Ông Trần đăng Khoa thân mến :
Hôm 27-01 vừa qua sau khi chơi bóng bàn tại câu lạc bộ bóng bàn phường Phố Huế xong ,tôi có mời một số người ra uống nước Trong đám đó có một dược sĩ ,một bác sĩ, một cán bộ của tổng xi măng,một trợ lý an ninh VH của thủ tướng. một cục phó cục An ninh và một ông lái xe ,với tôi . Trong câu chuyện vui mọi người đề cập đến cách phát âm của tiếng việt.
Ông lái xe, nói với mọi người ,phát âm tiếng việt thì người Hà Nội là phát âm chuẩn nhất ?.Chứ còn các nơi khác thường hay nói ngọng (Nguyên văn lời ông lái xe ) ,nhất là dân Hưng Yên.
Rồi ông ta đưa dẫn chứng :Đấy Trần đăng Khoa Nhà văn ,nhà thơ nhưng là dân Hải hưng hôm vừa qua trên vô tuyến cũng nói ngọng “N” thì lại nói uốn lưỡi thành “L” ????? Ông phải lên vô tuyến xin lỗi !!
Ông Khoa thân mến
.Vấn đề người Hưng Yên Hải Dương phát âm “N” và “L” đều như nhau hơi uốn lưỡi .Tôi đã tranh luận nhiều lần .
Từ khi còn rất trẻ ,trong một buổi học văn.Một giáo viên đã đưa ra quan điểm của ông Tố Hữu .Lúc đó theo quan điểm của tố Hữu thì khi phát âm tiếng Việt “R” thì phải uốn lưỡi “D” thì phải phát âm nhẹ “S” thì phải phát âm nặng “X” thì phải phát âm nhẹ .(Sau này khi tôi nói chuyện với nhà văn Nguyễn Khắc Diệp giảng viên trường đại học tổng hợp Văn , tôi được biết thêm ,Tố hữu còn đưa ra quan điểm là phát âm tiếng Việt chuẩn nhất là dân ở Bến Rào Nghệ An ?? ).
Tôi đã phát biểu phản đối quan điểm đó .Tôi phản đối không phải vì tôi phát âm theo cách của những người Hưng Yên ,bởi tôi là người quê cha đất tổ ở Hưng Yên thật nhưng vì sinh ra và lớn lên ở Hà nội, lên tôi đã không còn phát âm như người Hưng Yên nữa rồi
Trong ý kiến của mình lúc đó tôi nêu quan điểm , là mỗi vùng trên đất nước ta đều có cách phát âm khác nhau và nếu hai địa phương xa nhau với một khoảng cách đủ xa họ còn dùng nhiều từ khác nhau để diễn tả cùng một sự việc, hoặc dùng nhiều từ khác nhau để gọi một đồ vật hay một người ,ví dụ thì rất nhiều
.Như đồng bằng bắc bộ có nơi gọi mẹ là Bu ,là Mệ ,là U và cả là mẹ nữa vv..v,nhưng ở miền nam lại gọi mẹ là Má là Mợ v..v .
Nếu miền bắc gọi vật để đựng giấy tờ và tiền để mang theo người cho tiện là Ví thì miền trung lại gọi là cái BÓT hay BÓP
Còn cách phát âm ,vần “N” và “L” của người Hưng Yên đều hơi uốn lưỡi thì ngược lại người Hà Tây cũ có rất nhiều nơi “N”và “L” đều nói không uốn lưỡi . Cả người Hà Nội nữa .Người Hà Nội giọng nói rất nhẹ và hay nữa ,người Hà Nội gốc không ai nói “R” mà uốn lưỡi cả Và nếu thế thì người miền nam nói ĐI VỀ thành ĐI RỀ là nói ngọng nặng nhất à ? Còn nếu lấy chuẩn phát âm thì phải lấy chuẩn của người Hà Nội chứ không thể là một vùng bến rào nào đó ở nghệ An. Theo như quan điểm của ông Tố Hữu thì chỉ người miền trung quê ông là phát âm tiếng việt chuẩn thôi sao ??
Tôi phản đối quan điểm đó của ông Tố Hữu .Theo tôi về chính tả thì phải có một quy chuẩn chặt chẽ để được rõ nghĩa và đồng nhất .Còn cách phát âm tiếng việt của mỗi vùng là đặc tính THỔ NGHỮ ,THỔ ÂM của vùng đó chứ không thể nói dân vùng đó là nói ngọng được .
Mọi người tranh luận rất sôi nổi nhưng không ai bác được ý kiến của tôi .Ông TLANVH Thủ tướng rất tâm đắc và nói đây là một ý kiến cần xem xét
Trong một lần họp gia tộc với nhà văn Nguyễn Khắc Diệp tôi cũng đưa ra quan điểm đó ,Ông Diệp không tranh luận mà mà lại đọc cho tôi nghe một câu lục bát như để tự đùa với chính mình
Lỗi lòng ,lon lước lão lùng
Lỡ làng ,lạc lối ,lạnh lùng lước lon
Rồi hỏi lại tôi .Nhưng ai là lãnh đạo chú hay Tố Hữu????.
Trong lúc chúng tôi đàm đạo có một số người cũng góp vui nhưng vì nhận thức cũng như trình độ có hạn nên có những quan điểm mang nặng tính chất của thời bao cấp .Sách viết là đúng ,đài nói là phải.
Khi họ đi rồi nhà văn Nguyễn Khắc Diệp quay sang tôi bảo nhỏ. Ô hay tại sao chú(Ông Diệp là anh họ tôi) cứ đem đàn gẩy tai trâu nhỉ ??
Tôi hiểu đàm đạo về vấn đề này đòi hỏi người đàm đạo phải có học thức nhất định .Nhưng tôi cũng không đồng tình với Ô
ông Diệp
Mấy năm trước trong một lần họp tổ dân phố với ông Chính tiến sĩ ngôn ngữ, lúc đó mới là phó vụ trưởng vụ tổ chức bộ Đại học (nhà tôi và nhà ông Chính sát vách nhau đều ở K3.TTHVCTQG .HCM ) trong lúc nói về ngôn ngữ ,tôi đưa quan điểm của mình và cả các lập luận của tôi như đã nêu ở trên ra tranh luận Ông chính cuối cùng cũng nói với tôi một câu .Ông là phó thủ tướng thường trực Hay là ông Tố Hữu nhỉ??
Ông Khoa thân mến
Về quan điểm trên của tôi ,với cương vị bí thư đài phát thanh, truyền hình VN và là nhà văn ,nhà thơ quan điểm của ông có trái ngược hay đồng nhất .
Tôi cũng muốn các bạn đọc, hãy bầy tỏ quan điểm và tranh luận để sáng tỏ vấn đề về phát âm tiếng việt , và tôi rất mong một ngày nào đó có người có thể bác bỏ quan điểm của tôi bằng lý luận thuyết phục Tôi sẽ bái phục lắm lắm
HƯƠNG MỘC