WTT Champions Chongqing 2025

Conic

Trung Uý
Có hai vấn đề liên quan đến LSD trong trận chung kết không biết các bác có thấy giống em không. Trong hai hiệp 4-5, LSD thứ nhất là tỏ ra mất bình tĩnh trong áp lực quá lớn trước một đối thủ quá tough, thứ 2 là thể lực đi xuống trước, không đọ được với WCQ. Cả hai yếu tố này đều góp phần vào việc LSD có các quả đánh hỏng, hoặc không phản xạ nổi trước tốc độ, sức mạnh, dứt khoát của WCQ.

Ở điểm thứ nhất, việc mất bình tĩnh đã từng thể hiện trong một vài trận khó hồi cuối năm 2024 hay đầu năm 2025 gì đó e không nhớ rõ. Nhưng sau đó thấy khắc phục tốt rồi. Mấy trận gần đây, lúc căng thẳng nó vẫn hay lợi dụng lúc lau mồ hôi úp mặt vào khăn lảm nhảm một mình tự trấn an :D Nhưng bây giờ ở một trận đấu với ngưỡng áp lực cao hơn, LSD cho thấy là vẫn còn phải cải thiện nhiều. OLP thì ngưỡng áp lực tâm lý là cực cao rồi.

Ở điểm thứ 2, thể hiện không quá rõ, nhưng mà có. Điểm này em hơi ngạc nhiên. Vì trong nhiều trận trước, em thường hay khen thể lực của LSD. Nhưng có vẻ như nó vẫn chưa đọ được với WCQ. Đánh tới hiệp 4-5 mà đã có dấu hiệu xuống sức rồi.

Có lần xem phỏng vấn ở đâu đó hình như WCQ nó bảo dạo này nó tập cơ bắp nhiều. Có thể sức bền và sức mạnh của nó cũng có tiến bộ vượt bậc.

Em nghĩ trong thời gian tới, tâm lý và sức bền là hai điểm LSD sẽ cần phải cải thiện, để đưa bản thân lên một level cao hơn. Ngoài vô số những thứ liên quan đến chuyên môn và kỹ năng khác. Bạn nhỏ này sẽ có rất nhiều việc phải làm. Em cũng chờ mong xem nó biến đổi thế nào.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Lin Shidong đánh tốt, lên ngôi số 1 ở tuổi 19 là 1 điều hiếm có, ít người làm được ở trong hầu hết các bộ môn chứ không chỉ bóng bàn.
Nhưng, cá nhân em nghĩ, nếu Lin Shidong không thay đổi tư duy từ phòng ngự phản công sang áp đặt lối chơi thì em không mong Lin nhỏ thành công trong tương lai.
Lý do? Chắc hẳn các bác đã biết khi Fan Zhendong debut, tư duy, kỹ thuật, chiến thuật của Fan toàn diện như thế nào ở tuổi 17-18. Người ta đặt biệt danh cho nó là Máy bắn bóng cũng vì lối chơi nhanh mạnh ở phạm vi gần bàn, và đương nhiên Fan cũng là người phát triển lối chơi này thành công nhất. Tuy nhiên, Fan không hề bị lép vế khi bị đẩy ra xa bàn, thậm chí trong một trận đấu với Ma Long, Fan vẫn thường xuyên lùi xa để đối giật, thủ xa và phản công khi có cơ hội.
Thị trường bóng bàn hồi đó đã nhận định, lối chơi của Fan sẽ là tương lai của bóng bàn thế giới, vậy nên, lứa trẻ hồi đó được huấn luyện theo phong cách Máy bắn bóng này đến chuyên nghiệp để hiện tại, chúng ta thấy những đứa trẻ theo phong cách của Ma Long, Zhang Jike, Wang Hao,... ngày một ít đi, top 10 thế giới có ít nhất 4-5 ông đánh kiểu đôi công tua trái phải rồi. Wang Chuqin là một trong số ít những tay vợt đỉnh cao giữ được lối chơi áp đặt, tấn công vũ bão của người TQ, và thực sự, em không muốn 10 năm sau, các tay vợt trẻ lại toàn chơi bắt ngắn, chọc dài nặng để chờ phản công, nó mất tính "thế giới" kinh khủng, trông ông số 1 thế giới đánh cái kiểu mà mình cũng hay chơi thì mất thời gian xem làm gì :D
 

bachikho

Đại Tá
có bài này trên fb khá hay

BÓNG ĐÁNH ĐẾN MỨC NÀY, TÔI THẬT SỰ KHÔNG BIẾT PHẢI PHÂN TÍCH GÌ VỀ KĨ THUẬT NỮA

Như thường lệ, trước khi đi vào nội dung chính, tôi xin nhấn mạnh rằng bài viết này chỉ là góc nhìn cá nhân, nhằm điểm lại quá trình nửa năm qua của Wang Chuqin - từ việc vật lộn với giai đoạn sa sút sau những giải đấu lớn, dần tìm lại phong độ, đến sự hồi phục và cải thiện cả về kỹ thuật lẫn thể trạng. Hy vọng điều này sẽ giúp mọi người hiểu vì sao trong trận chung kết WTT Champions Chongqing, Wang Chuqin có thể trình diễn một màn thi đấu ấn tượng đến vậy. Xin lưu ý, thảo luận không tiếp nhận thuyết âm mưu, không lan truyền lo lắng, và không lấy thành tích để đánh giá một cách phiến diện. Những ai cố tình gây rối xin mời rời đi.

GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI SAU THẾ VẬN HỘI

Sau Olympic Paris, từ tháng 9 đến tháng 12, Wang Chuqin trải qua giai đoạn hồi phục từ chấn thương và những tổn hại về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ảnh hưởng từ chấn thương và cú sốc tâm lý khiến anh không thể duy trì phong độ thi đấu quen thuộc, các kỹ thuật đều ít nhiều bị ảnh hưởng, dẫn đến một chuỗi kết quả không như mong đợi.

Những thất bại liên tiếp ở Macao, Beijing Grand Slam, Giải vô địch châu Á và Frankfurt đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích Wang Chuqin. Có ý kiến cho rằng anh kiểm soát bóng trên bàn chưa tốt, có người nhận xét rằng khả năng tấn công bóng nửa bàn yếu, có người lại nói anh chỉ giỏi đánh trái tay còn phải tay chẳng ra làm sao. Thậm chí, có quan điểm cho rằng lối chơi của anh ấy đã bị nghiên cứu kỹ đến mức cần phải thay đổi toàn diện.

Chẳng mấy chốc, những "chuyên gia" trên mạng đột nhiên trở thành bậc thầy bóng bàn, ai cũng muốn phân tích và đưa ra lời khuyên cho một trong những tay vợt xuất sắc nhất Trung Quốc. Nhưng thực tế thì sao? Ngay cả một người chỉ có hiểu biết sơ bộ như tôi cũng có thể nhận ra rằng đây chẳng qua là một giai đoạn sa sút thường thấy sau những giải đấu lớn, kết hợp với quá trình hồi phục chấn thương. Chuyện này có gì đáng để tranh cãi đến vậy?

Thú thực, trong khoảng thời gian đó, rất nhiều người vì lo lắng mà gửi cho tôi những phân tích "đỉnh cao" từ đủ loại chuyên gia trên mạng, nhưng hầu hết tôi đều không xem. Thường thì chỉ đọc vài dòng đầu, tôi đã đóng ngay. Bởi vì tôi cảm thấy thay vì lãng phí thời gian vào những phân tích đó, tốt hơn hết là nên tôn trọng quy luật khách quan của thể thao - vận động viên cần thời gian để hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần sau chấn thương, đồng thời tin tưởng vào khả năng điều chỉnh của một tuyển thủ đẳng cấp thế giới, để thời gian trả lời tất cả.

Và kết quả là, chỉ vài ngày sau khi tôi đăng một loạt bài viết vào đầu tháng 11 để trấn an mọi người, Wang Chuqin - vốn là người sốt ruột - đã vội vàng bật “chế độ tăng tốc", thoát khỏi giai đoạn sa sút hậu giải đấu tại WTT Fukuoka Finals. Tất nhiên, như mọi người đã biết, anh ấy cũng tiện thể hành hạ luôn Harimoto, người đã khá chật vật để vào chung kết.

HAI KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Trong giai đoạn hồi phục chấn thương, hai kỹ thuật bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Wang Chuqin là khả năng kiểm soát bóng ngắn trên bàn và cú giật bóng nửa bàn. Cả hai đều gần như rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Điều này lý giải tại sao ở Frankfurt, mọi người có thể thấy anh ấy không giữ được bóng ngắn, cũng không thể thực hiện cú giật sớm nửa bàn một cách hiệu quả, hoàn toàn bị Anton Källberg áp chế.

Ở Fukuoka, kỹ thuật kiểm soát bóng bàn ngắn vẫn chưa thực sự ổng định, nhưng ít ra đã khá hơn so với Frankfurt. Ngoài ra, anh ấy còn sử dụng nhiều hơn kỹ thuật flick và cắt bóng dài để tránh rơi vào thế bị động với những pha bóng ngắn. Tiện thể nhắc đến Fukuoka, cũng may là Moregard đã đánh bại Anton Källberg trước đó, nếu không, với khả năng kiểm soát bóng trên bàn ở thời điểm đó của Wang Chuqin, vượt qua một tay vợt có ba cú đánh đầu tiên xuất sắc như Anton chắc chắn không phải chuyện dễ dàng.

Đến giải Super League, kỹ thuật đặt bóng ngắn của anh ấy về cơ bản đã trở lại bình thường, nhưng cú giật bóng nửa bàn vẫn chưa ổn định. Nếu vào thời điểm đó anh ấy đã kiểm soát tốt hơn kỹ thuật này, thì Xu Yingbin gần như không thể giành nổi một set, còn Lin Shidong có lẽ cũng chỉ lấy được một set mà thôi. Vì tôi hiểu rằng chỉ cần quan sát hai kỹ thuật này, có thể đoán được tình trạng hồi phục của Wang Chuqin, nên những ai theo dõi tôi vào thời điểm đó chắc hẳn vẫn nhớ rằng, trong các video tôi cắt từ giải Super League, tôi luôn nhấn mạnh vào khả năng đặt bóng ngắn và giật nửa bàn của anh ấy.

ĐIỀU CHỈNH LẠI THỂ TRẠNG

Sau Thế vận hội, Wang Chuqin về cơ bản không còn phải gánh vác nhiệm vụ đánh đôi nam nữ, trừ khi có tình huống đặc biệt như giải Mixed Team. Do đó, anh ấy cũng không cần duy trì lượng mỡ dự trữ như giai đoạn trước để bảo vệ cơ bắp và đảm bảo thể lực khi thi đấu nhiều nội dung cùng lúc. Từ tháng 9 đến tháng 12, anh bắt đầu giảm bớt lượng mỡ dư thừa, chuyển từ một chú "cún béo" sang một phiên bản nhanh nhẹn hơn.

Đến đợt tập huấn mùa đông vào tháng 1, Wang Chuqin tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng anh chủ yếu tập trung cải thiện thể chất.

Về bản chất, đây là quá trình mà anh ấy phải điều chỉnh lại cơ thể để thích nghi với trọng lượng mới và tỷ lệ cơ - mỡ mới, từ đó đạt đến sự cân bằng giữa sức mạnh và tốc độ. Đừng xem nhẹ giai đoạn này, như tôi từng nói, không thiếu những vận động viên vì tăng hoặc giảm cân mà đánh mất phong độ. Tuy nhiên, Wang Chuqin có một khả năng thiên bẩm khác thường trong việc điều chỉnh trọng lượng, có thể nhanh chóng tìm được điểm cân bằng tối ưu. Điều đó lý giải vì sao khi thi đấu, anh ấy có thể tăng cơ mà gần như không làm mất đi tốc độ, giảm cân mà chất lượng cú đánh vẫn không suy giảm. Đây chính là một "dị nhân" (theo đúng nghĩa tích cực).

SAU KHI PHỤC HỒI

Sau khi hồi phục từ chấn thương và điều chỉnh lại trạng thái thể chất, Wang Chuqin có những đặc điểm kỹ thuật như sau:

Anh sở hữu khả năng xử lý ba đường bóng đầu tiên gần như mạnh nhất và kỹ thuật kiểm soát bóng bàn trong bàn chính xác đến mức tối đa – trên thế giới, người có thể đấu sòng phẳng với anh ấy trong mảng này có lẽ chỉ có Ma Long.

Anh cũng là người có khả năng tấn công nhanh nửa bàn mạnh nhất thế giới. Lối chơi cân bằng giữa cả hai tay, thậm chí có thể đánh toàn bộ bằng trái tay hoặc thuận tay mà không gặp khó khăn, chỉ là bình thường không cần thiết lắm. Tốc độ chuyển đổi giữa các cú đánh rất nhanh, đến mức tôi không thể tìm ra ai có phản xạ chuyển đổi giữa thuận tay và trái tay tốt hơn anh ấy.

Ngoài ra, do đã lấy lại thể trạng và trở thành "chú cún nhỏ linh hoạt", kết hợp với khả năng di chuyển thượng thừa, Wang Chuqin khiến đối thủ có cảm giác anh sở hữu thuật phân thân, có thể cứu bóng từ mọi vị trí trên sân đấu.

Một Wang Chuqin như vậy, trong phần lớn trường hợp, chắc chắn là cơn ác mộng của các tay vợt hàng đầu.

Tại Singapore Grand Slam, khi đối đầu với Anton, Wang Chuqin đã sử dụng khả năng kiểm soát bóng trong bàn chuẩn xác cùng với kỹ thuật tấn công nhanh nửa bàn hoàn hảo, biến tay vợt có ba đường bóng đầu tiên mạnh nhất châu Âu này thành một loạt meme.

Trong trận chung kết Cúp châu Á, ngoài việc phát huy ưu thế ba đường bóng đầu tiên, anh không cố chấp dồn bóng với chất lượng tối đa ở những pha giằng co mà linh hoạt thay đổi hướng bóng, khiến Đại béo bị trói chặt như một con cua lớn.

Tại bán kết WTT Champions Chongqing, Harimoto không thể nói là có phong độ kém, cũng không thể nói là không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hay không thi đấu quyết liệt. Nhưng ngược lại, dù Wang Chuqin có cảm giác bóng phản tay không tốt và mắc lỗi liên tục, anh vẫn duy trì được khả năng kiểm soát bóng trong bàn, kết hợp với những cú đánh bạt bóng dài, cùng chiến thuật tấn công toàn bàn bằng thuận tay. Điều này khiến Harimoto vừa không giữ được vị trí, vừa không tìm ra cách đột phá, đến mức khi trận đấu kết thúc, cậu ấy đã bật khóc với huấn luyện viên.

CHUNG KẾT WTT CHAMPIONS CHONGQING

Trận chung kết Chongqing, phong độ của Lin Shidong thực ra không hề tệ. Dù Liang Jingkun bị chấn thương ở chân nhưng vẫn có thể đánh bại Felix Lebrun, còn Lin Shidong thắng Đại béo mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Khát khao chiến thắng của Lin Shidong rất mãnh liệt, sự chuẩn bị cũng vô cùng kỹ lưỡng. Riêng khâu giao bóng đã biến hóa đủ kiểu: bóng thấp, bóng cao, xoáy ngang, giao bóng móc, bóng xoáy mạnh, bóng không xoáy, bóng xoáy ngược..., thử nghiệm từng phương án để tìm ra cách hiệu quả nhất rồi tiếp tục điều chỉnh. Nhưng đáng tiếc, không có chiến thuật nào thực sự hiệu quả được đến nửa ván đấu. Lin Shidong cũng không ngừng thay đổi điểm rơi khi giao bóng, cố gắng dùng bóng dài để kiềm chế đối thủ, nhưng tất cả đều vô ích, Wang Chuqin chỉ cần xoay người là có thể tấn công dứt điểm.

Trong trận đấu này, Lin Shidong có cảm giác bóng khá tốt, khả năng đánh đôi công cũng không tệ, tốc độ chuyển đổi giữa cú đánh trái tay và thuận tay tiến bộ đáng kể so với trước đây, thậm chí những pha tấn công bằng cú phải tay cũng rất đáng khen. Nhưng trong các pha giằng co, cậu ta vẫn bị lép vế và rất khó xuyên thủng hàng phòng ngự của Wang Chuqin.

Đã đánh đến mức này rồi, tôi cũng không biết còn có thể phân tích kỹ thuật gì nữa, vì Wang Chuqin thật sự không để lại bao nhiêu khoảng trống cho đối thủ khai thác.

(Vẫn là thử phân tích kỹ thuật trận đấu này một chút)

Mọi người thường cho rằng Lin Shidong không giỏi xử lý bóng ở khu vực gần bàn. Nhưng theo quan sát của tôi, khi đối đầu với Wang Chuqin ở những pha bóng ngắn trong bàn, do đã quá quen thuộc với lối chơi của đối thủ, cộng thêm kỹ thuật flick của Lin Shidong cực kỳ tinh tế và khó đoán, cậu ta thường xuyên chiếm thế chủ động, bất ngờ tấn công trước và khiến Wang Chuqin không kịp phản ứng.

Nếu ai quan tâm, có thể xem lại set đầu tiên trong trận chung kết giải Super League giữa hai người, tôi nhớ ít nhất có hai pha bóng như vậy (hoặc xem video tôi đã đăng cũng được).

Ở giải Trùng Khánh lần này, Wang Chuqin đã có những điều chỉnh để khắc phục điểm yếu đó.

Một mặt, do Wang Chuqin đã nâng cao khả năng kiểm soát bóng ngắn trong bàn, khoảng trống để Lin Shidong chủ động tấn công bị thu hẹp đáng kể. Mặt khác, Wang Chuqin cũng hạn chế tối đa những pha bóng ngắn qua lại nhiều lần (vì càng kéo dài, đối thủ càng có cơ hội tấn công trước). Chỉ cần Lin Shidong đẩy bóng ra ngoài bàn một chút, Wang Chuqin lập tức giành quyền chủ động tấn công. Đồng thời, do gần đây khả năng giật bóng nửa bàn của Wang Chuqin mạnh hơn trước rất nhiều, chiến thuật này mang lại hiệu quả ghi điểm cực cao.

Nói cách khác, điểm yếu mà trước đây Lin Shidong có thể khai thác giờ gần như đã bị bịt kín. Bây giờ bạn đã hiểu vì sao tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phục hồi và nâng cấp hai kỹ thuật bóng ngắn và giật nửa bàn của Wang Chuqin rồi chứ? Nếu thiếu hai yếu tố này, Wang Chuqin sẽ không thể phong tỏa Lin Shidong hiệu quả như vậy, và ván đầu tiên của trận đấu cũng sẽ không thể thắng dễ dàng đến thế.

Cả trận đấu, Wang Chuqin đã hạn chế rất tốt những cú flick của Lin Shidong. Khi giao bóng, anh chủ yếu sử dụng bóng ngắn hoặc bóng nửa bàn bên phải, khiến Lin Shidong khó lòng tấn công ngay. Khi đỡ giao bóng, Wang Chuqin cũng chủ yếu chọn phương án trả bóng ngắn. Ở ván đầu tiên, Wang Chuqin đã khai thác rất tốt những pha trả bóng cao của Lin Shidong để ghi điểm.

Sang ván thứ hai, lựa chọn giao bóng và điểm rơi trong các pha đôi công của Wang Chuqin có chút vấn đề, đưa bóng về phía trái tay đối thủ quá nhiều, khiến Lin Shidong có cơ hội tận dụng sức mạnh trái tay để gỡ hòa 1-1.

Trong nửa đầu ván ba và ván bốn, cả hai tập trung vào những pha bóng dài và đôi công nhiều hơn. Như tôi đã đề cập trước đó, Wang Chuqin có sự cân bằng tốt giữa cú đánh thuận tay và trái tay, khả năng chuyển đổi mượt mà, cộng thêm tốc độ di chuyển nhanh hơn sau khi điều chỉnh trọng lượng cơ thể, tạo ra cảm giác như anh giăng một tấm lưới khổng lồ trên bàn đấu, khiến Lin Shidong không thể chiếm ưu thế trong các pha đôi công mà còn rơi vào thế bị động.

Nửa sau ván bốn và ván năm, Wang Chuqin quay trở lại chiến thuật đánh phủ đầu ngay từ ba cú đánh đầu tiên, từ đó kiểm soát hoàn toàn nhịp độ trận đấu và giành chiến thắng.

Trong suốt trận đấu, Lin Shidong đã rất cố gắng để tìm cách thoát ra, liên tục thay đổi cách giao bóng, nhưng đúng như tôi đã nói trước đó—mỗi kiểu giao bóng của anh ta cùng lắm chỉ hiệu quả trong nửa ván đấu, sau đó lại bị Wang Chuqin hóa giải hoàn toàn.

TỔNG KẾT

Trước đây, có người bình luận trong post của tôi rằng: "Wang Chuqin lúc thì thuận tay mất cảm giác, lúc thì trái tay không ổn, sao không thể cả hai cùng tốt?"

Trước hết, vận động viên cũng là con người, mà con người thì phong độ và cảm giác bóng lên xuống là chuyện bình thường. Chính sự dao động này mới tạo nên tính bất định của thể thao đỉnh cao. Nếu không, như mọi người đã thấy, nếu Wang Chuqin lúc nào cũng duy trì phong độ cả hai tay như trong trận đấu này, thì có lẽ chẳng còn lý do gì để tổ chức thi đấu nữa, vì tôi thực sự không biết ai có thể thoát khỏi tay một Wang Chuqin ở trạng thái như thế này. Trên thực tế, trong các trận đấu, rất nhiều vận động viên giữ vững tinh thần nhờ vào niềm tin rằng: "Có lẽ chỉ cần trụ vững thêm một chút, đối thủ sẽ giảm phong độ". Nhưng trong trận này, dù Lin Shidong có niềm tin hay không, kết quả cũng chẳng khác biệt là bao.

Dĩ nhiên, sự tiến bộ của Wang Chuqin trong thời gian qua không chỉ dừng lại ở thể lực và kỹ thuật. Khả năng cân đối và điều chỉnh trạng thái giữa các giải đấu, kiểm soát nhịp độ trận đấu, cũng như duy trì sự kiên trì ngay cả khi bị đối phương dồn ép mạnh mẽ, đều đã có sự cải thiện rõ rệt. Những điều này tôi đã đề cập ít nhiều trong các bài trước, nên không nhắc lại nữa.

Trước khi viết bài này, tôi từng đùa với bạn mình rằng:
"Wang Chuqin đánh bóng quá xuất sắc, chúng ta - những người chuyên phân tích kỹ thuật - chẳng còn gì để nói nữa. Có khi post hai chữ '牛逼' (đỉnh vãi) là đủ rồi".
Bạn tôi bảo:
"Thế thì đăng luôn hai chữ đó đi”.

Nhưng sau khi suy nghĩ lại, tôi quyết định tổng hợp xem rốt cuộc điều gì đã giúp Wang Chuqin chơi bóng ở đẳng cấp này, và đâu là nền tảng kỹ thuật cũng như thể chất giúp anh ấy đạt được điều đó. Có thể sẽ có một vài thiếu sót, nhưng về cơ bản, mạch phân tích này sẽ không sai lệch quá nhiều.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng, tôi chỉ dành sự kính trọng cho Wang Chuqin, chứ không đặt kỳ vọng hay yêu cầu nào. Vì vậy, xin đừng vào phần bình luận của tôi để bàn về việc “phải thắng thế này, phải vô địch thế kia”. Như chính Wang Chuqin từng nói: "Đặt mình xuống, dùng tâm thế “liều” để đối mặt với từng trận đấu, thay vì mặc định kết quả ngay từ đầu".

Được chứng kiến sự trưởng thành và tiến bộ của một vận động viên đỉnh cao là một điều may mắn, hy vọng mọi người cũng có thể tận hưởng hành trình này.

--------- Dịch từ XHS 又见世界
 

Conic

Trung Uý
có bài này trên fb khá hay

BÓNG ĐÁNH ĐẾN MỨC NÀY, TÔI THẬT SỰ KHÔNG BIẾT PHẢI PHÂN TÍCH GÌ VỀ KĨ THUẬT NỮA

Như thường lệ, trước khi đi vào nội dung chính, tôi xin nhấn mạnh rằng bài viết này chỉ là góc nhìn cá nhân, nhằm điểm lại quá trình nửa năm qua của Wang Chuqin - từ việc vật lộn với giai đoạn sa sút sau những giải đấu lớn, dần tìm lại phong độ, đến sự hồi phục và cải thiện cả về kỹ thuật lẫn thể trạng. Hy vọng điều này sẽ giúp mọi người hiểu vì sao trong trận chung kết WTT Champions Chongqing, Wang Chuqin có thể trình diễn một màn thi đấu ấn tượng đến vậy. Xin lưu ý, thảo luận không tiếp nhận thuyết âm mưu, không lan truyền lo lắng, và không lấy thành tích để đánh giá một cách phiến diện. Những ai cố tình gây rối xin mời rời đi.

GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI SAU THẾ VẬN HỘI

Sau Olympic Paris, từ tháng 9 đến tháng 12, Wang Chuqin trải qua giai đoạn hồi phục từ chấn thương và những tổn hại về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ảnh hưởng từ chấn thương và cú sốc tâm lý khiến anh không thể duy trì phong độ thi đấu quen thuộc, các kỹ thuật đều ít nhiều bị ảnh hưởng, dẫn đến một chuỗi kết quả không như mong đợi.

Những thất bại liên tiếp ở Macao, Beijing Grand Slam, Giải vô địch châu Á và Frankfurt đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích Wang Chuqin. Có ý kiến cho rằng anh kiểm soát bóng trên bàn chưa tốt, có người nhận xét rằng khả năng tấn công bóng nửa bàn yếu, có người lại nói anh chỉ giỏi đánh trái tay còn phải tay chẳng ra làm sao. Thậm chí, có quan điểm cho rằng lối chơi của anh ấy đã bị nghiên cứu kỹ đến mức cần phải thay đổi toàn diện.

Chẳng mấy chốc, những "chuyên gia" trên mạng đột nhiên trở thành bậc thầy bóng bàn, ai cũng muốn phân tích và đưa ra lời khuyên cho một trong những tay vợt xuất sắc nhất Trung Quốc. Nhưng thực tế thì sao? Ngay cả một người chỉ có hiểu biết sơ bộ như tôi cũng có thể nhận ra rằng đây chẳng qua là một giai đoạn sa sút thường thấy sau những giải đấu lớn, kết hợp với quá trình hồi phục chấn thương. Chuyện này có gì đáng để tranh cãi đến vậy?

Thú thực, trong khoảng thời gian đó, rất nhiều người vì lo lắng mà gửi cho tôi những phân tích "đỉnh cao" từ đủ loại chuyên gia trên mạng, nhưng hầu hết tôi đều không xem. Thường thì chỉ đọc vài dòng đầu, tôi đã đóng ngay. Bởi vì tôi cảm thấy thay vì lãng phí thời gian vào những phân tích đó, tốt hơn hết là nên tôn trọng quy luật khách quan của thể thao - vận động viên cần thời gian để hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần sau chấn thương, đồng thời tin tưởng vào khả năng điều chỉnh của một tuyển thủ đẳng cấp thế giới, để thời gian trả lời tất cả.

Và kết quả là, chỉ vài ngày sau khi tôi đăng một loạt bài viết vào đầu tháng 11 để trấn an mọi người, Wang Chuqin - vốn là người sốt ruột - đã vội vàng bật “chế độ tăng tốc", thoát khỏi giai đoạn sa sút hậu giải đấu tại WTT Fukuoka Finals. Tất nhiên, như mọi người đã biết, anh ấy cũng tiện thể hành hạ luôn Harimoto, người đã khá chật vật để vào chung kết.

HAI KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Trong giai đoạn hồi phục chấn thương, hai kỹ thuật bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Wang Chuqin là khả năng kiểm soát bóng ngắn trên bàn và cú giật bóng nửa bàn. Cả hai đều gần như rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Điều này lý giải tại sao ở Frankfurt, mọi người có thể thấy anh ấy không giữ được bóng ngắn, cũng không thể thực hiện cú giật sớm nửa bàn một cách hiệu quả, hoàn toàn bị Anton Källberg áp chế.

Ở Fukuoka, kỹ thuật kiểm soát bóng bàn ngắn vẫn chưa thực sự ổng định, nhưng ít ra đã khá hơn so với Frankfurt. Ngoài ra, anh ấy còn sử dụng nhiều hơn kỹ thuật flick và cắt bóng dài để tránh rơi vào thế bị động với những pha bóng ngắn. Tiện thể nhắc đến Fukuoka, cũng may là Moregard đã đánh bại Anton Källberg trước đó, nếu không, với khả năng kiểm soát bóng trên bàn ở thời điểm đó của Wang Chuqin, vượt qua một tay vợt có ba cú đánh đầu tiên xuất sắc như Anton chắc chắn không phải chuyện dễ dàng.

Đến giải Super League, kỹ thuật đặt bóng ngắn của anh ấy về cơ bản đã trở lại bình thường, nhưng cú giật bóng nửa bàn vẫn chưa ổn định. Nếu vào thời điểm đó anh ấy đã kiểm soát tốt hơn kỹ thuật này, thì Xu Yingbin gần như không thể giành nổi một set, còn Lin Shidong có lẽ cũng chỉ lấy được một set mà thôi. Vì tôi hiểu rằng chỉ cần quan sát hai kỹ thuật này, có thể đoán được tình trạng hồi phục của Wang Chuqin, nên những ai theo dõi tôi vào thời điểm đó chắc hẳn vẫn nhớ rằng, trong các video tôi cắt từ giải Super League, tôi luôn nhấn mạnh vào khả năng đặt bóng ngắn và giật nửa bàn của anh ấy.

ĐIỀU CHỈNH LẠI THỂ TRẠNG

Sau Thế vận hội, Wang Chuqin về cơ bản không còn phải gánh vác nhiệm vụ đánh đôi nam nữ, trừ khi có tình huống đặc biệt như giải Mixed Team. Do đó, anh ấy cũng không cần duy trì lượng mỡ dự trữ như giai đoạn trước để bảo vệ cơ bắp và đảm bảo thể lực khi thi đấu nhiều nội dung cùng lúc. Từ tháng 9 đến tháng 12, anh bắt đầu giảm bớt lượng mỡ dư thừa, chuyển từ một chú "cún béo" sang một phiên bản nhanh nhẹn hơn.

Đến đợt tập huấn mùa đông vào tháng 1, Wang Chuqin tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng anh chủ yếu tập trung cải thiện thể chất.

Về bản chất, đây là quá trình mà anh ấy phải điều chỉnh lại cơ thể để thích nghi với trọng lượng mới và tỷ lệ cơ - mỡ mới, từ đó đạt đến sự cân bằng giữa sức mạnh và tốc độ. Đừng xem nhẹ giai đoạn này, như tôi từng nói, không thiếu những vận động viên vì tăng hoặc giảm cân mà đánh mất phong độ. Tuy nhiên, Wang Chuqin có một khả năng thiên bẩm khác thường trong việc điều chỉnh trọng lượng, có thể nhanh chóng tìm được điểm cân bằng tối ưu. Điều đó lý giải vì sao khi thi đấu, anh ấy có thể tăng cơ mà gần như không làm mất đi tốc độ, giảm cân mà chất lượng cú đánh vẫn không suy giảm. Đây chính là một "dị nhân" (theo đúng nghĩa tích cực).

SAU KHI PHỤC HỒI

Sau khi hồi phục từ chấn thương và điều chỉnh lại trạng thái thể chất, Wang Chuqin có những đặc điểm kỹ thuật như sau:

Anh sở hữu khả năng xử lý ba đường bóng đầu tiên gần như mạnh nhất và kỹ thuật kiểm soát bóng bàn trong bàn chính xác đến mức tối đa – trên thế giới, người có thể đấu sòng phẳng với anh ấy trong mảng này có lẽ chỉ có Ma Long.

Anh cũng là người có khả năng tấn công nhanh nửa bàn mạnh nhất thế giới. Lối chơi cân bằng giữa cả hai tay, thậm chí có thể đánh toàn bộ bằng trái tay hoặc thuận tay mà không gặp khó khăn, chỉ là bình thường không cần thiết lắm. Tốc độ chuyển đổi giữa các cú đánh rất nhanh, đến mức tôi không thể tìm ra ai có phản xạ chuyển đổi giữa thuận tay và trái tay tốt hơn anh ấy.

Ngoài ra, do đã lấy lại thể trạng và trở thành "chú cún nhỏ linh hoạt", kết hợp với khả năng di chuyển thượng thừa, Wang Chuqin khiến đối thủ có cảm giác anh sở hữu thuật phân thân, có thể cứu bóng từ mọi vị trí trên sân đấu.

Một Wang Chuqin như vậy, trong phần lớn trường hợp, chắc chắn là cơn ác mộng của các tay vợt hàng đầu.

Tại Singapore Grand Slam, khi đối đầu với Anton, Wang Chuqin đã sử dụng khả năng kiểm soát bóng trong bàn chuẩn xác cùng với kỹ thuật tấn công nhanh nửa bàn hoàn hảo, biến tay vợt có ba đường bóng đầu tiên mạnh nhất châu Âu này thành một loạt meme.

Trong trận chung kết Cúp châu Á, ngoài việc phát huy ưu thế ba đường bóng đầu tiên, anh không cố chấp dồn bóng với chất lượng tối đa ở những pha giằng co mà linh hoạt thay đổi hướng bóng, khiến Đại béo bị trói chặt như một con cua lớn.

Tại bán kết WTT Champions Chongqing, Harimoto không thể nói là có phong độ kém, cũng không thể nói là không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hay không thi đấu quyết liệt. Nhưng ngược lại, dù Wang Chuqin có cảm giác bóng phản tay không tốt và mắc lỗi liên tục, anh vẫn duy trì được khả năng kiểm soát bóng trong bàn, kết hợp với những cú đánh bạt bóng dài, cùng chiến thuật tấn công toàn bàn bằng thuận tay. Điều này khiến Harimoto vừa không giữ được vị trí, vừa không tìm ra cách đột phá, đến mức khi trận đấu kết thúc, cậu ấy đã bật khóc với huấn luyện viên.

CHUNG KẾT WTT CHAMPIONS CHONGQING

Trận chung kết Chongqing, phong độ của Lin Shidong thực ra không hề tệ. Dù Liang Jingkun bị chấn thương ở chân nhưng vẫn có thể đánh bại Felix Lebrun, còn Lin Shidong thắng Đại béo mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Khát khao chiến thắng của Lin Shidong rất mãnh liệt, sự chuẩn bị cũng vô cùng kỹ lưỡng. Riêng khâu giao bóng đã biến hóa đủ kiểu: bóng thấp, bóng cao, xoáy ngang, giao bóng móc, bóng xoáy mạnh, bóng không xoáy, bóng xoáy ngược..., thử nghiệm từng phương án để tìm ra cách hiệu quả nhất rồi tiếp tục điều chỉnh. Nhưng đáng tiếc, không có chiến thuật nào thực sự hiệu quả được đến nửa ván đấu. Lin Shidong cũng không ngừng thay đổi điểm rơi khi giao bóng, cố gắng dùng bóng dài để kiềm chế đối thủ, nhưng tất cả đều vô ích, Wang Chuqin chỉ cần xoay người là có thể tấn công dứt điểm.

Trong trận đấu này, Lin Shidong có cảm giác bóng khá tốt, khả năng đánh đôi công cũng không tệ, tốc độ chuyển đổi giữa cú đánh trái tay và thuận tay tiến bộ đáng kể so với trước đây, thậm chí những pha tấn công bằng cú phải tay cũng rất đáng khen. Nhưng trong các pha giằng co, cậu ta vẫn bị lép vế và rất khó xuyên thủng hàng phòng ngự của Wang Chuqin.

Đã đánh đến mức này rồi, tôi cũng không biết còn có thể phân tích kỹ thuật gì nữa, vì Wang Chuqin thật sự không để lại bao nhiêu khoảng trống cho đối thủ khai thác.

(Vẫn là thử phân tích kỹ thuật trận đấu này một chút)

Mọi người thường cho rằng Lin Shidong không giỏi xử lý bóng ở khu vực gần bàn. Nhưng theo quan sát của tôi, khi đối đầu với Wang Chuqin ở những pha bóng ngắn trong bàn, do đã quá quen thuộc với lối chơi của đối thủ, cộng thêm kỹ thuật flick của Lin Shidong cực kỳ tinh tế và khó đoán, cậu ta thường xuyên chiếm thế chủ động, bất ngờ tấn công trước và khiến Wang Chuqin không kịp phản ứng.

Nếu ai quan tâm, có thể xem lại set đầu tiên trong trận chung kết giải Super League giữa hai người, tôi nhớ ít nhất có hai pha bóng như vậy (hoặc xem video tôi đã đăng cũng được).

Ở giải Trùng Khánh lần này, Wang Chuqin đã có những điều chỉnh để khắc phục điểm yếu đó.

Một mặt, do Wang Chuqin đã nâng cao khả năng kiểm soát bóng ngắn trong bàn, khoảng trống để Lin Shidong chủ động tấn công bị thu hẹp đáng kể. Mặt khác, Wang Chuqin cũng hạn chế tối đa những pha bóng ngắn qua lại nhiều lần (vì càng kéo dài, đối thủ càng có cơ hội tấn công trước). Chỉ cần Lin Shidong đẩy bóng ra ngoài bàn một chút, Wang Chuqin lập tức giành quyền chủ động tấn công. Đồng thời, do gần đây khả năng giật bóng nửa bàn của Wang Chuqin mạnh hơn trước rất nhiều, chiến thuật này mang lại hiệu quả ghi điểm cực cao.

Nói cách khác, điểm yếu mà trước đây Lin Shidong có thể khai thác giờ gần như đã bị bịt kín. Bây giờ bạn đã hiểu vì sao tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phục hồi và nâng cấp hai kỹ thuật bóng ngắn và giật nửa bàn của Wang Chuqin rồi chứ? Nếu thiếu hai yếu tố này, Wang Chuqin sẽ không thể phong tỏa Lin Shidong hiệu quả như vậy, và ván đầu tiên của trận đấu cũng sẽ không thể thắng dễ dàng đến thế.

Cả trận đấu, Wang Chuqin đã hạn chế rất tốt những cú flick của Lin Shidong. Khi giao bóng, anh chủ yếu sử dụng bóng ngắn hoặc bóng nửa bàn bên phải, khiến Lin Shidong khó lòng tấn công ngay. Khi đỡ giao bóng, Wang Chuqin cũng chủ yếu chọn phương án trả bóng ngắn. Ở ván đầu tiên, Wang Chuqin đã khai thác rất tốt những pha trả bóng cao của Lin Shidong để ghi điểm.

Sang ván thứ hai, lựa chọn giao bóng và điểm rơi trong các pha đôi công của Wang Chuqin có chút vấn đề, đưa bóng về phía trái tay đối thủ quá nhiều, khiến Lin Shidong có cơ hội tận dụng sức mạnh trái tay để gỡ hòa 1-1.

Trong nửa đầu ván ba và ván bốn, cả hai tập trung vào những pha bóng dài và đôi công nhiều hơn. Như tôi đã đề cập trước đó, Wang Chuqin có sự cân bằng tốt giữa cú đánh thuận tay và trái tay, khả năng chuyển đổi mượt mà, cộng thêm tốc độ di chuyển nhanh hơn sau khi điều chỉnh trọng lượng cơ thể, tạo ra cảm giác như anh giăng một tấm lưới khổng lồ trên bàn đấu, khiến Lin Shidong không thể chiếm ưu thế trong các pha đôi công mà còn rơi vào thế bị động.

Nửa sau ván bốn và ván năm, Wang Chuqin quay trở lại chiến thuật đánh phủ đầu ngay từ ba cú đánh đầu tiên, từ đó kiểm soát hoàn toàn nhịp độ trận đấu và giành chiến thắng.

Trong suốt trận đấu, Lin Shidong đã rất cố gắng để tìm cách thoát ra, liên tục thay đổi cách giao bóng, nhưng đúng như tôi đã nói trước đó—mỗi kiểu giao bóng của anh ta cùng lắm chỉ hiệu quả trong nửa ván đấu, sau đó lại bị Wang Chuqin hóa giải hoàn toàn.

TỔNG KẾT

Trước đây, có người bình luận trong post của tôi rằng: "Wang Chuqin lúc thì thuận tay mất cảm giác, lúc thì trái tay không ổn, sao không thể cả hai cùng tốt?"

Trước hết, vận động viên cũng là con người, mà con người thì phong độ và cảm giác bóng lên xuống là chuyện bình thường. Chính sự dao động này mới tạo nên tính bất định của thể thao đỉnh cao. Nếu không, như mọi người đã thấy, nếu Wang Chuqin lúc nào cũng duy trì phong độ cả hai tay như trong trận đấu này, thì có lẽ chẳng còn lý do gì để tổ chức thi đấu nữa, vì tôi thực sự không biết ai có thể thoát khỏi tay một Wang Chuqin ở trạng thái như thế này. Trên thực tế, trong các trận đấu, rất nhiều vận động viên giữ vững tinh thần nhờ vào niềm tin rằng: "Có lẽ chỉ cần trụ vững thêm một chút, đối thủ sẽ giảm phong độ". Nhưng trong trận này, dù Lin Shidong có niềm tin hay không, kết quả cũng chẳng khác biệt là bao.

Dĩ nhiên, sự tiến bộ của Wang Chuqin trong thời gian qua không chỉ dừng lại ở thể lực và kỹ thuật. Khả năng cân đối và điều chỉnh trạng thái giữa các giải đấu, kiểm soát nhịp độ trận đấu, cũng như duy trì sự kiên trì ngay cả khi bị đối phương dồn ép mạnh mẽ, đều đã có sự cải thiện rõ rệt. Những điều này tôi đã đề cập ít nhiều trong các bài trước, nên không nhắc lại nữa.

Trước khi viết bài này, tôi từng đùa với bạn mình rằng:
"Wang Chuqin đánh bóng quá xuất sắc, chúng ta - những người chuyên phân tích kỹ thuật - chẳng còn gì để nói nữa. Có khi post hai chữ '牛逼' (đỉnh vãi) là đủ rồi".
Bạn tôi bảo:
"Thế thì đăng luôn hai chữ đó đi”.

Nhưng sau khi suy nghĩ lại, tôi quyết định tổng hợp xem rốt cuộc điều gì đã giúp Wang Chuqin chơi bóng ở đẳng cấp này, và đâu là nền tảng kỹ thuật cũng như thể chất giúp anh ấy đạt được điều đó. Có thể sẽ có một vài thiếu sót, nhưng về cơ bản, mạch phân tích này sẽ không sai lệch quá nhiều.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng, tôi chỉ dành sự kính trọng cho Wang Chuqin, chứ không đặt kỳ vọng hay yêu cầu nào. Vì vậy, xin đừng vào phần bình luận của tôi để bàn về việc “phải thắng thế này, phải vô địch thế kia”. Như chính Wang Chuqin từng nói: "Đặt mình xuống, dùng tâm thế “liều” để đối mặt với từng trận đấu, thay vì mặc định kết quả ngay từ đầu".

Được chứng kiến sự trưởng thành và tiến bộ của một vận động viên đỉnh cao là một điều may mắn, hy vọng mọi người cũng có thể tận hưởng hành trình này.

--------- Dịch từ XHS 又见世界
Rất hay luôn á bác :D Cảm ơn bác rất nhiều.

Bác có bài nào phân tích Lin Shi Dong hay như vậy không? Em cũng muốn xiem :D
 

Mỡ Mỡ

Hạ Sỹ
có bài này trên fb khá hay

BÓNG ĐÁNH ĐẾN MỨC NÀY, TÔI THẬT SỰ KHÔNG BIẾT PHẢI PHÂN TÍCH GÌ VỀ KĨ THUẬT NỮA

Như thường lệ, trước khi đi vào nội dung chính, tôi xin nhấn mạnh rằng bài viết này chỉ là góc nhìn cá nhân, nhằm điểm lại quá trình nửa năm qua của Wang Chuqin - từ việc vật lộn với giai đoạn sa sút sau những giải đấu lớn, dần tìm lại phong độ, đến sự hồi phục và cải thiện cả về kỹ thuật lẫn thể trạng. Hy vọng điều này sẽ giúp mọi người hiểu vì sao trong trận chung kết WTT Champions Chongqing, Wang Chuqin có thể trình diễn một màn thi đấu ấn tượng đến vậy. Xin lưu ý, thảo luận không tiếp nhận thuyết âm mưu, không lan truyền lo lắng, và không lấy thành tích để đánh giá một cách phiến diện. Những ai cố tình gây rối xin mời rời đi.

GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI SAU THẾ VẬN HỘI

Sau Olympic Paris, từ tháng 9 đến tháng 12, Wang Chuqin trải qua giai đoạn hồi phục từ chấn thương và những tổn hại về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ảnh hưởng từ chấn thương và cú sốc tâm lý khiến anh không thể duy trì phong độ thi đấu quen thuộc, các kỹ thuật đều ít nhiều bị ảnh hưởng, dẫn đến một chuỗi kết quả không như mong đợi.

Những thất bại liên tiếp ở Macao, Beijing Grand Slam, Giải vô địch châu Á và Frankfurt đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích Wang Chuqin. Có ý kiến cho rằng anh kiểm soát bóng trên bàn chưa tốt, có người nhận xét rằng khả năng tấn công bóng nửa bàn yếu, có người lại nói anh chỉ giỏi đánh trái tay còn phải tay chẳng ra làm sao. Thậm chí, có quan điểm cho rằng lối chơi của anh ấy đã bị nghiên cứu kỹ đến mức cần phải thay đổi toàn diện.

Chẳng mấy chốc, những "chuyên gia" trên mạng đột nhiên trở thành bậc thầy bóng bàn, ai cũng muốn phân tích và đưa ra lời khuyên cho một trong những tay vợt xuất sắc nhất Trung Quốc. Nhưng thực tế thì sao? Ngay cả một người chỉ có hiểu biết sơ bộ như tôi cũng có thể nhận ra rằng đây chẳng qua là một giai đoạn sa sút thường thấy sau những giải đấu lớn, kết hợp với quá trình hồi phục chấn thương. Chuyện này có gì đáng để tranh cãi đến vậy?

Thú thực, trong khoảng thời gian đó, rất nhiều người vì lo lắng mà gửi cho tôi những phân tích "đỉnh cao" từ đủ loại chuyên gia trên mạng, nhưng hầu hết tôi đều không xem. Thường thì chỉ đọc vài dòng đầu, tôi đã đóng ngay. Bởi vì tôi cảm thấy thay vì lãng phí thời gian vào những phân tích đó, tốt hơn hết là nên tôn trọng quy luật khách quan của thể thao - vận động viên cần thời gian để hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần sau chấn thương, đồng thời tin tưởng vào khả năng điều chỉnh của một tuyển thủ đẳng cấp thế giới, để thời gian trả lời tất cả.

Và kết quả là, chỉ vài ngày sau khi tôi đăng một loạt bài viết vào đầu tháng 11 để trấn an mọi người, Wang Chuqin - vốn là người sốt ruột - đã vội vàng bật “chế độ tăng tốc", thoát khỏi giai đoạn sa sút hậu giải đấu tại WTT Fukuoka Finals. Tất nhiên, như mọi người đã biết, anh ấy cũng tiện thể hành hạ luôn Harimoto, người đã khá chật vật để vào chung kết.

HAI KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Trong giai đoạn hồi phục chấn thương, hai kỹ thuật bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Wang Chuqin là khả năng kiểm soát bóng ngắn trên bàn và cú giật bóng nửa bàn. Cả hai đều gần như rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Điều này lý giải tại sao ở Frankfurt, mọi người có thể thấy anh ấy không giữ được bóng ngắn, cũng không thể thực hiện cú giật sớm nửa bàn một cách hiệu quả, hoàn toàn bị Anton Källberg áp chế.

Ở Fukuoka, kỹ thuật kiểm soát bóng bàn ngắn vẫn chưa thực sự ổng định, nhưng ít ra đã khá hơn so với Frankfurt. Ngoài ra, anh ấy còn sử dụng nhiều hơn kỹ thuật flick và cắt bóng dài để tránh rơi vào thế bị động với những pha bóng ngắn. Tiện thể nhắc đến Fukuoka, cũng may là Moregard đã đánh bại Anton Källberg trước đó, nếu không, với khả năng kiểm soát bóng trên bàn ở thời điểm đó của Wang Chuqin, vượt qua một tay vợt có ba cú đánh đầu tiên xuất sắc như Anton chắc chắn không phải chuyện dễ dàng.

Đến giải Super League, kỹ thuật đặt bóng ngắn của anh ấy về cơ bản đã trở lại bình thường, nhưng cú giật bóng nửa bàn vẫn chưa ổn định. Nếu vào thời điểm đó anh ấy đã kiểm soát tốt hơn kỹ thuật này, thì Xu Yingbin gần như không thể giành nổi một set, còn Lin Shidong có lẽ cũng chỉ lấy được một set mà thôi. Vì tôi hiểu rằng chỉ cần quan sát hai kỹ thuật này, có thể đoán được tình trạng hồi phục của Wang Chuqin, nên những ai theo dõi tôi vào thời điểm đó chắc hẳn vẫn nhớ rằng, trong các video tôi cắt từ giải Super League, tôi luôn nhấn mạnh vào khả năng đặt bóng ngắn và giật nửa bàn của anh ấy.

ĐIỀU CHỈNH LẠI THỂ TRẠNG

Sau Thế vận hội, Wang Chuqin về cơ bản không còn phải gánh vác nhiệm vụ đánh đôi nam nữ, trừ khi có tình huống đặc biệt như giải Mixed Team. Do đó, anh ấy cũng không cần duy trì lượng mỡ dự trữ như giai đoạn trước để bảo vệ cơ bắp và đảm bảo thể lực khi thi đấu nhiều nội dung cùng lúc. Từ tháng 9 đến tháng 12, anh bắt đầu giảm bớt lượng mỡ dư thừa, chuyển từ một chú "cún béo" sang một phiên bản nhanh nhẹn hơn.

Đến đợt tập huấn mùa đông vào tháng 1, Wang Chuqin tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng anh chủ yếu tập trung cải thiện thể chất.

Về bản chất, đây là quá trình mà anh ấy phải điều chỉnh lại cơ thể để thích nghi với trọng lượng mới và tỷ lệ cơ - mỡ mới, từ đó đạt đến sự cân bằng giữa sức mạnh và tốc độ. Đừng xem nhẹ giai đoạn này, như tôi từng nói, không thiếu những vận động viên vì tăng hoặc giảm cân mà đánh mất phong độ. Tuy nhiên, Wang Chuqin có một khả năng thiên bẩm khác thường trong việc điều chỉnh trọng lượng, có thể nhanh chóng tìm được điểm cân bằng tối ưu. Điều đó lý giải vì sao khi thi đấu, anh ấy có thể tăng cơ mà gần như không làm mất đi tốc độ, giảm cân mà chất lượng cú đánh vẫn không suy giảm. Đây chính là một "dị nhân" (theo đúng nghĩa tích cực).

SAU KHI PHỤC HỒI

Sau khi hồi phục từ chấn thương và điều chỉnh lại trạng thái thể chất, Wang Chuqin có những đặc điểm kỹ thuật như sau:

Anh sở hữu khả năng xử lý ba đường bóng đầu tiên gần như mạnh nhất và kỹ thuật kiểm soát bóng bàn trong bàn chính xác đến mức tối đa – trên thế giới, người có thể đấu sòng phẳng với anh ấy trong mảng này có lẽ chỉ có Ma Long.

Anh cũng là người có khả năng tấn công nhanh nửa bàn mạnh nhất thế giới. Lối chơi cân bằng giữa cả hai tay, thậm chí có thể đánh toàn bộ bằng trái tay hoặc thuận tay mà không gặp khó khăn, chỉ là bình thường không cần thiết lắm. Tốc độ chuyển đổi giữa các cú đánh rất nhanh, đến mức tôi không thể tìm ra ai có phản xạ chuyển đổi giữa thuận tay và trái tay tốt hơn anh ấy.

Ngoài ra, do đã lấy lại thể trạng và trở thành "chú cún nhỏ linh hoạt", kết hợp với khả năng di chuyển thượng thừa, Wang Chuqin khiến đối thủ có cảm giác anh sở hữu thuật phân thân, có thể cứu bóng từ mọi vị trí trên sân đấu.

Một Wang Chuqin như vậy, trong phần lớn trường hợp, chắc chắn là cơn ác mộng của các tay vợt hàng đầu.

Tại Singapore Grand Slam, khi đối đầu với Anton, Wang Chuqin đã sử dụng khả năng kiểm soát bóng trong bàn chuẩn xác cùng với kỹ thuật tấn công nhanh nửa bàn hoàn hảo, biến tay vợt có ba đường bóng đầu tiên mạnh nhất châu Âu này thành một loạt meme.

Trong trận chung kết Cúp châu Á, ngoài việc phát huy ưu thế ba đường bóng đầu tiên, anh không cố chấp dồn bóng với chất lượng tối đa ở những pha giằng co mà linh hoạt thay đổi hướng bóng, khiến Đại béo bị trói chặt như một con cua lớn.

Tại bán kết WTT Champions Chongqing, Harimoto không thể nói là có phong độ kém, cũng không thể nói là không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hay không thi đấu quyết liệt. Nhưng ngược lại, dù Wang Chuqin có cảm giác bóng phản tay không tốt và mắc lỗi liên tục, anh vẫn duy trì được khả năng kiểm soát bóng trong bàn, kết hợp với những cú đánh bạt bóng dài, cùng chiến thuật tấn công toàn bàn bằng thuận tay. Điều này khiến Harimoto vừa không giữ được vị trí, vừa không tìm ra cách đột phá, đến mức khi trận đấu kết thúc, cậu ấy đã bật khóc với huấn luyện viên.

CHUNG KẾT WTT CHAMPIONS CHONGQING

Trận chung kết Chongqing, phong độ của Lin Shidong thực ra không hề tệ. Dù Liang Jingkun bị chấn thương ở chân nhưng vẫn có thể đánh bại Felix Lebrun, còn Lin Shidong thắng Đại béo mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Khát khao chiến thắng của Lin Shidong rất mãnh liệt, sự chuẩn bị cũng vô cùng kỹ lưỡng. Riêng khâu giao bóng đã biến hóa đủ kiểu: bóng thấp, bóng cao, xoáy ngang, giao bóng móc, bóng xoáy mạnh, bóng không xoáy, bóng xoáy ngược..., thử nghiệm từng phương án để tìm ra cách hiệu quả nhất rồi tiếp tục điều chỉnh. Nhưng đáng tiếc, không có chiến thuật nào thực sự hiệu quả được đến nửa ván đấu. Lin Shidong cũng không ngừng thay đổi điểm rơi khi giao bóng, cố gắng dùng bóng dài để kiềm chế đối thủ, nhưng tất cả đều vô ích, Wang Chuqin chỉ cần xoay người là có thể tấn công dứt điểm.

Trong trận đấu này, Lin Shidong có cảm giác bóng khá tốt, khả năng đánh đôi công cũng không tệ, tốc độ chuyển đổi giữa cú đánh trái tay và thuận tay tiến bộ đáng kể so với trước đây, thậm chí những pha tấn công bằng cú phải tay cũng rất đáng khen. Nhưng trong các pha giằng co, cậu ta vẫn bị lép vế và rất khó xuyên thủng hàng phòng ngự của Wang Chuqin.

Đã đánh đến mức này rồi, tôi cũng không biết còn có thể phân tích kỹ thuật gì nữa, vì Wang Chuqin thật sự không để lại bao nhiêu khoảng trống cho đối thủ khai thác.

(Vẫn là thử phân tích kỹ thuật trận đấu này một chút)

Mọi người thường cho rằng Lin Shidong không giỏi xử lý bóng ở khu vực gần bàn. Nhưng theo quan sát của tôi, khi đối đầu với Wang Chuqin ở những pha bóng ngắn trong bàn, do đã quá quen thuộc với lối chơi của đối thủ, cộng thêm kỹ thuật flick của Lin Shidong cực kỳ tinh tế và khó đoán, cậu ta thường xuyên chiếm thế chủ động, bất ngờ tấn công trước và khiến Wang Chuqin không kịp phản ứng.

Nếu ai quan tâm, có thể xem lại set đầu tiên trong trận chung kết giải Super League giữa hai người, tôi nhớ ít nhất có hai pha bóng như vậy (hoặc xem video tôi đã đăng cũng được).

Ở giải Trùng Khánh lần này, Wang Chuqin đã có những điều chỉnh để khắc phục điểm yếu đó.

Một mặt, do Wang Chuqin đã nâng cao khả năng kiểm soát bóng ngắn trong bàn, khoảng trống để Lin Shidong chủ động tấn công bị thu hẹp đáng kể. Mặt khác, Wang Chuqin cũng hạn chế tối đa những pha bóng ngắn qua lại nhiều lần (vì càng kéo dài, đối thủ càng có cơ hội tấn công trước). Chỉ cần Lin Shidong đẩy bóng ra ngoài bàn một chút, Wang Chuqin lập tức giành quyền chủ động tấn công. Đồng thời, do gần đây khả năng giật bóng nửa bàn của Wang Chuqin mạnh hơn trước rất nhiều, chiến thuật này mang lại hiệu quả ghi điểm cực cao.

Nói cách khác, điểm yếu mà trước đây Lin Shidong có thể khai thác giờ gần như đã bị bịt kín. Bây giờ bạn đã hiểu vì sao tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phục hồi và nâng cấp hai kỹ thuật bóng ngắn và giật nửa bàn của Wang Chuqin rồi chứ? Nếu thiếu hai yếu tố này, Wang Chuqin sẽ không thể phong tỏa Lin Shidong hiệu quả như vậy, và ván đầu tiên của trận đấu cũng sẽ không thể thắng dễ dàng đến thế.

Cả trận đấu, Wang Chuqin đã hạn chế rất tốt những cú flick của Lin Shidong. Khi giao bóng, anh chủ yếu sử dụng bóng ngắn hoặc bóng nửa bàn bên phải, khiến Lin Shidong khó lòng tấn công ngay. Khi đỡ giao bóng, Wang Chuqin cũng chủ yếu chọn phương án trả bóng ngắn. Ở ván đầu tiên, Wang Chuqin đã khai thác rất tốt những pha trả bóng cao của Lin Shidong để ghi điểm.

Sang ván thứ hai, lựa chọn giao bóng và điểm rơi trong các pha đôi công của Wang Chuqin có chút vấn đề, đưa bóng về phía trái tay đối thủ quá nhiều, khiến Lin Shidong có cơ hội tận dụng sức mạnh trái tay để gỡ hòa 1-1.

Trong nửa đầu ván ba và ván bốn, cả hai tập trung vào những pha bóng dài và đôi công nhiều hơn. Như tôi đã đề cập trước đó, Wang Chuqin có sự cân bằng tốt giữa cú đánh thuận tay và trái tay, khả năng chuyển đổi mượt mà, cộng thêm tốc độ di chuyển nhanh hơn sau khi điều chỉnh trọng lượng cơ thể, tạo ra cảm giác như anh giăng một tấm lưới khổng lồ trên bàn đấu, khiến Lin Shidong không thể chiếm ưu thế trong các pha đôi công mà còn rơi vào thế bị động.

Nửa sau ván bốn và ván năm, Wang Chuqin quay trở lại chiến thuật đánh phủ đầu ngay từ ba cú đánh đầu tiên, từ đó kiểm soát hoàn toàn nhịp độ trận đấu và giành chiến thắng.

Trong suốt trận đấu, Lin Shidong đã rất cố gắng để tìm cách thoát ra, liên tục thay đổi cách giao bóng, nhưng đúng như tôi đã nói trước đó—mỗi kiểu giao bóng của anh ta cùng lắm chỉ hiệu quả trong nửa ván đấu, sau đó lại bị Wang Chuqin hóa giải hoàn toàn.

TỔNG KẾT

Trước đây, có người bình luận trong post của tôi rằng: "Wang Chuqin lúc thì thuận tay mất cảm giác, lúc thì trái tay không ổn, sao không thể cả hai cùng tốt?"

Trước hết, vận động viên cũng là con người, mà con người thì phong độ và cảm giác bóng lên xuống là chuyện bình thường. Chính sự dao động này mới tạo nên tính bất định của thể thao đỉnh cao. Nếu không, như mọi người đã thấy, nếu Wang Chuqin lúc nào cũng duy trì phong độ cả hai tay như trong trận đấu này, thì có lẽ chẳng còn lý do gì để tổ chức thi đấu nữa, vì tôi thực sự không biết ai có thể thoát khỏi tay một Wang Chuqin ở trạng thái như thế này. Trên thực tế, trong các trận đấu, rất nhiều vận động viên giữ vững tinh thần nhờ vào niềm tin rằng: "Có lẽ chỉ cần trụ vững thêm một chút, đối thủ sẽ giảm phong độ". Nhưng trong trận này, dù Lin Shidong có niềm tin hay không, kết quả cũng chẳng khác biệt là bao.

Dĩ nhiên, sự tiến bộ của Wang Chuqin trong thời gian qua không chỉ dừng lại ở thể lực và kỹ thuật. Khả năng cân đối và điều chỉnh trạng thái giữa các giải đấu, kiểm soát nhịp độ trận đấu, cũng như duy trì sự kiên trì ngay cả khi bị đối phương dồn ép mạnh mẽ, đều đã có sự cải thiện rõ rệt. Những điều này tôi đã đề cập ít nhiều trong các bài trước, nên không nhắc lại nữa.

Trước khi viết bài này, tôi từng đùa với bạn mình rằng:
"Wang Chuqin đánh bóng quá xuất sắc, chúng ta - những người chuyên phân tích kỹ thuật - chẳng còn gì để nói nữa. Có khi post hai chữ '牛逼' (đỉnh vãi) là đủ rồi".
Bạn tôi bảo:
"Thế thì đăng luôn hai chữ đó đi”.

Nhưng sau khi suy nghĩ lại, tôi quyết định tổng hợp xem rốt cuộc điều gì đã giúp Wang Chuqin chơi bóng ở đẳng cấp này, và đâu là nền tảng kỹ thuật cũng như thể chất giúp anh ấy đạt được điều đó. Có thể sẽ có một vài thiếu sót, nhưng về cơ bản, mạch phân tích này sẽ không sai lệch quá nhiều.

Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh rằng, tôi chỉ dành sự kính trọng cho Wang Chuqin, chứ không đặt kỳ vọng hay yêu cầu nào. Vì vậy, xin đừng vào phần bình luận của tôi để bàn về việc “phải thắng thế này, phải vô địch thế kia”. Như chính Wang Chuqin từng nói: "Đặt mình xuống, dùng tâm thế “liều” để đối mặt với từng trận đấu, thay vì mặc định kết quả ngay từ đầu".

Được chứng kiến sự trưởng thành và tiến bộ của một vận động viên đỉnh cao là một điều may mắn, hy vọng mọi người cũng có thể tận hưởng hành trình này.

--------- Dịch từ XHS 又见世界
Bài này đúng những gì tôi nghĩ về các vấn đề trong thời gian qua của WCQ. Đặc biệt trong kỳ Asian Champion năm ngoái và China Smash đều thấy rằng cảm giác bóng có vấn đề lớn, và nguyên do 1 phần lớn từ di chứng chấn thương sau O.
 

Mỡ Mỡ

Hạ Sỹ
Ai muốn coi Mã Long đấu thì theo dõi Vòng loại bóng bàn Đại hội thể thao Trung Quốc. Bắt đầu từ hôm nay. Hiện đang trực tiếp trên Youtube Malong Fanpage Channel.
 

bachikho

Đại Tá
Ai muốn coi Mã Long đấu thì theo dõi Vòng loại bóng bàn Đại hội thể thao Trung Quốc. Bắt đầu từ hôm nay. Hiện đang trực tiếp trên Youtube Malong Fanpage Channel.
copy trên fb
Đính chính cạ nhà oiii, thấy nhiều người nhầm quá ạ=))))))
Theo quy định môn bóng bàn tại Đại hội thể thao, các vận động viên đạt thành tích cao tại các giải đấu quốc tế lớn giai đoạn 2022-2025 sẽ được đặc cách vào thẳng vòng chung kết nội dung đơn mà không cần tham gia vòng loại. Rất nhiều trụ cột của ĐTQG đã được vào thẳng mà không cần đánh vòng loại rồi đó ạ, bao gồm cả Phàn Chấn Đông.
Bên cạnh đó, đội Thượng Hải do vô địch giải bóng bàn toàn quốc diễn ra vào tháng 10 năm ngoái nên cả đội cũng không cần tham gia vòng loại nội dung đồng đội luôn ạ.
Đó là lí do giải đấu sắp tới tại Ninh Ba không có sự xuất hiện của Phàn Đông Đông, cơ bản là vì ảnh đã được 'tuyển thẳng' hết rồi ạ =)) Chỉ trừ khi ảnh muốn chiến cả nội dung đôi nam/nữ thì mới phải vác vợt đi đánh vòng loại thôi á=)))
 

Mỡ Mỡ

Hạ Sỹ
copy trên fb
Việc đánh đơn thì tới hiện tại chưa đủ thông tin những ai sẽ tham gia nên ko biết trc kể cả chung kết. Giờ đang là vòng loại đồng đội, Mã Long vs WCQ thi đấu cho BK mà do năm ngoái BK ko đc vào bán kết nên giờ phải tham gia vòng loại (năm ngoái ngoại trừ FZD thi đấu cho Thượng Hải thì gần như rút lui dưỡng thương hết trơn nên giờ đánh bù đúng rồi). Cơ hội xem ML đấu vì nghe đồn là mấy ngày đầu này thôi, chắc ăn qua vòng loại thì sẽ ko đấu nữa, còn vào chung kết top 16 đội thì đấu hay ko chưa rõ.
 

MLinh268

Binh Nhì
Việc đánh đơn thì tới hiện tại chưa đủ thông tin những ai sẽ tham gia nên ko biết trc kể cả chung kết. Giờ đang là vòng loại đồng đội, Mã Long vs WCQ thi đấu cho BK mà do năm ngoái BK ko đc vào bán kết nên giờ phải tham gia vòng loại (năm ngoái ngoại trừ FZD thi đấu cho Thượng Hải thì gần như rút lui dưỡng thương hết trơn nên giờ đánh bù đúng rồi). Cơ hội xem ML đấu vì nghe đồn là mấy ngày đầu này thôi, chắc ăn qua vòng loại thì sẽ ko đấu nữa, còn vào chung kết top 16 đội thì đấu hay ko chưa rõ.
Khả năng cao anh Long đấu vòng CK luôn. Ảnh còn thiếu HCV đồng đội này nè
 

insideout

Trung Sỹ
Các bác muốn đọc bài phân tích về lin lùn hay vdv khác thì cứ chịu khó download xiaohongshu (red note), weibo hoặc douban về, search tên hán tự của thằng cu thêm chữ bóng bàn rồi chịu khó bỏ google dịch bằng hình ảnh là được, không thì up lên deepseek nó dịch cho không giới hạn, mượt mà dễ hiểu.
 

t0myta

Binh Nhì
Các bác muốn đọc bài phân tích về lin lùn hay vdv khác thì cứ chịu khó download xiaohongshu (red note), weibo hoặc douban về, search tên hán tự của thằng cu thêm chữ bóng bàn rồi chịu khó bỏ google dịch bằng hình ảnh là được, không thì up lên deepseek nó dịch cho không giới hạn, mượt mà dễ hiểu.
Zhihu cũng có diễn đàn ping pong có thể tham khảo thêm. Trà đá bóng bàn chuyên bê bài ở Zhihu về nhưng thích thêm mắm dặm muối & quan điểm cá nhân vào
 

Bình luận từ Facebook

Top