Tập luyện của anh P-500:
Toàn bộ các kỹ thuật căn bản chẳng khác mút úp lắm, cứ mở lớn góc vợt rồi đánh tới thôi, các thế đứng và di chuyển có thể tham khảo đề tài "bộ chân và di chuyển căn bản". Đánh gai quan trọng ở cái timing: đánh sớm và đánh trễ góc mở vợt có khác nhau nhiều hơn là mút úp, trong khi bóng xoáy khác nhau lại ít thay đổi góc vợt hơn. Có 3 timing căn bản: sớm (a), ngay đỉnh đường cong (b) và trễ bóng đã đi xuống (c). Tập đánh 5 cấp tốc độ: từ rất nhẹ vừa đủ sang lưới (1) cho tới bạt bóng dứt điểm (5) rồi tập đối phó với 5 cấp tốc độ đó. Tập đánh đối phó 5 loại xoáy cơ bản: xoáy tới rất mạnh (I), xoáy tới dạng đôi công (II), không xoáy (III), xoáy chìm dạng gò (IV), xoáy chìm rất mạnh (V) mà không phải gò trả lại. Tập đánh gai ở 9 vị trí trong bàn kết hợp di chuyển, 3 ở mỗi góc và 3 ở sát lưới, toàn bằng Fh. Nhấn mạnh phần kỹ thuật đòn đánh phải ngắn và gọn, không xoay hông hoặc vung tay quá nhiều.
Có một điều rất hài hước là ở một số nơi, có HLV quan niệm rằng giật xoáy mới là căn bản, còn bạt bóng không phải. Từ quan điểm đó nên họ từ động tác đánh đều đã dạy cách "úp vợt tạo xoáy" rồi nhanh chóng nâng cấp lên kỹ thuật giật xoáy. Từ chỗ giật ấy họ mới dạy là bóng xoáy chìm thì cứ đợi bóng xuống rồi ngửa vợt moi xoáy lên, xoáy tới thì cứ giật sớm quăng vợt tới, thế là xong phần căn bản rồi đó! Kỹ thuật bạt bóng chẳng thấy đá động gì tới, kiểu "tự biết" hoặc chỉ có bóng cao mới xài nhưng vẫn quan niệm là nên "thêm một chút xoáy" khi bạt cho nó an toàn (kết quả là kỵ bóng lốp cao, vì không biết hoặc bạt yếu xìu). Sau một thời gian thì những đứa học trò sẽ đánh giật đều rất mạnh và đẹp, với những cốt vợt và mút cũng "uy lực" không kém. Nhưng mà ra thi đấu thì mới phải...học lại từ đầu, nghĩa là học cách kiểm soát bóng, học cách đở vào bàn. Nhiều đứa sau khi đổi thầy qua lớp nâng cao hơn thì thiếu điều muốn khóc (cả ông HLV cũng khóc ròng) vì ngay cả chuyện đở bóng vào bàn nó cũng không biết, cuối cùng là lớp nâng cao phải gồng gánh luôn cả chuyện dạy lại căn bản.
Em kể ra mấy cái lớp dạy bóng bàn kiểu ấy, vì chỗ đó không có một ghế nào cho gai công lẫn gai thủ, mà ngay cả mút Tàu vẫn bị xem là "sai nguyên tắc" dù là các loại mút lót bọt khí giống Tenergy như Moon hay Sun của Galaxy. Em không dám bàn tới ông HLV, chỉ biết rằng đám học trò đi ra từ cái lò luyện kiểu này chẳng những kỵ gai mà còn sợ luôn cả rơ khều khều của mấy đứa mới tập đánh (nhưng xài vợt chậm mút lì). Nhiều đứa đánh thua miết rồi hoặc là phải tự học lại, hoặc là bỏ bóng bàn luôn. Em kể chuyện này chả phải để phê bình, mà là muốn xây dựng một kiểu dạy bóng bàn hiệu quả hơn. Chỉ cần có kiểu đánh thẳng vào bóng của gai là tự nhiên những đứa khác trong lớp sẽ hiểu làm thế nào để giật mạnh mà không cần phải mua cốt mút loại "khủng". Hơn nữa, rơ đánh bóng bàn học căn bản từ cú bạt bóng sẽ rất an toàn khi thi đấu: không đánh bạo lực được thì cũng còn có thể xử lý bóng nhanh, mà lỡ phải thủ thì vợt đã mở ra hớt trọn trái bóng vào bàn dễ vô cùng. Những em đánh gai từ căn bản, sau này muốn học mút úp thì chỉ cần đánh dài tay ra, tạo xoáy bằng cẳng tay là có kiểu giật xoáy cực mạnh, hơn cả những em tập giật xoáy ngay từ lúc mới tập chơi.
Quay lại giáo trình trong mơ của em. Đánh Bh có đa dạng hơn, tuy cầm mút úp nhưng có 2 kiểu đánh: thẳng vào bóng và đánh tạo xoáy, tập ngay từ buổi đầu. Nghĩa là em chia thành số lẻ và chẳn: đở cho qua bàn thẳng vào bóng (1), đở qua bàn có nhấc cẳng tay lên (2), đánh thẳng vào bóng có phát lực (3), phát lực giống (3) nhưng có tạo xoáy (4). 3 và 4 là hai động tác đánh đều căn bản, khác nhau ở chỗ mượn xoáy hay tạo xoáy. Động tác số (5) là đấm (bắn) thẳng vào bóng, đánh nhanh như (5) nhưng dùng cẳng tay và cổ tay tạo xoáy (6), dùng cẳng tay bạt bóng mạnh hơn cú bắn thẳng (7), đánh mạnh giống (7) nhưng xoay hông và tạo xoáy (8). 5 và 6 dùng để đánh đôi công, 7 và 8 dùng để tấn công, khi đánh nâng cao lên sẽ còn các số lớn hơn, nhưng đều lấy căn bản từ các số nhỏ trước nó. Ở bên Bh em cũng nhấn mạnh sự khác nhau khi đánh sớm và trễ (a, b, c), cách đối phó với 5 loại xoáy cơ bản. Các bước di chuyển căn bản bên góc Bh kết hợp động tác đánh, quan trọng nhất là áp dụng cú bạt Fh khi đánh bên Bh (bài đổi Bh và Fh).
Khi đã thành thục thì em cho tập đổi mặt, học đánh gai bên Bh và mút úp bên Fh, lúc này mới thấy rõ là cú giật bên Fh nó mạnh thế nào. Em có gởi mấy đứa đánh gai công sang lớp "căn bản" cho bọn nó cọ xát thêm kinh nghiệm, và dặn tụi nó xoay mặt mút qua đánh Fh và Bh, giấu gai đừng xài. Được vài lần thì HLV bên đó nói em dạy sai kỹ thuật căn bản rồi: giật gì mà...mạnh sát thủ quá, cứ như là không biết giật xoáy vậy, bạn tập đở không nổi. Xong rồi họ bèn "chữa sai" lại bằng cách dạy đệ tử em đánh mỏng vào bóng, dù là đánh sớm cũng phải ráng mà miết mỏng vào! Tới đây thì em ngộ ra một điều chẳng liên quan gì bóng bàn: nước ta gặp phải nạn thằng chăn trâu làm lãnh đạo, học thức không bằng cục c*c, cũng không phải tại xui xẻo hay thời thế gì, mà cái đó nằm trong máu dân Việt rồi, đi khắp năm châu chế độ nào vẫn thế thôi.
Trong giáo trình căn bản của em nhấn mạnh khả năng phòng thủ, ôm bàn không được thì lùi ra một bước, làm sao phải tính chuyện bóng vào bàn trước đã, sau đó mới nói chuyện có lực hay xoáy. Các kỹ thuật gò bóng, chặn bóng hay flick bóng (rơ chậm, bóng ngắn, xoáy lạ) cũng được dạy ngay từ lúc buổi đầu chứ không quan niệm chúng thuộc về phần nâng cao. Các chiến thuật căn bản như giao dài đôi công, giao ngắn gò bóng, giật mồi rồi đập,..cũng được áp dụng kèm với những phát sinh râu ria như đở xoáy ngang hoặc không xoáy. Tuy học rất nhiều nhưng thời gian tốn kém rất ít, quăng ra thi đấu chúng rất khôn khéo và quan trọng hơn là chúng rất đều, thắng luôn cả những đứa học trước đó khá lâu. Chỉ có sau khi đưa ra thi đấu, thua về mét sư phụ thì em mới dạy phần nâng cao.