II. Những thay đổi cấu trúc cú giật bóng thuận tay

Ở nước tôi (Trung Quốc), ngày càng có nhiều người chơi vợt dọc hơn và kỹ thuật cũng không ngừng thay đổi, số lượng những người chơi vợt dọc (sử dụng mút ngược – mút láng) đang tăng lên mãi. Hầu hết những người đánh vợt dọc sử dụng mặt mút láng sau những người sử dụng mặt gai ngắn. Vì vậy, sẽ rất tốt khi liên hệ kiểu chơi vợt dọc nguyên gốc và kiểu mới với việc sử dụng mặt mút láng. Cũng là rất quan trọng để gắn bó với một số nguyên tắc cơ bản của kiểu chơi vợt dọc là các cú đánh gần bàn, ngắn, nhanh và mạnh mẽ, trong khi vẫn duy trì được tốc độ cao - là đặc trưng của môn chơi. Khi tập luyện, có ít các cú đánh dốc hết toàn lực – nhiều hơn lại là các cú đánh có thể đỡ được một cách liên lục. Đối với những người đã được đào tạo chuyên nghiệp, rất khó để thay đổi kỹ thuật và động tác mà bạn đã dạy họ làm. Điều này đã ảnh hưởng đến cách giật của những người chơi vợt dọc kiểu Trung Quốc – mà trong đó không sử dụng quá nhiều lực. Vì vậy, tôi đã gặp vấn đề trong một vài năm tập luyện cho các VĐV chơi vợt dọc sử dụng mút láng. Chẳng hạn, khi tôi huấn luyện cho Ma Lin và Wang Hao, tôi đã phải thay đổi các thói quen cũ của họ, đặc biệt là việc giật với chuyển động xoay mạnh mẽ. Đây là điểm chính yếu mà tôi đã làm việc và nhiều VĐV chơi vợt dọc cần phải thay đổi. Tôi đã thay đổi quan điểm của họ - động tác nhỏ, nhanh, liên tục, trở thành động tác phóng khoáng, di chuyển xung quanh một cách nhanh nhẹn (khống chế không gian rộng), mạnh mẽ và liên tục. Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần có một cú giật đầy sức mạnh và làm thế nào nó cần phải liên tục và có khả năng sát thủ. Trong những tình huống tập luyện bình thường, tôi nói với Ma Lin và Wang Hao cần tăng cường thêm nhiều lực hơn cho các cú giật của họ và cần thiết phải tiếp tục sau đó. Trong điều kiện huấn luyện ổn định, mục tiêu của tôi là làm cho họ sử dụng các cú giật mạnh mẽ hơn từ cự ly trung bình bằng cách phát cho họ những quả bóng xoáy xuống với độ cao trung bình. Tôi yêu cầu họ sử dụng sức mạnh càng nhiều càng tốt khi có thể. Trọng tâm là thời điểm đúng mà bạn có thể giải phóng năng lượng của bạn khi bạn cần nó. Dần dần họ đã học được làm thế nào để giật với rất nhiều lực – bằng việc sử dụng sức mạnh và kỹ thuật từ chân, thắt lưng, trên cánh tay, cẳng tay và cổ tay để kết hợp vào cú giật uy lực. Yếu tố chính là việc sử dụng các chân và lườn để tạo ra năng lượng cần thiết và việc chuyển trọng tâm cơ thể từ bên phải sang bên trái. Việc tiếp theo là huấn luyện cú giật uy lực “trên toàn bộ bàn” (ở mọi góc độ) với bóng xoáy lên. Ở đây là tập trung cải thiện tính liên tục và các động tác chân trên toàn bộ bàn. Thông qua lớp huấn luyện này, cú giật mạnh thuận tay của Ma Long và Wanghao đã được cải thiện đáng kể. Tôi có thể thấy được các kết quả từ các cuộc thi đấu mà họ đã tham gia, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp của họ.

Những thay đổi này là sự đổi mới cách đánh và là một bước đột phá trong sự phát triển của vợt dọc với mặt mút láng – thoát khỏi những phương thức cũ. Trong điều kiện của người chơi bóng bàn mà không nhất thiết phải chuyên nghiệp hóa, nếu bạn muốn cải thiện cú giật thuận tay của bạn mang tính sát thủ, bạn cần phải kết hợp cú giật với lực tối đa vào trong quá trình tập luyện của bạn.Tổng hợp:

Đánh thuận tay thực sự là một kỹ thuật rất phức tạp - nó bao gồm: giật gần bàn, giật ở cự ly trung bình, giật xa bàn, giật bóng xoáy lên (bóng đến – ND), giật bóng xoáy xuống (bóng đến – ND), giật những cú giật nhẹ của đối phương, giật những đường bóng vừa nhú ra mép bàn v.v... Ngoài tất cả những cú đánh này, điểm quan trọng hơn là động tác chân. Nó ảnh hưởng đến cái “ hồn” của quả đánh thuận tay của bạn, nó ảnh hưởng đến cách bạn có thể định thời điểm cho cú giật của bạn và điều chỉnh mức độ tạo lực cho cú giật. Nếu bạn muốn tập tốt các cú giật của bạn, trước tiên bạn cần phải tập luyện bộ chân của bạn. Đó là lý do tại sao các VĐV nghiệp dư không có thể tập luyện ở cường độ tương tự như các VĐV chuyên nghiệp – bộ chân của họ đã không cho phép họ làm được như vậy. Mặc dù vậy, những VĐV nghiệp dư vẫn có thể có được những kỹ thuật phù hợp để tấn công vào bóng - ngay cả khi động tác chân của họ không tốt như các VĐV chuyên nghiệp.

Dưới đây tôi sẽ cung cấp cho các bạn toàn bộ phần giới thiệu và tóm lược các kỹ thuật và phương pháp tập luyện .

1. Giật bóng xoáy xuống đến một điểm nhất định trên bàn: Giật bạt là cú tấn công cơ bản nhất của những người cầm vợt dọc. Bạn cần phải chú ý đến việc sử dụng cổ tay. Khi tiếp xúc với bóng, bạn phải sử dụng cổ tay để miết bóng, tiếp xúc với bóng ở phía trên giữa của mặt vợt (9-10 giờ), sử dụng cổ tay để điều chỉnh tốc độ đánh tới và độ xoáy để tăng thêm nhiều lực hơn cho cú giật của bạn. Đây là những gì mà chúng ta thường nghe về cú giật–bạt: Nửa giật nửa bạt. Khi giật một quả bóng có độ xoáy yếu, bạn cần phải miết và đánh vào bóng cùng một lúc. Khi giật một đường bóng xoáy xuống nặng, bạn phải sử dụng tất cả sức mạnh của bạn để miết lên bóng nhằm bù lại vì xoáy xuống nặng. Bạn cũng phải lưu ý không phải để bóng chạm vào vợt, mà là cây vợt đánh vào bóng (nghĩa là: Không thực hiện một cú đánh thụ động). Đây là điều mà chúng ta thường nghe gọi là “ăn bóng” (dịch theo nghĩa đen không sát về ý nghĩa của nó). Bạn cần nhắm vào bóng và để vợt tiếp xúc bóng càng lâu càng tốt. Khi bạn tập, cảm giác giật bóng của bạn sẽ được nâng cao và chất lượng của nó sẽ được cải thiện (Tốc độ và Xoáy). Phương pháp tập: khi không có sẵn nhiều bóng, một người có thể giao bóng xoáy xuống, người thứ hai đẩy (gò - ND) bóng và người giao bóng (ở phía bên trái tay) sẽ cố gắng giật bạt cú đẩy này. Khi giật, bạn cần phải đảm bảo rằng bạn sử dụng 100% sức mạnh cho cú giật. Bạn không nên lo lắng về quả bóng tiếp theo, thay vì thế bạn nên dồn vào nó toàn bộ sức mạnh và độ xoáy sao cho đối thủ không thể đánh trả lại. Qua việc tập luyện như thế này, các cú giật của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy đánh bóng tại điểm cao nhất. Rõ ràng, bạn sẽ phải điều chỉnh kỹ thuật của bạn một cách thích hợp. Nếu nó đi ra ngoài, hãy nhắm về phía trước nhiều hơn, chứ không phải lên trên, và nếu nó đi gần lưới, bạn phải miết vào bóng nhiều hơn. Sau khi đã làm chủ được bước này, tập trung vào hướng của bóng để bạn có thể đặt cú giật bạt của bạn tới bất cứ vị trí nào trên bàn.

2. Giật đối với một đường bóng xoáy lên được đưa đến một điểm nhất định trên bàn: Giật bóng đến xoáy xuống và xoáy lên là khác nhau. Khi giật bóng đến xoáy lên, bạn phải tiếp xúc với quả bóng ở trên đỉnh của nó, vị trí 12h. Đánh vào bóng nhiều hơn là miết bóng. Lực phải được nhắm tới phía trước chứ không phải là hướng lên trên. Bài tập này là dễ tập hơn so với bóng xoáy xuống (bóng xoáy lên thì có thể chặn trái tay hoặc thuận tay, trong khi bóng xoáy xuống thì phải giật). Trong trường hợp tập nhiều bóng thì người giao bóng có thể đưa các quả bóng đến bất cứ nơi nào trên bàn để tập di chuyển cũng như giật bóng xoáy lên.

3. Giật bóng chống lại một cú giật (đối giật – ND): Đối giật là một kỹ thuật ở trình độ cao mà hầu như chỉ có các VĐV chuyên nghiệp mới có thể làm chủ được kỹ thuật này. Vì nhiều người nghiệp dư đối giật bằng cách đưa quả bóng cao lên và với việc giật theo cách đó, bạn sẽ dừng lại ở trình độ này và không tiến triển được. Yêu cầu trước tiên của cú đối giật là bạn phải tạo ra sức mạnh của chính mình, chứ không dựa vào (mượn - ND) tốc độ và xoáy của bóng đối phương, bằng cách sử dụng tốc độ và xoáy của bạn để chống lại tốc độ và xoáy của đối phương. Khi đối giật, cú giật miết bóng của bạn phải thật “mỏng” (tức không để bóng ở lâu trên mặt vợt) và bạn cần tiếp xúc bóng ở vị trí trên đầu bóng, vị trí 12h. Nếu bạn tạo ra sức mạnh của riêng bạn từ cú đối giật này thay vì mượn lực, thì cơ hội bạn giành điểm sẽ cao hơn. Nếu bạn hoảng sợ trước xoáy và tốc độ của đối phương, bạn sẽ dễ bị “ăn” xoáy và tốc độ của họ. Phương pháp tập: người thứ nhất giao bóng xoáy xuống đến khu vực trái tay của bạn, bạn đẩy nó để xoay sang thế đánh thuận tay, sau đó người kia sẽ giật với độ xoáy cao về phía trái tay của bạn và tiếp theo bạn đối giật về phía trái tay của anh ta. Sau khi thực hành như thế này, bạn có thể thay đổi điểm rơi bóng đến vị trí khác.

4. Tấn công nhanh gần bàn chống lại một cú giật (Giật bạt nửa nẩy/ “giật bạt đờ mi” - ND): Đây là một trong những kỹ thuật phòng thủ rất mới (chuyển thành tấn công) và có nhiều cách khác nhau để làm chủ nó. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, kỹ thuật này rất phát triển. Cũng giống như với kỹ thuật chặn bóng, chúng ta mượn xoáy của đối phương - chúng ta rất dễ bị cuốn vào tình trạng gay cấn là đối phương sẽ giật và tấn công liên tục. Sau những năm 90, các vận động viên Trung Quốc sử dụng kỹ thuật đối giật và sử dụng nó ở gần bàn - đặc biệt là với những VĐV chơi vợt dọc với mút láng – chuyển từ phòng thủ sang tấn công và có kết quả tuyệt vời với kỹ thuật này. Một ví dụ ngoại lệ là Ma Lin. Đòi hỏi vận động viên rất nhanh chóng trong việc đưa ra quyết định của mình, chính xác và có cảm giác bóng tốt. Bởi vì có nhiều cú đánh thiếu cân bằng hoặc không có điểm rơi vào vị trí mà chúng ta muốn quả bóng đến để giật, chúng tôi sẽ mất khả năng để tạo ra cú đánh chất lượng cao của chính mình. Nhiều VĐV nghiệp dư đã không sử dụng kỹ thuật này, một số thì đã qua tập luyện và sử dụng cú đánh có kết quả tốt. Tất cả đối với kỹ thuật này là thời điểm và và việc sử dụng cổ tay để phát lực. Khi tiếp xúc với quả bóng, bạn cần đánh khi bóng đang nảy lên và nếu bạn có bộ chân đủ nhanh, thậm chí bạn có thể thực hiện một cú đánh nửa nẩy (đờ mi – ND) một cách rất nhanh. Khi tiếp xúc bóng, sử dụng cổ tay và lườn để phát lực, chạm bóng ở trên đỉnh của nó (12 h), chỉ miết vào bóng rất nhẹ. Nếu bạn miết bóng quá mạnh, sẽ dễ bị rúc lưới. Khi chạm bóng, bạn phải có lực hướng về phía trước, không lên trên. Phương pháp tập luyện: một người đẩy xoáy xuống đến phía thuận tay người còn lại và người này giật bóng, và sau đó là giật bạt nửa nảy. Bạn có thể thử nghiệm với các điểm rơi khác nhau của cú giật và tiếp đó là của cú giật bạt nửa nảy. Điều chính yếu là cần đảm bảo bạn miết bóng rất ít và phải tạo ra sức mạnh đáng kể từ chính mình.

(Còn tiếp)
 

NTBB

Super Moderators
HLV Wu Jingping bàn về cú giật thuận tay - Tiếp theo và hết.


NTBB cảm ơn Vanuc đã khôi phục lại bài dịch này của NTBB (post từ ngày 30/11/2011). Để ace theo dõi nội dung bài này một cách đầy đủ, NTBB xin giới thiệu tiếp phần còn lại của bài nói về kỹ thuật giật bóng thuận tay này của Wu Jingping.

Phần tiếng Anh:

III. Main points of the FH loop

For amateur (non-professional) players, you must note the following when training your loop: 1. Snap your forearm forward: you must adjust the angle of your arm (between upper arm and forearm) to suit the incoming ball. Another thing, when snapping the forearm you must control it with your waist. 2. Waist turning: Controlling your overall arm with your waist is very important. Your loop should not be powered by the arm, rather the waist. The movement of the waist should be fast. Many amateurs know how to move their arm but not their waist and so the technique suffers from this. 3. Contact point: The best place for contacting the ball is in front of the body to the right (for right handers). To achieve this with every ball you need to have quick footwork and you need to maintain a good balance of body weight (so that the weight isn’t shifting from left to right all the time). Ma Lin always uses his forehand from backhand side explosive forehand loop drive when the opponent pushes a long but low ball. Ma does his explosive loop and there is no chance of him recovering if the opponent returns the ball. Although Ma’s body weight is centred quite low he contacts the ball at its highest or even falling point. 4. Use of the wrist: The wrist has its place the movement shouldn’t be too big. When contacting the ball, using the middle finger to guide the wrist, you can add power and spin to the ball (for penholders). Another use of the wrist is to adjust the timing of the contact. An example of this is when you judge the incoming spin and speed wrongly, you can use the wrist to adjust accordingly. When the ball is out of your hitting range you need to use your waist and wrist to adjust for the ball. Especially in competitions where many of the balls you face are not orthodox, and when the ball comes to a point on the table where you’re not very familiar with. You must use the pointing finger and middle finger (in penholders) to utilise the wrist. In most situations the forearm and wrist should be in line. 5. “Eating balls” (passive shot etc): When we judge whether a sports person is good or bad, we mainly look at whether they eat spin/balls. This is where the ball stays on the bat for too long, while it is not the bat hitting the ball rather the ball hitting the bat (passive shot). When training try as much as possible to not borrow the power of the opponent rather creating your own. While it may not be obvious in normal training whether the player makes passive shots, it is obvious in competitions where they are nervous and cannot fully make their shots. You need to make it a habit to be active in your shots - not passive. 6. Third ball attack is differences between topspin and backspin: in terms of movement there is not much difference, the difference is where you contact the ball. For backspin, middle to top part, and for topspin 12oclock, on top of the ball. Adjust the power of your shot accordingly to suit the incoming ball. Loop driving topspin: body weight forward. Especially when counter-looping, brushing should be thin and easily returned. 7. Small adjustments: Many of my amateur friends have this problem. In competitions it’s very hard to have small adjustments for every ball. In training you need to develop a feel for the ball. In amateur terms, small adjustments work best in spin changing - sometimes looping with strong spin and sometimes looping with very weak topspin.

Forehand topspin technique is one of table tennis’s most important strokes, if not the most important. The use of the legs, waist and arm/wrist is paramount. If you adjust these three elements properly you can have a very powerful and often scary game.

We can split forehand topspin into two different kinds: European style and Asian style. European style forehand demands more hitting than brushing, therefore the end loop is one that is fast, powerful and low. Asian style forehand demands more brush, therefore when the ball bounces off the other side of the table it jumps. It is also fast and low but has more spin. Because this technique has been in development for so many years, many players have a composite style forehand and it usually not 100% clear whether they have a completely Asian or European forehand. Looping isn’t hard but you need to train it very hard for it to be successful. So how do we master the forehand loop? (for righthanders)

1. Technique deconstruction
a) Ready stance: before looping, the stance must be stable. For most situations, you should be about 1.5m away from the table. Left foot in front, right foot at the back. Legs should be shoulder width apart. Legs should be bent, body weight low and forward. The body and the table corner should be 45 degrees.
b) Looping: when looping topspin, the right arm should be relaxed. Body weight should be in the right leg. Then, waist will turn back. Unleash the waist and bring with it the arm and then snap the forearm at contact. Body weight should transfer from right to left. Be sure to brush loop and to have your body weight forward and actively strike the ball. After contacting the ball, your upper and lower arm must immediately relax and then recovery back to the ready stance.
c) Footwork: When looping, according to the position of the ball, move so that the ball is in the optimum hitting position. When moving around the court it is essential to ensure that your body weight is balanced and that you re not moving in all directions.

2. High arc loop and forward drive loop:
Mostly high arc loops are used for looping backspin. The spin of a high arc loop is very high but it is often predictable and slow. Adjust the contact point on the ball according to the amount of spin. When looping high arc, the right arm (for right handers) should sink very low and then directing the shot, loop upwards to get it over the net, and then forward across to the other side. Forward loop drives have speed and power but lack spin. If the incoming backspin is very strong, you will need to pull back the waist further and generate more lifting power from the forearm to brush the ball.

3. Inside table high spin loop:
This type of technique requires high level skills. Firstly you need to determine the placement and the height and according to the height strike the ball. Usually the brush is very “thin” when doing topspin balls. With backspin it very difficult. If you can control and attack short backspin balls you will be very powerful.

4. Rubber and the loop:
Chinese rubber and European/Japanese rubbers are very different and have different characteristics and therefore change the style of the player/shot. Europeans loop more with hit than loop because European rubber topsheet is not tacky, sponge is soft but is bouncy. If you use Euro/Jap rubbers, the ball must sink into the sponge and “dwell” so that you have more control over the spin and speed of the incoming ball. (ie. Not as sensitive to spin) This is even better because more Europeans are taller and more powerful than the Chinese players. Chinese players brush the ball more especially since their rubbers (in particular Hurricane series) are tackier and the ball doesn’t sink into the sponge much. This makes the rubber and blade combination fast. Because there is more brushing, the quality of the loop is better.

COURTESY OF PP DUI

5 common problems in forehand looping:

1. Gravity center falls on your heels so that you are in a sitting gesture while looping, your power from legs cannot be used effectively, and your arm forced to move more upward, reducing the power, speed and spin of your loop.

2. Stiff arm and hand. In the process of getting ready to loop, you have stiff muscle, which locks your power in your body. After contacting the ball, a stiff muscle prevents you from releasing all your power, thus slow you down to get ready for next shot.

3. No or lack of turning your waist. Use only your hand to loop would greatly reduce your power, spin, and speed.

4. Raising your elbow or shoulder. Raising your elbow or shoulder while looping will reduce the harmony among your leg, waist, arm and hand. Block the power from your leg and waist to transform to your racket.

5. Lack of footwork. When you lack proper footwork, you are forced to wait for the ball to come to your racket, lose your timing, you have to lower you point of contacting the ball, preventing your from utilizing all your power in your whole body.



Phần lược dịch:


III. Những điểm chính của cú giật thuận tay

Đối với VĐV nghiệp dư (không chuyên nghiệp), bạn phải lưu ý những điều sau đây khi tập luyện cú giật: 1. Đánh cánh tay về phía trước: bạn phải điều chỉnh góc của cánh tay của bạn (giữa cánh tay ngoài và cánh tay trên) để phù hợp với bóng đến. Một điều khác, khi vung cánh tay ngoài, bạn phải kiểm soát nó với lườn của bạn. 2. Xoay eo : Việc kiểm soát toàn bộ cánh tay của bạn với lườn của bạn là rất quan trọng. Cú giật của bạn không được tạo lực bởi cánh tay, mà là từ lườn. Sự chuyển động của lườn cần phải nhanh. Nhiều người chơi nghiệp dư biết làm thế nào để di chuyển cánh tay của họ, nhưng lại không biết chuyển động phần thắt lưng và do đó kỹ thuật này bị ảnh hưởng. 3. Điểm chạm bóng: Vị trí tốt nhất để chạm bóng ở phía trước bên phải thân người (đối với người thuận tay phải). Để đạt được điều này với mọi đường bóng bạn cần phải có bộ chân nhanh nhẹn và cần phải giữ được sự cân bằng trọng tâm cơ thể (sao cho trọng tâm không chuyển từ trái sang phải ở mọi lúc). Ma Lin luôn luôn sử dụng quả đánh thuận tayở phía trái tay với cú giật tấn công thuận tay bùng nổ khi đối thủ đẩy một quả bóng dài và thấp. Ma lin thực hiện cú giật bùng nổcủa mình và không có cơ hội để anh ta hồi vị nếu đối phương trả bóng. Mặc dù trọng tâm cơ thể của Malin khá thấp, anh ta vẫntiếp xúc bóng ở điểm cao nhất của nó hoặc khi bóng đang rơi (sau đỉnh điểm – ND). 4. Sử dụng cổ tay: cổ tay có vị trí của nó, không nên chuyển động quá lớn. Khi tiếp xúc với bóng, bằng cách sử dụng ngón tay giữa để định hướng cổ tay, bạn có thể bổ sung thêm lực và độ xoáy cho bóng (đối với những người cầm vợt dọc). Ngoài ra còn sử dụng cổ tay để điều chỉnh thời điểm tiếp xúc bóng. Một ví dụ của việc này là khi bạn phán đoán độ xoáy và tốc độ bóng đến thiếu chính xác, bạn có thể sử dụng cổ tay để điều chỉnh cho phù hợp. Khi quả bóng nằm ngoài phạm vi đánh tốt nhất của bạn, bạn cần phải sử dụng lườn và cổ tay của bạn để điều chỉnh bóng. Đặc biệt là trong các trận thi đấu mà trong đó có nhiều đường bóng bạn phải đối mặt không phải là loại đường bóng chính thống (phủi – ND), và khi bóng đến một điểm ở trên bàn mà bạn rất ít gặp, bạn phải sử dụng ngón tay trỏ và ngón giữa (những người cầm vợt dọc) để tận dụng cổ tay. Trong đa số các tình huống, cánh tay ngoài và cổ tay phải ở trên cùng 1 đường thẳng. 5. “Ăn bóng” (đánh thụ động): Khi chúng ta đánh giá xem một VĐV là tốt hay dở, chủ yếu chúng ta xem họ có bị ăn xoáy / ăn bóng hay không. Đây là nói đến việc bóng đã nằm lại trên mặt vợt quá lâu, tức là vợt đã không đánh vào bóng mà là bóng đánh vào vợt (đánh thụ động). Khi tập luyện cố gắng càng nhiều càng tốt để không mượn lực của đối phương mà hãy tạo ra lực của riêng mình. Rõ ràng là trong tập luyện bình thường có thể VĐV không mắc phải những cú đánh thụ động, nhưng trong các cuộc thi đấu, họ có thể bị căng thẳng và không có được những cú đánh hoàn hảo. Bạn cần phải làm cho họ có thói quen chủ động trong các cúđánh - không thụ động. 6. Kỹ thuật tấn công trái bóng thứ 3 là khác nhau giữa bóng xoáy lên và xoáy xuống (bóng đến – ND): vềmặt động tác không có nhiều khác biệt, mà sự khác biệt là ở vị trí bạn tiếp xúc với bóng. Đối với xoáy xuống là điểm giữa phần trêncủa bóng, và đối với xoáy lên là trên đỉnh của quả bóng, vị trí 12h. Điều chỉnh lực cú đánh của bạn một cách thích hợp với bóng đến. Giật bạt bóng xoáy lên: trọng tâm cơ thể tiến về phía trước. Đặc biệt khi đối giật, phải miết mỏng và hồi vị một cách dễ dàng. 7. Các điều chỉnh nhỏ: Nhiều người trong số bạn bè nghiệp dư của tôi vướng vấn đề này. Trong các cuộc thi đấu họ rất vất vả để có những điều chỉnh nhỏ đối với mọi đường bóng. Trong tập luyện, bạn cần phải phát triển cảm giác bóng. Trong điều kiện nghiệp dư, điều chỉnh nhỏ tốt nhất là trong việc thay đổi độ xoáy – có lúc phải giật với xoáy mạnh và đôi khi lại giật với xoáy lên rất yếu.

Kỹ thuật đánh xoáy lên thuận tay là một trong những cú đánh quan trọng nhất trong bóng bàn, nếu không muốn nói nó là quan trọng nhất. Việc sử dụng chân, lườn, và cánh tay / cổ tay là tối quan trọng. Nếu bạn điều chỉnh ba yếu tố này đúng cách, bạn có thể có một lối chơi rất mạnh mẽ và luôn đáng sợ.

Chúng ta có thể chia cú giật thuận tay thành hai kiểu khác nhau: phong cách châu Âu và phong cách châu Á. Cú đánh thuận taytheo phong cách châu Âu đòi hỏi đánh vào bóng nhiều hơn là miết vào bóng do đó điểm cuối của cú giật là một động tác nhanh, mạnh mẽ và thấp. Cú giật thuận tay theo phong cách châu Á đòi hỏi phải miết nhiều hơn do đó khi quả bóng nảy lên phía bànbên kia thì nó nhảy chồm lên. Nó cũng nhanh và thấp nhưng có nhiều xoáy hơn. Vì kỹ thuật này đã được phát triển trong nhiều năm, nhiều người chơi có cú giật thuận tay với phong cách tổng hợp và thường không phải là hoàn toàn 100% theo kiểu châu Âu hoặctheo kiểu châu Á. Giật bóng không khó, nhưng bạn cần phải tập luyện rất tích cực mới có thể thành công. Vậy, làm thế nào để chúng ta làm chủ đước cú giật thuận tay? (Cho những người thuận tay phải)

1. Cấu trúc kỹ thuật

a. Tư thế sẵn sàng: trước khi giật, tư thế phải ổn định. Đối với hầu hết các tình huống, bạn cần đứng ở khoảng cách 1,5 m từ bàn. Chân trái ở phía trước, chân phải ở phía sau. 2 chân nên cách nhau rộng bằng vai. 2 chân hơi cong (khuỵu – ND), trọng tâm cơ thể thấp và nghiêng về phía trước. Cơ thể và góc bàn tạo góc khoảng 45 độ.

b) Giật bóng: khi giật bóng xoáy lên (bóng đến là xoáy lên- ND), cánh tay cần thả lỏng. Trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải. Sau đó, thắt lưng (lườn – ND) xoay ra sau. Giải phóng lườn và cùng với nó là cánh tay trên và sau đó vung cánh tay ngoài vút vào điểmtiếp xúc. Trọng lượng cơ thể chuyển từ phải sang trái. Hãy chắc chắn việc giật miết vàobóng và trọng tâm cơ thể của bạn hướng ra phía trước và chủ động tấn công bóng. Sau khi tiếp xúc với bóng, cánh tay trên và dưới của bạn ngay lập tức cần thả lỏng và sau đó hồi vị trở lại tư thế sẵn sàng.

c) Động tác chân: Khi giật, tuỳ theo vị trí của quả bóng, di chuyển sao cho bóng ở vào vị trí đánh thuận lợi nhất. Khi di chuyển xung quanh sàn, điều cốt yếu là phải đảm bảo trọng tâm cơ thể của bạn cân bằng và bạn không di chuyển theo mọi hướng.

2. Cú giật vòng cung cao và cú giật bạt về phía trước:
Thường các cú giật vòng cung cao được sử dụng khi giật các đường bóng đến là bóng xoáy xuống. Độ xoáy của cú giật vòng cung cao là rất lớn, nhưng nó thường dễ phán đoán và bóng đi chậm. Hãy điều chỉnh điểm tiếp xúc lên bóng tùy theo độ xoáy. Khigiật cú giật vòng cung cao, cánh tay phải (đối với người thuận tay phải) nên hạ thật thấp và sau đó hướng cú đánh, giật lên trên để bóng đi qua lưới, và gay qua bàn bên kia. Các cú giật bạt về phía trước có tốc độ và lực nhưng thiếu xoáy. Nếu xoáy xuống củabóng đến là rất nặng, thì bạn cần kéo lườn ra phía sau nhiều hơn và tạo ra nhiều lực nâng từ cẳng tay miết vào bóng.

3. Giật bóng xoáy cao trong bàn:
Đây là loại kỹ thuật đòi hỏi phải có kỹ năng ở trình độ cao. Trước hết bạn cần phải xác định vị trí và chiều cao bóng và chiều cao đánh bóng tương ứng. Thông thường, cần miết rất “mỏng” khi giật quả bóng đến xoáy lên. Với bóng đến xoáy xuống, sẽ rất khó khăn. Nếu bạn có thể kiểm soát và tấn công các quả bóng xoáy xuống ngắn, bạn đã là một VĐV rất mạnh mẽ.

4. Mặt mút và cú giật:
Mặt mút Trung Quốc và mặt mút châu Âu / Nhật Bản rất khác nhau và có những đặc điểm khác nhau, và do đó thay đổi phong cáchcủa người chơi / cách đánh. Cú giật kiểu Châu Âu đánh nhiều hơn là giật vì bề mặt của mút châu Âu là không dính, lớp lót mềm và nảy. Nếu bạn sử dụng các loại mút châu Âu / Nhật Bản, bóng sẽ lún vào miếng lót và “nằm lại” để bạn kiểm soát được nhiều hơn đối với xoáy và tốc độ của bóng đến. (tức là: không nhạy cảm với xoáy). Điều này thậm chí là tốt hơn, bởi vì các VĐV châu Âu thường cao hơn và mạnh hơn so với các VĐV Trung Quốc. Các VĐV Trung Quốc miết bóng đặc biệt nhiều là vì mặt mút mà họ dùng (cụ thể như loạt mút nhãn hiệu Hurricane) là dính hơn và bóng không lún nhiều vào lớp lót. Điều này tạo ra một sự kết hợp mút và cốt nhanh. Vì miết bóng nhiều, chất lượng của cú giật là tốt hơn.

LƯU Ý:

5 vấn đề thường gặp trong cú giật thuận tay :

1. Trọng tâm rơi lên 2 gót chân của bạn, do đó bạn đã ở vào tư thế ngồi trong khi thực hiện cú giật, lực từ chân không thể được sử dụng một cách hiệu quả, và cánh tay của bạn buộc phải di chuyển hướng lên trên nhiều hơn, làm giảm sức mạnh, tốc độ và độ xoáy của cú giật của bạn.

2. Gồng cứng cánh tay và bàn tay. Trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng để giật, bạn đã căng cứng các cơ bắp, kìm hãm năng lượng trong cơ thể của bạn. Sau khi tiếp xúc với quả bóng, sự căng cứng cơ sẽ ngăn cản bạn giải phóng tất cả sức mạnh, do đó làm chậm việc hạ xuống để sẵn sàng cho cú đánh tiếp theo.

3. Không có hoặc thiếu động tác xoay lườn của bạn. Chỉ sử dụng tay của bạn để giật bóng sẽ làm giảm đáng kể lực, độ xoáy, và tốc độ.

4. Nâng cao khuỷu tay hoặc vai của bạn. Nâng cao khuỷu tay hoặc vai của bạn trong khi giật sẽ làm giảm sự hài hòa giữa chân, lườn, cánh tay, và bàn tay. Nó sẽ cản trở việc truyền lực từ chân và lườn đến vợt của bạn.

5. Thiếu bộ chân. Khi bạn không có động tác chân thích hợp, bạn buộc phải chờ đợi bóng đến vợt của bạn, làm mất thời gian củabạn, bạn phải tiếp xúc vào bóng ở điểm thấp hơn, sẽ cản trở việc sử dụng toàn bộ sức mạnh trong cơ thể của bạn.

(Hết)
 

vanuc

Đại Tá

NTBB cảm ơn Vanuc đã khôi phục lại bài dịch này của NTBB (post từ ngày 30/11/2011). Để ace theo dõi nội dung bài này một cách đầy đủ, NTBB xin giới thiệu tiếp phần còn lại của bài nói về kỹ thuật giật bóng thuận tay này của Wu Jingping.

Phần tiếng Anh:

III. Main points of the FH loop

For amateur (non-professional) players, you must note the following when training your loop: 1. Snap your forearm forward: you must adjust the angle of your arm (between upper arm and forearm) to suit the incoming ball. Another thing, when snapping the forearm you must control it with your waist. 2. Waist turning: Controlling your overall arm with your waist is very important. Your loop should not be powered by the arm, rather the waist. The movement of the waist should be fast. Many amateurs know how to move their arm but not their waist and so the technique suffers from this. 3. Contact point: The best place for contacting the ball is in front of the body to the right (for right handers). To achieve this with every ball you need to have quick footwork and you need to maintain a good balance of body weight (so that the weight isn’t shifting from left to right all the time). Ma Lin always uses his forehand from backhand side explosive forehand loop drive when the opponent pushes a long but low ball. Ma does his explosive loop and there is no chance of him recovering if the opponent returns the ball. Although Ma’s body weight is centred quite low he contacts the ball at its highest or even falling point. 4. Use of the wrist: The wrist has its place the movement shouldn’t be too big. When contacting the ball, using the middle finger to guide the wrist, you can add power and spin to the ball (for penholders). Another use of the wrist is to adjust the timing of the contact. An example of this is when you judge the incoming spin and speed wrongly, you can use the wrist to adjust accordingly. When the ball is out of your hitting range you need to use your waist and wrist to adjust for the ball. Especially in competitions where many of the balls you face are not orthodox, and when the ball comes to a point on the table where you’re not very familiar with. You must use the pointing finger and middle finger (in penholders) to utilise the wrist. In most situations the forearm and wrist should be in line. 5. “Eating balls” (passive shot etc): When we judge whether a sports person is good or bad, we mainly look at whether they eat spin/balls. This is where the ball stays on the bat for too long, while it is not the bat hitting the ball rather the ball hitting the bat (passive shot). When training try as much as possible to not borrow the power of the opponent rather creating your own. While it may not be obvious in normal training whether the player makes passive shots, it is obvious in competitions where they are nervous and cannot fully make their shots. You need to make it a habit to be active in your shots - not passive. 6. Third ball attack is differences between topspin and backspin: in terms of movement there is not much difference, the difference is where you contact the ball. For backspin, middle to top part, and for topspin 12oclock, on top of the ball. Adjust the power of your shot accordingly to suit the incoming ball. Loop driving topspin: body weight forward. Especially when counter-looping, brushing should be thin and easily returned. 7. Small adjustments: Many of my amateur friends have this problem. In competitions it’s very hard to have small adjustments for every ball. In training you need to develop a feel for the ball. In amateur terms, small adjustments work best in spin changing - sometimes looping with strong spin and sometimes looping with very weak topspin.

Forehand topspin technique is one of table tennis’s most important strokes, if not the most important. The use of the legs, waist and arm/wrist is paramount. If you adjust these three elements properly you can have a very powerful and often scary game.

We can split forehand topspin into two different kinds: European style and Asian style. European style forehand demands more hitting than brushing, therefore the end loop is one that is fast, powerful and low. Asian style forehand demands more brush, therefore when the ball bounces off the other side of the table it jumps. It is also fast and low but has more spin. Because this technique has been in development for so many years, many players have a composite style forehand and it usually not 100% clear whether they have a completely Asian or European forehand. Looping isn’t hard but you need to train it very hard for it to be successful. So how do we master the forehand loop? (for righthanders)

1. Technique deconstruction
a) Ready stance: before looping, the stance must be stable. For most situations, you should be about 1.5m away from the table. Left foot in front, right foot at the back. Legs should be shoulder width apart. Legs should be bent, body weight low and forward. The body and the table corner should be 45 degrees.
b) Looping: when looping topspin, the right arm should be relaxed. Body weight should be in the right leg. Then, waist will turn back. Unleash the waist and bring with it the arm and then snap the forearm at contact. Body weight should transfer from right to left. Be sure to brush loop and to have your body weight forward and actively strike the ball. After contacting the ball, your upper and lower arm must immediately relax and then recovery back to the ready stance.
c) Footwork: When looping, according to the position of the ball, move so that the ball is in the optimum hitting position. When moving around the court it is essential to ensure that your body weight is balanced and that you re not moving in all directions.

2. High arc loop and forward drive loop:
Mostly high arc loops are used for looping backspin. The spin of a high arc loop is very high but it is often predictable and slow. Adjust the contact point on the ball according to the amount of spin. When looping high arc, the right arm (for right handers) should sink very low and then directing the shot, loop upwards to get it over the net, and then forward across to the other side. Forward loop drives have speed and power but lack spin. If the incoming backspin is very strong, you will need to pull back the waist further and generate more lifting power from the forearm to brush the ball.

3. Inside table high spin loop:
This type of technique requires high level skills. Firstly you need to determine the placement and the height and according to the height strike the ball. Usually the brush is very “thin” when doing topspin balls. With backspin it very difficult. If you can control and attack short backspin balls you will be very powerful.

4. Rubber and the loop:
Chinese rubber and European/Japanese rubbers are very different and have different characteristics and therefore change the style of the player/shot. Europeans loop more with hit than loop because European rubber topsheet is not tacky, sponge is soft but is bouncy. If you use Euro/Jap rubbers, the ball must sink into the sponge and “dwell” so that you have more control over the spin and speed of the incoming ball. (ie. Not as sensitive to spin) This is even better because more Europeans are taller and more powerful than the Chinese players. Chinese players brush the ball more especially since their rubbers (in particular Hurricane series) are tackier and the ball doesn’t sink into the sponge much. This makes the rubber and blade combination fast. Because there is more brushing, the quality of the loop is better.

COURTESY OF PP DUI

5 common problems in forehand looping:

1. Gravity center falls on your heels so that you are in a sitting gesture while looping, your power from legs cannot be used effectively, and your arm forced to move more upward, reducing the power, speed and spin of your loop.

2. Stiff arm and hand. In the process of getting ready to loop, you have stiff muscle, which locks your power in your body. After contacting the ball, a stiff muscle prevents you from releasing all your power, thus slow you down to get ready for next shot.

3. No or lack of turning your waist. Use only your hand to loop would greatly reduce your power, spin, and speed.

4. Raising your elbow or shoulder. Raising your elbow or shoulder while looping will reduce the harmony among your leg, waist, arm and hand. Block the power from your leg and waist to transform to your racket.

5. Lack of footwork. When you lack proper footwork, you are forced to wait for the ball to come to your racket, lose your timing, you have to lower you point of contacting the ball, preventing your from utilizing all your power in your whole body.



Phần lược dịch:


III. Những điểm chính của cú giật thuận tay

Đối với VĐV nghiệp dư (không chuyên nghiệp), bạn phải lưu ý những điều sau đây khi tập luyện cú giật: 1. Đánh cánh tay về phía trước: bạn phải điều chỉnh góc của cánh tay của bạn (giữa cánh tay ngoài và cánh tay trên) để phù hợp với bóng đến. Một điều khác, khi vung cánh tay ngoài, bạn phải kiểm soát nó với lườn của bạn. 2. Xoay eo : Việc kiểm soát toàn bộ cánh tay của bạn với lườn của bạn là rất quan trọng. Cú giật của bạn không được tạo lực bởi cánh tay, mà là từ lườn. Sự chuyển động của lườn cần phải nhanh. Nhiều người chơi nghiệp dư biết làm thế nào để di chuyển cánh tay của họ, nhưng lại không biết chuyển động phần thắt lưng và do đó kỹ thuật này bị ảnh hưởng. 3. Điểm chạm bóng: Vị trí tốt nhất để chạm bóng ở phía trước bên phải thân người (đối với người thuận tay phải). Để đạt được điều này với mọi đường bóng bạn cần phải có bộ chân nhanh nhẹn và cần phải giữ được sự cân bằng trọng tâm cơ thể (sao cho trọng tâm không chuyển từ trái sang phải ở mọi lúc). Ma Lin luôn luôn sử dụng quả đánh thuận tayở phía trái tay với cú giật tấn công thuận tay bùng nổ khi đối thủ đẩy một quả bóng dài và thấp. Ma lin thực hiện cú giật bùng nổcủa mình và không có cơ hội để anh ta hồi vị nếu đối phương trả bóng. Mặc dù trọng tâm cơ thể của Malin khá thấp, anh ta vẫntiếp xúc bóng ở điểm cao nhất của nó hoặc khi bóng đang rơi (sau đỉnh điểm – ND). 4. Sử dụng cổ tay: cổ tay có vị trí của nó, không nên chuyển động quá lớn. Khi tiếp xúc với bóng, bằng cách sử dụng ngón tay giữa để định hướng cổ tay, bạn có thể bổ sung thêm lực và độ xoáy cho bóng (đối với những người cầm vợt dọc). Ngoài ra còn sử dụng cổ tay để điều chỉnh thời điểm tiếp xúc bóng. Một ví dụ của việc này là khi bạn phán đoán độ xoáy và tốc độ bóng đến thiếu chính xác, bạn có thể sử dụng cổ tay để điều chỉnh cho phù hợp. Khi quả bóng nằm ngoài phạm vi đánh tốt nhất của bạn, bạn cần phải sử dụng lườn và cổ tay của bạn để điều chỉnh bóng. Đặc biệt là trong các trận thi đấu mà trong đó có nhiều đường bóng bạn phải đối mặt không phải là loại đường bóng chính thống (phủi – ND), và khi bóng đến một điểm ở trên bàn mà bạn rất ít gặp, bạn phải sử dụng ngón tay trỏ và ngón giữa (những người cầm vợt dọc) để tận dụng cổ tay. Trong đa số các tình huống, cánh tay ngoài và cổ tay phải ở trên cùng 1 đường thẳng. 5. “Ăn bóng” (đánh thụ động): Khi chúng ta đánh giá xem một VĐV là tốt hay dở, chủ yếu chúng ta xem họ có bị ăn xoáy / ăn bóng hay không. Đây là nói đến việc bóng đã nằm lại trên mặt vợt quá lâu, tức là vợt đã không đánh vào bóng mà là bóng đánh vào vợt (đánh thụ động). Khi tập luyện cố gắng càng nhiều càng tốt để không mượn lực của đối phương mà hãy tạo ra lực của riêng mình. Rõ ràng là trong tập luyện bình thường có thể VĐV không mắc phải những cú đánh thụ động, nhưng trong các cuộc thi đấu, họ có thể bị căng thẳng và không có được những cú đánh hoàn hảo. Bạn cần phải làm cho họ có thói quen chủ động trong các cúđánh - không thụ động. 6. Kỹ thuật tấn công trái bóng thứ 3 là khác nhau giữa bóng xoáy lên và xoáy xuống (bóng đến – ND): vềmặt động tác không có nhiều khác biệt, mà sự khác biệt là ở vị trí bạn tiếp xúc với bóng. Đối với xoáy xuống là điểm giữa phần trêncủa bóng, và đối với xoáy lên là trên đỉnh của quả bóng, vị trí 12h. Điều chỉnh lực cú đánh của bạn một cách thích hợp với bóng đến. Giật bạt bóng xoáy lên: trọng tâm cơ thể tiến về phía trước. Đặc biệt khi đối giật, phải miết mỏng và hồi vị một cách dễ dàng. 7. Các điều chỉnh nhỏ: Nhiều người trong số bạn bè nghiệp dư của tôi vướng vấn đề này. Trong các cuộc thi đấu họ rất vất vả để có những điều chỉnh nhỏ đối với mọi đường bóng. Trong tập luyện, bạn cần phải phát triển cảm giác bóng. Trong điều kiện nghiệp dư, điều chỉnh nhỏ tốt nhất là trong việc thay đổi độ xoáy – có lúc phải giật với xoáy mạnh và đôi khi lại giật với xoáy lên rất yếu.

Kỹ thuật đánh xoáy lên thuận tay là một trong những cú đánh quan trọng nhất trong bóng bàn, nếu không muốn nói nó là quan trọng nhất. Việc sử dụng chân, lườn, và cánh tay / cổ tay là tối quan trọng. Nếu bạn điều chỉnh ba yếu tố này đúng cách, bạn có thể có một lối chơi rất mạnh mẽ và luôn đáng sợ.

Chúng ta có thể chia cú giật thuận tay thành hai kiểu khác nhau: phong cách châu Âu và phong cách châu Á. Cú đánh thuận taytheo phong cách châu Âu đòi hỏi đánh vào bóng nhiều hơn là miết vào bóng do đó điểm cuối của cú giật là một động tác nhanh, mạnh mẽ và thấp. Cú giật thuận tay theo phong cách châu Á đòi hỏi phải miết nhiều hơn do đó khi quả bóng nảy lên phía bànbên kia thì nó nhảy chồm lên. Nó cũng nhanh và thấp nhưng có nhiều xoáy hơn. Vì kỹ thuật này đã được phát triển trong nhiều năm, nhiều người chơi có cú giật thuận tay với phong cách tổng hợp và thường không phải là hoàn toàn 100% theo kiểu châu Âu hoặctheo kiểu châu Á. Giật bóng không khó, nhưng bạn cần phải tập luyện rất tích cực mới có thể thành công. Vậy, làm thế nào để chúng ta làm chủ đước cú giật thuận tay? (Cho những người thuận tay phải)

1. Cấu trúc kỹ thuật

a. Tư thế sẵn sàng: trước khi giật, tư thế phải ổn định. Đối với hầu hết các tình huống, bạn cần đứng ở khoảng cách 1,5 m từ bàn. Chân trái ở phía trước, chân phải ở phía sau. 2 chân nên cách nhau rộng bằng vai. 2 chân hơi cong (khuỵu – ND), trọng tâm cơ thể thấp và nghiêng về phía trước. Cơ thể và góc bàn tạo góc khoảng 45 độ.

b) Giật bóng: khi giật bóng xoáy lên (bóng đến là xoáy lên- ND), cánh tay cần thả lỏng. Trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải. Sau đó, thắt lưng (lườn – ND) xoay ra sau. Giải phóng lườn và cùng với nó là cánh tay trên và sau đó vung cánh tay ngoài vút vào điểmtiếp xúc. Trọng lượng cơ thể chuyển từ phải sang trái. Hãy chắc chắn việc giật miết vàobóng và trọng tâm cơ thể của bạn hướng ra phía trước và chủ động tấn công bóng. Sau khi tiếp xúc với bóng, cánh tay trên và dưới của bạn ngay lập tức cần thả lỏng và sau đó hồi vị trở lại tư thế sẵn sàng.

c) Động tác chân: Khi giật, tuỳ theo vị trí của quả bóng, di chuyển sao cho bóng ở vào vị trí đánh thuận lợi nhất. Khi di chuyển xung quanh sàn, điều cốt yếu là phải đảm bảo trọng tâm cơ thể của bạn cân bằng và bạn không di chuyển theo mọi hướng.

2. Cú giật vòng cung cao và cú giật bạt về phía trước:
Thường các cú giật vòng cung cao được sử dụng khi giật các đường bóng đến là bóng xoáy xuống. Độ xoáy của cú giật vòng cung cao là rất lớn, nhưng nó thường dễ phán đoán và bóng đi chậm. Hãy điều chỉnh điểm tiếp xúc lên bóng tùy theo độ xoáy. Khigiật cú giật vòng cung cao, cánh tay phải (đối với người thuận tay phải) nên hạ thật thấp và sau đó hướng cú đánh, giật lên trên để bóng đi qua lưới, và gay qua bàn bên kia. Các cú giật bạt về phía trước có tốc độ và lực nhưng thiếu xoáy. Nếu xoáy xuống củabóng đến là rất nặng, thì bạn cần kéo lườn ra phía sau nhiều hơn và tạo ra nhiều lực nâng từ cẳng tay miết vào bóng.

3. Giật bóng xoáy cao trong bàn:
Đây là loại kỹ thuật đòi hỏi phải có kỹ năng ở trình độ cao. Trước hết bạn cần phải xác định vị trí và chiều cao bóng và chiều cao đánh bóng tương ứng. Thông thường, cần miết rất “mỏng” khi giật quả bóng đến xoáy lên. Với bóng đến xoáy xuống, sẽ rất khó khăn. Nếu bạn có thể kiểm soát và tấn công các quả bóng xoáy xuống ngắn, bạn đã là một VĐV rất mạnh mẽ.

4. Mặt mút và cú giật:
Mặt mút Trung Quốc và mặt mút châu Âu / Nhật Bản rất khác nhau và có những đặc điểm khác nhau, và do đó thay đổi phong cáchcủa người chơi / cách đánh. Cú giật kiểu Châu Âu đánh nhiều hơn là giật vì bề mặt của mút châu Âu là không dính, lớp lót mềm và nảy. Nếu bạn sử dụng các loại mút châu Âu / Nhật Bản, bóng sẽ lún vào miếng lót và “nằm lại” để bạn kiểm soát được nhiều hơn đối với xoáy và tốc độ của bóng đến. (tức là: không nhạy cảm với xoáy). Điều này thậm chí là tốt hơn, bởi vì các VĐV châu Âu thường cao hơn và mạnh hơn so với các VĐV Trung Quốc. Các VĐV Trung Quốc miết bóng đặc biệt nhiều là vì mặt mút mà họ dùng (cụ thể như loạt mút nhãn hiệu Hurricane) là dính hơn và bóng không lún nhiều vào lớp lót. Điều này tạo ra một sự kết hợp mút và cốt nhanh. Vì miết bóng nhiều, chất lượng của cú giật là tốt hơn.

LƯU Ý:

5 vấn đề thường gặp trong cú giật thuận tay :

1. Trọng tâm rơi lên 2 gót chân của bạn, do đó bạn đã ở vào tư thế ngồi trong khi thực hiện cú giật, lực từ chân không thể được sử dụng một cách hiệu quả, và cánh tay của bạn buộc phải di chuyển hướng lên trên nhiều hơn, làm giảm sức mạnh, tốc độ và độ xoáy của cú giật của bạn.

2. Gồng cứng cánh tay và bàn tay. Trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng để giật, bạn đã căng cứng các cơ bắp, kìm hãm năng lượng trong cơ thể của bạn. Sau khi tiếp xúc với quả bóng, sự căng cứng cơ sẽ ngăn cản bạn giải phóng tất cả sức mạnh, do đó làm chậm việc hạ xuống để sẵn sàng cho cú đánh tiếp theo.

3. Không có hoặc thiếu động tác xoay lườn của bạn. Chỉ sử dụng tay của bạn để giật bóng sẽ làm giảm đáng kể lực, độ xoáy, và tốc độ.

4. Nâng cao khuỷu tay hoặc vai của bạn. Nâng cao khuỷu tay hoặc vai của bạn trong khi giật sẽ làm giảm sự hài hòa giữa chân, lườn, cánh tay, và bàn tay. Nó sẽ cản trở việc truyền lực từ chân và lườn đến vợt của bạn.

5. Thiếu bộ chân. Khi bạn không có động tác chân thích hợp, bạn buộc phải chờ đợi bóng đến vợt của bạn, làm mất thời gian củabạn, bạn phải tiếp xúc vào bóng ở điểm thấp hơn, sẽ cản trở việc sử dụng toàn bộ sức mạnh trong cơ thể của bạn.

(Hết)

Cảm ơn bác, bài trên em cop về máy để nghiên cứu, lúc post lên không nhớ là của ai nữa, bác thông cảm nhé, một lần nữa xin cảm ơn bác.................
 

Bình luận từ Facebook

Top