Tiêu chuẩn của một cốt vợt hợp mặt Tầu

giaoluu

Đại Tá
Ve ki thuat a ko qan tam lý thuyết lam.chi bắt chuớc thoi e.
cung vậy voi vu khi a ko qan tam cau tao cac lop lam.chi can bjt minh hop koto hoac limba ngoài + alc là cứ the fang thoi.
cơ bản thi cu Nhân P-500 ma @tuyetvu79 co bai trich dan o tren nói qá cụ the va kha chinh xac. Ae tuy theo loi danh ma chon thoi.
với lối đánh xoa bóp cuả a thì sau khi thu nghiem rat nhieu chốt lai ở vis từ 7năm nay rồi. Có thay doi chi la tim toi cho vui thoi
Chắc hẳn phải là Vis đồng phải o a?
 

Xoáy tít

Binh Nhất
2. Lựa vợt thích hợp với mút Tàu

Nếu các bác cho rằng chỉ có lựa mút Tàu là khó, lựa vợt dễ hơn, thì phạm phải một sai lầm không hề nhỏ.
Chính em đang có trong tay hơn 70 cây vợt đáng giữ lại, số vợt cầm trong tay một thời gian rồi đổi đi cũng gấp đôi số ấy, mà em vẫn nói khó kiếm vợt. Cái thời em cầm cây vợt nào cũng nói ngon quá, đánh mút Tàu hợp quá,…đã xa rồi. Hồi ấy có vài bác biết lựa vợt cũng tủm tĩn cười thầm khi đưa em mấy cây vợt –bảo rằng tốt lắm – em cũng khen quá trời, khen thật tình cứ như chết đói khen của ôi vậy. Khi mà không có gì so sánh thì cái nào cũng nhất cả các bác ạ, cầm miếng mút mà người bán khen là “nãy lắm xoáy lắm” thì mình cũng thấy vậy, có cái chất lượng khác đâu mà so sánh. Một nguyên tắc vàng của dân buôn bán là “nếu không có cơ hội so sánh thì hàng hóa của mình luôn tốt nhất”, rồi thì thỉnh thoảng “nâng cấp khẩu vị” của con mồi lên một chút, thì chắc chắn các bác ấy luôn “uy tín trong mắt người tiêu dùng”. Như kiểu ông bố độc tài luôn tuyên truyền với thằng con về những cái tốt của ông, luôn miệng chê nhà khác mà lại cấm con mình sang nhà họ chứng kiến người ta hạnh phúc tự do thế nào. Em không biết người ta nghĩ gì, em có may mắn ra nước ngoài, được nếm thử những thứ mà ngày xưa em chưa từng biết. Em không muốn giấu để trục lợi riêng mình, nếu ai trong nước cũng biết như em thì sẽ chẳng ai cam chịu xài những thứ kém chất lượng mà cứ đinh ninh là hàng “top” rồi. Chính vì muốn ai cũng được “khai thông kinh mạch” nên em cứ thích gởi đồ về nước, và luôn bị nghi ngờ là quảng cáo để rồi kinh doanh lời ghê lắm (mong các bác chỉ ra em lời chỗ nào khi em ủng hộ tiền mút vào quỹ Lê Văn Tiết?).
Em cũng xin nói rõ luôn tại đây là em chỉ giúp các bác khai thông cái Bách Hội, còn sau đó chính các bác tự đi lựa những thứ có chất lượng tương đương thế mà chơi, ai bán hàng làm giàu mặc kệ, miễn hàng tốt là được. Em cũng có gởi những cốt vợt về VN, bác nào thích cứ liên lạc Admin BBSG mà thử cái chất lượng, sau đó em chỉ các bác cách lựa rồi tự mình đi mua. Em nhỏ nào tập bóng bàn nghiêm túc, cần đúng loại vợt mà em có, thì em sẳng sàng cho không, những cây vợt em đã xác định là ngon thì không còn giá trị mua bán nữa.

- Chơi mút Tàu hiện nay có 2 loại: vợt gỗ và vợt có lớp sợi composite, dù là loại nào đi nữa thì cũng cần phải có một yếu tố cần thiết: độ nhún. Bởi vì mút Tàu bản chất của nó là cứng, ít nãy nhưng bám bóng, cần phải có lực hỗ trợ từ cốt mới cho ra những cú giật đúng mức. Muốn nhún mạnh thì cốt phải vừa dai vừa cứng, gỗ buộc phải già từ cấu trúc lõi cho tới lớp ngoài cùng. Những cốt gỗ non yếu chỉ thích hợp cho những miếng mút tension mềm, tự mút có lực. Còn nếu đánh mút Tàu thì cần phải có động tác “vào bóng” đủ mạnh sao cho mút lún đủ sâu (sẽ bàn kỹ trong phần kỹ thuật) rồi sau đó nhờ lực bật của cốt và lực quăng tới ngoắc lên của tay, vừa có xoáy vừa tốc độ. Nhưng nếu ở phần “vào bóng” mà cốt quá mềm thì nó mất lực hẳn, không đủ ngoạm dầy vào bóng mà cũng chả có lực búng ra, toàn bộ lực đánh phải nhờ vào kỹ thuật (sẽ bàn kỹ trong phần xài vợt yếu) nhưng cũng chỉ là chắp vá gắng gượng. Như vậy buộc phải kiếm vợt làm bằng gỗ già, đây mới là chỗ nan giải.

Gỗ già ngày càng khan hiếm – theo lời nhiều người nói – nhưng thực chất còn một vấn đề sâu xa hơn: Những hãng bóng bàn lớn ngày nay hầu hết gởi cho các nhà máy gỗ TQ gia công vợt, kể cả các hãng Nhật và Châu Âu. Nhiều khi dẫn đến chuyện một nhà máy gỗ gia công cho vài ba thương hiệu vợt, theo thiết kế và số lượng. Thế các bác nghĩ là các thương hiệu ấy gởi các chuyên gia quản lý chất lượng ngồi giám sát dây chuyền sản xuất à? Hoặc là họ phải canh me phân loại vợt ngay từ chỗ cuối dây chuyền, cấm không cho thất thoát cây nào? Không đâu các bác, họ không rãnh hơi và dư người đến vậy, họ khoán hết cho TQ theo chất lượng và số lượng. Nghĩa là bên TQ quản lý hết, họ phân loại ra theo chất lượng, cái nào đạt chuẩn thì gom vào cho đủ số, cái nào hàng dạt thì để riêng (để làm gì vậy nhỉ, đố các bác đó?), vậy còn những cây ngay những thớt gỗ già khú họ có giao cho đối tác không? Vẫn là dấu hỏi, dân Tàu biết bao nhiêu là người chơi bóng bàn cần vợt tốt, biết bao nhiêu tuyển huyện tuyển tỉnh, chúng chẳng dại gì mà giao những cây hàng chất lượng cao gỗ già ra. Cho nên, dù có mua hàng chính hãng từ những đại lý uy tín của Châu Âu, vẫn chưa chắc có hàng chất lượng theo chuẩn chơi mút Tàu (người ta chỉ cần tiêu chuẩn cho mút Châu Âu, ai quan tâm nào?). Chính vì thế mà nhiều người cứ đi săn lùng những cây vợt ngày xưa, thời mà TQ chưa làm vợt cho các hãng ấy.

Ngay cả BTY cũng có nhà máy bên Tàu, nhiều người chuộng hàng BTY vì cái uy tín thuở xưa của nó, thời mà nó chưa có tài trợ cho tuyển CNT nhiều như bây giờ. Mà nó tài trợ cho CNT để làm gì? Để bán mút và vợt cho cái thị trường 2 tỉ dân ấy, ngày xưa bọn Tàu chỉ biết vợt Tàu, ngày nay thời mở cửa chúng biết cái nào ngon mà, dại gì không chơi. Các bác cứ nghĩ xem, BTY dư sức hiểu bọn Tàu thích vợt như thế nào, chắc chắn nó sẽ ưu tiên thị phần cho TQ chứ làm gì có chuyện “nhín” cho dân ta hàng tốt? Khổ một điều là các coach Tàu rất biết lựa vợt, chứ chẳng phải như ta cầm lên nhìn nhìn quơ quơ thấy “vừa tay” là quất. Bọn Tàu nó nhìn soi từng chút, cân từng cây, biết thế nào là tốt để đánh mút Tàu, cái không tốt thì nó bán dạt cho thị trường cấp thấp. Vì thế đừng thắc mắc tại sao chất lượng vợt BTY ở VN ngày càng đi xuống, chả bù với thời xưa vẫn còn may ra tìm được vài cây tốt. Rừng bên Tàu và Nhật còn nhiều cây lắm, các bác đừng có nghĩ đơn giãn là hết gỗ già. Ngay cả thị trường TG còn bị ảnh hưởng, dù tụi Nhật nó cũng có nhà máy ở Nhật, nhưng nó cũng biết lựa vợt cái nào để export, cái nào chỉ bán trong nước. Nhà máy của Tàu thì làm vợt bán cho thị trường Châu Á Thái Bình Dương, kể cả Úc. Nhà máy ở Châu Âu thì bán trong khối EU và Mỹ, nhưng sản xuất khá ít, hình như cũng đã đóng cửa rồi. Thỉnh thoảng cũng có vài cây vợt xài rồi bán lại bên Châu Âu hay Mỹ kêu bán, em thấy gỗ già nhưng mà xấu hoắc (ghép gỗ) cũng đành phải mua, vì loại dạt này cũng đã hiếm lắm rồi.
....................................
Đó là tình hình chung, các nhãn hiệu lớn như Andro, Joola, Donic, Yasaka, Avalox, Stiga, Tibhar, Adidas,…đều đặt làm vợt ở TQ, đều phân phối hàng từ TQ, thì còn đường nào để tìm cốt vợt già chơi mút Tàu, mà cạnh tranh với Tàu? Đó là chưa kể bọn Tàu là vua làm giả làm nhái, làm giả lộ liễu thì không nói làm gì, nhưng làm giả cứ như thật, chất lượng lại cũng gần như hàng thật (mà chất lượng lại như hàng giả), thì quá đáng lắm. Trong cái màn huyền ảo giả giả thật thật này đã là mê hồn trận rồi, lại có mấy bác sáng mắt biết lựa vợt đã hớt ván khá nhiều trên cái khoản hàng tốt ít ỏi lòi ra khỏi China. Đó là những “nhà sưu tập” và “EJ”, hoặc đơn giãn mua vào bán lại với giá “đúng theo chất lượng”, nghĩa là họ biết hàng tốt nên bán lại khá “đúng giá”. Mua rồi bán lại dù giá có cao cũng không hại gì, bực nhất là mấy bác mua rồi cất luôn, khổ nổi mấy bác này lại…giàu. Hàng tốt đã hiếm, thế mà chúng nó còn…ở chung với nhau!

Thế đấy, em nói cho các bác hiểu tìm một cốt vợt thích hợp cho mút Tàu (gỗ già) khó thế nào. Ở VN đã khó tìm lắm rồi, ở nước ngoài cũng chẳng dễ gì đâu, những trang web của BTY liên tục giãm “trọng lượng trung bình” của cốt vợt xuống, đến như bên Úc mà còn bảo rằng cốt Innerforce ZLC chỉ trung bình có khoảng 80gr là hiểu rồi. Trang BTY của Mỹ giảm trọng lượng cây Vis xuống từ hơn 92gr (cách nay mấy năm) xuống còn 85gr, trên mytt có một topic nói về điều này, đa số vào giải thích huề trớt, có khi còn ủng hộ vợt nhẹ nữa chứ.

Thế có bác sẽ lý giải: vợt nhẹ thì tốt chứ sao, mút Tàu nặng rồi chơi vợt nặng cho gãy tay à? :eek::eek:
Em từng đặt vấn đề này với bác Zhang chủ cái prott.cc lúc hỏi mua mấy cây DHS Hao, lão ấy nói bọn TQ toàn xài vợt trên 95gr, đòi vợt chất lượng tuyển mà nhẹ hơn 90gr thì chỉ có đồ dõm thôi.
Bác Zhang ấy đã khai cho em cái Ấn Đường, từ ấy nhãn quang em rộng mở hơn một chút.
Em hốt hai cây 95gr, dạo ấy đang xài AVX <80gr, so với cây Hao cũng cùng cấu trúc cùng kích thước, mà vì cái quái gì nó nặng hơn 15gr? Dán mút Tàu vào nó nặng đầu khiếp, em mới thử đánh thấy cũng ngon nhưng chưa đủ công lực, cất luôn vào kho. Năm sau khi trình lên, có mút H3 ngon, em lấy ra thử lại (vẫn 95gr dù phơi nguyên mùa hè đổ lửa) thì…mồ hôi vã ướt áo vì đánh cực kỳ sát thủ, lên bóng vùn vụt, đánh những quả mà đó giờ chỉ mơ nghĩ tới. Thì ra là 15gr ấy nó nằm trong các xớ gỗ, trong cái lõi giữa già hơn nên rất búng, nằm ở lớp sprouce cực khít và lớp koto xớ cực nhuyễn. Em vẫn biết nó chả phải vợt “tuyển lựa” cho Wang Hao, nhưng ít ra nó cũng được lựa bởi một ông coach Tàu nhiều năm kinh nghiệm, mà cũng chưa phải loại tốt lắm đâu. Nếu không chịu mất tiền mua kiến thức thì bây giờ chắc em cũng không dám mạnh dạn viết hướng dẫn các bác lựa vợt chơi mút Tàu.:)
............................

a. Lựa trọng lượng và kích thước vợt

Tức là đưa vợt lên cân – nói ngắn gọn – cây nào nặng hơn thì hoặc là chứa nhiều nước, hoặc là độ đặc chắc (mật độ xớ già) lớn hơn.
Khi cân nhiều vợt các bác sẽ để ý các cây nặng hơn thường có xớ gỗ khít và sẫm màu hơn, tuy nhiên cái gì cũng có tính tương đối, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trọng lượng lắm.:
+ Thứ nhất là độ dày của cốt, các bác cứ nghĩ cốt cùng loại thì có độ dày giống nhau sao? Chênh lệch nhiều lắm, dù là của hãng BTY, Vis có cây 5.7mm mà cũng có cây 5.9mm đấy. Nên theo lý thuyết thì cây 5.9mm sẽ nặng hơn dù có khi gỗ non hơn.
+ Thứ hai là cái cán, cùng một loại vợt chứ có khi cán to nhỏ khác nhau đấy, em có 3 cây Vis cầm cán khác nhau khá rõ luôn, cái cán cũng khác nhau ở chất lượng gỗ, có cán làm bằng gỗ rất già, nhìn vân gỗ chắc nịch, có cán làm từ gỗ tạp non èo.
+ Thứ 3 là độ rỗng của lớp kiri, gỗ này nghiệt một cái là càng già thì càng có nhiều lổ, cho nên cốt có lõi kiri non có khi lại nặng hơn! Gỗ limba mặt ngoài càng già càng có nhiều lổ, hoặc tùy theo cách cắt verneer nên có nhiều cốt limba cực già lại không nặng hơn bao nhiêu, phải nhìn mới xác nhận được chứ theo trọng lượng có khi sai. Nhưng có một điều chắc chắn là chỉ cần nặng hơn 5gr đã khác nhau về độ già và độ nhún rất rõ rồi, nói chi là so 80gr với 95gr.

Trọng lượng vợt không chỉ nói lên chất lượng gỗ và lực búng ra của vợt khi đánh mạnh.
Trọng lượng nặng sẽ giúp lực khối lượng của cây vợt lớn, khi đánh vào bóng không bị dội lại, mà còn giúp cho cảm giác tay cầm tăng lên khi chạm bóng. Ai không tin cứ làm thí nghiệm: dán thêm chừng 4 lớp băng keo vào rìa vợt, sẽ làm nặng hơn chừng 5gr, rồi đánh giật bóng xem thấy thế nào. Thỉnh thoảng vợt bị nhẹ đầu thiếu lực, em cũng dán băng keo vào cho nặng lên, hoặc xài loại weight balance mỗi khúc 1gr dán vào cũng có tác dụng tương tự. Vợt nặng lên theo kiểu này thì cú đánh sẽ chắc tay hơn, nhưng không hỗ trợ gì cho lực búng ra của cốt, tốt nhất vẫn là một cốt già lấy trọng lượng cơ bắp từ bản thân các xớ gỗ.

Mua vợt cũ thì phải trừ đi độ ẩm trong cán và mặt vợt do dán keo sữa gốc nước (khoảng 3gr), gặp bác nào quét keo cái cán thì phải trừ lớp keo trên cán 2gr, bác nào chơi vecni mặt vợt thì phải trừ đi 1-2gr cho mỗi bên. Một số bác mài cạnh vợt (cho mất đi mấy chỗ mẻ) hoặc bào cán thì phải cộng thêm chừng 2gr.
Tiêu chuẩn trọng lượng khác nhau cho từng vợt, vì có cây 5 lớp có cây 7 lớp, dầy mỏng, to nhỏ đầu khác nhau.

Các bác chơi mút Tàu đừng lấy vợt lớn hơn chuẩn standard của BTY 157x150, vì khi dán mút vào rất nặng đầu. Cũng đừng chơi cốt 5 lớp dầy quá 6mm, cốt 7 lớp dầy hơn 6.5mm, vì sẽ rất cứng khó phát lực. Đừng chơi cốt quá mỏng hơn 5.5mm vì quá yếu, nếu gỗ tốt thì đánh bị cầu vồng khá cao.

Theo tiêu chuẩn này thì cốt gỗ 5 lớp trung bình 157x150x5.7mm mà có trọng lượng xấp xỉ 88-90gr là chơi được rồi. Cốt 7 lớp kiểu Clipper wood hay loại arylate-carbon như Vis thì chừng 92-95gr là tuyệt vời, khi nào kỹ thuật tốt và khỏe tay thì hãy chơi cốt nặng hơn. Nói thế thôi chứ kiếm đâu ra cốt Vis nặng hơn 95gr, trừ khi là mấy cốt cũ thôi.
:(:( Bệnh của dân ta là bắt chước, thấy Tàu xài Clipper thì cũng ráng xài Clipper, nhưng không hiểu người ta xài Clipper kiểu gì, dầy và nặng ra sao? Thấy người ta xài Vis thì cũng cố sắm cho bằng được, mà cũng không hiểu tại sao người ta chơi Vis, nặng nhẹ thế nào. Cũng chơi cái hiệu vợt mút như người ta, nhưng đánh khác xa nhiều lắm, không tin thì các bác thử cân những cây vợt của các bác xem nặng nhẹ thế nào? Clipper mà dầy hơn 6.5mm lại nhẹ hơn 90gr thì đánh rất dỡ, Vis mà nhẹ hơn 87gr sẽ có cảm giác rỗng (hollow) và mất lực rất nhiều vì lớp kiri yếu quá.
...............................

b. Lựa loại vợt theo cấu tạo

Thế nhưng tại sao cứ phải chơi Clipper và Vis (hoặc NA và TBS), khi mà giá của chúng ngày càng khủng và hiếm hàng? Thiếu gì cốt vợt tương tự, tại sao không chơi vợt 5 lớp, vừa nhẹ vừa có lực, lại rẽ hơn. Chúng ta chơi vợt theo cấu trúc và chất lượng, hay là chơi theo thời trang và nhãn hiệu? Em có thể liệt kê ra một list dài tên các cốt vợt đánh mút Tàu rất ngon, nhưng rồi chả lẽ phải update mỗi tháng khi mà đủ loại vợt mới cứ ra thêm mãi.
Ở phần trên em có nói về chất lượng vợt dựa theo trọng lượng, nhưng cấu trúc mới thực sự quan trọng hơn. Có 3 loại cấu trúc vợt căn bản có thể chơi mút Tàu: vợt 5 lớp, 7 lớp và 5+2 lớp chống sốc.

- Vợt 7 lớp thường là cho cảm giác mềm (do các lớp cùng loại gỗ và có độ dầy giống nhau) nên có thể làm dầy để có lực hơn trong khi vẫn có cảm giác bóng và tạo xoáy tốt, thường là tận dụng tính chất dai dễ tạo xoáy của Limba làm lớp ngoài cùng. Trong cấu trúc 7 lớp classic có 2 loại: 4 lớp dọc hoặc 3 lớp dọc. Loại 4 lớp xếp dọc tiêu biểu là Clipper Wood, tức là lớp 1-7 và 3-5 xếp dọc theo chiều cán. Loại 3 lớp xếp dọc có lớp 1-7 và 4 là theo chiều dọc, 4 lớp còn lại có xớ theo phương ngang (giống cây Donic Persson PowerPlay). Cây 4 lớp dọc dễ đánh hơn, cây 3 lớp dọc đánh cho bóng rất thấp và mất lực, có khuynh hướng giống Vis hơn. Trong hai loại cấu trúc phụ này, các bác cứ lựa dầy 6.2-6.5mm, nặng tầm 95gr là ổn, gỗ ngoài limba là dễ chơi nhất.

- Vợt 5 lớp classic là sự phối hợp giữa một lớp lõi dầy (Kiri hoặc Ayous) kết hợp lớp đệm (Sprouce hoặc Limba) và lớp ngoài (Limba hoặc Koto). Thường dầy tổng cộng là 5.7-6mm, nặng tầm 88-92gr là ổn, nặng hơn rất khó kiếm còn nhẹ hơn thì đánh rất dở. Sự biến thiên thường là lớp gỗ đệm dầy hoặc mỏng, nếu dầy thì cho cảm giác mềm dễ kiểm soát, nếu mỏng thì dễ phát lực. Đệm Sprouce có cảm giác “bén” và uy lực hơn đệm Limba dễ tạo xoáy và mềm. Lõi Kiri cứng hơn lõi Ayous, nhưng nếu Kiri non thì cảm giác rỗng còn Ayous non thì cảm giác mềm yếu. Lớp ngoài quan trọng nhất, vì nếu xét một hệ bị tác động uốn cong thì lớp ngoài cùng sẽ chịu lực kéo nén lớn nhất. Theo kinh nghiệm của em thì Limba dễ tạo xoáy, Limba già mới có đủ lực, nếu non thì yếu lắm phải dùng vài lớp seal mới đánh được mút Tàu. Koto cho cảm giác bén, nhắm đâu thẳng đó, koto già quá thì khó tạo xoáy. Những loại hardwood khác như Ebenholz, Rosewood, Maple, Walnut, Mahogany cũng sẽ có tính chất khác nhau, cá nhân em thích Walnut và Maple hơn vì lực xoáy vẹn toàn.

Tuy 5 lớp nhưng vài hãng còn phun lên mặt vợt những lớp seal khác nhau, vd như Stiga có CR, NCT, Diamond touch,…tác dụng của các lớp seal này là bí mật thành công của hãng Stiga giai đoạn đưa cho TQ gia công. Nhờ lớp này mà các vợt gỗ non vẫn có được độ vang và cảm giác đủ lực khi đánh bóng (các lớp áo ngoài của vợt Stiga rất dầy và cứng, trở thành cấu tạo chịu lực chứ không còn chỉ là bảo vệ mặt vợt).
>>>> Nếu chọn được vợt đẹp nhưng lớp ngoài yếu quá, có thể dùng các loại sơn vanish dùng dễ coat gỗ, quét 2 lớp lên là nó cứng mặt ngay, ngoài ra có thể dùng sơn móng tay hoặc…keo dán sắt cũng được. Lưu ý, một lớp seal sẽ làm vợt nặng thêm 1gr. Ai chơi mút Tàu mà thích keo tăng lực hoặc booster thì phải cẩn thận lớp seal, nó có thể làm mút không bám chắc vợt. Cách giải quyết là đánh nhám mịn phía trong, đánh nhám thô phần rìa vợt vào 10mm để đừng bị mút tróc phần rìa cạnh. Seal vợt cũng là cách làm tăng trọng lượng những cây vợt nhẹ, cách này hay hơn là dùng vật nặng dán vào rìa, vì dù không hỗ trợ độ búng vọt, lớp seal ngoài cũng làm lớp gỗ ngoài trở nên cứng hơn. Có người nói rằng vợt của Ma Lin (YEO) được nó seal thêm tới 7 lớp nữa, còn mấy ông coach Tàu thời Ma Wenge cũng seal vợt dầy cộm. Trên mytt vừa có hình thằng Ớt-cà-rớt chơi cây vợt được seal mấy lớp đen thui theo công nghệ bí mật nào đó, có thằng bảo Timo Boll cũng chơi trò ấy. Theo em thì đó là cách biến đổi để tăng thêm những thứ bị giới hạn, dù vợt tụi ấy đã khủng lắm rồi. Với giới con nhà nghèo thì cách seal cứng mặt vợt sẽ giải quyết những cốt vợt có cái lõi cực già nhưng mặt ngoài còn hơi non, hoặc muốn chơi cốt gỗ mõng có cảm giác như vợt hi-end. Các lớp seal này có thể dễ dàng bị đánh nhám hoặc tẩy ra bằng aceton, lưu ý coi chừng mất luôn mấy cái chữ trên vợt (nếu muốn biến cây NA thành vợt đặc biệt của Ma Long – không hình).
:D:D Thằng đệ tử em chơi cốt 5 lớp mỏng 5.5mm có thêm 2 lớp seal mỗi bên, trọng lượng vợt lên tới 97gr, khi đánh giải bị nghi ngờ xài keo tăng lực vì tiếng đánh nghe to chát như chơi vợt carbon, không giống vợt thuần gỗ 5 lớp.

- Vợt 5 lớp mà có thêm 2 lớp sợi composite nữa thì sẽ thành cấu trúc đặc biệt, giống như Vis chỉ là cây Kobel Speed có thêm hai lớp arylate-carbon, M.Maze từ Kobel Petr upgrade lên. Những loại sợi composite hợp với mút Tàu có thể kể ra là ALC, Kevlar-carbon, ZLC,… tác dụng giãm shock khi lực mạnh và hỗ trợ khi lực yếu. Những cốt này đang là thời thượng của dân “sành điệu mút Tàu” nhưng có thể xoay xở được một em 5+2 ngon từ các hãng Tàu như 729, Yinhe hay Dawei. Ngoài ra còn có loại vợt thuần gỗ cấu tạo giống 5 lớp cơ bản, nhưng có thêm 2 lớp đệm nữa, thường là thêm vào 2 lớp sprouce như cây Maplewood VII, Yinhe N-4, DHS 656, PG7,...tác dụng cũng giống loại composite nhưng có tính chất mềm nhún hơn (cũng dầy hơn). Những loại vợt này rất nhanh, mới tập chơi mút Tàu không nên dùng tới. Em sẽ quay lại trong phần kỹ chiến thuật về cách áp dụng những loại vợt này trong tập luyện.
..........................

c. Lựa vợt đừng bị ghép nối nhiều quá

Đây là tiêu chuẩn “bất khả thi” vì những cốt vợt về tới thị trường VN đã được lựa kỹ nhiều lần rồi, những hàng “tuyển” này buộc phải có lý do để có mặt tại VN. Vì thế các bác đành phải chấp nhận một quy luật nghiệt ngã là “phải đánh đổi” để có một cây vợt chơi được.
Nếu xét kỹ nhiều cây vợt, các bác sẽ thấy những lỗi thông thường như: cán bo không tròn, nứt cán, gắn hiệu không khít, má vợt không đều, gỗ trên mặt có tì vết,..nhưng thường là sẽ thấy mặt vợt có những đường ghép gỗ chạy dọc, có khi một mặt hai ba đường nối. Bác nào đã xem dây chuyền sản xuất verneer của Châu Âu và làm vợt của BTY sẽ thấy một miếng verneer khá to so với mặt vợt. Nếu nói vợt làm theo kiểu “mass production” thì chắc chắn tỉ lệ cốt trên tấm gỗ nguyên vẫn rất cao, đó là chưa nói tới tụi BTY luôn check chất lượng mỗi công đoạn và để riêng ra những sản phẩm lỗi.
Khi xét một cây vợt, ta sẽ thấy đồng thời mặt trên mặt dưới ghép, mà ngay cả cái lõi giữa cũng bị ghép, có khi 3-4 lần trên một lõi. Bằng cách kiểm soát chất lượng trong từng khâu, BTY làm tối thiểu những cốt vợt bị lỗi (đồng thời cũng tăng số lỗi trên cốt “bị đánh sẹo” lên tối đa). Nhưng không có nghĩa số còn lại là “trong trắng”, những cốt ít lỗi nhất và chất lượng cao nhất sẽ được cất lại, đó là tính chất yêu nước của dân người ta, chỉ những cốt hạng hai mới được xuất khẩu (còn dân ta cái gì chất lượng thấp mới để lại trong nước xài, cái gì ngon ngon là bán tuốt!).
Tùy vào thị trường mà số điểm lỗi nhiều hay ít, số vợt “chơi tốt” cũng sẽ hơn kém khác nhau (đương nhiên mắc rẽ cũng khác nhau). Bất cứ hãng vợt hay nhãn hiệu nào cũng vậy, chẳng ai lại tự hủy danh dự uy tín bằng cách để những cốt vợt xấu trà trộn vào thị trường hạng nhất nhì của họ. Vậy thì những cốt vợt quá nhiều lỗi ấy sẽ bị quăng thùng rác hay sao? Thế thì uổng quá, chúng sẽ được bán rẽ về những thị trường nghèo có trình độ bóng bàn cũng èo uột như VN ta.

Muốn có cốt vợt ít lỗi, chỉ có cách là các bác tự ra những nước lớn, vào cửa hàng uy tín của họ mà lựa; hoặc là đặt làm vợt từ OSP (giá đương nhiên là rất cao, nhưng còn hơn chơi vợt khủng giá cũng cao mà chất lượng VN). Cách hay hơn nữa là chúng ta tự làm. Rừng VN đâu có thiếu, verneer bán đầy trên mạng, máy móc cũng đâu cần chi nhiều, em mơ ước có bác nào đi tiên phong làm vợt Made in VN. Xin đừng chế ra những cốt cứng khủng dầy khùng như loại Sadius, tại sao không làm những loại vợt đơn giãn 5-7 lớp, chỉ cần chất lượng cao là có người mua ngay. Đâu cần phải đăng quẳng cáo hay nhờ người khác tuyên truyền câu “nãy như Sadius, lại ÍT RUNG”.
Bóng bàn VN đi vào ngõ cụt vì hai chữ KHÔNG RUNG, vợt không nhún không đàn hồi thì đánh kỹ thuật kiểu gì đây? Em nhớ hồi đó đi lựa vợt chơi cũng bị mấy ông thầy dặn là nên mua cốt này cốt nọ vì các loại ấy không bị rung, cứ như cái tính chất rung ấy như là một con Ngáo ộp gì to lắm. Mà cũng phải, chơi rơ vợt cứng mút nãy kiểu Sadius+Bryce thì kỵ nhất là cốt bị yếu, đánh sẽ thiếu lực. Cái cảm giác vỗ thẳng vào bóng mà vợt bị hơi cong lại, gọi là bị rung, mà cốt rung thì đánh “không đầm tay”, nghe giống như là thiếu tin tưởng vậy. Chúng ta đã tạo nên một thị trường với thị hiếu sai lầm, kéo theo sản xuất cung ứng cũng theo hướng ấy, triệt tiêu những hướng phát triển khác.
Bây giờ nếu có nhiều người biết chơi mút Tàu hơn, biết xài vợt mỏng nhúng, thì tự nhiên các nhà làm vợt ấy cũng phải xoay qua làm những cốt mỏng, có cầu thì có cung mà.

Chính vì khó lựa vợt “trong trắng không có sẹo” nên em đưa cái yêu cầu trọng lượng và độ già lên trước cái đòi hỏi vợt ít ghép.
Nếu vì lý do nào đó mà các bác phải đánh đổi các lỗi, thì nên hy sinh chọn những cây có lỗi ở cán, mắc gỗ ở rìa, tem hơi gồ lên,…để đổi lấy cái lớp giữa đừng bị nối (hoặc lằn ghép cân bằng hai bên), lớp ngoài bị ghép ở gần rìa chứ đừng xẻo ngay giữa thì tội quá.
+ Ở vợt 7 lớp thì ít bị ảnh hưởng chất lượng do ghép gỗ, vì trong 5 lớp cấu trúc không có lớp nào là chủ đạo, nếu có ghép nối cũng là khấu trừ qua lại thôi, chỉ lo phần cái mặt trên.
+ Vợt 5 lớp có cái lõi là quan trọng, nếu ghép túa xua thì ảnh hưởng tới chất lượng rất nặng. Nếu đánh đổi giữa ghép ngoài mặt và ghép ở lõi thì em chọn cái lõi nguyên si (cốt có một miếng lõi không ghép, đánh cảm giác mềm nhún hơn lõi ghép, cảm giác này rõ có thể phân biệt dễ dàng nếu chơi mút cứng). Còn vợt có mặt ngoài có ghép chút mình seal nó vài lớp sẽ đồng chất cứng ngắc là yên tâm.
..................................

3. Phối hợp cốt và mút

Theo kinh nghiệm của em, mới làm quen với mút Tàu nên xài cốt 5 lớp.
Nếu tính theo con đường chuyên nghiệp mút Tàu thì khi lựa vợt cũng nên nghĩ tới các hướng phát triển sau này, nếu lỡ quen với một loại cấu trúc gỗ nào đó. Vd nếu xài lõi Kiri thì sau này nâng cấp lên các cây vợt khác cũng nên xài loại có cùng lõi, xài lớp ngoài Limba thì cũng nên theo nhóm đó mà chơi tiếp, nếu không thì rất mất thời gian đi lòng vòng.
Lúc mới tập tành theo Tàu đạo mà chơi cốt 5 lớp sẽ ít chông gai hơn, con đường tới ngày vinh quang cũng ngắn hơn. Lựa loại dầy tầm 5.7-5.8mm thôi, buộc phải lựa cốt có lớp giữa già (bằng cách nhìn xớ gỗ, nếu thấy mật độ dầy, khít và sẫm thì được), nếu có lớp ngoài cũng già nữa thì tốt, non quá thì nên seal để tránh bị xước gỗ khi lột ra, mới tập chơi đừng seal nhiều lớp quá.
Chơi cốt 5 lớp với mút Tàu sẽ đở tốn lực, sẽ thấy miếng mút dù cứng nhưng đánh vẫn đi ngon, chưa cần phải có kỹ thuật chuẩn lắm. Ban đầu nên chơi những loại mút Tàu lai như Yinhe Mecury II, Globe999 lót trắng,..dù cứng nhưng có sponge thế hệ mới đủ nãy, không phải thất vọng ngay lần đầu tiên cầm vào. Chơi cốt 5 lớp không phải lo chuyện lùi xa bàn thiếu lực, cũng không sợ phải đở bóng dội ra ngoài, cứ lên xoáy là bóng cúp xuống vào bàn nhẹ nhàng.

Lối chơi mút Tàu với vợt 7 lớp kiểu Clipper Wood đã lạc hậu trước lứa CNT năm 2000. Trước đó bọn Tàu chuộng cốt Stiga Clipper, Wang Liqin đi lên từ cốt Clipper CR nhưng sau này đổi qua hệ 5+2. Từ thời Ma Long tập là đã áp dụng cốt 5 lớp, kéo theo một loạt CNT trẻ trâu sau này cũng khởi đầu bằng hệ vợt có một lõi giữa, khi đánh giỏi chúng sẽ chơi loại có thêm 2 lớp ALC.
Hiện nay cũng có 2 cách tập: thứ nhất là bắt đầu bằng cảm giác vợt 5 lớp rồi thêm 2 lớp chống shock. Thứ hai là làm quen cấu tạo 7 lớp ngay từ đầu, chọn thứ có độ nhún tốt, sau đó quay qua loại cũng 7 lớp nhưng có 1 lõi giữa lớn (giống PG7) hoặc đơn giãn là đổi thẳng qua Vis.

Tùy các bác bắt đầu tập từ loại nào cũng được, 5 hay 7 lớp đều có cái hay riêng. Cá nhân em chọn hướng đi bắt đầu từ 5 lớp vì nó rẽ tiền và dễ kiếm (tìm được Clipper Wood 92-95gr hoặc những loại khác chất lượng tương đương hơi bị khó á). Hơn nữa, cảm giác đánh mút Tàu rất đặc trưng trên cây 5 lớp, có thể áp dụng nhiều chiến thuật đa dạng chứ không nhất thiết phải ôm bàn tấn công. Vợt 7 lớp thì sẽ cho cú Fh chính xác và uy lực ngay từ đầu, Bh cũng chuẩn hơn, rút ngắn đường đi hơn nhưng khá nhàm chán vì lối chơi đơn điệu. Chơi 5 lớp muốn có cú Bh thấp sát lưới thì chỉ cần seal mặt Bh hai ba lớp, muốn giữ độ xoáy nhiều thì đừng xử lý mặt Fh. Hoặc ngược lại muốn Bh xoáy và Fh thấp thì seal bên Fh. Chơi cốt 7 lớp không nên seal nhiều vì cốt vợt này đã cho bóng khá thấp rồi.

:D:D Vợt 5 lớp chơi mút Tàu mềm cực dễ (hùi mới qua Úc em cũng chơi loại này, đánh không uy lực nhưng bóng cứ vào bàn tới khi nào đối thủ nãn thôi), bóng không bị lồng cao quá, luôn có độ cong vừa đủ qua lưới, khi tăng lực có thể đánh bóng đi thẳng hơn.
Chơi kiểu này không kén mút, những miếng Tàu bình thường vẫn đánh tốt mà xài lâu bền ít hư nữa. Khi gắn mút cứng hơn vào thì sẽ thấy một yếu điểm: đó là độ cong quá cao, dù xoáy và lực mạnh hơn, nhưng nếu ôm bàn dứt điểm sẽ có nguy cơ bóng vồng lên ra ngoài nếu không đủ xoáy. Tới giai đoạn này thì nên chuyển qua cốt 7 lớp. Loại 7 lớp kết hợp mút mềm khá ổn định, đánh ít độ nhún nên uy lực không bằng cốt 5 lớp. Nhưng khi chuyển qua mút cứng thì dứt điểm gần bàn rất an toàn, bóng thấp chuội khó đỡ mà lại khó trôi ra ngoài.
Con đường đi ít gian nan nhất là chơi từ cốt 5 lớp mút mềm cho tới cốt 7 lớp mút cứng, sau đó chuyển qua cốt 5+2 dán mút DHS loại cứng tốt.

---------------- bài viết trên của P500 -----------------
Cũng góp thêm 1 ý kiến của bác Dũng cửu về topic này: "Hi bác p500 phải nói em khâm phục sự học giả của bác về tính lý thuyết , tính lý thuyết của bác làm cho mặt tầu + cốt tầu nó huyền bí quá làm nhiều anh em chơi tầu thấy nó khó , nó mông lung mất time , ..... vào tìm hiểu trong khi cái cần nhất là tập luyện với cường độ cao , thi đấu nhiều để ứng dụng làm quen với dòng mặt tầu để có cảm nhận tốt hơn về dòng mặt H3 mà điều này là mất time ,công sức trên bàn bóng chứ không phải mất time tìm hiểu mặt + cốt quá nhiều ^_^ , còn về thực tiễn thì trong quá trình em nói chuyện với các vđv , hlv chuyên nghiệp của tầu + tính thực tiễn tìm hiểu , tiếp xúc với các vdv quốc gia Việt Nam sang tầu tập huấn cũng thử vợt của bọn nó , cũng mượn chơi thử nhưng do sự cảm nhận về vợt khác nhau sự cảm nhận ở đây là quá trình chơi các dòng cốt cứng , nẩy , dầy 2,1 mm có sự hỗ trợ của carbon kết hợp mặt mềm đến trung bình nên khi các vđv chúng ta thử các dòng cốt mỏng , rung , bám xoáy lớn cho fh là h3 + bên trái bọn tầu chơi đứa 2,1 còn đỡ có đứa chơi đến 1,9mm ten 05 cứng cho BH thì đương nhiên khó có thể nhận thức mà quen được
Trên cách em nhìn nhận về vấn đề chơi cốt vợt , chọn cốt để đánh mặt tầu : ^_^ các vdv pro 1 chút khi chơi mặt tầu họ chỉ dùng cốt dù đắt hay rẻ dù già hay non thường với cốt thuần gỗ trong 6 đến 9 tháng, cốt sợi ổn định hơn khoảng 1 năm mà cốt chơi mút Đức , Nhật cũng vậy họ chỉ quan trọng trọng lượng vợt vd như em hay chọn cốt từ 90 đen 93 gam tổng trọng lượng vợt khoảng xấp xỉ 188gam đến 190 gam .
Cốt vợt có gỗ già đến đâu , hay non thế nào do ảnh hưởng thời tiết , keo dán khi tập các kỹ thuật có lực + độ xoáy lớn vd : đối giật đều mất ổn định do lớp gỗ giữa thường mềm nên chịu lực lớn làm độ ổn đinh không còn cao nữa đó là lý do họ thay cốt vợt ^_^
Thường các cốt vợt của hãng lớn độ ổn đinh rất cao , cái nào hỏng họ đã loại ra rồi !
Chơi mặt tầu hoặc mặt cứng nói chung thường họ hay chơi lớp gỗ ngoài koto hoặc lim ba nhất là limba thường các cốt chơi mút tầu tốt hoặc cảm giác tốt lớp gỗ bề ngoài thường mềm để tăng độ lưu xoáy khi kết hợp với mặt cứng nên lớp gỗ ngoài hay bị tước ^_^
Theo quan điểm của mình các bạn chơi mặt tầu nên chọn các dòng cốt thuần gỗ có bề mặt tốt nhất là limba , nếu cốt mỏng rung thì dán bên trái mặt bọt khí cứng bên phải cứng , còn cốt thuần gỗ dầy thì tùy nhưng không nên dán bên trái quá mềm , mềm bên trái chủ yếu người châu âu ứng dụng sẽ tốt hơn , hiệu quả hơn."
Và em cũng đồng ý với bác Dũng cửu về ý bôi đen ở trên, chỉ có vào tập luyện thực tiễn mới ngộ ra được thôi, chứ nhiều ý kiến quá, không biết đường nào mà lần, mụ mỵ, tẩu hỏa nhập ma @@, chắc mấy tuyển thủ TQ cũng dành thời gian nhiều cho tập luyện hơn là thời gian cho cốt với mút chứ các bác nhỉ?
 

Hous ST

Trung Sỹ
Cũng nhờ tư vấn bác P-500 . Nên em có những định hướng rất rõ trong lối chơi. Anh @Trạng .... CÁ thấy đấy bác P-500 không đề cập lối chơi tấn công hay phòng thủ, mà bác ấy nhấn mạnh xa bàn hay gần bàn. Tại sao? Nãy nhiều ở gần bàn thì hơi bất lợi, và nãy ít ở xa bàn bất lợi. Nên người ta chia ra Gần+ trung , hay Trung + xa.
Nếu phòng thủ , cắt banh thì nên chơi luôn mặt gai.
Các bác còn lăn tăn nhiều về vũ khí. Đã đọc nên đọc luôn cái phần sử dụng vũ khí như thế nào. Trong một lối chơi một chiến thuật, nó đúng là cần vũ khí, nhưng quan trọng là kỹ thuật xuất chiêu mới đưa vũ khí lên max damge được hehe.
 

tttt

Đại Uý
Cũng góp thêm 1 ý kiến của bác Dũng cửu về topic này: "Hi bác p500 phải nói em khâm phục sự học giả của bác về tính lý thuyết , tính lý thuyết của bác làm cho mặt tầu + cốt tầu nó huyền bí quá làm nhiều anh em chơi tầu thấy nó khó , nó mông lung mất time , ..... vào tìm hiểu trong khi cái cần nhất là tập luyện với cường độ cao , thi đấu nhiều để ứng dụng làm quen với dòng mặt tầu để có cảm nhận tốt hơn về dòng mặt H3 mà điều này là mất time ,công sức trên bàn bóng chứ không phải mất time tìm hiểu mặt + cốt quá nhiều ^_^ , còn về thực tiễn thì trong quá trình em nói chuyện với các vđv , hlv chuyên nghiệp của tầu + tính thực tiễn tìm hiểu , tiếp xúc với các vdv quốc gia Việt Nam sang tầu tập huấn cũng thử vợt của bọn nó , cũng mượn chơi thử nhưng do sự cảm nhận về vợt khác nhau sự cảm nhận ở đây là quá trình chơi các dòng cốt cứng , nẩy , dầy 2,1 mm có sự hỗ trợ của carbon kết hợp mặt mềm đến trung bình nên khi các vđv chúng ta thử các dòng cốt mỏng , rung , bám xoáy lớn cho fh là h3 + bên trái bọn tầu chơi đứa 2,1 còn đỡ có đứa chơi đến 1,9mm ten 05 cứng cho BH thì đương nhiên khó có thể nhận thức mà quen được
Trên cách em nhìn nhận về vấn đề chơi cốt vợt , chọn cốt để đánh mặt tầu : ^_^ các vdv pro 1 chút khi chơi mặt tầu họ chỉ dùng cốt dù đắt hay rẻ dù già hay non thường với cốt thuần gỗ trong 6 đến 9 tháng, cốt sợi ổn định hơn khoảng 1 năm mà cốt chơi mút Đức , Nhật cũng vậy họ chỉ quan trọng trọng lượng vợt vd như em hay chọn cốt từ 90 đen 93 gam tổng trọng lượng vợt khoảng xấp xỉ 188gam đến 190 gam .
Cốt vợt có gỗ già đến đâu , hay non thế nào do ảnh hưởng thời tiết , keo dán khi tập các kỹ thuật có lực + độ xoáy lớn vd : đối giật đều mất ổn định do lớp gỗ giữa thường mềm nên chịu lực lớn làm độ ổn đinh không còn cao nữa đó là lý do họ thay cốt vợt ^_^
Thường các cốt vợt của hãng lớn độ ổn đinh rất cao , cái nào hỏng họ đã loại ra rồi !
Chơi mặt tầu hoặc mặt cứng nói chung thường họ hay chơi lớp gỗ ngoài koto hoặc lim ba nhất là limba thường các cốt chơi mút tầu tốt hoặc cảm giác tốt lớp gỗ bề ngoài thường mềm để tăng độ lưu xoáy khi kết hợp với mặt cứng nên lớp gỗ ngoài hay bị tước ^_^
Theo quan điểm của mình các bạn chơi mặt tầu nên chọn các dòng cốt thuần gỗ có bề mặt tốt nhất là limba , nếu cốt mỏng rung thì dán bên trái mặt bọt khí cứng bên phải cứng , còn cốt thuần gỗ dầy thì tùy nhưng không nên dán bên trái quá mềm , mềm bên trái chủ yếu người châu âu ứng dụng sẽ tốt hơn , hiệu quả hơn."
Và em cũng đồng ý với bác Dũng cửu về ý bôi đen ở trên, chỉ có vào tập luyện thực tiễn mới ngộ ra được thôi, chứ nhiều ý kiến quá, không biết đường nào mà lần, mụ mỵ, tẩu hỏa nhập ma @@, chắc mấy tuyển thủ TQ cũng dành thời gian nhiều cho tập luyện hơn là thời gian cho cốt với mút chứ các bác nhỉ?
Mình có đọc một số bài viết của bác p500 bên bbsg, phải nói là b ấy rất tâm huyết, say mê với bb và mút tàu.tuy nhiên có nhiều điểm e cho là b ấy hơi áp đặt, e ko đồng ý.ví dụ: nói lối chơi clipper wood đã lạc hậu trc lứa cnt 2000 là ko đúng, vì theo thống kê từ trước 2008 tuyển trung quốc và vdv gốc hoa chơi clipper vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, nếu ko muốn nói là áp đảo.còn vương lệ cần ban đầu cũng ko phải dùng clipper cr, mà dùng cây offensive cr (oc), cho đến tận khi cấm keo tăng lực a ta mới đổi loạn lên, từ rosewood nct v đến tbs, sau đó mới chơi ổn định ở cây clipper cr cán đặc từ năm 2012.trog thời kỳ chưa cấm keo tl, vlc làm thương hiệu cho dhs, có chơi cây king 1 một thời gian sau đó lại quay về cây oc, trên mạng vẫn còn ảnh chụp cốt của vlc cán cây king nhưng bản thì rõ ràng là offensive cr.đây là bức ảnh chộp dc khi vlc đang luyện tập và đó cũng là lý do tại sao cây oc thời điểm đó rất hot, bán rất chạy.điểm 2 e ko đồng ý với b p500 là về lựa trọng lg cốt.nếu nói bọn tuyển tàu đều xài trên 95g cũng ko đúng, fanzhendong, samsonov khi đc phỏng vấn về cốt vợt đều nói trọng lượng vợt của họ là 90 và 92, otvcharov là 93g.diễn đàn tq họ cũng khuyên ko nên dùng vợt quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đến xoay chuyển và phản xạ gần bàn.điểm thứ 3, b p500 có vẻ ko thiện cảm với vợt composite của butterfly và thường định hướng a e chơi vợt 5 lớp, trong khi điều này theo e dc biết là đã lạc hậu trog thời kỳ cấm keo tl, vì cốt 5 lớp mỏng tốc độ chậm, đánh rất mệt, chặn đẩy kém hơn nhiều so với 7 lớp và vợt sợi carbon.kể cả ko cấm keo thì cũng ko thích hợp cho nghiệp dư vì nghiệp dư lấy đâu thời gian và tiền để suốt ngày keo bọt? Chưa kể còn phải mua dc mút tốt, độ nảy tốt bù cho khuyết điểm tốc độ chậm của vợt 5 lóp.thà cứ mua luôn con alc của bướm mà chơi cho lành, dễ đánh, đỡ mất sức đỡ phải đôi nhiều vợt mất thời gian và tiền bạc.vợt của bướm lại nổi tiếng là bền, chất lượng ổn định, hoặc lựa chọn khác là chơi 7 lớp hay 5 lớp thế hệ mới của stiga.vài lời chia sẻ....
 

HungGL

Đại Tá
Bro hiện chơi tg3 hay h3 vậy :)
Mình oánh H3 bạn ạ! Trước phải tập Tg3 mãi đấy! Sau khi đánh được H3 thì ko muốn đánh Tg3 nữa! Nhưng muốn làm quen thì nên đánh từ TG3! Và khi đổi mặt thì cũng nên đổi cốt cho phù hợp!
VD mình trước kia đánh TG3 với King III nhưng H3 thì chuyển King II phê hơn nhiều!
 

giaoluu

Đại Tá
Mình oánh H3 bạn ạ! Trước phải tập Tg3 mãi đấy! Sau khi đánh được H3 thì ko muốn đánh Tg3 nữa! Nhưng muốn làm quen thì nên đánh từ TG3! Và khi đổi mặt thì cũng nên đổi cốt cho phù hợp!
VD mình trước kia đánh TG3 với King III nhưng H3 thì chuyển King II phê hơn nhiều!
E đc xem bác đánh ở giải Hà Nội mới rồi thấy bác đánh tuyệt lắm sau đc gặp ở cửa hàng a D9 thì thấy ... rất đẹp zai :)
 

Ex_Hai05

Đại Uý
Thank chính chủ P500 và khổ chủ @tuyetvu79 đã chia sẻ. Mình cũng đọc nhiều bài của bác P500 nhưng chưa đọc bài này. Cũng xin hỏi các bác đã chơi dòng AVX là cây BT777 nặng 90g đánh FH Ten64 có được ko? Mặt này đánh với BT555, 88g thấy hơi mềm và đúng là hay bị vồng cao. Hoặc các bác tư vấn cho em xem BT777 đánh mặt FH nào thì hợp ạ? Thank các bác!
P/s: Hiện e đang chơi BT777 với Blue fire JP03. Quả giật an toàn, điểm rơi tốt nhưng bị thiếu lực. Đôi công ok. Bạt tốt.
 
Last edited:

tuyetvu79

Đại Tá
Thank chính chủ P500 và khổ chủ @tuyetvu79 đã chia sẻ. Mình cũng đọc nhiều bài của bác P500 nhưng chưa đọc bài này. Cũng xin hỏi các bác đã chơi dòng AVX là cây BT777 nặng 90g đánh FH Ten64 có được ko? Mặt này đánh với BT555, 88g thấy hơi mềm và đúng là hay bị vồng cao. Hoặc các bác tư vấn cho em xem BT777 đánh mặt FH nào thì hợp ạ? Thank các bác!
lúc trước mình hay chơi BT777 với hexer HD....
cắm, lực, xoáy...nói chung trình gà như mình thì thấy ngon...hi
:D..nhờ táp thật dày bóng vào nhá
 

drsan

Thượng Tá
Các bài của P500 trên bbsg thì em gần như thuộc, chứng tỏ không phải chỉ có em hâm mộ P500, bác ấy tuy có nhiều phốt nhưng những cái P500 nói thì có rất nhiều điều đáng phải suy ngẫm đó ạ.


5. Kỹ thuật tam giác (cái này bác P500 nói không hết, và hình như là chưa update thì phải)

Trải nghiệm bản thân
Anh ơi em hỏi tý! Kỹ thuật tam giác là gì ạ? em cảm ơn!
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Anh ơi em hỏi tý! Kỹ thuật tam giác là gì ạ? em cảm ơn!
Anh nói bên HỘI VIS đó, tóm lại là tam giác có hai cạnh là cẳng tay và cánh tay, cạnh thứ 3 là đường nối giữa cổ tay và vai (cạnh tưởng tượng) là không thay đổi trong suốt cú đánh.

Những cái thay đổi:
1. trọng tâm (thay đổi bằng cơ bắp chân, và cơ đùi)
2. độ nghiêng của tam giác cố định đó trong không gian (cả tam giác di chuyển tiếp xúc với một mặt cầu trong không gian với mặt cầu tiếp xúc với mặt cầu mà điểm trên bóng dự định chạm giữa vợt và bóng tạo ra, điểm tiếp xúc chính là điểm trên bóng dự định đó).

Hoàn thành sẽ thị phạm để anh em xem, CNT thì nó thế này
 

drsan

Thượng Tá
Anh nói bên HỘI VIS đó, tóm lại là tam giác có hai cạnh là cẳng tay và cánh tay, cạnh thứ 3 là đường nối giữa cổ tay và vai (cạnh tưởng tượng) là không thay đổi trong suốt cú đánh.

Những cái thay đổi:
1. trọng tâm (thay đổi bằng cơ bắp chân, và cơ đùi)
2. độ nghiêng của tam giác cố định đó trong không gian (cả tam giác di chuyển tiếp xúc với một mặt cầu trong không gian với mặt cầu tiếp xúc với mặt cầu mà điểm trên bóng dự định chạm giữa vợt và bóng tạo ra, điểm tiếp xúc chính là điểm trên bóng dự định đó).

Hoàn thành sẽ thị phạm để anh em xem, CNT thì nó thế này
Em cũng đoán là như thế! Cảm ơn anh! Cái này có lẽ là một trường phái thôi anh nhỉ!
 

Trainee

Đại Tá
Em cũng đoán là như thế! Cảm ơn anh! Cái này có lẽ là một trường phái thôi anh nhỉ!
Mình chọn quả đánh nào là tùy theo rơ đánh của mình. Mấy ông này chơi mặt Tàu thì luyện theo combo đòn Tàu. Mình chơi mặt Nhật, Đức thì nên chọn theo combo Nhật, Đức. Ví dụ học phong cách của Chuang chih-yuan. Chứ giờ gắp của mỗi thằng một tý, nó ra phong cách con heo, rất nhiều tý :D!
 

drsan

Thượng Tá
Mình chọn quả đánh nào là tùy theo rơ đánh của mình. Mấy ông này chơi mặt Tàu thì luyện theo combo đòn Tàu. Mình chơi mặt Nhật, Đức thì nên chọn theo combo Nhật, Đức. Ví dụ học phong cách của Chuang chih-yuan. Chứ giờ gắp của mỗi thằng một tý, nó ra phong cách con heo, rất nhiều tý :D!
Mỗi lối đánh có ưu nhược điểm khác nhau, mình nghĩ tuỳ từng phong cách chơi, nhưng có lẽ về cơ bản thì sẽ không có nhiều trường phái. Như bác Trạng nói theo mình nghĩ nếu đánh như thế sẽ ổn định, nhưng có lẽ mình phải phối hợp từ chân và lườn thì lực mới tốt được. Hi, không biết có chính xác không!:D
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Em cũng đoán là như thế! Cảm ơn anh! Cái này có lẽ là một trường phái thôi anh nhỉ!
Lấy thêm một video nữa về cú FH của Ma Long để xem nó là trường phái hay kỹ thuật cứng. Xem các yếu tố đó với FH của Ma Long nhé
Thêm cả FZD nữa để so sánh,
Chú ý cái tam giác nhé
Chúng nó chỉ khác nhau góc độ giữa CÁNH TAY và CẲNG TAY thôi, FZD rộng nhất, rồi đến ML, chú ZJK không tính, vì thằng đó đánh 100% bằng bả vai, nhưng FH của chú đó cũng lởm nhất trong CNT, nhìn nó tập nhé
 

Trainee

Đại Tá
Mỗi lối đánh có ưu nhược điểm khác nhau, mình nghĩ tuỳ từng phong cách chơi, nhưng có lẽ về cơ bản thì sẽ không có nhiều trường phái. Như bác Trạng nói theo mình nghĩ nếu đánh như thế sẽ ổn định, nhưng có lẽ mình phải phối hợp từ chân và lườn thì lực mới tốt được. Hi, không biết có chính xác không!:D
Ví dụ combo FH mặt H3 họ demi rất dễ nên sẵn sàng lên xoáy BH ngắn lồng lên rồi chuẩn bị cho demi FH phản đòn. Nhưng bác FH Nhật ko giỏi demi thì đánh thế có thể là tự sát.
 

Bình luận từ Facebook

Top