Từ cái roi, cơ học truyền sóng đến phát kình trong võ thuật và cú giật uy lực

leqd

Đại Uý
Chào các bác,
Cách đây không lâu, khi còn tập di chuyển chân, em có thấy mối quan hệ kỹ thuật di chuyển chân trong bóng bàn và bộ chân trong taekwondo. Em đã mạnh dạn viết bài: “Kỹ thuật đánh hông để di chuyển bước chân”, đăng lại ở đây:
http://bongban.org/forum/showthread.php/160-K%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-%C4%91%C3%A1nh-h%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%83-di-chuy%E1%BB%83n-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%C3%A2n
Mấy tháng này tập giật, sau quá trình “ngâm cứu” và trải nghiệm, em lại thấy mối quan hệ giữa cú giật và cách phát đòn của võ thuật Trung hoa. Em lại mạnh dạn chia sẻ. Thực ra thì em vẫn chưa phát lực nhuần nhuyễn được như mong muốn, tuy nhiên chắc phải nắm vững “khẩu quyết” rồi mới luyện tốt được. Em mạnh dạn chia sẻ “khẩu quyết” của mình, các bác xem em “suy diễn” như thế này có đúng không nhé.
Chú ý là đây mới nói đến cách phát lực làm sao để có tốc độ vung vợt cao nhất mà vẫn điều khiển được trong tâm, chưa nói đến các khía cạnh khác của cú giật như ma sát, góc vợt, quỹ đạo bóng, góc vung vợt…

Từ cái roi, cơ học truyền sóng đến phát kình trong võ thuật Trung hoa và cú giật uy lực kiểu quất roi

1. Roi: Roi là công cụ đánh gia súc và đánh phạt người. Thân roi mềm, phần ở gần tay cần thì to, thân nhỏ dần cho đến đầu roi. Khi quất roi, dù tay chỉ chuyển động không nhanh lắm, nhưng sóng lực phát ra làm đầu roi quất rất nhanh. Đặc biệt với roi chăn bò. Với một cú quất đúng kỹ thuật, tốc độ đầu roi có thể vượt qua tốc độ âm thanh tạo ra tiếng chát chúa đặc trưng cho hiện tượng vật lý gọi là tiếng nổ siêu thanh (sonic boom).
Vật lý: Lực từ tay người đánh truyền theo thân roi ra đầu roi tuân theo quy luật của cơ học truyền sóng.
Với trường hợp roi chăn bò, động lượng (xung lượng) ở tay cầm là Q = m.v, trong đó m là khối lượng, v là vận tốc. Nếu động lượng được truyền không mất mát từ thân roi đến đầu roi, có thể thấy tốc độ v tỷ lệ nghịch với khối lượng m. Đầu roi càng nhỏ so với thân roi thì tốc độ càng cao.
[video=youtube;ZDFu3GbG0X0]http://www.youtube.com/watch?v=ZDFu3GbG0X0[/video]
Chú ý chuyển động tăng tốc đột ngột đầu roi ở 0:50
2. Cơ học truyền sóng: Với sóng truyền thì phần tử vật chất chỉ dao động, vật chất không di chuyển, chỉ có năng lượng cơ học được truyền đi.
Điều đáng chú ý ở đây là phần tử vật chất không di chuyển như trong cơ học chất điểm: v= v1 + v2 …, nên rất khó qua sát. Ví dụ điển hình là sóng thần. Dao động do động đất sinh ra ở vùng biển sâu chỉ có biên độ khỏang vài cm, nên khó quan sát được. Tuy nhiên khi truyền vào vùng biển nông thì sinh ra sóng đến vài chục mét với sức công phá khủng khiếp, lúc thấy được sóng thần thì đã quá muộn.

3. Phát kình trong võ thuật Trung hoa
Lược trích từ Wikipedia: Thông Bối quyền
“Vấn đề phát kình là vấn đề trọng yếu nhất trong các bộ môn quyền thuật Trung Hoa. Đây cũng chính là vấn đề thống nhất trong các phái võ Trung Hoa.
Về quan điểm kình, đã có nhiều người nghiên cứu cho rằng đây là sự ly kỳ hóa và làm cho thần bí của các võ sư về lực nghĩa là sức mạnh [2].
Thật ra kình và lực khác nhau. Kình do nội khí hóa thành chuyển ra gân, gân chứ không phải cơ bắp xác thịt. Lực do cơ bắp xác thịt và xương tạo ra khi nâng vật nặng. Kình đòi hỏi buông lỏng khớp và các cơ bắp, gân xương. Lực làm căng cứng cơ bắp (nghĩa là gồng).”
Ly kỳ thật nếu không được giải thích bằng vật lý rõ ràng. Nhât là khi phát kình, lực truyền từ lưng ra tay theo cơ học truyền sóng nên rất khó quan sát như đã nêu ra ở mục 2.
Để thử trải nghiệm cho cách phát lực theo kiểu cơ học chất điểm (cộng tốc độ) và cơ học truyền sóng ta có thể lấy ví dụ như sau:
- Dùng cây sắt cứng đánh vào tường: lực và tốc độ của tay đánh truyền thẳng vào gậy. Thân gậy luôn thẳng.
- Dùng roi mềm đánh vào tường: lực truyền từ cổ tay theo thân roi đến đầu ngọn roi, than roi cong lại khi truyền lực.
Cách phát kình trong võ thuật Trung hoa khác với đấm box phương Tây có thể thấy như sau:
- Trong một cú đấm bỗ, lực và tốc độ phát ra đầu nắm đấm là lực cộng của chân, lắc hông, lắc vai, cánh tay. Tóm lại tòan cơ thể cộng dồn lại vào một điểm tạo ra cú đấm sấm sét.
- Đòn tay của võ Trung hoa: lắc hông, lực truyền sóng qua cơ thể vay tay thả lỏng, quất vào đối thủ.
Mỗi kiểu đánh có một ưu điểm và nhược điểm khác nhau khi lâm trận, nhưng có hai điểm khác biệnt rõ ràng
- Thân pháp: box khi đánh thì dồn trọng tâm vào cú đánh, nên trọng tâm dịch chuyển. Võ Trung hoa khi đánh, năng lượng phát từ thân ra tay, nên khi ra đòn thì bàn tay chuyển động nhanh, nhưng thân thì đã đứng yên do năng lượng đã phát đi hết. Nhờ đó đó võ sĩ Trung hoa điều khiển trọng tâm tốt hơn, kết hợp các đòn bằng chân và tay tiếp theo dễ dàng. (Quan trọng cho bóng bàn)
- Chấn thương khớp: cú đấm box là va chạm trực diện, đấm càng mạnh thì phản lực càng lớn, do đó chấn thương sau này đến khớp và sụn. Tương tự như cầm gậy sắt mà phang vào tường thì thấy chùn tay. Phát kình như dùng roi đánh, kình phát qua gân nên không ảnh hưởng đến khớp và sụn. (Quan trọng cho bóng bàn)

Có thể nói võ thuật Trung hoa dùng tay chân như là dùng roi, thiên về “quất roi” hơn là “phang gậy”. Việc lắc hông, thả lỏng cánh tay phát lực, quất roi còn được áp dụng cho cả các lọai vũ khí như côn, kiếm, giáo… Nếu nhìn kỹ các buổi diễn Wushu có thể thấy rõ đặc điểm này. Đầu côn, giáo, kiếm được các võ sĩ wushu lắc như đuôi cá.
[video=youtube;5HRKQvbZz30]http://www.youtube.com/watch?v=5HRKQvbZz30&feature=related[/video]
[video=youtube;gI0gylb0Lgk]http://www.youtube.com/watch?v=gI0gylb0Lgk&feature=related[/video]

4. Phát lực trong cú giật bóng bàn
Việc phát lực kiểu quất roi được ứng dụng nhiều trong các môn thể thao khác như taekwondo, bóng đá, bơi lội, đua thuyền, tennis, bóng chuyền, bóng bàn… Tài liệu chuyên môn tiếng Anh gọi là “whip like stroke” – cú đánh quất roi.
Tóm tắt bản chất vật lý tương tự như quất roi: Khi đánh kiểu này lắc hông và lường, tay thả lỏng để sóng cơ học truyền từ thân qua cổ tay đến vợt. Động lượng là Q=m.v. Thân người thì to và nặng (50 kg), vợt thì nhỏ và nhẹ (0.2 kg). Như vậy nếu động lượng không đổi thì tốc độ vợt sẽ gấp 50:0.2 = 250 lần tốc độ thân.
Khái niệm này cũng được các HLV bóng bàn đề cập nhiều ở các bài viết khác nhau, tuy mỗi người giải thích một cách.
Đây là bài so sánh kiểu giật TQ và kiểu dật châu Âu do chú Út (NTBB) dịch, vanuc đăng lại
http://www.bongban.org/forum/showthread.php/8764-2007-49th-WTTC-videos?p=3997&viewfull=1
Trích đoạn:
"Whip" arm: Both the Chinese and European styles "whip" the arm through the stroke. Due to the full arm extension in the Chinese stroke, this can give the illusion of having a "stiff" arm through the stroke; however, both styles require a degree of relaxation in the arm in order to achieve the proper "whipping" effect and maximum velocity. That is, the arm should never be "stiff", as muscle tension will slow the swing, interrupt proper contact timing, and decrease reaction time. The European style whips primarily the forearm and the Chinese style whips the whole arm.
Bản dịch của chú Út (NTBB)
“Quất” cánh tay: Cả kiểu giật Trung quốc và Châu Âu đều “quất” cánh tay suốt cú đánh. Do giang rộng cánh tay hoàn toàn trong cú giật kiểu Trung Quốc, điều này có thể gây cảm giác rằng cánh tay “cứng” suốt cú đánh; tuy nhiên, cả 2 kiểu đều đòi hỏi một độ thả lỏng cánh tay nhằm đạt được hiệu ứng “quất roi” một cách thích hợp và đạt vận tốc cao nhất. Điều đó có nghĩa là, cánh tay không bao giờ được “cứng”, bởi vì sự căng cứng cơ bắp sẽ làm chậm sự xoay trở, làm ngắt quãng thời gian tiếp xúc, và làm giảm nhỏ thời gian phục hồi. Kiểu giật châu Âu chủ yếu vụt cánh tay ngoài (cẳng tay – ND) và kiểu Trung Quốc thì vụt toàn bộ cánh tay.

Ở đây là bài viết đúc kết của HLV Jerzy GRYCAN về huấn luyện trẻ của TQ sau khóa học trực tiếp với GS WANG Jiazheng tại Học viên TT Bắc kinh, năm 1988.
http://protabletennis.net/content/coaching-young-chinese-style
Trích đoạn:
3. Organize your stroke in a ‘whip-like’ manner:
To achieve the maximum speed of the bat (in a perfect world) you have to use all parts of the body in sequence. Bio-mechanically the human body is a chain and to achieve the maximum speed of swing the stroke has to be ‘whip-like’:
• the bigger link should precede the smaller link (first legs and trunk, then shoulder, arm, forearm, wrist) in a co-ordinated sequence
• the movement should progress from the less agile part (trunk) to the most agile part (wrist)
• the movement should progress from the part ‘closest to the body’ to the part ‘furthest from the body’

Tạm dịch:
3. Phối hợp cú đánh của bạn theo kiểu như là “quất roi”
Để đạt được tốc độ vợt cao nhất (theo nghĩa tuyệt đối) bạn phải sử dụng tất cả các phần của cơ thể theo trình tự. Về mặt sinh – cơ học cơ thể và một sợi xích, để đạt tốc độ vung vợt cao nhất thì cú đánh phải như kiểu “quất roi”
• Kết nối lớn hơn đi trước kết nối bé (trước hết là chân và thân, sau đó vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay) trong trình tự phối hợp
• Chuyển động phát từ phần ít linh hoạt hơn (thân) đến phần linh hoạt hơn (cổ tay)
• Chuyển động phát từ phần “gần thân” hơn đến phần “xa thân” nhất.

Lý thuyết nhiều, chắc mỏi mắt rồi, mời mọi người thưởng thức cú quất roi tuyệt hảo của Wang Tiên sinh
[video=youtube;_ppw7NT9g1w]http://www.youtube.com/watch?v=_ppw7NT9g1w[/video]


Kết luận:
- Bài viết giải thích một cách ngắn gọn bản chất vật lý của việc phát lực theo kiểu truyền sóng và các dấu hiệu chính của việc phát lực này.
- Qua quan sát em thấy mấy tay năng khiếu có cút giật như búa bổ đều giật kiểu này. Mấy tay này có năng khiếu và khả năng qua sát trời cho, nên giật vừa dẻo, vửa mạnh, vừa bay trên không vừa giật.
- Việc phát lực kiểu truyền sóng rất khó quan sát, nên khó học hỏi kể cả khi có người làm mẫu hoặc video quay chậm. Bài viết giúp người đọc nắm cơ bản “khẩu quyết” để có thể tự tập.
 
Last edited:

long thủ

Đại Tá
Theo những gì em biết thì trong cú giật quật roi của TQ có yếu tố quan trọng nhất là cổ tay. Cổ tay (đầu roi) là nơi mềm dẻo nhất nhưng lại là nơi phát lực mạnh nhất. Em xem rất kỹ các cú giật của tất cả các tuyển thủ TQ hàng đầu hiện nay đều dùng cổ tay lắc vào bóng rất nhanh khi đến giai đoạn tiếp xúc bóng, vì thế mà quả giật của TQ vừa mạnh lại vừa xoáy hơn hẳn các tuyển thủ châu Âu
 

leqd

Đại Uý
Theo những gì em biết thì trong cú giật quật roi của TQ có yếu tố quan trọng nhất là cổ tay. Cổ tay (đầu roi) là nơi mềm dẻo nhất nhưng lại là nơi phát lực mạnh nhất. Em xem rất kỹ các cú giật của tất cả các tuyển thủ TQ hàng đầu hiện nay đều dùng cổ tay lắc vào bóng rất nhanh khi đến giai đoạn tiếp xúc bóng, vì thế mà quả giật của TQ vừa mạnh lại vừa xoáy hơn hẳn các tuyển thủ châu Âu

Đây chính là vấn đề mình muốn nói. Không phải phát lực ở cổ tay, mà thả lỏng cổ tay để sóng cơ học từ thân phát ra (phát kình). Bạn xem cái video quất roi, khoảng 0:50 s, đầu roi đột ngột tăng tốc trên cả tốc độ âm thanh.
 

long thủ

Đại Tá
Đây chính là vấn đề mình muốn nói. Không phải phát lực ở cổ tay, mà thả lỏng cổ tay để sóng cơ học từ thân phát ra (phát kình). Bạn xem cái video quất roi, khoảng 0:50 s, đầu roi đột ngột tăng tốc trên cả tốc độ âm thanh.

Không phải chỉ có thả lỏng đâu bác, trước khi giật thả lỏng hết cánh tay là 1, cổ tay cũng phải mở ra để chuẩn bị, sau đó khi tiếp xúc bóng cổ tay gập lại đột ngột cùng với cả cánh tay, toàn thân tạo ra xung lực cực lớn
 

son_canloc

Đại Tá
Bác sưu tầm và chia sẻ bài viết hay thật , nghe nhiều rùi nhưng khi đọc vẫn thấy mới và cảm giác như mình lên tay đc 1ty rồi .Thanks B nhìu
Chỉ tiếc là
Với cơ chế + điều kiện + cơ sở hạ tầng kiểu VN thì phải sang thế kỷ sau may lắm mới có đc 1 người học đc những kỷ thuật kiểu CHINA . Khi nào cũng tự hào VN phát triển mạnh nhưng E thấy nhìn vào nhà thi đấu của giải đội mạnh không bắt mắt bằng 1 góc ... của Nhà thi đấu các nước trong khu vực > bó tay
 

minhpro

Thượng Sỹ
Lực phát ra là tổng hòa từ chân , lườn , cánh tay trong , cánh tay ngoài . Tuy nhiên ngón tay và cổ tay là phần mà gần với vợt bóng bàn nhất . Có ảnh hưởng quan trọng đến cú đánh . Vì vậy tất cả lực được sinh ra cuối cùng đều tập trung ở cổ tay để ra đòn quyết định. Vì thế trong các động tác đôi công ,giật bóng , gò bóng giá trị của cổ tay là vô cùng quan trọng
 

minhpro

Thượng Sỹ
bác nào cao thủ cho xin ý kiến nhìn Wang tiên sinh giật ngon thế này . Nhưng hình như động tác giật vẫn bị thừa thì phải sau khi giật xong không về tay ngay mà vẫn còn theo quán tính đi tiếp nữa . E trình còi hem bít có chuẩn xác hok ?
 

boll_boll

Moderator
bác nào cao thủ cho xin ý kiến nhìn Wang tiên sinh giật ngon thế này . Nhưng hình như động tác giật vẫn bị thừa thì phải sau khi giật xong không về tay ngay mà vẫn còn theo quán tính đi tiếp nữa . E trình còi hem bít có chuẩn xác hok ?

Có quán tính chứ bác, mà mình thấy như thế rất tốt vì cơ thả lỏng về tự nhiên làm cơ thể thoải mái hơn khi đánh xong phải "bắt buộc" rút tay về ngay, cú giật tiếp theo chắc chắn sẽ không đủ mạnh nếu ra rút tay về liền.
Mình thấy trong cú giật thì cổ tay khá quan trọng, ta có thể làm tăng độ sốc của bóng bằng cách hơi lắc cổ tay 1 chút khi bóng chạm vào mút và chuẩn bị bay ra.

/ Bác leqd hay chơi ở CLB nào để em giao lưu tâm đắc với ạ Bia
 

leqd

Đại Uý
To boll_boll:
"Thiện tai, thiện tai". Em chỉ lý thuyết suông thôi, chứ chậm và cứng lắm, chẳng có tý khiếu thể thao nào cả. Cố cần cù bù thông minh vậy. Để em luyện cú giật quất roi này cái đã, rồi đến xin boll_boll vài phút. Em làm việc ngay cạnh CLB D3, rất mong có ngày được giao lưu
 

leqd

Đại Uý
Lực phát ra là tổng hòa từ chân , lườn , cánh tay trong , cánh tay ngoài . Tuy nhiên ngón tay và cổ tay là phần mà gần với vợt bóng bàn nhất . Có ảnh hưởng quan trọng đến cú đánh . Vì vậy tất cả lực được sinh ra cuối cùng đều tập trung ở cổ tay để ra đòn quyết định. Vì thế trong các động tác đôi công ,giật bóng , gò bóng giá trị của cổ tay là vô cùng quan trọng

To MinhPro: đây chính là điều mình muốn nói. "Lực phát ra là tổng hòa từ chân , lườn , cánh tay trong , cánh tay ngoài ." là cách phát lực của đấm box. Với cú quất roi thì "kình phát từ lườn đi ra vai, cánh tay rồi đến cổ tay". Tức là hầu như không phát lực ở cánh tay và cổ tay, không co cơ tạo lực, mà để cánh tay và cổ tay thả lỏng hoàn toàn, sóng cơ học (kình) truyền qua gân ở các khớp đi đến cổ tay và truyền ra vợt. Tay thả lỏng như cái roi vậy. Bạn thử cầm cần câu bằng tre rồi quất sẽ cảm thấy cách "phát kình" này. Khi kình phát ra ở đầu roi thì tay cầm đã thả lỏng đứng yên, không phát lực, tức là không có chuyện cộng lực của các thành phần.
 
Last edited:

Longst

Trung Uý
Chào các bác,
Cách đây không lâu, khi còn tập di chuyển chân, em có thấy mối quan hệ kỹ thuật di chuyển chân trong bóng bàn và bộ chân trong taekwondo. Em đã mạnh dạn viết bài: “Kỹ thuật đánh hông để di chuyển bước chân”, đăng lại ở đây:
http://bongban.org/forum/showthread.php/160-K%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-%C4%91%C3%A1nh-h%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%83-di-chuy%E1%BB%83n-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%C3%A2n
Mấy tháng này tập giật, sau quá trình “ngâm cứu” và trải nghiệm, em lại thấy mối quan hệ giữa cú giật và cách phát đòn của võ thuật Trung hoa. Em lại mạnh dạn chia sẻ. Thực ra thì em vẫn chưa phát lực nhuần nhuyễn được như mong muốn, tuy nhiên chắc phải nắm vững “khẩu quyết” rồi mới luyện tốt được. Em mạnh dạn chia sẻ “khẩu quyết” của mình, các bác xem em “suy diễn” như thế này có đúng không nhé.
Chú ý là đây mới nói đến cách phát lực làm sao để có tốc độ vung vợt cao nhất mà vẫn điều khiển được trong tâm, chưa nói đến các khía cạnh khác của cú giật như ma sát, góc vợt, quỹ đạo bóng, góc vung vợt…

Từ cái roi, cơ học truyền sóng đến phát kình trong võ thuật Trung hoa và cú giật uy lực kiểu quất roi

1. Roi: Roi là công cụ đánh gia súc và đánh phạt người. Thân roi mềm, phần ở gần tay cần thì to, thân nhỏ dần cho đến đầu roi. Khi quất roi, dù tay chỉ chuyển động không nhanh lắm, nhưng sóng lực phát ra làm đầu roi quất rất nhanh. Đặc biệt với roi chăn bò. Với một cú quất đúng kỹ thuật, tốc độ đầu roi có thể vượt qua tốc độ âm thanh tạo ra tiếng chát chúa đặc trưng cho hiện tượng vật lý gọi là tiếng nổ siêu thanh (sonic boom).
Vật lý: Lực từ tay người đánh truyền theo thân roi ra đầu roi tuân theo quy luật của cơ học truyền sóng.
Với trường hợp roi chăn bò, động lượng (xung lượng) ở tay cầm là Q = m.v, trong đó m là khối lượng, v là vận tốc. Nếu động lượng được truyền không mất mát từ thân roi đến đầu roi, có thể thấy tốc độ v tỷ lệ nghịch với khối lượng m. Đầu roi càng nhỏ so với thân roi thì tốc độ càng cao.
[video=youtube;ZDFu3GbG0X0]http://www.youtube.com/watch?v=ZDFu3GbG0X0[/video]
Chú ý chuyển động tăng tốc đột ngột đầu roi ở 0:50
2. Cơ học truyền sóng: Với sóng truyền thì phần tử vật chất chỉ dao động, vật chất không di chuyển, chỉ có năng lượng cơ học được truyền đi.
Điều đáng chú ý ở đây là phần tử vật chất không di chuyển như trong cơ học chất điểm: v= v1 + v2 …, nên rất khó qua sát. Ví dụ điển hình là sóng thần. Dao động do động đất sinh ra ở vùng biển sâu chỉ có biên độ khỏang vài cm, nên khó quan sát được. Tuy nhiên khi truyền vào vùng biển nông thì sinh ra sóng đến vài chục mét với sức công phá khủng khiếp, lúc thấy được sóng thần thì đã quá muộn.

3. Phát kình trong võ thuật Trung hoa
Lược trích từ Wikipedia: Thông Bối quyền
“Vấn đề phát kình là vấn đề trọng yếu nhất trong các bộ môn quyền thuật Trung Hoa. Đây cũng chính là vấn đề thống nhất trong các phái võ Trung Hoa.
Về quan điểm kình, đã có nhiều người nghiên cứu cho rằng đây là sự ly kỳ hóa và làm cho thần bí của các võ sư về lực nghĩa là sức mạnh [2].
Thật ra kình và lực khác nhau. Kình do nội khí hóa thành chuyển ra gân, gân chứ không phải cơ bắp xác thịt. Lực do cơ bắp xác thịt và xương tạo ra khi nâng vật nặng. Kình đòi hỏi buông lỏng khớp và các cơ bắp, gân xương. Lực làm căng cứng cơ bắp (nghĩa là gồng).”
Ly kỳ thật nếu không được giải thích bằng vật lý rõ ràng. Nhât là khi phát kình, lực truyền từ lưng ra tay theo cơ học truyền sóng nên rất khó quan sát như đã nêu ra ở mục 2.
Để thử trải nghiệm cho cách phát lực theo kiểu cơ học chất điểm (cộng tốc độ) và cơ học truyền sóng ta có thể lấy ví dụ như sau:
- Dùng cây sắt cứng đánh vào tường: lực và tốc độ của tay đánh truyền thẳng vào gậy. Thân gậy luôn thẳng.
- Dùng roi mềm đánh vào tường: lực truyền từ cổ tay theo thân roi đến đầu ngọn roi, than roi cong lại khi truyền lực.
Cách phát kình trong võ thuật Trung hoa khác với đấm box phương Tây có thể thấy như sau:
- Trong một cú đấm bỗ, lực và tốc độ phát ra đầu nắm đấm là lực cộng của chân, lắc hông, lắc vai, cánh tay. Tóm lại tòan cơ thể cộng dồn lại vào một điểm tạo ra cú đấm sấm sét.
- Đòn tay của võ Trung hoa: lắc hông, lực truyền sóng qua cơ thể vay tay thả lỏng, quất vào đối thủ.
Mỗi kiểu đánh có một ưu điểm và nhược điểm khác nhau khi lâm trận, nhưng có hai điểm khác biệnt rõ ràng
- Thân pháp: box khi đánh thì dồn trọng tâm vào cú đánh, nên trọng tâm dịch chuyển. Võ Trung hoa khi đánh, năng lượng phát từ thân ra tay, nên khi ra đòn thì bàn tay chuyển động nhanh, nhưng thân thì đã đứng yên do năng lượng đã phát đi hết. Nhờ đó đó võ sĩ Trung hoa điều khiển trọng tâm tốt hơn, kết hợp các đòn bằng chân và tay tiếp theo dễ dàng. (Quan trọng cho bóng bàn)
- Chấn thương khớp: cú đấm box là va chạm trực diện, đấm càng mạnh thì phản lực càng lớn, do đó chấn thương sau này đến khớp và sụn. Tương tự như cầm gậy sắt mà phang vào tường thì thấy chùn tay. Phát kình như dùng roi đánh, kình phát qua gân nên không ảnh hưởng đến khớp và sụn. (Quan trọng cho bóng bàn)

Có thể nói võ thuật Trung hoa dùng tay chân như là dùng roi, thiên về “quất roi” hơn là “phang gậy”. Việc lắc hông, thả lỏng cánh tay phát lực, quất roi còn được áp dụng cho cả các lọai vũ khí như côn, kiếm, giáo… Nếu nhìn kỹ các buổi diễn Wushu có thể thấy rõ đặc điểm này. Đầu côn, giáo, kiếm được các võ sĩ wushu lắc như đuôi cá.
[video=youtube;5HRKQvbZz30]http://www.youtube.com/watch?v=5HRKQvbZz30&feature=related[/video]
[video=youtube;gI0gylb0Lgk]http://www.youtube.com/watch?v=gI0gylb0Lgk&feature=related[/video]

4. Phát lực trong cú giật bóng bàn
Việc phát lực kiểu quất roi được ứng dụng nhiều trong các môn thể thao khác như taekwondo, bóng đá, bơi lội, đua thuyền, tennis, bóng chuyền, bóng bàn… Tài liệu chuyên môn tiếng Anh gọi là “whip like stroke” – cú đánh quất roi.
Tóm tắt bản chất vật lý tương tự như quất roi: Khi đánh kiểu này lắc hông và lường, tay thả lỏng để sóng cơ học truyền từ thân qua cổ tay đến vợt. Động lượng là Q=m.v. Thân người thì to và nặng (50 kg), vợt thì nhỏ và nhẹ (0.2 kg). Như vậy nếu động lượng không đổi thì tốc độ vợt sẽ gấp 50:0.2 = 250 lần tốc độ thân.
Khái niệm này cũng được các HLV bóng bàn đề cập nhiều ở các bài viết khác nhau, tuy mỗi người giải thích một cách.
Đây là bài so sánh kiểu giật TQ và kiểu dật châu Âu do chú Út (NTBB) dịch, vanuc đăng lại
http://www.bongban.org/forum/showthread.php/8764-2007-49th-WTTC-videos?p=3997&viewfull=1
Trích đoạn:
"Whip" arm: Both the Chinese and European styles "whip" the arm through the stroke. Due to the full arm extension in the Chinese stroke, this can give the illusion of having a "stiff" arm through the stroke; however, both styles require a degree of relaxation in the arm in order to achieve the proper "whipping" effect and maximum velocity. That is, the arm should never be "stiff", as muscle tension will slow the swing, interrupt proper contact timing, and decrease reaction time. The European style whips primarily the forearm and the Chinese style whips the whole arm.
Bản dịch của chú Út (NTBB)
“Quất” cánh tay: Cả kiểu giật Trung quốc và Châu Âu đều “quất” cánh tay suốt cú đánh. Do giang rộng cánh tay hoàn toàn trong cú giật kiểu Trung Quốc, điều này có thể gây cảm giác rằng cánh tay “cứng” suốt cú đánh; tuy nhiên, cả 2 kiểu đều đòi hỏi một độ thả lỏng cánh tay nhằm đạt được hiệu ứng “quất roi” một cách thích hợp và đạt vận tốc cao nhất. Điều đó có nghĩa là, cánh tay không bao giờ được “cứng”, bởi vì sự căng cứng cơ bắp sẽ làm chậm sự xoay trở, làm ngắt quãng thời gian tiếp xúc, và làm giảm nhỏ thời gian phục hồi. Kiểu giật châu Âu chủ yếu vụt cánh tay ngoài (cẳng tay – ND) và kiểu Trung Quốc thì vụt toàn bộ cánh tay.

Ở đây là bài viết đúc kết của HLV Jerzy GRYCAN về huấn luyện trẻ của TQ sau khóa học trực tiếp với GS WANG Jiazheng tại Học viên TT Bắc kinh, năm 1988.
http://protabletennis.net/content/coaching-young-chinese-style
Trích đoạn:
3. Organize your stroke in a ‘whip-like’ manner:
To achieve the maximum speed of the bat (in a perfect world) you have to use all parts of the body in sequence. Bio-mechanically the human body is a chain and to achieve the maximum speed of swing the stroke has to be ‘whip-like’:
• the bigger link should precede the smaller link (first legs and trunk, then shoulder, arm, forearm, wrist) in a co-ordinated sequence
• the movement should progress from the less agile part (trunk) to the most agile part (wrist)
• the movement should progress from the part ‘closest to the body’ to the part ‘furthest from the body’

Tạm dịch:
3. Phối hợp cú đánh của bạn theo kiểu như là “quất roi”
Để đạt được tốc độ vợt cao nhất (theo nghĩa tuyệt đối) bạn phải sử dụng tất cả các phần của cơ thể theo trình tự. Về mặt sinh – cơ học cơ thể và một sợi xích, để đạt tốc độ vung vợt cao nhất thì cú đánh phải như kiểu “quất roi”
• Kết nối lớn hơn đi trước kết nối bé (trước hết là chân và thân, sau đó vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay) trong trình tự phối hợp
• Chuyển động phát từ phần ít linh hoạt hơn (thân) đến phần linh hoạt hơn (cổ tay)
• Chuyển động phát từ phần “gần thân” hơn đến phần “xa thân” nhất.

Lý thuyết nhiều, chắc mỏi mắt rồi, mời mọi người thưởng thức cú quất roi tuyệt hảo của Wang Tiên sinh
[video=youtube;_ppw7NT9g1w]http://www.youtube.com/watch?v=_ppw7NT9g1w[/video]


Kết luận:
- Bài viết giải thích một cách ngắn gọn bản chất vật lý của việc phát lực theo kiểu truyền sóng và các dấu hiệu chính của việc phát lực này.
- Qua quan sát em thấy mấy tay năng khiếu có cút giật như búa bổ đều giật kiểu này. Mấy tay này có năng khiếu và khả năng qua sát trời cho, nên giật vừa dẻo, vửa mạnh, vừa bay trên không vừa giật.
- Việc phát lực kiểu truyền sóng rất khó quan sát, nên khó học hỏi kể cả khi có người làm mẫu hoặc video quay chậm. Bài viết giúp người đọc nắm cơ bản “khẩu quyết” để có thể tự tập.

thank bạn nhiều nhiều, bạn viết bài khoa học, chi tiết và rất hữu ích như nhà nghiên cứu tâm huyết vậy:confused:
 

Schlum

Đại Uý
Chào các bác,
Cách đây không lâu, khi còn tập di chuyển chân, em có thấy mối quan hệ kỹ thuật di chuyển chân trong bóng bàn và bộ chân trong taekwondo. Em đã mạnh dạn viết bài: “Kỹ thuật đánh hông để di chuyển bước chân”, đăng lại ở đây:
http://bongban.org/forum/showthread.php/160-K%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-%C4%91%C3%A1nh-h%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%83-di-chuy%E1%BB%83n-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%C3%A2n
Mấy tháng này tập giật, sau quá trình “ngâm cứu” và trải nghiệm, em lại thấy mối quan hệ giữa cú giật và cách phát đòn của võ thuật Trung hoa. Em lại mạnh dạn chia sẻ. Thực ra thì em vẫn chưa phát lực nhuần nhuyễn được như mong muốn, tuy nhiên chắc phải nắm vững “khẩu quyết” rồi mới luyện tốt được. Em mạnh dạn chia sẻ “khẩu quyết” của mình, các bác xem em “suy diễn” như thế này có đúng không nhé.
Chú ý là đây mới nói đến cách phát lực làm sao để có tốc độ vung vợt cao nhất mà vẫn điều khiển được trong tâm, chưa nói đến các khía cạnh khác của cú giật như ma sát, góc vợt, quỹ đạo bóng, góc vung vợt…

Từ cái roi, cơ học truyền sóng đến phát kình trong võ thuật Trung hoa và cú giật uy lực kiểu quất roi

1. Roi: Roi là công cụ đánh gia súc và đánh phạt người. Thân roi mềm, phần ở gần tay cần thì to, thân nhỏ dần cho đến đầu roi. Khi quất roi, dù tay chỉ chuyển động không nhanh lắm, nhưng sóng lực phát ra làm đầu roi quất rất nhanh. Đặc biệt với roi chăn bò. Với một cú quất đúng kỹ thuật, tốc độ đầu roi có thể vượt qua tốc độ âm thanh tạo ra tiếng chát chúa đặc trưng cho hiện tượng vật lý gọi là tiếng nổ siêu thanh (sonic boom).
Vật lý: Lực từ tay người đánh truyền theo thân roi ra đầu roi tuân theo quy luật của cơ học truyền sóng.
Với trường hợp roi chăn bò, động lượng (xung lượng) ở tay cầm là Q = m.v, trong đó m là khối lượng, v là vận tốc. Nếu động lượng được truyền không mất mát từ thân roi đến đầu roi, có thể thấy tốc độ v tỷ lệ nghịch với khối lượng m. Đầu roi càng nhỏ so với thân roi thì tốc độ càng cao.
[video=youtube;ZDFu3GbG0X0]http://www.youtube.com/watch?v=ZDFu3GbG0X0[/video]
Chú ý chuyển động tăng tốc đột ngột đầu roi ở 0:50
2. Cơ học truyền sóng: Với sóng truyền thì phần tử vật chất chỉ dao động, vật chất không di chuyển, chỉ có năng lượng cơ học được truyền đi.
Điều đáng chú ý ở đây là phần tử vật chất không di chuyển như trong cơ học chất điểm: v= v1 + v2 …, nên rất khó qua sát. Ví dụ điển hình là sóng thần. Dao động do động đất sinh ra ở vùng biển sâu chỉ có biên độ khỏang vài cm, nên khó quan sát được. Tuy nhiên khi truyền vào vùng biển nông thì sinh ra sóng đến vài chục mét với sức công phá khủng khiếp, lúc thấy được sóng thần thì đã quá muộn.

3. Phát kình trong võ thuật Trung hoa
Lược trích từ Wikipedia: Thông Bối quyền
“Vấn đề phát kình là vấn đề trọng yếu nhất trong các bộ môn quyền thuật Trung Hoa. Đây cũng chính là vấn đề thống nhất trong các phái võ Trung Hoa.
Về quan điểm kình, đã có nhiều người nghiên cứu cho rằng đây là sự ly kỳ hóa và làm cho thần bí của các võ sư về lực nghĩa là sức mạnh [2].
Thật ra kình và lực khác nhau. Kình do nội khí hóa thành chuyển ra gân, gân chứ không phải cơ bắp xác thịt. Lực do cơ bắp xác thịt và xương tạo ra khi nâng vật nặng. Kình đòi hỏi buông lỏng khớp và các cơ bắp, gân xương. Lực làm căng cứng cơ bắp (nghĩa là gồng).”
Ly kỳ thật nếu không được giải thích bằng vật lý rõ ràng. Nhât là khi phát kình, lực truyền từ lưng ra tay theo cơ học truyền sóng nên rất khó quan sát như đã nêu ra ở mục 2.
Để thử trải nghiệm cho cách phát lực theo kiểu cơ học chất điểm (cộng tốc độ) và cơ học truyền sóng ta có thể lấy ví dụ như sau:
- Dùng cây sắt cứng đánh vào tường: lực và tốc độ của tay đánh truyền thẳng vào gậy. Thân gậy luôn thẳng.
- Dùng roi mềm đánh vào tường: lực truyền từ cổ tay theo thân roi đến đầu ngọn roi, than roi cong lại khi truyền lực.
Cách phát kình trong võ thuật Trung hoa khác với đấm box phương Tây có thể thấy như sau:
- Trong một cú đấm bỗ, lực và tốc độ phát ra đầu nắm đấm là lực cộng của chân, lắc hông, lắc vai, cánh tay. Tóm lại tòan cơ thể cộng dồn lại vào một điểm tạo ra cú đấm sấm sét.
- Đòn tay của võ Trung hoa: lắc hông, lực truyền sóng qua cơ thể vay tay thả lỏng, quất vào đối thủ.
Mỗi kiểu đánh có một ưu điểm và nhược điểm khác nhau khi lâm trận, nhưng có hai điểm khác biệnt rõ ràng
- Thân pháp: box khi đánh thì dồn trọng tâm vào cú đánh, nên trọng tâm dịch chuyển. Võ Trung hoa khi đánh, năng lượng phát từ thân ra tay, nên khi ra đòn thì bàn tay chuyển động nhanh, nhưng thân thì đã đứng yên do năng lượng đã phát đi hết. Nhờ đó đó võ sĩ Trung hoa điều khiển trọng tâm tốt hơn, kết hợp các đòn bằng chân và tay tiếp theo dễ dàng. (Quan trọng cho bóng bàn)
- Chấn thương khớp: cú đấm box là va chạm trực diện, đấm càng mạnh thì phản lực càng lớn, do đó chấn thương sau này đến khớp và sụn. Tương tự như cầm gậy sắt mà phang vào tường thì thấy chùn tay. Phát kình như dùng roi đánh, kình phát qua gân nên không ảnh hưởng đến khớp và sụn. (Quan trọng cho bóng bàn)

Có thể nói võ thuật Trung hoa dùng tay chân như là dùng roi, thiên về “quất roi” hơn là “phang gậy”. Việc lắc hông, thả lỏng cánh tay phát lực, quất roi còn được áp dụng cho cả các lọai vũ khí như côn, kiếm, giáo… Nếu nhìn kỹ các buổi diễn Wushu có thể thấy rõ đặc điểm này. Đầu côn, giáo, kiếm được các võ sĩ wushu lắc như đuôi cá.
[video=youtube;5HRKQvbZz30]http://www.youtube.com/watch?v=5HRKQvbZz30&feature=related[/video]
[video=youtube;gI0gylb0Lgk]http://www.youtube.com/watch?v=gI0gylb0Lgk&feature=related[/video]

4. Phát lực trong cú giật bóng bàn
Việc phát lực kiểu quất roi được ứng dụng nhiều trong các môn thể thao khác như taekwondo, bóng đá, bơi lội, đua thuyền, tennis, bóng chuyền, bóng bàn… Tài liệu chuyên môn tiếng Anh gọi là “whip like stroke” – cú đánh quất roi.
Tóm tắt bản chất vật lý tương tự như quất roi: Khi đánh kiểu này lắc hông và lường, tay thả lỏng để sóng cơ học truyền từ thân qua cổ tay đến vợt. Động lượng là Q=m.v. Thân người thì to và nặng (50 kg), vợt thì nhỏ và nhẹ (0.2 kg). Như vậy nếu động lượng không đổi thì tốc độ vợt sẽ gấp 50:0.2 = 250 lần tốc độ thân.
Khái niệm này cũng được các HLV bóng bàn đề cập nhiều ở các bài viết khác nhau, tuy mỗi người giải thích một cách.
Đây là bài so sánh kiểu giật TQ và kiểu dật châu Âu do chú Út (NTBB) dịch, vanuc đăng lại
http://www.bongban.org/forum/showthread.php/8764-2007-49th-WTTC-videos?p=3997&viewfull=1
Trích đoạn:
"Whip" arm: Both the Chinese and European styles "whip" the arm through the stroke. Due to the full arm extension in the Chinese stroke, this can give the illusion of having a "stiff" arm through the stroke; however, both styles require a degree of relaxation in the arm in order to achieve the proper "whipping" effect and maximum velocity. That is, the arm should never be "stiff", as muscle tension will slow the swing, interrupt proper contact timing, and decrease reaction time. The European style whips primarily the forearm and the Chinese style whips the whole arm.
Bản dịch của chú Út (NTBB)
“Quất” cánh tay: Cả kiểu giật Trung quốc và Châu Âu đều “quất” cánh tay suốt cú đánh. Do giang rộng cánh tay hoàn toàn trong cú giật kiểu Trung Quốc, điều này có thể gây cảm giác rằng cánh tay “cứng” suốt cú đánh; tuy nhiên, cả 2 kiểu đều đòi hỏi một độ thả lỏng cánh tay nhằm đạt được hiệu ứng “quất roi” một cách thích hợp và đạt vận tốc cao nhất. Điều đó có nghĩa là, cánh tay không bao giờ được “cứng”, bởi vì sự căng cứng cơ bắp sẽ làm chậm sự xoay trở, làm ngắt quãng thời gian tiếp xúc, và làm giảm nhỏ thời gian phục hồi. Kiểu giật châu Âu chủ yếu vụt cánh tay ngoài (cẳng tay – ND) và kiểu Trung Quốc thì vụt toàn bộ cánh tay.

Ở đây là bài viết đúc kết của HLV Jerzy GRYCAN về huấn luyện trẻ của TQ sau khóa học trực tiếp với GS WANG Jiazheng tại Học viên TT Bắc kinh, năm 1988.
http://protabletennis.net/content/coaching-young-chinese-style
Trích đoạn:
3. Organize your stroke in a ‘whip-like’ manner:
To achieve the maximum speed of the bat (in a perfect world) you have to use all parts of the body in sequence. Bio-mechanically the human body is a chain and to achieve the maximum speed of swing the stroke has to be ‘whip-like’:
• the bigger link should precede the smaller link (first legs and trunk, then shoulder, arm, forearm, wrist) in a co-ordinated sequence
• the movement should progress from the less agile part (trunk) to the most agile part (wrist)
• the movement should progress from the part ‘closest to the body’ to the part ‘furthest from the body’

Tạm dịch:
3. Phối hợp cú đánh của bạn theo kiểu như là “quất roi”
Để đạt được tốc độ vợt cao nhất (theo nghĩa tuyệt đối) bạn phải sử dụng tất cả các phần của cơ thể theo trình tự. Về mặt sinh – cơ học cơ thể và một sợi xích, để đạt tốc độ vung vợt cao nhất thì cú đánh phải như kiểu “quất roi”
• Kết nối lớn hơn đi trước kết nối bé (trước hết là chân và thân, sau đó vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay) trong trình tự phối hợp
• Chuyển động phát từ phần ít linh hoạt hơn (thân) đến phần linh hoạt hơn (cổ tay)
• Chuyển động phát từ phần “gần thân” hơn đến phần “xa thân” nhất.

Lý thuyết nhiều, chắc mỏi mắt rồi, mời mọi người thưởng thức cú quất roi tuyệt hảo của Wang Tiên sinh
[video=youtube;_ppw7NT9g1w]http://www.youtube.com/watch?v=_ppw7NT9g1w[/video]


Kết luận:
- Bài viết giải thích một cách ngắn gọn bản chất vật lý của việc phát lực theo kiểu truyền sóng và các dấu hiệu chính của việc phát lực này.
- Qua quan sát em thấy mấy tay năng khiếu có cút giật như búa bổ đều giật kiểu này. Mấy tay này có năng khiếu và khả năng qua sát trời cho, nên giật vừa dẻo, vửa mạnh, vừa bay trên không vừa giật.
- Việc phát lực kiểu truyền sóng rất khó quan sát, nên khó học hỏi kể cả khi có người làm mẫu hoặc video quay chậm. Bài viết giúp người đọc nắm cơ bản “khẩu quyết” để có thể tự tập.

Bài viết có con mắt nhìn sâu về bản chất truyền chuyển động và phát kình, phát lực trong võ áp dụng sang bóng bàn.
Chắc bạn là có thâm niên về võ nên mới hiểu sâu về kình lực như thế.
Chúc thành công trong bóng bàn.
 

thelanqb

Moderator
theo như bác NTBB có dịch thì bóng bàn hiện đại không còn đánh ép tay vào trong người nữa, đấy là việc sử dụng cẳng tay trong thi đấu ở cường quốc bóng bàn TQ không còn thấy nữa.
Ngày nay, chúng ta thấy rất nhiều VĐV của TQ hoặc thậm chí các VĐV được học tập tại TQ không đánh theo lối đánh mà các VĐV phương tây đang sử dụng.
Việc sử dụng cánh tay trong, tạo cho đường bóng uy lực hơn nhiều và độ chính xác rất cao.
Hiện tại, rất nhiều VĐV đang sử dụng kỹ thuật này, tiêu biểu như: Wang Liqin, Ma Long, Wang Hao, Xu Xin..... và cái anh chàng nhỏ con Chuang Chih Yuan

[video=youtube;kzjm3PA1wF0]http://www.youtube.com/watch?v=kzjm3PA1wF0[/video]
 
Last edited:

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Nghe có vẻ giống Vịnh Xuân Quyền , em phải tìm thầy học vịnh xuân quyền gấp, có khi lên mấy banh !
 

wikpt

Trung Uý
Bài viết tâm huyết và thật có ích, giải đáp bao nhiêu thắc mắc của mình. Cảm ơn bác chủ thớt nhiều.
 

linh729

Thượng Tá
Theo mình, lý giải cú giật tốc độ của TQ theo kiểu cộng hưởng đàn hồi của dây chun (thun) thì dễ hiểu và chính xác hơn. Ở mỗi khớp đều có gân và cơ, các gân cơ này có khả năng đàn hồi như dây chun ... TQ giật theo kiểu làm giãn các sợi dây chun ở vai, khuỷu tay, cổ tay do lực ly tâm, lực văng xuất phát từ chân, hông, lườn ... lúc đầu có vẻ cái vợt sẽ hơi oằn về phía sau, nhưng trong tích tắc các sợi chun này sẽ co lại và cùng bật về phía trước theo sự chuyển động của chân, hông, lườn. Khi đó hiện tượng cộng vận tốc sẽ diễn ra và tốc độ chuyển động của vợt là cực nhanh, nhanh hơn so với sự chuyển động có ý thức bằng việc gồng và điều khiển các nhóm cơ.

Có một thí nghiệm vui đơn giản thế này :
CÁc bác để ngửa lòng bàn tay về phía trước như kiểu ăn mày xin tiền. Rồi lắc cổ tay theo 2 cách :
== Cách 1 : giữ nguyên cánh tay, hơi gồng nhẹ và điều khiển cổ tay để cả bàn tay lắc lư về 2 phía.
== Cách 2 : thả lỏng cổ tay, rồi lắc lư cái khuỷu tay. Quan sát các bác sẽ thấy bàn tay lắc lư như đuôi con cá vàng, khuỷu tay lắc càng nhanh thì cổ tay cũng lắc lư với tần số ngày càng lớn.

Cách nào làm cho cổ tay chuyển động nhanh hơn thì đó chính là cách các bác dùng để tạo ra những cú giật uy lực. Nhưng không phải lúc nào cũng cần và có được cơ hội thuận lợi để tung ra những cú giật uy lực với tốc độ cắm xoáy cao. Nên trong thi đấu tốt nhất các bác kết hợp cả 2 cách phát lực.. Vì cả 2 cách giật theo kiểu "dây chun", "roi vọt" hay ko dây chun đều có ưu và nhược điểm.

Châu Âu ko phải là ko biết cách giật như Trung Quốc mà đơn giản là vì sự khác biệt ở vũ khí (cốt vợt, đặc biệt là mặt vợt) đã khiến cho những kỹ thuật mà Châu Âu đang dùng ko bao giờ đồng nhất với kỹ thuật mà Trung Quốc hiện sử dụng.
 
Last edited:

leqd

Đại Uý
Theo mình, lý giải cú giật tốc độ của TQ theo kiểu cộng hưởng đàn hồi của dây chun (thun) thì dễ hiểu và chính xác hơn. Ở mỗi khớp đều có gân và cơ, các gân cơ này có khả năng đàn hồi như dây chun ... TQ giật theo kiểu làm giãn các sợi dây chun ở vai, khuỷu tay, cổ tay do lực ly tâm, lực văng xuất phát từ chân, hông, lườn ... lúc đầu có vẻ cái vợt sẽ hơi oằn về phía sau, nhưng trong tích tắc các sợi chun này sẽ co lại và cùng bật về phía trước theo sự chuyển động của chân, hông, lườn. Khi đó hiện tượng cộng vận tốc sẽ diễn ra và tốc độ chuyển động của vợt là cực nhanh, nhanh hơn so với sự chuyển động có ý thức bằng việc gồng và điều khiển các nhóm cơ.

Có một thí nghiệm vui đơn giản thế này :
CÁc bác để ngửa lòng bàn tay về phía trước như kiểu ăn mày xin tiền. Rồi lắc cổ tay theo 2 cách :
== Cách 1 : giữ nguyên cánh tay, hơi gồng nhẹ và điều khiển cổ tay để cả bàn tay lắc lư về 2 phía.
== Cách 2 : thả lỏng cổ tay, rồi lắc lư cái khuỷu tay. Quan sát các bác sẽ thấy bàn tay lắc lư như đuôi con cá vàng, khuỷu tay lắc càng nhanh thì cổ tay cũng lắc lư với tần số ngày càng lớn.

Cách nào làm cho cổ tay chuyển động nhanh hơn thì đó chính là cách các bác dùng để tạo ra những cú giật uy lực. Nhưng không phải lúc nào cũng cần và có được cơ hội thuận lợi để tung ra những cú giật uy lực với tốc độ cắm xoáy cao. Nên trong thi đấu tốt nhất các bác kết hợp cả 2 cách phát lực.. Vì cả 2 cách giật theo kiểu "dây chun", "roi vọt" hay ko dây chun đều có ưu và nhược điểm.

Châu Âu ko phải là ko biết cách giật như Trung Quốc mà đơn giản là vì sự khác biệt ở vũ khí (cốt vợt, đặc biệt là mặt vợt) đã khiến cho những kỹ thuật mà Châu Âu đang dùng ko bao giờ đồng nhất với kỹ thuật mà Trung Quốc hiện sử dụng.
Chào bạn
Có thể do quá vắn tắt, nên trong bài này bạn đã nhầm lẫn các khái niệm vật lý cơ bản:
- Cộng hưởng và cộng tốc độ: Cộng hưởng là hiện tượng khi lực tác động lặp đi lặp lại theo chu kỳ T, trong đó lực tác động có tần số f=1/T trùng với tần số riêng của vật chịu tác động. Ở cơ học truyền sóng mình nghĩ là ta có học hiện tượng sóng dừng ở VL lớp 12. Tuy nhiên với bóng bàn thì không nên nói đến cộng hưởng, vì ta phát lực chỉ có một lần.
- Tốc độ và tần số: tần số lớn f chỉ có nghĩa là số lần lập lại cao. Nhanh ở đây có nghĩa là lập lại rất nhanh. Còn tốc độ nhanh lại là chuyện khác.
Thân ái
 

Bình luận từ Facebook

Top