Mình có đọc được thông tin bạn xem tham khảo nhé:
Chúc bạn thành công.
Nói chung có các tố chất:
- Tốc độ, linh hoạt
- Sức mạnh bột phát
- Sức bền
- Sức mạnh
Tập tạ có nhiều kiểu, tùy mục đích khác nhau. Mình có thể tóm tắt như sau:
1. Tập lực bột phát: điển hình là các vđv cử tạ, họ cần dật 1 cái thật mạnh để nâng được tạ trong 1 làn. Trong bóng bàn cũng cần thiết để tăng tốc thật nhanh.
Trong 1 serie người tập dùng tạ nặng tối đa, chỉ dật 1-2 cái. Kéo lên nhanh, thả xuống lỏng
2. Tập thể hình: cho các vdv thể hình, họ cần có cơ bắp to. Họ thường dùng tạ năng tối đa để có thể đẩy 5-8 cái trong 1 serie. Họ đẩy tạ lên nhanh, nhưng thả xuống rất từ từ, chủ yếu ghì lại để cơ bắp căng lên, dãn ra. Việc giữ và ghì thả xuống từ từ này sẽ làm cơ to lên, nhưng sẽ ì.
Cách tập này nói chung không tốt cho môn bóng bàn, vì nó làm mất tốc độ và sự linh hoạt.
3. Tập sức bền: để cơ săn. Lọai hình này cũng được vdv thể hình tập, chủ yếu trong giai đoạn trước khi thi đấu để cơ săn lại, lọai bỏ mỡ, đẹp.
Sử dụng tạ nhẹ để có thể nâng vài chục cái, nâng nhanh, hạ nhanh, để cơ co nhả liên tục. Cách tập này cũng cần thiết cho bónh bàn. Có người làm một cái vợt sắt, mỗi sáng lăng vài trăm cái mỗi động tác giật, đẩy...Mình tham khảo trên web thấy một số HLV khuyên không nên dành cho người mới bắt đầu, vì như vậy sẽ giảm tốc độ, bớt độ dẻo. Họ khuyên nên tập gió bằng chính vợt của mìhh.
Nếu trường hợp của bác là cần tăng sức mạnh tổng thể, vừa phát triển cơ (có cơ mới có lực), em có lời khuyên như sau:
1. Khi nâng tạ phải nâng nhanh, hạ tạ thả lỏng, không nên ghì lại như tập thể hình, ghì lại sẽ mất tốc độ và sự linh hoạt
2. Với một bài tập nên sử dụng số lần lặp và khối lượng kiểu Kim tự tháp: 8x nhẹ, 6 x trung bình, 4 x nặng, 6x TB, 8x nhẹ. Cách tập này vừa an toàn, vừa tăng sức mạnh, vừa tăng cơ bắp.
3. Sau khi tập tạ ên ép dẻo, tập trung vào lưng, lườn, chân, đặc biệt lúc này ép dẻo rất dễ và hiệu quả vì cơ đã nóng. Cần ép dẻo để giữ cho cơ thể mềm dẻo, linh hoạt, không khệnh khạng như mấy vdv thể hình.