Tìm hiểu về cốt vợt bóng bàn các vận động viên quốc tế sử dụng nhiều nhất!!!

quangbhxh

Binh Nhất
Chào các bác!
Em mới chơi bóng bàn nên cũng thích đi tìm hiểu cốt vợt này cốt vợt kia. Có hỏi ông anh cũng thuộc số TOP 1 ở tỉnh về câu hỏi : CỐT VỢT NÀO VẬN ĐỘNG VIÊN CHƠI NHIỀU NHẤT?". Ông ý trả lời là trong TOP 100 cây vợt thì 80% người chơi chuyên nghiệp chọn ALC. Số còn lại chỉ chiếm 20%. Vd như TImo Boll chơi ALC TMB; ZJK chơi Vis ALC, super ALC; Hari dùng Hari ALC; Wang ChuQin, Lin ruồi, dùng VIS...
1. Vậy theo những công nghệ làm vợt ngày sàng phát triển sang đến ZLC, Super ZLC Thì chuyên nghiệp người ta vẫn chọn ALC để dùng. Vậy ZLC hay SUPER ZLC chỉ là bản thương mại để hãng bán vợt làm kinh tế thôi đúng không ạ. Vì nếu tốt thật thì VĐV sẽ đổi theo công nghệ mới nhất mà hãng sản xuất...
2. Em đang chơi cốt ông cụ cho là Sadius đánh thấy rất lực. Chuyển qua cây Stiga Carbon thì lại đánh rất mệt :). Mà bên Nhật bổn người ta không ai chơi Sadius mấy là tại sảo nhỉ. Hoặc con ZLC inner phủi bên kia chơi rất nhiều. Còn bên mình như đồ bỏ đi :)??
Em có vài thắc mắc như vậy. Anh em vào bình luận cho vui ạ!
 

lion

Đại Tá
Người China và người Châu Âu (Phi, Mỹ cũng vậy) có quan niệm về cốt vợt hay combo khác nhau.

Nếu người Châu Âu thích cốt nhanh, nảy kết hợp với mút trung bình cứng để trung hoà lại thì người China cho rằng cốt vợt như cánh tay nối dài, bản thân phải kiểm soát được, dễ xoay trở, dễ phòng thủ, dễ phản công, dễ tấn công và áp đảo đối phương bằng xoáy (nói đến bóng bàn là phải nói đến xoáy), điểm rơi, lực…Trong các dòng chất liệu thì dòng ALC hay đại loại tương tự như vậy dù tên gọi khác nhau đáp ứng được nhiều tiêu chí nhất. Để bù lại về độ nảy (lực), người China kết hợp thuận tay với mút cứng nhưng ma sát cao, còn trái tay thì dùng mút bọt khí tốc độ cao trung bình cứng. Vì vậy, combo của các VĐV China thường là dòng ALC với mút Tàu bám dính cho FH và mút nhanh uy lực như Ten/Dig.

Dòng cốt “ALC” của DHS như Long 5 có thiết kế bản vợt to hơn của Butterfly mọt chút giúp độ văng cao hơn, lớp ALC nằm bên trong giúp cốt êm hơn, kiểm soát tốt hơn nhưng không bị chậm. Hơn nữa cán vợt thiết kế rất thông minh dễ xoay trở trái phải. Dòng cốt này rất hợp với bóng 40+ và mút Tàu. Để VĐV có thêm lựa chọn, họ còn học theo Butterfly tạo ra dòng mút bọt khí có tính năng như Ten/Dig cho BH mà những VĐV hàng đầu đang sử dụng là Ma Long.

Cây Sardius của Butterfly tuy được sx chính hãng nhưng người Nhật không chuộng dòng này và nó cũng không được bán tại Nhật nên dĩ nhiên có rất ít người dùng. Người Nhật cũng đang theo trào lưu ALC với dân chuyên nghiệp và ZLC/SZLC với dân nghiệp dư.

Bác tuy cũng có sự quan tâm nhưng có lẽ công tìm hiểu còn tương đối ít và kinh nghiệm chơi cũng chưa nhiều. Có rất nhiều ae đã hỏi vấn đề tương tự như bác rồi và cũng đã được nhiều ae góp ý trả lời, bác có thể tìm hiểu thêm.
 

Trainee

Đại Tá
Chào các bác!
Em mới chơi bóng bàn nên cũng thích đi tìm hiểu cốt vợt này cốt vợt kia. Có hỏi ông anh cũng thuộc số TOP 1 ở tỉnh về câu hỏi : CỐT VỢT NÀO VẬN ĐỘNG VIÊN CHƠI NHIỀU NHẤT?". Ông ý trả lời là trong TOP 100 cây vợt thì 80% người chơi chuyên nghiệp chọn ALC. Số còn lại chỉ chiếm 20%. Vd như TImo Boll chơi ALC TMB; ZJK chơi Vis ALC, super ALC; Hari dùng Hari ALC; Wang ChuQin, Lin ruồi, dùng VIS...
1. Vậy theo những công nghệ làm vợt ngày sàng phát triển sang đến ZLC, Super ZLC Thì chuyên nghiệp người ta vẫn chọn ALC để dùng. Vậy ZLC hay SUPER ZLC chỉ là bản thương mại để hãng bán vợt làm kinh tế thôi đúng không ạ. Vì nếu tốt thật thì VĐV sẽ đổi theo công nghệ mới nhất mà hãng sản xuất...
2. Em đang chơi cốt ông cụ cho là Sadius đánh thấy rất lực. Chuyển qua cây Stiga Carbon thì lại đánh rất mệt :). Mà bên Nhật bổn người ta không ai chơi Sadius mấy là tại sảo nhỉ. Hoặc con ZLC inner phủi bên kia chơi rất nhiều. Còn bên mình như đồ bỏ đi :)??
Em có vài thắc mắc như vậy. Anh em vào bình luận cho vui ạ!
Ngoài ý kiến anh em nêu trên; lưu ý bạn một điều là ALC mấy VĐV bác nói, cây vợt của người ta được định giá có khi gấp 4 lần cây Super ZLC ấy chứ!
 

quangbhxh

Binh Nhất
Người China và người Châu Âu (Phi, Mỹ cũng vậy) có quan niệm về cốt vợt hay combo khác nhau.

Nếu người Châu Âu thích cốt nhanh, nảy kết hợp với mút trung bình cứng để trung hoà lại thì người China cho rằng cốt vợt như cánh tay nối dài, bản thân phải kiểm soát được, dễ xoay trở, dễ phòng thủ, dễ phản công, dễ tấn công và áp đảo đối phương bằng xoáy (nói đến bóng bàn là phải nói đến xoáy), điểm rơi, lực…Trong các dòng chất liệu thì dòng ALC hay đại loại tương tự như vậy dù tên gọi khác nhau đáp ứng được nhiều tiêu chí nhất. Để bù lại về độ nảy (lực), người China kết hợp thuận tay với mút cứng nhưng ma sát cao, còn trái tay thì dùng mút bọt khí tốc độ cao trung bình cứng. Vì vậy, combo của các VĐV China thường là dòng ALC với mút Tàu bám dính cho FH và mút nhanh uy lực như Ten/Dig.

Dòng cốt “ALC” của DHS như Long 5 có thiết kế bản vợt to hơn của Butterfly mọt chút giúp độ văng cao hơn, lớp ALC nằm bên trong giúp cốt êm hơn, kiểm soát tốt hơn nhưng không bị chậm. Hơn nữa cán vợt thiết kế rất thông minh dễ xoay trở trái phải. Dòng cốt này rất hợp với bóng 40+ và mút Tàu. Để VĐV có thêm lựa chọn, họ còn học theo Butterfly tạo ra dòng mút bọt khí có tính năng như Ten/Dig cho BH mà những VĐV hàng đầu đang sử dụng là Ma Long.

Cây Sardius của Butterfly tuy được sx chính hãng nhưng người Nhật không chuộng dòng này và nó cũng không được bán tại Nhật nên dĩ nhiên có rất ít người dùng. Người Nhật cũng đang theo trào lưu ALC với dân chuyên nghiệp và ZLC/SZLC với dân nghiệp dư.

Bác tuy cũng có sự quan tâm nhưng có lẽ công tìm hiểu còn tương đối ít và kinh nghiệm chơi cũng chưa nhiều. Có rất nhiều ae đã hỏi vấn đề tương tự như bác rồi và cũng đã được nhiều ae góp ý trả lời, bác có thể tìm hiểu thêm.
Thank bác. Chi tiết quá ạ. Thế thì hầu hết chuyên nghiệp họ sẽ thiên về kiểm soát nên chơi alc bác nhỉ. Nghiệp dư thì zlc cho có lực và thấy alc kém hơn. Còn sup zlc chuyên nghiệp chơi số ít.
 

quangbhxh

Binh Nhất
Ngoài ý kiến anh em nêu trên; lưu ý bạn một điều là ALC mấy VĐV bác nói, cây vợt của người ta được định giá có khi gấp 4 lần cây Super ZLC ấy chứ!
Vâng. Bản bán ra là bản thương mại hoá nên chất lượng k bằng rồi. Kiểu áo thi đấu cầu thủ bóng đá với áo bán ra thị trường cũng của chính hãng
 

quangbhxh

Binh Nhất
Vâng, mình đang nói đến dòng phổ thông nói chung thôi, còn vđv chuyên nghiệp tầm cỡ thế giới thì dĩ nhiên họ có yêu cầu riêng.
Đúng thật giờ em mới để ý top Trung Quốc hầu như người ta chơi kết cấu ALC.
 

quangbhxh

Binh Nhất
Người China và người Châu Âu (Phi, Mỹ cũng vậy) có quan niệm về cốt vợt hay combo khác nhau.

Nếu người Châu Âu thích cốt nhanh, nảy kết hợp với mút trung bình cứng để trung hoà lại thì người China cho rằng cốt vợt như cánh tay nối dài, bản thân phải kiểm soát được, dễ xoay trở, dễ phòng thủ, dễ phản công, dễ tấn công và áp đảo đối phương bằng xoáy (nói đến bóng bàn là phải nói đến xoáy), điểm rơi, lực…Trong các dòng chất liệu thì dòng ALC hay đại loại tương tự như vậy dù tên gọi khác nhau đáp ứng được nhiều tiêu chí nhất. Để bù lại về độ nảy (lực), người China kết hợp thuận tay với mút cứng nhưng ma sát cao, còn trái tay thì dùng mút bọt khí tốc độ cao trung bình cứng. Vì vậy, combo của các VĐV China thường là dòng ALC với mút Tàu bám dính cho FH và mút nhanh uy lực như Ten/Dig.

Dòng cốt “ALC” của DHS như Long 5 có thiết kế bản vợt to hơn của Butterfly mọt chút giúp độ văng cao hơn, lớp ALC nằm bên trong giúp cốt êm hơn, kiểm soát tốt hơn nhưng không bị chậm. Hơn nữa cán vợt thiết kế rất thông minh dễ xoay trở trái phải. Dòng cốt này rất hợp với bóng 40+ và mút Tàu. Để VĐV có thêm lựa chọn, họ còn học theo Butterfly tạo ra dòng mút bọt khí có tính năng như Ten/Dig cho BH mà những VĐV hàng đầu đang sử dụng là Ma Long.

Cây Sardius của Butterfly tuy được sx chính hãng nhưng người Nhật không chuộng dòng này và nó cũng không được bán tại Nhật nên dĩ nhiên có rất ít người dùng. Người Nhật cũng đang theo trào lưu ALC với dân chuyên nghiệp và ZLC/SZLC với dân nghiệp dư.

Bác tuy cũng có sự quan tâm nhưng có lẽ công tìm hiểu còn tương đối ít và kinh nghiệm chơi cũng chưa nhiều. Có rất nhiều ae đã hỏi vấn đề tương tự như bác rồi và cũng đã được nhiều ae góp ý trả lời, bác có thể tìm hiểu thêm.
Thảo nào em chơi sar thấy rất vào tay. Vì kỹ thuật kém nên kiểm soát kém chỉ muốn giật cái vào bàn chết luôn. Không biết thủ. @@. Hùng hục mà nhanh mệt. Còn anh em cao thủ thấy cầm con ALC em đánh thấy tụt thế mà họ đánh nhẹ tênh mất bóng :). Chung quy là do trình độ kém nên cảm nhận vợt cũng khác ạ
 

quocdk

Trung Sỹ
2. Em đang chơi cốt ông cụ cho là Sadius đánh thấy rất lực. Chuyển qua cây Stiga Carbon thì lại đánh rất mệt :). Mà bên Nhật bổn người ta không ai chơi Sadius mấy là tại sảo nhỉ. Hoặc con ZLC inner phủi bên kia chơi rất nhiều. Còn bên mình như đồ bỏ đi :)??
theo e thì phong cách chơi của người việt mình muốn nhanh hơn, mạnh hơn, đập phải thật rát, chọn ngay cốt carbon tốc độ cao. (ở clb e thì tầm khoảng một nửa chơi sar). Còn nếu bác chọn cốt tốc độ vừa , bác sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc phát lực. Bb qtr nhất vẫn là việc phát lực nên ở Nhật các dòng innerforce layer alc zlc bán rất chạy (theo ý kiến cá nhân của e).
 

quangbhxh

Binh Nhất
theo e thì phong cách chơi của người việt mình muốn nhanh hơn, mạnh hơn, đập phải thật rát, chọn ngay cốt carbon tốc độ cao. (ở clb e thì tầm khoảng một nửa chơi sar). Còn nếu bác chọn cốt tốc độ vừa , bác sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc phát lực. Bb qtr nhất vẫn là việc phát lực nên ở Nhật các dòng innerforce layer alc zlc bán rất chạy (theo ý kiến cá nhân của e).
Vâng. Ông anh em bên Nhật cũng chơi bóng. Ông bảo bên kia bọn ZLC thì người ta chơi inner zlc nhiều nhất vì nó trung hoà alc-zlc. Viscara cũng chơi nhiều. Trình độ càng cao thì người ta càng cần kiểm soát bác nhỉ. Hic. Mình đập phát vỡ bóng nên sar thấy kiểu vợt đỉnh nhất. Trong khi thế giới k ai chơi :)
 

Trainee

Đại Tá
Ở góc độ nào đó thì VĐV bóng bàn Châu Âu có tuổi nghề khá dài; mấy bố TQ chấn thương, nghỉ đỉnh cao sớm hơn hẳn!
Người Châu Âu khoa học rất phát triển, thể thao gắn liền sức khoẻ rất cao!
Tuy vậy xu hướng mấy cu Châu Âu chơi nghiệp dư giờ có vẻ cũng chơi cốt mềm, mặt cũng dễ kiểm soát, đánh bền bỉ đều 2 càng! Nhưng gì thì gì, chúng nó nhanh và khoẻ vãi chưởng, đánh lực như búa
 

M.Hoang

Đại Tá
Ở góc độ nào đó thì VĐV bóng bàn Châu Âu có tuổi nghề khá dài; mấy bố TQ chấn thương, nghỉ đỉnh cao sớm hơn hẳn!
Người Châu Âu khoa học rất phát triển, thể thao gắn liền sức khoẻ rất cao!
Tuy vậy xu hướng mấy cu Châu Âu chơi nghiệp dư giờ có vẻ cũng chơi cốt mềm, mặt cũng dễ kiểm soát, đánh bền bỉ đều 2 càng! Nhưng gì thì gì, chúng nó nhanh và khoẻ vãi chưởng, đánh lực như búa
nhìn thằng hugo với trul người to cao đánh nhìn như búa bổ vậy @@ riêng em thấy đánh dòng outer thì đánh ZLC dễ hơn với đỡ mệt hơn ALC nhiều, đánh ALC mau mệt lắm
 

quocdk

Trung Sỹ
Trình độ càng cao thì người ta càng cần kiểm soát bác nhỉ.
đúng, ma long cũng một thời chơi cốt gỗ NA, xu xin cũng 1 tg dài dùng cốt gỗ, . Các dòng cốt như sardius hay primorac carbon mà các ae phong trào hay chơi thuộc dòng tamca 5000 của butterfly ( carbon cứng + nhanh), còn vđv thế giới chuyên nghiệp thì họ dùng carbon mềm như zylon hoặc arylate. E cũng chơi cốt gỗ đây, kiểm soát tốt, cắn xoáy thật đấy nhưng đánh mãi ko thắng đc các cao thủ sardius ở clb
, họ bạt cái phát xong game luôn mà
 
Last edited:

M.Hoang

Đại Tá
đúng, ma long cũng một thời chơi cốt gỗ NA, xu xin cũng 1 tg dài dùng cốt gỗ, các vđv nữ như liu shiwen hay ai fukuhara họ chơi dòng ZLF (ZL fiber), dòng này đánh còn xịt nữa, cảm giác như gỗ và còn chậm hơn cả inner alc mà. Các dòng cốt như sardius hay primorac carbon mà các ae phong trào hay chơi thuộc dòng tamca 5000 của butterfly ( carbon cứng + nhanh), còn vđv thế giới chuyên nghiệp thì họ dùng carbon mềm như zylon hoặc arylate. E cũng chơi cốt gỗ đây, kiểm soát tốt, cắn xoáy thật đấy nhưng đánh mãi ko thắng đc các cao thủ sardius ở clb
, họ bạt cái phát xong game luôn mà
Cốt gỗ thì cảm giác vs kiểm soát tốt cơ mà không phát lực tốt thì không đủ nhanh vs xoáy đâu
 

quocdk

Trung Sỹ
Cốt gỗ thì cảm giác vs kiểm soát tốt cơ mà không phát lực tốt thì không đủ nhanh vs xoáy đâu
thì đúng là vậy, cốt gỗ mà tốc độ lăn bóng ko đủ nhanh thì cũng ko ăn thua. Theo quan điểm của e thì e thích cảm giác lưu bóng của cốt gỗ nó phê, đánh cốt gỗ thì mình quan tâm đến việc phát lực, vung hết động tác, đánh nhanh mệt nhưng về ăn ngon cơm (thể thao mà). e vẫn trung thành với các dòng cốt gỗ, trước là dhs pg7, giờ thì clipper cr, vẫn rất ok
 

Trainee

Đại Tá
thì đúng là vậy, cốt gỗ mà tốc độ lăn bóng ko đủ nhanh thì cũng ko ăn thua. Theo quan điểm của e thì e thích cảm giác lưu bóng của cốt gỗ nó phê, đánh cốt gỗ thì mình quan tâm đến việc phát lực, vung hết động tác, đánh nhanh mệt nhưng về ăn ngon cơm (thể thao mà). e vẫn trung thành với các dòng cốt gỗ, trước là dhs pg7, giờ thì clipper cr, vẫn rất ok
Mới sáng nay cho con đi tập, mình ngồi tán phét với 2 cậu em HLV (1 từng top 8 VN); đúng lúc thằng em kia mang khoe kiếm được cây CR cũ đánh ngon!
Chốt câu chuyện thì bọn nó thống nhất 2 điểm: CR cầm 10 cây thì đến 8 cây không giống nhau; và cốt gỗ phải nặng cỡ quanh 90 đổ lên thì đánh mới ra đòn được, không thì rất tốn sức;
Vậy nên anh em thích cốt gỗ thì cần chơi Combo nặng chút! Nội suy ra cả dòng mềm, chậm xoáy khác nếu muốn có đòn phải chất lượng!
 

trungkienvt

Trung Sỹ
Mới sáng nay cho con đi tập, mình ngồi tán phét với 2 cậu em HLV (1 từng top 8 VN); đúng lúc thằng em kia mang khoe kiếm được cây CR cũ đánh ngon!
Chốt câu chuyện thì bọn nó thống nhất 2 điểm: CR cầm 10 cây thì đến 8 cây không giống nhau; và cốt gỗ phải nặng cỡ quanh 90 đổ lên thì đánh mới ra đòn được, không thì rất tốn sức;
Vậy nên anh em thích cốt gỗ thì cần chơi Combo nặng chút! Nội suy ra cả dòng mềm, chậm xoáy khác nếu muốn có đòn phải chất lượng!
Bác nói chính xác đó, trước đây mình cũng đã chơi qua 4-5 cây CR các loại Nhật Việt Trung, hầu như cũng khác nhau, nhất là trọng lượng cốt thuần gỗ này phải trên 90g mới ổn, đòn phải mới chất lượng và kê chặn mới êm.
 

Bình luận từ Facebook

Top