Vợt nặng đầu - nhẹ đầu hay cân bằng thì tốt nhất ?

VirusBNG

Trung Uý
Kính chào các cao thủ. Các cao thủ cho em hỏi chút.
Trong cầu lông thì vợt nặng đầu thiên về công, nhẹ đầu thiên về thủ. Tay em yếu nên thường khoái vợt nhẹ đầu nhưng vẫn công thủ song toàn.
Vậy trong bóng bàn, vợt nặng đầu - cân bằng - nhẹ đầu. Kiểu vợt nào cho cảm giác bóng tốt nhất, hay là còn tùy sức khỏe mỗi người. Bản thân em cầm vợt nặng đầu thì sẽ cầm vợt ko đc chắc chắn lắm (bất kể trọng lượng vợt là nhẹ hay nặng). Nên tiếp xúc thấy có vẻ ko tốt lắm.
Kính các Bác cho ý kiến !
 

Mark V

Đại Uý
Tớ xem trọng cái sự cân bằng về trọng lượng cùa BH & FH hơn.
Đầu vợt hơi nặng hơn 1 tý thì cảm giác cắn xoáy/lăng tay/ quại bóng mới phê vật
 

Son_ct

Đại Uý
Kính chào các cao thủ. Các cao thủ cho em hỏi chút.
Trong cầu lông thì vợt nặng đầu thiên về công, nhẹ đầu thiên về thủ. Tay em yếu nên thường khoái vợt nhẹ đầu nhưng vẫn công thủ song toàn.
Vậy trong bóng bàn, vợt nặng đầu - cân bằng - nhẹ đầu. Kiểu vợt nào cho cảm giác bóng tốt nhất, hay là còn tùy sức khỏe mỗi người. Bản thân em cầm vợt nặng đầu thì sẽ cầm vợt ko đc chắc chắn lắm (bất kể trọng lượng vợt là nhẹ hay nặng). Nên tiếp xúc thấy có vẻ ko tốt lắm.
Kính các Bác cho ý kiến !
Bác nên thử các dòng vợt xem loại nào phù hợp với mình thôi. Ví như em cổ tay yếu, đánh dòng DHS nặng đầu 1 thời gian, giờ chuyển sang đánh Butterfly thấy hợp hơn :)
 

long thủ

Đại Tá
Bác thích đánh đòn phũ thì cứ nặng đầu, giật quăng rất mạnh, cân bằng thì xoay chuyển 2 càng linh hoạt hơn còn nhẹ đầu chắc là để thủ
 

dung.vima

Moderator
Cũng có 1 điem bác nên lưu ý là nó còn theo rơ bóng của bác nữa.
Nếu rơ bóng ôm bàn chặn đẩy phòng thủ phản công thì nên chọn loại cân bằng hoặc nhẹ đâu thì mới dễ xoay chuyển

Rơ gò giật bão táp thì nặng đầu là một ưu thế. Nặng đầu thì nhiều quán tính -> lực bóng sẽ uy hơn

Dĩ nhiên thể lực là đieu nghiễm nhiên phải có bác nhé
 

lion

Đại Tá
B
Bác Lion nếu đọc được tin em thì phân tích giúp em nhé ạ. Cảm ơn bác nhiều lắm!
Bác ác thế, định để ae quăng gạch em đấy à :))
Bỏ qua các yếu tố về hãng, chất liệu, chỉ nói về độ cân bằng của cốt vợt thì nếu nói ra cũng phải tương đối dài dòng các bác ạ. Theo em, có thể chia ra làm 3 loại: nặng đầu; cân bằng; nặng đít (cán) và tùy theo một số đặc điểm này người chơi nên chọn loại cốt vợt phù hợp với lối chơi của mình:
- Cốt "nặng đầu", hiểu là trọng lượng dồn về đầu vợt, đặc điểm là giúp tạo độ văng nhiều hơn, phù hợp với người thường sử dụng đòn tấn công xoáy lên như giật (các loại giật), bạt, flick...ở mọi khoảng cách và ngay cả những người có lối chơi phòng thủ chủ động bằng xoáy xuống (cắt, gò...) cũng có thể sử dụng. Nếu nói chi tiết hơn thì trong khi rơ tấn công thường dùng cốt vợt có form tiêu chuẩn dạng oval (ô van, đa số) với các góc bo tròn đều từ mang cá đến mũi vợt, size 157x150mm như Viscaria, Zhang JiKe, Timo Boll, Amultart, Mizutani Jun...Nhưng rơ phòng thủ thường dùng cốt vợt có form to hơn, thường là 165x152mm hay tương tự như Butterfly Joo SaeHyuk, Victas Koji Matsushita, Victas Yuto Muramatsu, Der Materialspezialist, Stiga Defensive Pro, Joola CWX...Nếu nói về độ nảy thì đương nhiên các cây vợt tấn công xoáy lên thường nảy hơn các cây vợt phỏng thủ chủ động bằng xoáy xuống. Để tối ưu độ văng do hiệu ứng nặng đầu thì nhiều hãng còn khoét rỗng một phần cán để tổng trọng lượng không đổi nhưng điểm cân bằng lệch hẳn về mũi vợt. Trường hợp không như vậy thì có không ít VĐV đã dán thêm một dải kim loại lên phía mũi vợt giúp làm lệch điểm cân bằng về phía mũi vợt theo ý mình.

- Cốt cân bằng đến nặng đít (cán) thường xịt (chậm) hơn rất nhiều so với dòng cốt nặng đầu, thích hợp với rơ đều và gần (ôm) bàn, ít chủ động tấn công (xoáy lên), thậm chí người dùng mặt gai thủ cũng hay có xu hướng dùng cốt này để giúp chặn bóng nảy ngắn gây nhiều khó khăn cho đối thủ hơn dùng cốt cứng và nảy. Loại cốt này thường có form tròn đều, và cán (chuôi) thường có xu hướng làm dầy, to hơn các loại cốt khác. Dòng cốt cân bằng thường thích hợp với người chơi từ mới tập đến lớn tuổi vì không đòi hỏi phải sử dụng nhiều sức để tấn công hay phòng thủ.

- Độ lớn, độ dài, chất liệu của cán (chuôi) vợt, thiết kế bản vợt là những yếu tố chính ảnh hưởng đến độ cân bằng của cốt vợt, vì vậy khi quyết định mua loại vợt nào ae nên cân nhắc lối chơi của mình, sức khỏe để có lựa chọn phù hợp nhé.
 

tla

Super Moderators
em dùng cây clipper cán rỗng này thì luôn bị nặng đầu mặc dù bên bh đã dán gai dài ox
 

Attachments

  • IMG_7352.jpeg
    IMG_7352.jpeg
    2.5 MB · Đọc: 84

lion

Đại Tá
em dùng cây clipper cán rỗng này thì luôn bị nặng đầu mặc dù bên bh đã dán gai dài ox
Vâng, em nghĩ là dù dán gai thì vẫn thấy nó nặng đầu bởi trọng lượng dồn từ đít lên đầu rồi :)
 

tuannguyen97

Trung Sỹ
B

Bác ác thế, định để ae quăng gạch em đấy à :))
Bỏ qua các yếu tố về hãng, chất liệu, chỉ nói về độ cân bằng của cốt vợt thì nếu nói ra cũng phải tương đối dài dòng các bác ạ. Theo em, có thể chia ra làm 3 loại: nặng đầu; cân bằng; nặng đít (cán) và tùy theo một số đặc điểm này người chơi nên chọn loại cốt vợt phù hợp với lối chơi của mình:
- Cốt "nặng đầu", hiểu là trọng lượng dồn về đầu vợt, đặc điểm là giúp tạo độ văng nhiều hơn, phù hợp với người thường sử dụng đòn tấn công xoáy lên như giật (các loại giật), bạt, flick...ở mọi khoảng cách và ngay cả những người có lối chơi phòng thủ chủ động bằng xoáy xuống (cắt, gò...) cũng có thể sử dụng. Nếu nói chi tiết hơn thì trong khi rơ tấn công thường dùng cốt vợt có form tiêu chuẩn dạng oval (ô van, đa số) với các góc bo tròn đều từ mang cá đến mũi vợt, size 157x150mm như Viscaria, Zhang JiKe, Timo Boll, Amultart, Mizutani Jun...Nhưng rơ phòng thủ thường dùng cốt vợt có form to hơn, thường là 165x152mm hay tương tự như Butterfly Joo SaeHyuk, Victas Koji Matsushita, Victas Yuto Muramatsu, Der Materialspezialist, Stiga Defensive Pro, Joola CWX...Nếu nói về độ nảy thì đương nhiên các cây vợt tấn công xoáy lên thường nảy hơn các cây vợt phỏng thủ chủ động bằng xoáy xuống. Để tối ưu độ văng do hiệu ứng nặng đầu thì nhiều hãng còn khoét rỗng một phần cán để tổng trọng lượng không đổi nhưng điểm cân bằng lệch hẳn về mũi vợt. Trường hợp không như vậy thì có không ít VĐV đã dán thêm một dải kim loại lên phía mũi vợt giúp làm lệch điểm cân bằng về phía mũi vợt theo ý mình.

- Cốt cân bằng đến nặng đít (cán) thường xịt (chậm) hơn rất nhiều so với dòng cốt nặng đầu, thích hợp với rơ đều và gần (ôm) bàn, ít chủ động tấn công (xoáy lên), thậm chí người dùng mặt gai thủ cũng hay có xu hướng dùng cốt này để giúp chặn bóng nảy ngắn gây nhiều khó khăn cho đối thủ hơn dùng cốt cứng và nảy. Loại cốt này thường có form tròn đều, và cán (chuôi) thường có xu hướng làm dầy, to hơn các loại cốt khác. Dòng cốt cân bằng thường thích hợp với người chơi từ mới tập đến lớn tuổi vì không đòi hỏi phải sử dụng nhiều sức để tấn công hay phòng thủ.

- Độ lớn, độ dài, chất liệu của cán (chuôi) vợt, thiết kế bản vợt là những yếu tố chính ảnh hưởng đến độ cân bằng của cốt vợt, vì vậy khi quyết định mua loại vợt nào ae nên cân nhắc lối chơi của mình, sức khỏe để có lựa chọn phù hợp nhé.
Thank bác. Bác như từ điển bóng bàn vậy.
 

Bình luận từ Facebook

Top