WTT Champions Frankfrut

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Nhìn cháu Anton đánh với Lin Shidong, càng củng cố luận điểm của em là nếu kỹ chiến thuật không bằng Tàu thì chỉ có đánh thật điên Kiểu của Truls hoặc Alexis Lebrun may ra ăn được Tàu trong 1 ngày chúng nó đạt phong độ không tốt nhất.
Trường hợp của Truls và Anton không hiếm gặp khi H2H giữa 2 tay vợt nghiêng cề Truls nhưng thỉnh thoảng Anton vẫn ăn, giống ngày trước Otvcharov đang phong độ cao vẫn thua Patrick Baum đồng đội tuyển Đức hay Woldcup 2018 Timo Boll loại Ma Long nhưng vào CK thì thua Otvcharov vậy, hay chính ông em nhà Lebrun gặp ông anh lại hay thua mấy trận quan trọng. Nhiều khi quen bóng đánh nó khác :D
 

bachikho

Đại Tá
trước tui vẫn chê fh LSD ko tương xứng với bh nhưng h thì nó cải thiện roài, fh nó ngoài đánh vào phải bàn đối phương như ném gạch thì khi đánh vào trái bàn đối phương h cũng khá ác chứ k ngượng nghịu như trước, có lẽ hiện tại nó chỉ còn thiếu kỹ năng tấn công bóng ngắn tuy nhiên lối đánh của nó là phản công chứ k phải tấn công ồ ạt, nên cũng chả cần flick làm j, cứ đâm dài cho đối thủ móc lên là táng lại luôn bất kể trái phải
 

yukichan

Binh Nhì
full match trận ck nữ
nhờ các bác phân tích thêm giúp e về trận này dc ko ạ. Vì mới theo dõi bb nên nhiều thuật ngữ và kiến thức còn hạn hẹp,e khá thích lối đánh của bn Manyu nên rất mong các bác có thể chia sẻ thêm thông tin.Em cảm ơn ah
 
  • Like
Reactions: crv

conduongs

Đại Tá
nhờ các bác phân tích thêm giúp e về trận này dc ko ạ. Vì mới theo dõi bb nên nhiều thuật ngữ và kiến thức còn hạn hẹp,e khá thích lối đánh của bn Manyu nên rất mong các bác có thể chia sẻ thêm thông tin.Em cảm ơn ah
Trận này có gì mà phải phân tích đâu Đẳng cấp của WMY trên hẳn WYD rồi. Nhìn cuc diện game đầu WMY lên một mạch 10-2 rồi ngồi đợi đồng đội bò theo. Nhưng bò chậm quá thì đành kêt thúc còn ra ngồi uống nước Game 2 thì đánh lỏng tay tránh cục diện trận đấu đưa vào thế một chiều nhạt nhẽo đưa vào 1-1 cho thêm không khí. Game 3 lại tương tự như game 1 lên một mạch và cả hai ra ngòi uống nước để để game 4 lại dìu đồng đồi lên ngồi cùng chiếu cho có bạn có bè.
Và thế thôi. cống hiến chiều khán giả vậy thôi để chút thể diện cho đồng đội mình thế là được rồi, và nhẹ nhàng lấy về 2 game còn lại để kết thúc trận đấu, WMY không hề mất chút sức lực để giành chiên thắng trong trận chung kết này. vì WYD còn ở một đoạn xa so với ba chị đai CM, SYS và WMY. Đánh với đồng đội trên cơ, nhìn WYD đánh được vậy thôi, chứ nhìn đánh với vài em Nhật là tay chân lóng ngóng dù có thắng cũng thần sắc điên đảo.
 

M.Hoang

Đại Tá
nhờ các bác phân tích thêm giúp e về trận này dc ko ạ. Vì mới theo dõi bb nên nhiều thuật ngữ và kiến thức còn hạn hẹp,e khá thích lối đánh của bn Manyu nên rất mong các bác có thể chia sẻ thêm thông tin.Em cảm ơn ah
B là con gái à
 
  • Haha
Reactions: crv

backhand-ghost

Đại Tá
Trận này có gì mà phải phân tích đâu Đẳng cấp của WMY trên hẳn WYD rồi. Nhìn cuc diện game đầu WMY lên một mạch 10-2 rồi ngồi đợi đồng đội bò theo. Nhưng bò chậm quá thì đành kêt thúc còn ra ngồi uống nước Game 2 thì đánh lỏng tay tránh cục diện trận đấu đưa vào thế một chiều nhạt nhẽo đưa vào 1-1 cho thêm không khí. Game 3 lại tương tự như game 1 lên một mạch và cả hai ra ngòi uống nước để để game 4 lại dìu đồng đồi lên ngồi cùng chiếu cho có bạn có bè.
Và thế thôi. cống hiến chiều khán giả vậy thôi để chút thể diện cho đồng đội mình thế là được rồi, và nhẹ nhàng lấy về 2 game còn lại để kết thúc trận đấu, WMY không hề mất chút sức lực để giành chiên thắng trong trận chung kết này. vì WYD còn ở một đoạn xa so với ba chị đai CM, SYS và WMY. Đánh với đồng đội trên cơ, nhìn WYD đánh được vậy thôi, chứ nhìn đánh với vài em Nhật là tay chân lóng ngóng dù có thắng cũng thần sắc điên đảo.
Bác phân tích đọc như truyện chưởng vậy, hấp dẫn ghê lắm. Cơ mà tôi e là bạn @yukichan theo ko kịp cái tiết tấu này. Với lại, bạn ấy hỏi nhờ bác phân tích, bác lại bẩu "trận này có cái gì để mà phân tích" ^\^ thế thì còn chuyện trò gì nữa ^\^
Làm sao giản đơn, mạch lạc, dễ hiểu, gần gũi một chút nữa thì sẽ phù hợp với đông đảo người đọc hơn. Thiển ý đóng góp.
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Bác @backhand-ghost demo luôn phiên bản không chuyện chưởng đi bác :D

@conduongs : em lấy quạt với nước cho bác nghỉ mệt chút :D viết xong tập truyện hay thế anh e mình phải ngồi tự thưởng cho bản thân :D
Ai lại làm thế, việc đó phải để bác "muôn ngả đường" làm chứ. Các bác đọc mãi lối hành văn của tôi chưa chán à, tôi tự thấy chán mình đến tận cổ họng rùi đây. Haha ^\^
Nhưng có một số thuật ngữ, anh em trên đây hay dùng, tôi có thể giải thích giúp bạn @yukichan
1) đối giật: thay vì phòng thủ bình thường thì người ta lấy công đối công, giật lại quả giật của đối thủ.
2) giật demi: giật bóng ở thời điểm (tiếng Anh là timing) rất sớm. Ví dụ: điểm số 1 là bóng vừa chạm mặt bàn, điểm số 2 là bóng đang bay nảy lên, số 3 là bóng bay lên tới đỉnh cao nhất, số 4 là bóng đang rơi xuống, số 5 là bóng rơi thẳng đứng. Giật demi sẽ nằm ở khoảng giữa số 2 và số 3.
3) flick trái: đây bản chất có thể coi là một cú giật trái khi bóng nằm trong bàn.
4) demi trái: bản chất đây là một cú giật trái nhưng nó có đặc điểm là: thường thì bóng sẽ ở trong bàn, có timing rất sớm, động tác rất ngắn và có xu hướng mượn lực. Khó nhất của quả này là phải phán đoán trước đc điểm rơi của quả bóng để mà ra tay trước thì mới kịp. Đây có lẽ là một kỹ thuật khó nhất của bban đương đại rồi.
....còn khá nhiều thuật ngữ khác, bạn từ từ tìm hiểu nhé.
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Chán là chán thế nào được :D Bác demo phiên bản chuyện không chưởng đi :D E cũng muốn đọc, tranh thủ học luôn :D
Từ chối bác thêm lần nữa thì tôi lại thành kiêu ngạo rồi. Vậy nhân tiện có câu chuyện ở trên kia, tôi cũng mạnh dạn bàn về một chủ đề mà lâu nay chúng ta vẫn hay nói tới nhưng chưa thấy chúng ta làm rõ nó một cách triệt để. Hi vọng, chủ đề này sẽ được nhiều bác tham gia góp ý.
Lối chơi của nam giới (rơ nam) và lối chơi của nữ giới (rơ nữ) khác gì nhau và lý do.

Xét trên góc độ kỹ thuật, rơ nam và rơ nữ hoàn toàn không có bất kỳ sự khác biệt nào cả, cả hai đều sử dụng các đòn đánh và kỹ thuật giống nhau. Điểm khác biệt là ở cách vận hành, triển khai lối chơi và điều này cũng gây ra những khác biệt về mặt chiến thuật.
Nói đến bóng bàn đỉnh cao là phải cân nhắc tới tốc độ, sức mạnh, sức bền và phản xạ. Trong số những yếu tố này thì nữ giới hoàn toàn thua kém nam giới ở tốc độ, sức mạnh và sức bền nhưng về mặt phản xạ thì hai bên ko có ai hơn ai kém. Chính vì vậy, với lực đánh yếu hơn, ít xoáy hơn nhưng phản xạ thì rất nhanh nên nữ giới ko thể chơi theo kiểu bề thế, xa bàn như nam giới đc. Vì chơi như vậy, họ rất khó trong việc kết liễu đối thủ.
Việc này dẫn đến hệ quả là rơ nữ phải chơi rất gần bàn, sát bàn để tận dụng khoảng cách ngắn, nhịp rất sớm (hầu hết đều là demi) để gia tăng tốc độ đường bóng. Tiêu biểu cho các kỹ thuật mà rơ nữ hay sử dụng, đó là demi trái, đấm trái, bạt phải, demi phải.... Đây chính là cách để bổ sung cho các yếu tố về mặt thể chất của họ.
Cũng có một số ít VĐV nữ chơi theo phong cách nam giới và cũng rất thành công. Tiêu biểu hiện tại thì có bạn Super Sha.
Sha triển khai bóng đúng như một rơ nam thực thụ. Bắt đầu bằng một cú tăng xoáy, sau đó hơi điều chỉnh cự ly một chút thôi rồi tăng lực ở những đòn topspin trung cận bàn tiếp theo.
Tất nhiên, Sha vẫn đôi khi chơi như một rơ nữ truyền thống, nhưng về cơ bản cô ấy sẽ chỉ chiếm ưu khi chơi theo phong cách nam giới. Còn chơi theo kiểu rơ nữ, cô ấy ko có bất kỳ ưu thế nào so với những người khác.
Ding Ning cũng có thể coi là 1/2 rơ nam. Liu Shiwen thì ko rõ ràng, chỉ thi thoảng mới thay đổi chút để biến hóa chiến thuật. Wang Manyu thì tôi đánh giá là rơ nam.
Những nhận xét về các VĐV ở trên, đều có thể ko chính xác. Vì nói thật là tôi ko để ý và ít xem nữ đánh. Nếu có gì ko chuẩn, mong các bros hiệu chỉnh.
 
Last edited:

yukichan

Binh Nhì
Ai lại làm thế, việc đó phải để bác "muôn ngả đường" làm chứ. Các bác đọc mãi lối hành văn của tôi chưa chán à, tôi tự thấy chán mình đến tận cổ họng rùi đây. Haha ^\^
Nhưng có một số thuật ngữ, anh em trên đây hay dùng, tôi có thể giải thích giúp bạn @yukichan
1) đối giật: thay vì phòng thủ bình thường thì người ta lấy công đối công, giật lại quả giật của đối thủ.
2) giật demi: giật bóng ở thời điểm (tiếng Anh là timing) rất sớm. Ví dụ: điểm số 1 là bóng vừa chạm mặt bàn, điểm số 2 là bóng đang bay nảy lên, số 3 là bóng bay lên tới đỉnh cao nhất, số 4 là bóng đang rơi xuống, số 5 là bóng rơi thẳng đứng. Giật demi sẽ nằm ở khoảng giữa số 2 và số 3.
3) flick trái: đây bản chất có thể coi là một cú giật trái khi bóng nằm trong bàn.
4) demi trái: bản chất đây là một cú giật trái nhưng nó có đặc điểm là: thường thì bóng sẽ ở trong bàn, có timing rất sớm, động tác rất ngắn và có xu hướng mượn lực. Khó nhất của quả này là phải phán đoán trước đc điểm rơi của quả bóng để mà ra tay trước thì mới kịp. Đây có lẽ là một kỹ thuật khó nhất của bban đương đại rồi.
....còn khá nhiều thuật ngữ khác, bạn từ từ tìm hiểu nhé.
cảm ơn các bác đã giải đáp, m cũng có tìm hiểu thêm trên một vài page bb mà ít thông tin về vđv Manyu quá, cũng chỉ bt sở trg của bn này là backhand và ở trận gần nhất thì thấy Manyu điều chỉnh chiến thuật khá tốt, ko giật ầm ầm như yidi mà toàn đánh xoáy bóng vs đẩy vào góc bàn là có điểm. Ko bt có phải do thể lực ko mà mấy trận gần đây bn ấy ko đánh theo lối tốc độ nữa mà chuyển sang chơi chiến thuật. Rất mong các bác cho ý kiến ah.
 
  • Like
Reactions: crv

conduongs

Đại Tá
Từ chối bác thêm lần nữa thì tôi lại thành kiêu ngạo rồi. Vậy nhân tiện có câu chuyện ở trên kia, tôi cũng mạnh dạn bàn về một chủ đề mà lâu nay chúng ta vẫn hay nói tới nhưng chưa thấy chúng ta làm rõ nó một cách triệt để. Hi vọng, chủ đề này sẽ được nhiều bác tham gia góp ý.
Lối chơi của nam giới (rơ nam) và lối chơi của nữ giới (rơ nữ) khác gì nhau và lý do.

Xét trên góc độ kỹ thuật, rơ nam và rơ nữ hoàn toàn không có bất kỳ sự khác biệt nào cả, cả hai đều sử dụng các đòn đánh và kỹ thuật giống nhau. Điểm khác biệt là ở cách vận hành, triển khai lối chơi và điều này cũng gây ra những khác biệt về mặt chiến thuật.
Nói đến bóng bàn đỉnh cao là phải cân nhắc tới tốc độ, sức mạnh, sức bền và phản xạ. Trong số những yếu tố này thì nữ giới hoàn toàn thua kém nam giới ở tốc độ, sức mạnh và sức bền nhưng về mặt phản xạ thì hai bên ko có ai hơn ai kém. Chính vì vậy, với lực đánh yếu hơn, ít xoáy hơn nhưng phản xạ thì rất nhanh nên nữ giới ko thể chơi theo kiểu bề thế, xa bàn như nam giới đc. Vì chơi như vậy, họ rất khó trong việc kết liễu đối thủ.
Việc này dẫn đến hệ quả là rơ nữ phải chơi rất gần bàn, sát bàn để tận dụng khoảng cách ngắn, nhịp rất sớm (hầu hết đều là demi) để gia tăng tốc độ đường bóng. Tiêu biểu cho các kỹ thuật mà rơ nữ hay sử dụng, đó là demi trái, đấm trái, bạt phải, demi phải.... Đây chính là cách để bổ sung cho các yếu tố về mặt thể chất của họ.
Cũng có một số ít VĐV nữ chơi theo phong cách nam giới và cũng rất thành công. Tiêu biểu hiện tại thì có bạn Super Sha.
Sha triển khai bóng đúng như một rơ nam thực thụ. Bắt đầu bằng một cú tăng xoáy, sau đó hơi điều chỉnh cự ly một chút thôi rồi tăng lực ở những đòn topspin trung cận bàn tiếp theo.
Tất nhiên, Sha vẫn đôi khi chơi như một rơ nữ truyền thống, nhưng về cơ bản cô ấy sẽ chỉ chiếm ưu khi chơi theo phong cách nam giới. Còn chơi theo kiểu rơ nữ, cô ấy ko có bất kỳ ưu thế nào so với những người khác.
Ding Ning cũng có thể coi là 1/2 rơ nam. Liu Shiwen thì ko rõ ràng, chỉ thi thoảng mới thay đổi chút để biến hóa chiến thuật. Wang Manyu thì tôi đánh giá là rơ nam.
Những nhận xét về các VĐV ở trên, đều có thể ko chính xác. Vì nói thật là tôi ko để ý và ít xem nữ đánh. Nếu có gì ko chuẩn, mong các bros hiệu chỉnh.
Đưa ra bàn mà bác nói như sách rồi thì bàn cái gì đây. Lại ngồi hóng thôi
 

backhand-ghost

Đại Tá
Đưa ra bàn mà bác nói như sách rồi thì bàn cái gì đây. Lại ngồi hóng thôi
Mới gọi là bàn đến chút da lông bên ngoài thôi. Còn nhiều vấn đề nữa, cùng nghĩ thì mới làm rõ đc. Ví như tại sao bóng bàn nữ có khá nhiều rơ rất dị, rất độc đáo còn bên nam giới thì lại ko có mấy (Alaminyan mới chỉ là hơi dị một chút thôi đã khiến dân tình xôn xao rồi)...
Đề tài này, trước nay chúng ta biết, chúng ta để ý nhưng gần như ko có bàn đến bao h.
 
  • Like
Reactions: crv

conduongs

Đại Tá
cảm ơn các bác đã giải đáp, m cũng có tìm hiểu thêm trên một vài page bb mà ít thông tin về vđv Manyu quá, cũng chỉ bt sở trg của bn này là backhand và ở trận gần nhất thì thấy Manyu điều chỉnh chiến thuật khá tốt, ko giật ầm ầm như yidi mà toàn đánh xoáy bóng vs đẩy vào góc bàn là có điểm. Ko bt có phải do thể lực ko mà mấy trận gần đây bn ấy ko đánh theo lối tốc độ nữa mà chuyển sang chơi chiến thuật. Rất mong các bác cho ý kiến ah.
Có lẽ chúng ta nên thống nhất rằng WANG Manyu không phải là sở trường backhand mà cả ba VĐV china CM, SYS, WMY đều sở hữu và hình thành cho mình lối đánh hai càng ổn định và có lối đánh Forhand rất uy lực không kém gì lối đánh của rơ nam. Trở lại với trận CK nữ ở giải vừa qua có lẽ việc đã quá hiểu đồng đội mình, đối phương mình mạnh yếu về điểm gì rồi mà hai VĐV trình diễn lối chơi như vậy mà lại lầm tưởng là WMY sở trường BH và WYD thì giật phải ầm ầm. phần tích chút hai quả BH của hai VĐV: ở WMY khi lên trái đều xoáy nhiều hơn thay việc cũng ở quả đó mà phía WYD chủ yếu là đấm trái, đemi trái ở lối đánh BH của WYD nếu nhịp vào sớm chút dễ rúc lưới, ngược lại nếu muộn dễ bị bung bay ra ngoài bàn phía đối phương, nên sẽ phải rất chỉn chu, khắt khe hơn khi thực hiện động tác BH. Phía WMY khi thực hiện đòn BH cũng do lối đánh là thêm cổ tay để tăng xoáy thì vừa khắc chế được cú đấm, đemi của WYD, ngoài ra đây là cú đánh có độ an toàn cao hơn vị trí tiếp xúc an toàn để đưa bóng sang bàn đối phương được nhiều hơn và đương nhiên rồi lối đánh an toàn ổn định hơn thì sẽ chiếm điểm cao hơn. Thực tế điểm WMY dành được khi tua trái toàn nhỉnh hơn WYD. Vậy nếu cứ đánh như thế thì đương nhiền không có cửa rổi. nên WYD bắt buộc phải thay đổi lối chơi chuyển sang giật phải nhiểu hơn, bạo lực hơn, nhanh hơn thì mới có cơ hội trước WMY và đây là cách chọn mạo hiểm. Nó chỉ có hiệu quả khi một ngày mình thật sự bùng nổ, thăng hoa, thêm thần may mắn chìa tay ra thôi. Và trận chung kết thì không phải là một ngày như vậy với WYD, khi bên kia là một WMY vững như bức tường rồi. Chúc mừng những fan của WMY và bạn nhé
 

mcfly

Thượng Tá
Có lẽ chúng ta nên thống nhất rằng WANG Manyu không phải là sở trường backhand mà cả ba VĐV china CM, SYS, WMY đều sở hữu và hình thành cho mình lối đánh hai càng ổn định và có lối đánh Forhand rất uy lực không kém gì lối đánh của rơ nam. Trở lại với trận CK nữ ở giải vừa qua có lẽ việc đã quá hiểu đồng đội mình, đối phương mình mạnh yếu về điểm gì rồi mà hai VĐV trình diễn lối chơi như vậy mà lại lầm tưởng là WMY sở trường BH và WYD thì giật phải ầm ầm. phần tích chút hai quả BH của hai VĐV: ở WMY khi lên trái đều xoáy nhiều hơn thay việc cũng ở quả đó mà phía WYD chủ yếu là đấm trái, đemi trái ở lối đánh BH của WYD nếu nhịp vào sớm chút dễ rúc lưới, ngược lại nếu muộn dễ bị bung bay ra ngoài bàn phía đối phương, nên sẽ phải rất chỉn chu, khắt khe hơn khi thực hiện động tác BH. Phía WMY khi thực hiện đòn BH cũng do lối đánh là thêm cổ tay để tăng xoáy thì vừa khắc chế được cú đấm, đemi của WYD, ngoài ra đây là cú đánh có độ an toàn cao hơn vị trí tiếp xúc an toàn để đưa bóng sang bàn đối phương được nhiều hơn và đương nhiên rồi lối đánh an toàn ổn định hơn thì sẽ chiếm điểm cao hơn. Thực tế điểm WMY dành được khi tua trái toàn nhỉnh hơn WYD. Vậy nếu cứ đánh như thế thì đương nhiền không có cửa rổi. nên WYD bắt buộc phải thay đổi lối chơi chuyển sang giật phải nhiểu hơn, bạo lực hơn, nhanh hơn thì mới có cơ hội trước WMY và đây là cách chọn mạo hiểm. Nó chỉ có hiệu quả khi một ngày mình thật sự bùng nổ, thăng hoa, thêm thần may mắn chìa tay ra thôi. Và trận chung kết thì không phải là một ngày như vậy với WYD, khi bên kia là một WMY vững như bức tường rồi. Chúc mừng những fan của WMY và bạn nhé
ơ kìa sao bác bảo ko có gì để bàn mà bây giờ lại có nhiều thể!
 

Bình luận từ Facebook

Top