loiphong
Đại Tá
Một trong những chủ đề rất chất lượng của P-500 (bongbansaigon.com), anh em đam mê tàu đạo sẽ có thêm nhiều thông tin rất bổ ích để chọn mút tàu (lí do em post ở pic này):
Trích dẫn trong chủ đề (anh em nào quan tâm vào link đầy đủ http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/306/ ):
I. Cách chọn vũ khí
1. Mút Tàu
Chỗ này chắc có nhiều bác trông chờ, kiểu như các “bật mí” cách lựa mút Tàu ngon. Nhưng các bác sẽ thất vọng, vì em sẽ hướng dẫn cách “sống chung với lũ” chứ chẳng giúp các bác con đường tắt nào đâu. Các bác là dân VN, các thương buôn cũng là dân VN, tại sao các bác không đấu tranh để buộc họ phải nhập về những miếng mút tốt, vì chính họ biết rõ hơn ai hết cái mút họ mua về là thứ gì. Nếu các bác tự sướng với nhau, tự lừa dối mình và dối người, cùng nhau ủng hộ hàng kém chất lượng thì đừng mong gì người khác đưa về hàng tốt cho các bác xài. Em cũng không trách được ai, vì chính thời “khi xưa ta bé ta ngu…” em cũng viết ra những tiêu chuẩn sai về mút Tàu, cũng từng quảng bá cho những loại mút lỡm. Trong bài này, em sẽ đưa ra các tiêu chuẩn về một loại mút Tàu đủ tốt để đánh Fh, khi các bác đi mua mút cứ đòi các tiêu chuẩn ấy. Nếu không có thì đừng mua, có thế thì các “nhà phân phối” mới buộc phải nhập về những loại tốt hơn. Khách hàng là Thượng Đế, các bác phải dùng quyền lực tối thượng này để phục hưng bóng bàn VN ngay từ gốc rễ.
Em đưa tính chất này lên hàng đầu vì trong tất cả những miếng mút em đánh qua, miếng bị phồng thì em vẫn còn chơi được tiếp – ít ra là để tập luyện – nhưng miếng nào bị mềm là em buộc phải bỏ ngay. Đánh hai miếng mút khác nhau về độ cứng thì kỹ thuật và động tác buộc phải thay đổi, đây là điều tối kỵ nếu muốn giữ phong độ ổn định suốt mùa giải. Em từng bị chuyện vì tiếc miếng mút mà khi thi đấu xuống mất 4-6 bóng (mất hẳn Fh) và mất hết 2 tuần để lấy lại phong độ (một tuần để quen miếng mút mềm, một tuần để quay lại miếng cứng). Bác nào chơi mút Tàu cũng sẽ có kinh nghiệm tương tự như em: có ngày tự nhiên đánh như thần nhập, hôm khác thần bỏ thì đánh như sh*t, chẳng còn chút gì giống hôm trước. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu phát sinh từ lý do miếng mút bị thay đổi tính chất. Càng chơi lâu, em càng cẩn thận trong việc chuẩn bị cho mình miếng mút, rồi em cũng đúc kết ra cho mình rất nhiều quy chuẩn, để khỏi mất thời gian.
Độ cứng quan trọng hơn cả độ bám, nghe thì lạ nhưng nếu nghĩ kỹ lại: miếng mút còn cứng tốt thì ít có miếng nào hết bám, đó giờ em toàn thấy mút Tàu cứng đánh lâu chảy ra chứ ít có loại trở nên láng mất bám. Nhưng miếng mềm mà dù còn rất bám thì cũng sẽ có hiện tượng không bắt bóng: cách thử đơn giãn bằng cách chém bóng xoáy thẳng lên cao vài tấc rồi lấy vợt hứng nghiêng một góc 30 độ, nếu nó vẫn bắt bóng vọt lên là còn bám, mà nghe kêu cái teeeet rồi tuột luôn là…tiêu, dù bề mặt vẫn còn bám rít (kéo lên đầu là dính rụng tóc luôn). Cho dù mút cứng hết bám nhiều thì vẫn đánh tốt các kỹ thuật (có khi còn tốt hơn trước) như giật-bạt (loop-drive) hay bạt thuần túy, với tốc độ do cốt vợt tạo ra. Bác nào thích xài booster thì sẽ có kinh nghiệm về độ cứng bị giãm dần khi miếng mút nở ra, cho tới lúc nó thay đổi hoàn toàn tính chất là phải bỏ luôn, dù nhìn vẫn như mới. Bác nào xài speed glue, mỗi lần đánh xong tháo ra, thì xài mút Tàu được lâu hơn, nhưng độ nảy và độ cứng cũng sẽ giãm dần theo số lần dán keo.
Đánh mút Tàu – theo cách chơi phong trào – thì dùng lực búng đàn hồi của cốt để tạo tốc độ. Bác nào than phiền “mút Tàu cứng như đá, đánh chả đi gì hết…” thì làm ơn coi lại cái cốt hoặc cách phát lực có gì sai (em sẽ bàn kỹ hơn trong phần cách phát lực). Về cơ bản thì em chả cần phải tune miếng mút ghê ghớm lắm đâu, nói trắng ra là không tune cũng chả sao, chỉ cần đổi cách đánh thôi. Em từng thấy nhiều ông già Tàu xài mút cứng ngắc cũ sì, giật bóng vẫn đủ mạnh (mà chả cần phải đánh đúng…4 giờ), mấy ông này thì tới keo tăng lực cũng không biết xài, nói gì booster. Em sẽ quay lại ở phần lựa cốt vợt, các bác sẽ thấy tốc độ của miếng mút Tàu thực ra chẳng quan trọng đâu – nếu như không cần phải thi đấu đua tốc độ với nhau. Nói đơn giãn, có cốt đàn hồi, có mút cứng là có tốc độ đủ cao. Cái tốc độ mà em đang nói, nó không giống như khi các bác cầm Sadius gắn Bryce rồi nói “như vậy mới…tốc độ”. Đó là tốc độ khi đánh thẳng, nhưng khi đánh bóng đi cong thì mút Tàu lại nhanh hơn, mà không cần gì tới booster. Tuy nhiên em cũng sẽ viết riêng một phần hướng dẫn cách boost cho bác nào thích đua đòi tốc độ cao hơn – đồng nghĩa với việc mau hư mút và làm giàu cho bọn Tàu.
Cách lựa độ cứng rất đơn giãn: các mút Tàu bán ở Vn đều có ghi rõ độ cứng ở mặt sau, các bác cứ lựa D41 và D42 mà chơi. Lúc trước em mua hàng ở ttnpp, em toàn xài D41, vì D40 tháo ra đánh ngay thì vừa tay, nhưng sau 2 lớp booster thì nó mềm thua cả D39. Bác nào thích tune mút thì nên xài loại cứng nhất (42), đó là kinh nghiệm của em, bác nào không thích thì cũng không cấm, nhưng cứ đọc và thử dần rồi các bác sẽ hiểu. Ở đây em biết sẽ có rất nhiều bác phản đối oai oái rằng “cứng quá sao mà đánh, tui quen xài 38-39 độ thôi..”, hoặc “tui thấy mút của Malong cũng chỉ có 40 độ..”, hay “mút prov hay NT lót xanh 38 độ vẫn đánh ngon…”. Tùy các bác thôi, nếu các bác cứ giữ ý kiến đó thì khỏi cần đọc nữa, vì em xây dựng toàn bộ nền móng mút Tàu trên miếng mút cứng (theo tiêu chuẩn VN) là D41-42 thôi. Ngày xưa em cũng đánh D39 một thời gian và cũng rất thích mút Tàu mềm, em từng quan niệm rằng mút “mềm nhún” mới là tốt, vì em không đánh mút cứng trên cây vợt lõi Balsa được. Sau này qua Úc em được đả thông kinh mạch bởi nhiều sư phụ Tàu, giờ ai cho không em miếng D40 em cũng cho người khác chứ ko xài đâu. Nếu theo cách lựa này mà các bác vẫn không tìm thấy miếng cứng, thì có thể mua hàng online, cứ đặt hàng mấy miếng “domestic version” cứng D41-42 mà lấy. Hoặc có nhiều miếng mút Tàu khác em sẽ liệt kê ra, nếu các bác có mua thì chọn hoặc email trước người ta miếng cứng nhất nhì. Giá tiền cũng khá rẽ, không cần rớ chi tới hàng Prov, chất lượng cũng như nhau thôi.
Nếu các bác gặp hàng H3 trong nước bán, mà người bán cam kết là “chính hãng” vì dựa theo cái topic ngày xưa em viết: hàng hệ A không có ghi độ cứng, thì lựa thế nào? Dùng cái cân – cửa hàng bán dụng cụ bóng bàn nào cũng có – và lựa hết toàn bộ mút H3 chỗ ấy có, theo nguyên tắc: miếng nào nặng hơn thì cứng hơn. Nguyên tắc này cũng…hên xui thôi, dựa trên nguyên lý: các miếng mút được cắt bằng máy (hỏng chắc lắm, em so sánh thấy cũng khác kích thước) sẽ có gần giống kích thước, cho nên miếng nào nặng hơn tức là sponge đặc hơn, nghĩa là nó cứng hơn. Đó là em nói miếng dầy 2.15mm, miếng 2.2mm sẽ nặng hơn theo tỉ lệ, miếng sản xuất năm 2013 sẽ nặng hơn miếng sản xuất năm 2012 vì độ bay hơi của chất factory tuner. Lựa theo độ cứng cũng không chắc ăn đâu, nhưng sự dao động cũng tầm 1 độ cứng thôi. Em nhớ lần em viết về mút hệ A-B, vì lần đầu ăn may lấy được mút ngon quá, em đánh hết cái mớ ấy thấy đều cứng như nhau, em mới mua để gởi về VN (bán cho bác Hạnh Piingpoong và bác BBSG) để thử nghiệm. Lần sau em ra mua thì gặp ngay cô vợ của bác chủ, bả lấy đại chả lựa gì, nên lần gởi về ấy khá là mất uy tín. Em cũng nghi là miếng anh Hạnh pp nhận được chả giống gì miếng em xài đợt trước, nên em thấy ổng viết review thất vọng quá chừng. Sau này em phải tự mình nhờ lựa trước rồi tự tay lựa soi cho kỹ rồi mới lấy về, nếu không lựa thì xác suất mút cứng đúng chuẩn là 1/5. Còn nhiều xác suất khác nữa, nhơn lại với nhau thì trong 20 miếng mút hệ A chỉ có 1 miếng đánh ngon thôi!
Vì nó chua loét như thế nên các bác đừng có lăn tăn đòi hỏi miếng mút tuyển tỉnh hay NT làm chi, trong khi trình còn thua tuyển phường của người ta mà cứ đòi xài hàng cấp quốc hội. Bọn Tàu nó nhờ vào cái tánh sang Nam Man này mà đủ giàu sắm cả chục cái giàn khoan. Em từng cắn răng mua vài miếng NT D41 từ prott.cc về, nhìn cái sponge mà thấy mất cảm tình rồi: lổ nhiều như đường VN có ổ gà, đánh vài lần thấy cũng tạm, nhưng đánh tiếp vài lần nữa thì không phù cũng mềm, mà mềm rồi thì lần sau chắc chắn phù vì không đủ lực phải đánh tăng sức vào. Sau này em lựa được nhiều miếng hệ A đánh ngon hơn loại NT ấy nhiều lắm, không bắt ra một lỗi nào trên sponge hay topsheet, nếu không chơi kiểu “phá của” thì cả năm cũng chưa hư. Nhưng nếu tháo ra check kỹ, tune lên đúng mực và warm up cho chắc ăn biết đúng cái mình cần rồi thì, có đổi 3 miếng NT em cũng không thèm đâu. Cái sponge của những miếng mút tốt em có, khác xa hàng NT ở độ mịn và đồng đều, khác luôn cả về lực và xoáy, ngay cả cái “răng cưa” cũng sâu và dày, bám keo cực chắc. Em viết thế không phải để quảng cáo, mút không đủ em xài thì bán làm gì, bán giá bao nhiêu trong khi chất lượng khác xa mấy miếng giá khùng? Em viết để các bác bỏ dùm cái ảo tưởng có thể dùng tiền mà mua hàng tuyển về xài, để đánh….giống tuyển, mà nhìn lại động tác và bước chân thì có cầm vợt của Ma Long thật đi nữa đánh cũng vậy thôi. Thay vì mơ ước hàng xịn, em chỉ các bác chơi những nguồn hàng vừa tầm, vừa lên bóng vừa tiết kiệm súng đạn cho quân ta.
Trích dẫn trong chủ đề (anh em nào quan tâm vào link đầy đủ http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/306/ ):
I. Cách chọn vũ khí
1. Mút Tàu
Chỗ này chắc có nhiều bác trông chờ, kiểu như các “bật mí” cách lựa mút Tàu ngon. Nhưng các bác sẽ thất vọng, vì em sẽ hướng dẫn cách “sống chung với lũ” chứ chẳng giúp các bác con đường tắt nào đâu. Các bác là dân VN, các thương buôn cũng là dân VN, tại sao các bác không đấu tranh để buộc họ phải nhập về những miếng mút tốt, vì chính họ biết rõ hơn ai hết cái mút họ mua về là thứ gì. Nếu các bác tự sướng với nhau, tự lừa dối mình và dối người, cùng nhau ủng hộ hàng kém chất lượng thì đừng mong gì người khác đưa về hàng tốt cho các bác xài. Em cũng không trách được ai, vì chính thời “khi xưa ta bé ta ngu…” em cũng viết ra những tiêu chuẩn sai về mút Tàu, cũng từng quảng bá cho những loại mút lỡm. Trong bài này, em sẽ đưa ra các tiêu chuẩn về một loại mút Tàu đủ tốt để đánh Fh, khi các bác đi mua mút cứ đòi các tiêu chuẩn ấy. Nếu không có thì đừng mua, có thế thì các “nhà phân phối” mới buộc phải nhập về những loại tốt hơn. Khách hàng là Thượng Đế, các bác phải dùng quyền lực tối thượng này để phục hưng bóng bàn VN ngay từ gốc rễ.
a. Độ cứng
Em đưa tính chất này lên hàng đầu vì trong tất cả những miếng mút em đánh qua, miếng bị phồng thì em vẫn còn chơi được tiếp – ít ra là để tập luyện – nhưng miếng nào bị mềm là em buộc phải bỏ ngay. Đánh hai miếng mút khác nhau về độ cứng thì kỹ thuật và động tác buộc phải thay đổi, đây là điều tối kỵ nếu muốn giữ phong độ ổn định suốt mùa giải. Em từng bị chuyện vì tiếc miếng mút mà khi thi đấu xuống mất 4-6 bóng (mất hẳn Fh) và mất hết 2 tuần để lấy lại phong độ (một tuần để quen miếng mút mềm, một tuần để quay lại miếng cứng). Bác nào chơi mút Tàu cũng sẽ có kinh nghiệm tương tự như em: có ngày tự nhiên đánh như thần nhập, hôm khác thần bỏ thì đánh như sh*t, chẳng còn chút gì giống hôm trước. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu phát sinh từ lý do miếng mút bị thay đổi tính chất. Càng chơi lâu, em càng cẩn thận trong việc chuẩn bị cho mình miếng mút, rồi em cũng đúc kết ra cho mình rất nhiều quy chuẩn, để khỏi mất thời gian.
Độ cứng quan trọng hơn cả độ bám, nghe thì lạ nhưng nếu nghĩ kỹ lại: miếng mút còn cứng tốt thì ít có miếng nào hết bám, đó giờ em toàn thấy mút Tàu cứng đánh lâu chảy ra chứ ít có loại trở nên láng mất bám. Nhưng miếng mềm mà dù còn rất bám thì cũng sẽ có hiện tượng không bắt bóng: cách thử đơn giãn bằng cách chém bóng xoáy thẳng lên cao vài tấc rồi lấy vợt hứng nghiêng một góc 30 độ, nếu nó vẫn bắt bóng vọt lên là còn bám, mà nghe kêu cái teeeet rồi tuột luôn là…tiêu, dù bề mặt vẫn còn bám rít (kéo lên đầu là dính rụng tóc luôn). Cho dù mút cứng hết bám nhiều thì vẫn đánh tốt các kỹ thuật (có khi còn tốt hơn trước) như giật-bạt (loop-drive) hay bạt thuần túy, với tốc độ do cốt vợt tạo ra. Bác nào thích xài booster thì sẽ có kinh nghiệm về độ cứng bị giãm dần khi miếng mút nở ra, cho tới lúc nó thay đổi hoàn toàn tính chất là phải bỏ luôn, dù nhìn vẫn như mới. Bác nào xài speed glue, mỗi lần đánh xong tháo ra, thì xài mút Tàu được lâu hơn, nhưng độ nảy và độ cứng cũng sẽ giãm dần theo số lần dán keo.
Đánh mút Tàu – theo cách chơi phong trào – thì dùng lực búng đàn hồi của cốt để tạo tốc độ. Bác nào than phiền “mút Tàu cứng như đá, đánh chả đi gì hết…” thì làm ơn coi lại cái cốt hoặc cách phát lực có gì sai (em sẽ bàn kỹ hơn trong phần cách phát lực). Về cơ bản thì em chả cần phải tune miếng mút ghê ghớm lắm đâu, nói trắng ra là không tune cũng chả sao, chỉ cần đổi cách đánh thôi. Em từng thấy nhiều ông già Tàu xài mút cứng ngắc cũ sì, giật bóng vẫn đủ mạnh (mà chả cần phải đánh đúng…4 giờ), mấy ông này thì tới keo tăng lực cũng không biết xài, nói gì booster. Em sẽ quay lại ở phần lựa cốt vợt, các bác sẽ thấy tốc độ của miếng mút Tàu thực ra chẳng quan trọng đâu – nếu như không cần phải thi đấu đua tốc độ với nhau. Nói đơn giãn, có cốt đàn hồi, có mút cứng là có tốc độ đủ cao. Cái tốc độ mà em đang nói, nó không giống như khi các bác cầm Sadius gắn Bryce rồi nói “như vậy mới…tốc độ”. Đó là tốc độ khi đánh thẳng, nhưng khi đánh bóng đi cong thì mút Tàu lại nhanh hơn, mà không cần gì tới booster. Tuy nhiên em cũng sẽ viết riêng một phần hướng dẫn cách boost cho bác nào thích đua đòi tốc độ cao hơn – đồng nghĩa với việc mau hư mút và làm giàu cho bọn Tàu.
Cách lựa độ cứng rất đơn giãn: các mút Tàu bán ở Vn đều có ghi rõ độ cứng ở mặt sau, các bác cứ lựa D41 và D42 mà chơi. Lúc trước em mua hàng ở ttnpp, em toàn xài D41, vì D40 tháo ra đánh ngay thì vừa tay, nhưng sau 2 lớp booster thì nó mềm thua cả D39. Bác nào thích tune mút thì nên xài loại cứng nhất (42), đó là kinh nghiệm của em, bác nào không thích thì cũng không cấm, nhưng cứ đọc và thử dần rồi các bác sẽ hiểu. Ở đây em biết sẽ có rất nhiều bác phản đối oai oái rằng “cứng quá sao mà đánh, tui quen xài 38-39 độ thôi..”, hoặc “tui thấy mút của Malong cũng chỉ có 40 độ..”, hay “mút prov hay NT lót xanh 38 độ vẫn đánh ngon…”. Tùy các bác thôi, nếu các bác cứ giữ ý kiến đó thì khỏi cần đọc nữa, vì em xây dựng toàn bộ nền móng mút Tàu trên miếng mút cứng (theo tiêu chuẩn VN) là D41-42 thôi. Ngày xưa em cũng đánh D39 một thời gian và cũng rất thích mút Tàu mềm, em từng quan niệm rằng mút “mềm nhún” mới là tốt, vì em không đánh mút cứng trên cây vợt lõi Balsa được. Sau này qua Úc em được đả thông kinh mạch bởi nhiều sư phụ Tàu, giờ ai cho không em miếng D40 em cũng cho người khác chứ ko xài đâu. Nếu theo cách lựa này mà các bác vẫn không tìm thấy miếng cứng, thì có thể mua hàng online, cứ đặt hàng mấy miếng “domestic version” cứng D41-42 mà lấy. Hoặc có nhiều miếng mút Tàu khác em sẽ liệt kê ra, nếu các bác có mua thì chọn hoặc email trước người ta miếng cứng nhất nhì. Giá tiền cũng khá rẽ, không cần rớ chi tới hàng Prov, chất lượng cũng như nhau thôi.
Nếu các bác gặp hàng H3 trong nước bán, mà người bán cam kết là “chính hãng” vì dựa theo cái topic ngày xưa em viết: hàng hệ A không có ghi độ cứng, thì lựa thế nào? Dùng cái cân – cửa hàng bán dụng cụ bóng bàn nào cũng có – và lựa hết toàn bộ mút H3 chỗ ấy có, theo nguyên tắc: miếng nào nặng hơn thì cứng hơn. Nguyên tắc này cũng…hên xui thôi, dựa trên nguyên lý: các miếng mút được cắt bằng máy (hỏng chắc lắm, em so sánh thấy cũng khác kích thước) sẽ có gần giống kích thước, cho nên miếng nào nặng hơn tức là sponge đặc hơn, nghĩa là nó cứng hơn. Đó là em nói miếng dầy 2.15mm, miếng 2.2mm sẽ nặng hơn theo tỉ lệ, miếng sản xuất năm 2013 sẽ nặng hơn miếng sản xuất năm 2012 vì độ bay hơi của chất factory tuner. Lựa theo độ cứng cũng không chắc ăn đâu, nhưng sự dao động cũng tầm 1 độ cứng thôi. Em nhớ lần em viết về mút hệ A-B, vì lần đầu ăn may lấy được mút ngon quá, em đánh hết cái mớ ấy thấy đều cứng như nhau, em mới mua để gởi về VN (bán cho bác Hạnh Piingpoong và bác BBSG) để thử nghiệm. Lần sau em ra mua thì gặp ngay cô vợ của bác chủ, bả lấy đại chả lựa gì, nên lần gởi về ấy khá là mất uy tín. Em cũng nghi là miếng anh Hạnh pp nhận được chả giống gì miếng em xài đợt trước, nên em thấy ổng viết review thất vọng quá chừng. Sau này em phải tự mình nhờ lựa trước rồi tự tay lựa soi cho kỹ rồi mới lấy về, nếu không lựa thì xác suất mút cứng đúng chuẩn là 1/5. Còn nhiều xác suất khác nữa, nhơn lại với nhau thì trong 20 miếng mút hệ A chỉ có 1 miếng đánh ngon thôi!
Vì nó chua loét như thế nên các bác đừng có lăn tăn đòi hỏi miếng mút tuyển tỉnh hay NT làm chi, trong khi trình còn thua tuyển phường của người ta mà cứ đòi xài hàng cấp quốc hội. Bọn Tàu nó nhờ vào cái tánh sang Nam Man này mà đủ giàu sắm cả chục cái giàn khoan. Em từng cắn răng mua vài miếng NT D41 từ prott.cc về, nhìn cái sponge mà thấy mất cảm tình rồi: lổ nhiều như đường VN có ổ gà, đánh vài lần thấy cũng tạm, nhưng đánh tiếp vài lần nữa thì không phù cũng mềm, mà mềm rồi thì lần sau chắc chắn phù vì không đủ lực phải đánh tăng sức vào. Sau này em lựa được nhiều miếng hệ A đánh ngon hơn loại NT ấy nhiều lắm, không bắt ra một lỗi nào trên sponge hay topsheet, nếu không chơi kiểu “phá của” thì cả năm cũng chưa hư. Nhưng nếu tháo ra check kỹ, tune lên đúng mực và warm up cho chắc ăn biết đúng cái mình cần rồi thì, có đổi 3 miếng NT em cũng không thèm đâu. Cái sponge của những miếng mút tốt em có, khác xa hàng NT ở độ mịn và đồng đều, khác luôn cả về lực và xoáy, ngay cả cái “răng cưa” cũng sâu và dày, bám keo cực chắc. Em viết thế không phải để quảng cáo, mút không đủ em xài thì bán làm gì, bán giá bao nhiêu trong khi chất lượng khác xa mấy miếng giá khùng? Em viết để các bác bỏ dùm cái ảo tưởng có thể dùng tiền mà mua hàng tuyển về xài, để đánh….giống tuyển, mà nhìn lại động tác và bước chân thì có cầm vợt của Ma Long thật đi nữa đánh cũng vậy thôi. Thay vì mơ ước hàng xịn, em chỉ các bác chơi những nguồn hàng vừa tầm, vừa lên bóng vừa tiết kiệm súng đạn cho quân ta.
Last edited: