WTT Champions Macao 2024 (9~15/9)

C.Y

Hạ Sỹ
các bác chém kinh thật - em mạnh dạn chém nhé: LSD thắng vì bên kia sau Olympics vẫn chưa tập tành tử tế, vẫn còn đang lâng lâng nên chủ quan tí
Hôm nay mới rảnh vào lượn mạng. Thấy bên Trung đang hồ hởi chúc mừng Wang CQ vừa thi đậu kỳ thi biên chế sự nghiệp ( công chức) của thành phố Bắc Kinh (85.4/100 điểm). Em nó sẽ có 1 ghế HLV ở trường thể thao rất nổi tiếng Xian Nong Tan Bắc Kinh sau khi từ giã thi đấu trong tương lai.
 

Anhswang57

Đại Uý
Hôm nay mới rảnh vào lượn mạng. Thấy bên Trung đang hồ hởi chúc mừng Wang CQ vừa thi đậu kỳ thi biên chế sự nghiệp ( công chức) của thành phố Bắc Kinh (85.4/100 điểm). Em nó sẽ có 1 ghế HLV ở trường thể thao rất nổi tiếng Xian Nong Tan Bắc Kinh sau khi từ giã thi đấu trong tương lai.
Tầm nó giải nghệ có khi làm HLV tuyển quốc gia chứ hlv ở trường thì hơi thường :)
 

backhand-ghost

Đại Tá
Hôm nay mới rảnh vào lượn mạng. Thấy bên Trung đang hồ hởi chúc mừng Wang CQ vừa thi đậu kỳ thi biên chế sự nghiệp ( công chức) của thành phố Bắc Kinh (85.4/100 điểm). Em nó sẽ có 1 ghế HLV ở trường thể thao rất nổi tiếng Xian Nong Tan Bắc Kinh sau khi từ giã thi đấu trong tương lai.
CNT1 cả nam và nữ, khi giã từ sự nghiệp thi đấu, thì đều có văn bằng tốt nghiệp ĐH TDTT cả.
Không biết là người ta bố trí thời gian đi học vào khi nào, nhưng cũng ko quan trọng lắm, trình độ của họ về khoa học thể thao, về dinh dưỡng thể thao, về chuyên môn (bban) xứng đáng đc nhận bằng cử nhân mà miễn đi phần thi cử.
Wang Nan sau khi về hưu còn học lên tiên sĩ luôn.
 

C.Y

Hạ Sỹ
Theo tui biết CNT1 thường là nghỉ thi đấu xong sẽ được đặc cách đi học đại học không cần thi đầu vào. Wang CQ nó vừa tập luyện, thi đấu đỉnh cao vừa tốt nghiệp ĐH, tiếng Anh cấp 6, giờ thì đậu luôn kỳ thi công chức.
Đặng Á Bình nghỉ thi đấu xong đi học ĐH Thanh Hoa rồi qua Anh lấy được học vị Tiến sĩ luôn mới đáng nể.
 

conduongs

Đại Tá
Theo tui biết CNT1 thường là nghỉ thi đấu xong sẽ được đặc cách đi học đại học không cần thi đầu vào. Wang CQ nó vừa tập luyện, thi đấu đỉnh cao vừa tốt nghiệp ĐH, tiếng Anh cấp 6, giờ thì đậu luôn kỳ thi công chức.
Đặng Á Bình nghỉ thi đấu xong đi học ĐH Thanh Hoa rồi qua Anh lấy được học vị Tiến sĩ luôn mới đáng nể.
Cái này sâu xa tôi không rõ. Nhưng do có tìm hiểu tôi được biết rằng CNT1 được rất nhiều ưu đãi không chỉ trong khi còn thi đấu mà khi hết thi đấu, giã từ tuyển có thể được chọn bất kỳ trường đại học nào mà không phải thông qua đầu vào thi tuyển. Khi vào trong trường không phải học các môn thể chất mà chỉ học các môn khác thôi.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Xem lại trận này để thấy Ma Long hay như thế nào. Cách mà một đàn anh ở đẳng cấp trên đỉnh hóa giải một đàn em đang lên của Ma Long thật sự không thể thuyết phục hơn.
Có cảm giác, với kỹ thuật thượng thừa và tư duy vượt trội so với phần còn lại của thế giới, Ma Long của 2023 thậm chí có thể nhường Ma Long giai đoạn 2009-2012 đến 02 viên. Captain Long thật sự là hiện thân của sự hoàn mỹ.
 
Last edited:

4seasons

Binh Nhì
Cái này sâu xa tôi không rõ. Nhưng do có tìm hiểu tôi được biết rằng CNT1 được rất nhiều ưu đãi không chỉ trong khi còn thi đấu mà khi hết thi đấu, giã từ tuyển có thể được chọn bất kỳ trường đại học nào mà không phải thông qua đầu vào thi tuyển. Khi vào trong trường không phải học các môn thể chất mà chỉ học các môn khác thôi

Cái này sâu xa tôi không rõ. Nhưng do có tìm hiểu tôi được biết rằng CNT1 được rất nhiều ưu đãi không chỉ trong khi còn thi đấu mà khi hết thi đấu, giã từ tuyển có thể được chọn bất kỳ trường đại học nào mà không phải thông qua đầu vào thi tuyển. Khi vào trong trường không phải học các môn thể chất mà chỉ học các môn khác thôi.
Em tìm hiểu thì đúng là các vđv sẽ đc đặc cách vào các trường đh thể thao hoặc có khoa tt, đạt huy chương thì khả năng đc tuyển thẳng. Với các trường khác vẫn thi bt nhưng được điểm cộng. Trong quá trình học thì cũng đc tạo điều kiện, nhưng ko phải vđv nào cũng tốt nghiệp đc, hình như lin ruồi, liang béo và fzd chưa tốt nghiệp đh thì phải, sys học hệ 8 năm. Còn vào biên chế bắt buộc phải tốt nghiệp đh, đáp ứng đủ tiêu chuẩn và hàng năm có chỉ tiêu chứ ko phải ai vào cũng đc.
Bên trung nó đào tạo văn hoá song song với chuyên ngành nên có giải nghệ cũng ổn, chứ e thấy bên mình có em louis phạm chỉ chăm chăm thi giải, chứ văn hoá kém thật sự, ko biết tốt nghiệp 12 chưa
 

4seasons

Binh Nhì
Xem lại trận này để thấy Ma Long hay như thế nào. Cách mà một đàn anh ở đẳng cấp trên đỉnh hóa giải một đàn em đang lên của Ma Long thật sự không thể thuyết phục hơn.
Có cảm giác, với kỹ thuật thượng thừa và tư duy vượt trội so với phần còn lại của thế giới, Ma Long của 2023 thậm chí có thể nhường Ma Long giai đoạn 2009-2012 đến 02 viên. Captain Long thật sự là hiện thân của sự hoàn mỹ.
Bác đánh giá khách quan Ma Long và ZJK cho em học hỏi với, nếu ZJK ko dính chấn thương và chuyên tâm tập luyện thì có đua đường trường với a Long đc ko?
 

backhand-ghost

Đại Tá
Bác đánh giá khách quan Ma Long và ZJK cho em học hỏi với, nếu ZJK ko dính chấn thương và chuyên tâm tập luyện thì có đua đường trường với a Long đc ko?
Câu hỏi này khó.
Nhưng nếu bạn hỏi tôi thì câu trả lời của tôi là ZJK.
Tôi biết là mình có chút cảm tính và thiên vị ZJK bởi tôi thích lối chơi đó, tôi khâm phục kỹ thuật siêu việt và phong cách chơi bóng của ZJK.
Cũng chính vì yêu thích ZJK nên tôi cũng thử tìm kiếm những luận điểm để tự thuyết phục chính mình.
Có lẽ, để câu chuyện dễ có sự đồng thuận hơn, tạm thời ta thống nhất với nhau rằng người chơi bóng hay nhất (hoặc hay hơn) chưa chắc đã là người có thành tích tốt nhất (hoặc tốt hơn). Phải tạm thống nhất như vậy thì câu chuyện mới bắt đầu được ^\^
1) Giai đoạn 2010 - 5/2015
Nói về đối đầu trực tiếp trước đi, cái này nó trực quan vì có số liệu. Số liệu này thì ai cũng có thể search đc, Ma Long 20 - ZJK 14 (bao gồm cả đánh đôi).
- Vấn đề là số liệu này ko thể giải quyết đc câu hỏi của chúng ta rằng ai đánh hay hơn, xuất sắc hơn. Bởi đánh đôi thì Ma Long gần như ăn cả 4-5 trận gì đó, còn các trận đánh đơn thì có tính phân kỳ rất rõ rệt.
Thời kỳ prime của ZJK là khoảng từ World Cup 2010 (trận CK thua Wang Hao) cho đến CK World Cup 2014 (ăn Ma Long). Đây là giai đoạn có thể đánh giá là ZJK thực sự không có đối thủ về cả lối chơi và thành tích.
Rất nhanh, chỉ từ 2011 cho đến 2013, ZJK đã quét sạch các danh hiệu mayor và đặc biệt là 02 WTTC và 01 HCV Olympic. Và cách mà ZJK đoạt các danh hiệu cũng vô cùng gây chú ý. Thực sự, đó đều là những giải đấu mà ZJK đã đàn áp và hủy diệt tất cả các đối thủ trên đường vấn đỉnh.
Và gần như, ZJK đã có ưu thế tuyệt đối so với ML về H2H ở giai đoạn này.
Có lẽ tiêu biểu nhất về H2H giữa hai bên giai đoạn này là trận CK World Cup 2014, ZJK thắng 4-3. Trận đấu này, xứng đáng là một trận CK World Cup hay nhất lịch BBTG với ván 07 kịch tính ko kém gì một bộ phim hành động Holywoods.
Và đặc biệt, cú bh flick của ZJK ở điểm số 10-10 ván 07, xứng đáng là một đòn đánh kinh điển mang tính biểu tượng. Nó là một minh họa rõ nét về bản lĩnh thi đấu, kỹ thuật đỉnh cấp và nhãn quan chiến thuật thượng thừa của ZJK.
Cú bh flick đó đã được thực hiện bởi một tay vợt đã nâng tầm đòn đánh kỹ thuật này lên một tầm cao mới. Có thể nói, tuy ko phải người đầu tiên thực hiện kỹ thuật bh flick, nhưng ZJK chính người đầu tiên là người nâng cấp nó lên tới giới hạn cuối cùng.
- Ngược lại, Ma Long ở giai đoạn này, hay nói chính xác hơn là Ma Long từ 2003 (15t đã lên tuyển 01) cho đến 5/2015, là một tờ giấy gần như trắng tinh về thành tích cá nhân với chỉ 01 danh hiệu World Cup ko có quá nhiều ý nghĩa.
- Trong quốc nội, ZJK giai đoạn này dưới màu áo Sơn Đông Lỗ Năng cũng đã vô địch China Super League cả đơn và đồng đội. Đây là giải đấu có chất lượng chuyên môn ở tầm cao hơn cả so với giải VĐTG. Có lẽ, chỉ có ở giải đấu này, giá trị của các nhà VĐTG mới rớt xuống thấp đến vậy. Họ chỉ đơn giản là target để các tay vợt ko được chọn đi thi đấu quốc tế (hoặc ko thường xuyên) tìm và diệt. Một ví dụ rất đặc biệt và tiêu biểu, năm 2020, khi đã 40t, Hou Yingchao đã vô địch đơn nam CSL. Ở bình diện quốc tế, tay vợt chơi gai xa bàn SN 1980 này ko có quá nhiều dấu ấn, nhưng ở quốc nội thì câu chuyện hoàn toàn khác biệt.
- Nếu xét đối đầu ZJK - Ma Long ở giai đoạn này mà không đề cập tới Wang Hao thì có lẽ câu chuyện sẽ có cảm giác không tới tận cùng. Cho dù, không thể dùng phương pháp "bắc cầu" trong bóng bàn, nhưng rõ ràng vai trò của Wang Hao trong giai đoạn trưởng thành của ZJK - Ma Long là vô cùng quan trọng.
Có thể nói, Wang Hao chính là thước đo, cũng chính là "hòn đá mài dao" cho cả hai tay vợt này.
Sự tình thế nào, chắc ai cũng rõ.
Sau khi thua trận CK World Cup 2010, ZJK đã liên tiếp gặp lại Wang Hao trong 01 trận CK World Cup, 01 trận CK WTTC và cả trận CK OLP London 2012. Những trận CK đó, ngắn gọn mà nói, ZJK thực sự đã hủy diệt người đàn anh.
Wang Hao là thước đo, là mốc chiếu rõ ràng nhất cho sự trưởng thành, vươn lên chiếm lĩnh vị trí độc tôn, thống trị BBTG của ZJK.
Những trận thắng của ZJK trước Wang Hao cũng là sự khẳng định ưu thế tuyệt đối về kỹ thuật của ZJK trước một penholder được công nhận là hoàn mỹ nhất mọi thời đại.
Sau trận CK đỉnh cao cuối cùng của sự nghiệp, WTTC 2013, Wang Hao nói "vào được CK là vui rồi, đánh với ZJK ăn được ván nào đc ván đó thôi".
Nhưng ngược lại, cho đến khi Wang Hao giã từ sự nghiệp thi đấu, Ma Long vẫn chưa thể vượt qua được người đàn anh, người đồng đội lâu năm trên tuyển. BK WTTC 2013 khiến người ta thấy Ma Long, khi đó thực sự chưa sẵn sàng cho cuộc phiêu lưu vấn đỉnh. Ma Long khi đó vẫn chỉ là một tay vợt xuất sắc mà thôi.
Nhưng, cũng phải nói lại, rằng Ma Long chưa khi nào ngại ZJK và ZJK cũng ko mấy khi dễ dàng mà thắng đc Ma Long. ZJK có thể hủy diệt Wang Hao, đánh vỡ XX theo kiểu trịch thượng nhưng ko gặp Ma Long vẫn phải tốn mấy kg mồ hôi thì mới xơi được.
Nguyên nhân chính là lối chơi rất linh hoạt, biến hóa và năng lực rất toàn diện của Ma Long (cho dù có lép vế hơn ZJK ở khả năng tấn công bh).
Tất nhiên, ở giai đoạn này, với chút ưu thế về mặt kỹ thuật, ở những thời điểm quan trọng, ZJK vẫn tạo cho người xem cảm giác ở tầm trên của Ma Long.
Và ko thể ko nhắc tới, ở giai đoạn này, khí thế mạnh mẽ, bá đạo của ZJK đã khiến Ma Long có chút lu mờ, ảm đạm mỗi khi hai người đối đầu. Cùng SN 1988, nhưng Ma Long lên tuyển sớm hơn ZJK. Cơ mà, khi hai người thi đấu, người xem có cảm giác đó là cuộc đối đầu giữa một gã trai đã sờn áo giang hồ với một thanh niên vẫn còn chưa quen với việc rời khỏi ghế giảng đường.
... (Còn tiếp, mỏi tay quá ^\^)
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Bác đánh giá khách quan Ma Long và ZJK cho em học hỏi với, nếu ZJK ko dính chấn thương và chuyên tâm tập luyện thì có đua đường trường với a Long đc ko?
Qua rượu say, ngủ một lèo từ 22h đến 4h30 thì tỉnh dậy, vào 4rum lại gặp một câu hỏi ko thể không trả lời.
Cứ thế là viết, cũng ko để ý sắp xếp cấu tứ, dàn bài cho đến khi tay mỏi quá thì dừng và post lên mà ko buồn edit. Giờ đọc lại mới thấy dài quá, nhưng muốn xẻo ngắn đi thì ko biết phải cắt chỗ nào. Đều là chỗ mình chắt lọc và cố gắng thu gọn nhất, tránh lan man làm người đọc thấy oải.
Cơ mà, gốc rễ của "Long - Khoa đại chiến" với mình ko thể nào mà giản đơn được. Có thể bạn đồng ý chỗ này hoặc có thể chỗ khác ta còn phải làm rõ. Nhưng ko quan trọng đâu, ở đời, đâu phải việc gì cũng nhất nhất phải đi đến tận cùng hoặc có khi làm rõ một vấn đề cho ra nhẽ chắc gì đã chuyện tốt.
Tôi đoán, là bạn cũng thích ZJK. Vì cơ bản, những ai thích ZJK sẽ nghĩ đến vấn đề này nhiều hơn. Tựa như, những ai đã thích RF như tôi, cứ đau đáu mãi câu chuyện tại sao người có lối chơi đẹp mắt hơn, gây mê đắm hơn lại không phải là người có sự nghiệp vĩ đại nhất. Tại sao lại là gã láu cá, lắm trò ma quỷ Nole kia mới là người được lịch sử chọn lựa.
Phần sau, rồi bạn sẽ thấy, ZJK thực ra chẳng thua Ma Long đâu, chẳng thua ai cả.
Chỉ cần ở trạng thái bình thương thôi, ZJK thực sự muốn thua cũng khó.
 
Last edited:

conduongs

Đại Tá
Bác đánh giá khách quan Ma Long và ZJK cho em học hỏi với, nếu ZJK ko dính chấn thương và chuyên tâm tập luyện thì có đua đường trường với a Long đc ko?
Phải khẳng định một điều là tất cả không có giá như. Còn về MLvà ZJK có lẽ ở giai đoạn đỉnh cao của hai VĐV này thì khi xếp hai nhánh ai cũng sẽ đoán được trận CK là ML và ZJK. Còn để phân tích đi đường trường dài hơi hơn thì mọi người cũng đã thấy rồi ML đến giai đoạn này vẫn là một yếu tố không thể thiếu, chưa thể thay thế với team 1 china. Bổi vì sao: ML lên tuyển 1 trước hơn ZJK nhưng gần như một giai đoạn một trào lưu, một xu hướng gọi tên ZJK. Theo em nó là ở lối chơi, định hình cho bản thân mình một thương hiệu riêng, thương hiệu đó có bền lâu không, có sức lan tỏa lớn không là ở người xây dưng thương hiệu. Ở đây lối chơi của ML, đường bóng của ML không lắt léo, không hoa mỹ từ kỹ thuật gò, đòn FH, BH bóng có thể nói là rất thuần như bài giảng hướng dẫn của thầy cho người đầu tiên giật. đường bóng đi thẳng với hướng đánh không pha một chút tiếp xúc cạnh nào ở cả hai bên FH và BH. Lối đánh này sẽ khó tạo nên được ấn tượng, sẽ khó cho người xem một sự ồ lên bởi sự đẹp đẽ và đương nhiên rồi sẽ lên tay rất lâu, chứ chưa nói đến là thành tích đến nhanh được. Nó đòi hỏi một sự quyết tâm bền bỉ không bỏ cuộc: Bởi nếu bản thân thấy hay thua WH, rồi lối đánh của đồng đội ZJK thành một trào lưu thì tự nhiên sẽ có lay động vì lối chơi của mình. ... Nhưng chẳng lẽ cách chơi của ML không có điểm mạnh gì: Thì đây với cách tập luyện vậy quả FH hay BH đểu phát huy được hết lực Toàn bộ lực dánh đều đi trực diện với hướng bóng đến, lực toàn bộ không bị phân tàn đi đâu so với lối đánh tiếp xúc cạnh sẽ bị phân tán đi một chút theo quy tắc tổng hợp lực hình bình hành. Chính vì điều này đã làm nên một thương hiệu là quả FH của Ml thì có sức hủy diệt thế nào rồi, để đối giật phải, để anh Long chuyển qua giật phải được là đối phương không có cơ hội. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều kiện đủ mà còn phải kể đến bộ chân của ML nữa. Để giúp cho cách giật đó được phát huy tối đa thì bộ chân của ML cần phải rất nhanh, để còn đánh được những quả trực diện. thời điểm đỉnh cao ML chạy từ hai mép bàn chỉ để đánh phải thôi mà đòn vần mạnh thì biết sự khổ luyện của anh Long thế nào rồi. Lối khổ luyện này không phải có ngay được, nên nó giải thích cho vì sao ML lên xu hướng chậm hơn so với WH, ZJK. thậm chí đường bóng nghệ sĩ của XX cũng chỉ để che đậy những khiếm khuyết từ quả đánh đến bộ chân. Nhưng chính vì khổ luyện theo đường chính thống đó mà ML đi được đường dài hơn cho đến bây giờ các bạn đã thẩy rồi.
Thêm một chút là thế hệ trẻ trong tuyển china giờ lấy việc hạ anh Long hay những tượng đài khác như FZD... là động lực thì điều đó không sai, nhưng cái cách họ lại mong đạt được kết quá đó nhanh không thông qua việc tập luyện theo lối bóng chính thống, khổ luyên mà lại thiên về lối đánh ma mị, láu cá Flick đủ các kiểu đủ các góc độ gần như những lứa bây giờ không còn thấy được sự tua trái rồi di chuyển nhanh né giật phải kiểu của anh Long nữa. Có lẽ sẽ rất khó để có một Idol tập theo lối đánh chính thống này và nó sẽ rất lâu để lên được đôi khi nó còn là ở cái căn cái cốt nữa. Điều đó nó giải thích phần nào đến giờ anh Long vẫn đi được đường dài, cao tốc. Chúc các bác có nhiều niềm vui hơn với bb.
 

noobteam

Đại Uý
....Tựa như, những ai đã thích RF như tôi, cứ đau đáu mãi câu chuyện tại sao người có lối chơi đẹp mắt hơn, gây mê đắm hơn lại không phải là người có sự nghiệp vĩ đại nhất. Tại sao lại là gã láu cá, lắm trò ma quỷ Nole kia mới là người được lịch sử chọn lựa.
Nole phải nói là thể lực của hắn quá tốt, độ dẻo dai ở tầm tuổi đó là vượt trội so với phần còn lại. Nhưng cũng có một nguyên nhân nữa là lứa NextGen sau đuối quá, không có đối trọng để cản bước Nole lại.
 

nhatbong

Trung Sỹ
Mong bác @conduongs chia sẻ thêm thông tin cho em đoạn này với, "đường bóng nghệ sĩ của XX cũng chỉ để che đậy những khiếm khuyết từ quả đánh đến bộ chân"
Vì ngoài ML, JZK... em cũng thích xem Xuxin chơi, trình g e chỉ thấy hay, đẹp mà không biết khiếm khuyết như thế nào.
 

bachikho

Đại Tá
Bác đánh giá khách quan Ma Long và ZJK cho em học hỏi với, nếu ZJK ko dính chấn thương và chuyên tâm tập luyện thì có đua đường trường với a Long đc ko?
không vì theo các chuyên gia của CNT thì cú giật phải của ZJK hầu như toàn xài tay và vai chứ k lăng người chuẩn chỉ như ML nên rất dễ chấn thương vai, khó duy trì lâu dài (thực tế đã xảy ra như vậy, time sau này vai ZJK bị chấn thương nghiêm trọng)
Mong bác @conduongs chia sẻ thêm thông tin cho em đoạn này với, "đường bóng nghệ sĩ của XX cũng chỉ để che đậy những khiếm khuyết từ quả đánh đến bộ chân"
Vì ngoài ML, JZK... em cũng thích xem Xuxin chơi, trình g e chỉ thấy hay, đẹp mà không biết khiếm khuyết như thế nào.
vớ vẩn, bộ chân của XX là 1 trong những bộ chân xuất sắc nhất trong lịch sử bb, khiếm khuyết chỗ nào
 

backhand-ghost

Đại Tá
Câu hỏi này khó.
Nhưng nếu bạn hỏi tôi thì câu trả lời của tôi là ZJK.
Tôi biết là mình có chút cảm tính và thiên vị ZJK bởi tôi thích lối chơi đó, tôi khâm phục kỹ thuật siêu việt và phong cách chơi bóng của ZJK.
Cũng chính vì yêu thích ZJK nên tôi cũng thử tìm kiếm những luận điểm để tự thuyết phục chính mình.
Có lẽ, để câu chuyện dễ có sự đồng thuận hơn, tạm thời ta thống nhất với nhau rằng người chơi bóng hay nhất (hoặc hay hơn) chưa chắc đã là người có thành tích tốt nhất (hoặc tốt hơn). Phải tạm thống nhất như vậy thì câu chuyện mới bắt đầu được ^\^
1) Giai đoạn 2010 - 5/2015
Nói về đối đầu trực tiếp trước đi, cái này nó trực quan vì có số liệu. Số liệu này thì ai cũng có thể search đc, Ma Long 20 - ZJK 14 (bao gồm cả đánh đôi).
- Vấn đề là số liệu này ko thể giải quyết đc câu hỏi của chúng ta rằng ai đánh hay hơn, xuất sắc hơn. Bởi đánh đôi thì Ma Long gần như ăn cả 4-5 trận gì đó, còn các trận đánh đơn thì có tính phân kỳ rất rõ rệt.
Thời kỳ prime của ZJK là khoảng từ World Cup 2010 (trận CK thua Wang Hao) cho đến CK World Cup 2014 (ăn Ma Long). Đây là giai đoạn có thể đánh giá là ZJK thực sự không có đối thủ về cả lối chơi và thành tích.
Rất nhanh, chỉ từ 2011 cho đến 2013, ZJK đã quét sạch các danh hiệu mayor và đặc biệt là 02 WTTC và 01 HCV Olympic. Và cách mà ZJK đoạt các danh hiệu cũng vô cùng gây chú ý. Thực sự, đó đều là những giải đấu mà ZJK đã đàn áp và hủy diệt tất cả các đối thủ trên đường vấn đỉnh.
Và gần như, ZJK đã có ưu thế tuyệt đối so với ML về H2H ở giai đoạn này.
Có lẽ tiêu biểu nhất về H2H giữa hai bên giai đoạn này là trận CK World Cup 2014, ZJK thắng 4-3. Trận đấu này, xứng đáng là một trận CK World Cup hay nhất lịch BBTG với ván 07 kịch tính ko kém gì một bộ phim hành động Holywoods.
Và đặc biệt, cú bh flick của ZJK ở điểm số 10-10 ván 07, xứng đáng là một đòn đánh kinh điển mang tính biểu tượng. Nó là một minh họa rõ nét về bản lĩnh thi đấu, kỹ thuật đỉnh cấp và nhãn quan chiến thuật thượng thừa của ZJK.
Cú bh flick đó đã được thực hiện bởi một tay vợt đã nâng tầm đòn đánh kỹ thuật này lên một tầm cao mới. Có thể nói, tuy ko phải người đầu tiên thực hiện kỹ thuật bh flick, nhưng ZJK chính người đầu tiên là người nâng cấp nó lên tới giới hạn cuối cùng.
- Ngược lại, Ma Long ở giai đoạn này, hay nói chính xác hơn là Ma Long từ 2003 (15t đã lên tuyển 01) cho đến 5/2015, là một tờ giấy gần như trắng tinh về thành tích cá nhân với chỉ 01 danh hiệu World Cup ko có quá nhiều ý nghĩa.
- Trong quốc nội, ZJK giai đoạn này dưới màu áo Sơn Đông Lỗ Năng cũng đã vô địch China Super League cả đơn và đồng đội. Đây là giải đấu có chất lượng chuyên môn ở tầm cao hơn cả so với giải VĐTG. Có lẽ, chỉ có ở giải đấu này, giá trị của các nhà VĐTG mới rớt xuống thấp đến vậy. Họ chỉ đơn giản là target để các tay vợt ko được chọn đi thi đấu quốc tế (hoặc ko thường xuyên) tìm và diệt. Một ví dụ rất đặc biệt và tiêu biểu, năm 2020, khi đã 40t, Hou Yingchao đã vô địch đơn nam CSL. Ở bình diện quốc tế, tay vợt chơi gai xa bàn SN 1980 này ko có quá nhiều dấu ấn, nhưng ở quốc nội thì câu chuyện hoàn toàn khác biệt.
- Nếu xét đối đầu ZJK - Ma Long ở giai đoạn này mà không đề cập tới Wang Hao thì có lẽ câu chuyện sẽ có cảm giác không tới tận cùng. Cho dù, không thể dùng phương pháp "bắc cầu" trong bóng bàn, nhưng rõ ràng vai trò của Wang Hao trong giai đoạn trưởng thành của ZJK - Ma Long là vô cùng quan trọng.
Có thể nói, Wang Hao chính là thước đo, cũng chính là "hòn đá mài dao" cho cả hai tay vợt này.
Sự tình thế nào, chắc ai cũng rõ.
Sau khi thua trận CK World Cup 2010, ZJK đã liên tiếp gặp lại Wang Hao trong 01 trận CK World Cup, 01 trận CK WTTC và cả trận CK OLP London 2012. Những trận CK đó, ngắn gọn mà nói, ZJK thực sự đã hủy diệt người đàn anh.
Wang Hao là thước đo, là mốc chiếu rõ ràng nhất cho sự trưởng thành, vươn lên chiếm lĩnh vị trí độc tôn, thống trị BBTG của ZJK.
Những trận thắng của ZJK trước Wang Hao cũng là sự khẳng định ưu thế tuyệt đối về kỹ thuật của ZJK trước một penholder được công nhận là hoàn mỹ nhất mọi thời đại.
Sau trận CK đỉnh cao cuối cùng của sự nghiệp, WTTC 2013, Wang Hao nói "vào được CK là vui rồi, đánh với ZJK ăn được ván nào đc ván đó thôi".
Nhưng ngược lại, cho đến khi Wang Hao giã từ sự nghiệp thi đấu, Ma Long vẫn chưa thể vượt qua được người đàn anh, người đồng đội lâu năm trên tuyển. BK WTTC 2013 khiến người ta thấy Ma Long, khi đó thực sự chưa sẵn sàng cho cuộc phiêu lưu vấn đỉnh. Ma Long khi đó vẫn chỉ là một tay vợt xuất sắc mà thôi.
Nhưng, cũng phải nói lại, rằng Ma Long chưa khi nào ngại ZJK và ZJK cũng ko mấy khi dễ dàng mà thắng đc Ma Long. ZJK có thể hủy diệt Wang Hao, đánh vỡ XX theo kiểu trịch thượng nhưng ko gặp Ma Long vẫn phải tốn mấy kg mồ hôi thì mới xơi được.
Nguyên nhân chính là lối chơi rất linh hoạt, biến hóa và năng lực rất toàn diện của Ma Long (cho dù có lép vế hơn ZJK ở khả năng tấn công bh).
Tất nhiên, ở giai đoạn này, với chút ưu thế về mặt kỹ thuật, ở những thời điểm quan trọng, ZJK vẫn tạo cho người xem cảm giác ở tầm trên của Ma Long.
Và ko thể ko nhắc tới, ở giai đoạn này, khí thế mạnh mẽ, bá đạo của ZJK đã khiến Ma Long có chút lu mờ, ảm đạm mỗi khi hai người đối đầu. Cùng SN 1988, nhưng Ma Long lên tuyển sớm hơn ZJK. Cơ mà, khi hai người thi đấu, người xem có cảm giác đó là cuộc đối đầu giữa một gã trai đã sờn áo giang hồ với một thanh niên vẫn còn chưa quen với việc rời khỏi ghế giảng đường.
... (Còn tiếp, mỏi tay quá ^\^)
2) Giai đoạn 2015 - 2017
- Chỉ trong chưa tới 03 năm ngắn ngủi, sự nghiệp của ZJK đi xuống và kết thúc rất đột ngột vào cuối 2017.
Giai đoạn đi xuống này mở đầu bằng thất bại trước Fang Bo ở BK WTTC Suzhou 2015 và trận thua trước Lee Sangsu ngay tại R32 WTTC 2017 đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp đầy vinh quang của ZJK.
Với người viết, Suzhou 2015 với thất bại của ZJK có lẽ là một kỷ niệm khó quên trong đời. Ở vị trí gần như là đẹp nhất trên khán đài, tôi dõi theo từng đường bóng của ZJK với sự say mê, phấn khích tuyệt đỉnh.
Trận TK đó, ZJK đã chơi tuyệt hay trước cụ Sam vẫn ở đó sừng sững bao năm như một bức tường chắn bóng. Không có chút dấu hiệu nào của sự mệt mỏi, cũng ko thấy ZJK nhăn nhó đứng vặn lưng. Tôi và khán giả hể hả ra về, bàn tán tới trận BK gặp Fang Bo tối ngày hôm sau như thể đó chỉ đơn giản là một cữ khởi động của Zhang cho trận CK với Ma Long. Chẳng ai ngờ tới cái không khí chán ngắt, ủ ê của cả nhà thì vào buổi tối ngày hôm sau.
Với việc ZJK thất trận tại BK, đại chiến "Long - Khoa" đã ko xảy ra. Với tôi và rất nhiều khán giả, kỳ WTTC đó coi như đã kết thúc.
Và một chuyện ko thể ngờ tới đã xảy ra. Chúng tôi, tôi có 04 bộ vé của ngày CK và chẳng ai có hứng thú đi xem nữa. Tôi đặt mua trước vé xem trọn 03 ngày TK - BK và CK, và đều ở khu VIP với giá không hề rẻ. Riêng bộ vé ngày chung kết có giá hơn 2000 RMB/người, khoảng hơn 6tr theo tỷ giá hồi đó. Lúc nhận đc vé, tôi sung sướng nâng niu chúng như bảo vật, chẳng khi nào muốn rời tay.
Nhưng sau khi ZJK thất bại, với tôi nó đã chẳng còn mấy giá trị cho dù, trận CK có Ma Long cũng là một trận đấu mà ngay cả trong mơ tôi cũng muốn đc chứng kiến. Bản thân chính tôi cũng ko ngờ, thất bại của ZJK lại khiến mình ủ ê, thất vọng đến vậy. Thằng bạn thân người TQ cũng ở trạng thái tương tự như tôi, thằng bạn thân của nó cũng chẳng có chút hào hứng nào. Còn vợ tôi, cô ấy đã chán ngắt cái nhà thi đấu chật ních người đó rồi. Vậy là 04 người quyết định sẽ tặng lại vé cho bạn bè ở gần đó và sẽ đi nhậu ở quán thịt nướng ở khu vực gần nhà thi đấu.
Cho đến tận bây giờ, sau gần 10 năm, tôi vẫn chưa thể hoàn toàn lý giải đc rằng tại sao chúng tôi, tại khoảnh khắc đó đã tuyệt nhiên không có một chút do dự nào khi đánh đổi ngày CK giải VĐTG với chỉ một bữa thịt cừu nướng cùng bia chai Thanh Đảo.
Nhưng sự việc chưa dừng ở đó, những gì diễn ra sau đó, mới khiến tôi dở khóc dở cười. Đó là, tôi tặng vé nhưng không thể ngờ rằng không ai thèm nhận. Thế có ức không cơ chứ.

..... (Vì cái tội lan man ngoài lề, tay lại mỏi nhừ roài, phải xin nghỉ chút các pác nhé ^\^).
 

conduongs

Đại Tá
không vì theo các chuyên gia của CNT thì cú giật phải của ZJK hầu như toàn xài tay và vai chứ k lăng người chuẩn chỉ như ML nên rất dễ chấn thương vai, khó duy trì lâu dài (thực tế đã xảy ra như vậy, time sau này vai ZJK bị chấn thương nghiêm trọng)

vớ vẩn, bộ chân của XX là 1 trong những bộ chân xuất sắc nhất trong lịch sử bb, khiếm khuyết chỗ nào
Chưa ai khen bộ chận của XX bác ah, Họ chỉ khen sải chân của XX, súc dướn của XX la tuyệt vời, Điều này có lẽ là lợi thế bởi thể hình của XX rất cao Đứng với ML gần cao hơn một đầu. Những quả dướn người đánh thuạn tay, cứu bóng gần như không tưởng đã làm che đi hết những bước chân của XX. chính vì có sức dướn tốt lợi thế thể hình mà XX ôm trọn góc không thuận luôn. Đó là một nhước điểm mà sau này các đường bóng nhanh, ôm bàn sẽ dễ dàng bắt bài được XX, và vì vậy càng sau này XX không còn là nôi khiếp sợ khi đối đầu nữa. Thêm nữa bộ chân của XX chua đủ tốt những pha dướn người hay di chuyển sang góc thuận đánh bóng khi phải hồi về góc không thuận bước chận của XX cứ díu vào không được thanh thoát khi hồi về, vì vậy đòn BH của XX lúc này toàn bơ lên hoặc lốp cao lên. Nếu đối phương không kết đươc ở điểm này sẽ lại bị một đòn Forhand với quỹ đạo vòng cung cực khó nếu đững xa bàn.
Với bộ chân chưa tốt XX hay phải lùi xa bàn hơn so với lứa ZJK, ML, nhưng do lợi thế thể hình khả năng dướn quá đỉnh bù lại mà với khoảng cách xa hơn XX sẵn sàng chờ bóng đủ xuống sâu. Để có thêm thời gian xử lý bóng và tung ra một cú FH với quỹ đạo cong có lẽ khiến cho nhiều lứa VDV china hay none china phải tức tưởi ngậm đắng khi đối đầu là vậy. Chính lối giật cạnh này là lẽ tự nhiện chọn XX, bởi bộ chân chua được tron vẹn nó đã làm nên một XX nghệ sĩ mà không ai còn quan tâm đến mấy vẫn đề kia nữa, Và XX vẫn là một nỗi ám ảnh của none china, và tạo nên bộ ba ML, ZJK, XX của một giai đoạn tương đối thành công.
 

conduongs

Đại Tá
Các bác còn nhớ hồi xưa có Wang Liqin cũng có thể hình cao to kiểu Xu Xin không? đánh cũng hay quá trời.
WLQ thì lẽ ra làm nguồi mẫu nam đẹp hơn, diện bộ vest vào thì diễn tổng tài sẽ đẹp hơn khi đánh bóng bàn. Khung hình rất cứng, tay chân nhìn rất khuỳnh khoàng có lẽ cao quá đây
 

Bình luận từ Facebook

Top