Thu Hà - Vị Quân, bộ đôi bất hủ của bóng bàn VN
Bóng bàn du nhập vào Việt Nam khá sớm, từng xuất hiện với những gương mặt thành danh khiến bạn bè nể vì, trong đó, nét riêng là hầu như ở mọi thời, bao giờ cũng tồn tại những cặp bài trùng được xem là cực kỳ xuất sắc.
Các fan từng ghi sổ tay những Ngọc Phan - Đình Phiên, Nô-En - Nguyễn Thị Tuyết trước đây hay Tuấn Quỳnh - Nam Hải bây giờ, tuy nhiên, trong tất cả số này, thật khó tìm cho được một bộ đôi vừa có tài nghệ, lại rất ăn ý và điều quan trọng là họ đã làm bùng nổ thông tin bằng những chiến thắng vang lừng khu vực. Một cặp song tấu như thế, chỉ có thể thấy trên sàn đấu của kỳ SEA Games 16 tại Manila, Philippines, và đó là hai cái tên đã đi vào lịch sử Trần Thu Hà và Nhan Vị Quân.
Khởi đầu
Nếu tôi không lầm thì Trần Thu Hà vụt sáng ngay trong năm 91, khi mà nền thể thao Việt Nam bắt đầu tái hội nhập và đang chuẩn bị tham dự SEA Games 16 ở Manila. Đó là các cuộc chơi tại giải bóng bàn Các cây vợt xuất sắc, do báo Thể thao Việt Nam là chủ giải. Khi đó, các cây vợt nam xuất sắc gồm những Lý Minh Triết, Nguyễn Đức Long ở đội tuyển quốc gia, còn ở phía nữ có những cái tên sừng sững của đoàn Quân Đội, là Vũ Thị Nô-En và Nguyễn Thị Tuyết. Thu Hà thuộc lớp đàn em, buổi ban sơ còn nép mình bên cạnh nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức nhìm trộm ''''liền chị'''' khởi động.
Nói một cách công bằng, Hà ''''mổ'''' - tên thân mật mà bạn bè gọi cây vợt Hải Phòng có quả phát khó chịu, lúc ấy còn bị giới nghề xếp dưới cả cây vợt Ngô Thu Thủy bắt đầu ''''phát'''' của Hà Nội. Hôm khai mạc, các fan đưa tay chỉ vào góc xa: ''''Thu Thuỷ con bà Én đấy, đi Trung Quốc tập với thày giỏi, phen này quân ông Khoa chắc gì chiếm giải''''. Ông Tạ Đình Khoa lúc ấy đang là sếp của đội quân đội, còn Thuỷ là trò cô Nga. Họ lại quay sang bên này: ''Nghe nói Hà ''''mổ" lên tay lắm, chắc gì!''''
Chẳng có gì chắc cả. Giải ấy mọi dự đoán trật lất. Minh Triết lên ngôi, còn Thu Hà đã toả sáng đến ngạc nhiên khi đánh bại tất cả. Ở trên bục cao, Hà ''''mổ'''' mắt long lanh ngấn lệ. Vậy là vào đội tuyển, chuẩn bị đi SEA Games 16, nếu chơi tốt ở giải vô địch sau đó có 3 tháng - ông Mai Duy Diễn, Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng bàn hồi ấy đã phán như vậy. Thế rồi cái phải đến đã đến. Tay chiêu họ Trần với những quả giật thuận tay cầu vồng và có lực xoáy đến kinh người (!) đã đăng quang sau khi thắng Thu Thuỷ 3-1, và ngày ấy tôi đã phấn khích khi viết bài báo ''Đại phá Ngô Thu Thuỷ'''', đăng trên báo Tiền Phong.
Tuy nhiên, bài báo hay nhất trong năm ở môn bóng bàn, nói cách khác, bài báo xuất sắc về mọi mặt của SEA Games năm ấy đã được để dành đến số Tết, trên tờ Tuổi Trẻ và do nhà báo Hoài Lê thực hiện.
Chiến thắng lịch sử
Họ gặp nhau nơi xứ người. Thu Hà mới lên, Nhan Vị Quân đang phát và sau đó mới lấy giải quốc gia, còn Hoài Lê là phóng viên thể thao. Tôi thì cho rằng họ đều là những ''''siêu". Hà đậm người, lông mày rậm, tay chiêu và da trắng, ngoại hình khá dễ thương, lại có chút nam tính của gái Hải Phòng. Còn Quân là cô gái gốc Hoa rất chi xinh gái, ngoại hình nhẹ nhõm và hiền thục, mặt trái xoan và có đôi mắt đen huyền. Vị Quân ra dáng người mẫu, còn Thu Hà mạnh mẽ, song nếu ai xem họ thi đấu bên nhau mới có được cái cảm giác hai người chính là ''''phần còn lại của nhau'''' bên bàn bóng. Vâng, nhà báo Hoài Lê đã nổi danh vì chiến công của đôi bạn này. Từ Đăk Lăk, tôi đọc Hoài Lê, chính bài báo ấy, mà cứ thấy cay cay nơi sống mũi.
Anh tả rằng trận chung kết của Việt Nam với Indonesia - ''''liền chị'''' khu vực, đã diễn ra cực sôi nổi và giàu kịch tính. Bên kia là J.Rossi, tay vợt hàng đầu Đông Nam Á và đã thắng Vị Quân trận ra quân. Thu Hà lỡ thua trận hai và cả hai gồng mình thắng trong trận đôi (thể thức cũ), tuy nhiên đến trận đơn quyết định giữa hai chủ lực Rossi-Thu Hà mới là tâm điểm, ai thắng đội ấy giành HCV. Nên nhớ ngày ấy, bóng bàn Việt Nam, kể cả các môn khác, ngoại trừ bắn súng, chưa bao giờ có ''''vàng''''. Hoài Lê đã mô tả quả bóng cuối cùng, trái bóng lịch sử đó như thế này: ''''Rossi phát bóng. Thu Hà né người giật nhanh, quả bóng vẽ ra một đường cong nhỏ vừa qua lưới. Hai tiếng ''''Việt Nam'''' vang lên. Rossi ôm mặt, Thu Hà tung cây vợt lên, còn tôi đã đưa tay để chặn ngang nơi trái tim mình. Nhìn qua xung quanh, tôi thấy nhiều người Việt Nam có mặt cũng làm như thế?"
Đã một con giáp đi qua. Bóng bàn Việt Nam giành thêm những đỉnh cao mới, nhưng chưa thấy có lại được một bộ đôi nào, ăn ý và xuất sắc đến như thế. Hôm nay, Trần Thu Hà đã định cư ở nơi xa ngái, xứ sở của loài chuột túi, còn tại quê nhà, Nhan Vị Quân đã trở nên một phụ nữ hạnh phúc và thành đạt, song trên mặt báo, tôi đồ rằng cũng chưa có lại một bài viết bóng bàn hay và xúc động như bài viết về họ năm nào.
VietnamNet
Bóng bàn du nhập vào Việt Nam khá sớm, từng xuất hiện với những gương mặt thành danh khiến bạn bè nể vì, trong đó, nét riêng là hầu như ở mọi thời, bao giờ cũng tồn tại những cặp bài trùng được xem là cực kỳ xuất sắc.
Các fan từng ghi sổ tay những Ngọc Phan - Đình Phiên, Nô-En - Nguyễn Thị Tuyết trước đây hay Tuấn Quỳnh - Nam Hải bây giờ, tuy nhiên, trong tất cả số này, thật khó tìm cho được một bộ đôi vừa có tài nghệ, lại rất ăn ý và điều quan trọng là họ đã làm bùng nổ thông tin bằng những chiến thắng vang lừng khu vực. Một cặp song tấu như thế, chỉ có thể thấy trên sàn đấu của kỳ SEA Games 16 tại Manila, Philippines, và đó là hai cái tên đã đi vào lịch sử Trần Thu Hà và Nhan Vị Quân.
Khởi đầu
Nếu tôi không lầm thì Trần Thu Hà vụt sáng ngay trong năm 91, khi mà nền thể thao Việt Nam bắt đầu tái hội nhập và đang chuẩn bị tham dự SEA Games 16 ở Manila. Đó là các cuộc chơi tại giải bóng bàn Các cây vợt xuất sắc, do báo Thể thao Việt Nam là chủ giải. Khi đó, các cây vợt nam xuất sắc gồm những Lý Minh Triết, Nguyễn Đức Long ở đội tuyển quốc gia, còn ở phía nữ có những cái tên sừng sững của đoàn Quân Đội, là Vũ Thị Nô-En và Nguyễn Thị Tuyết. Thu Hà thuộc lớp đàn em, buổi ban sơ còn nép mình bên cạnh nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức nhìm trộm ''''liền chị'''' khởi động.
Nói một cách công bằng, Hà ''''mổ'''' - tên thân mật mà bạn bè gọi cây vợt Hải Phòng có quả phát khó chịu, lúc ấy còn bị giới nghề xếp dưới cả cây vợt Ngô Thu Thủy bắt đầu ''''phát'''' của Hà Nội. Hôm khai mạc, các fan đưa tay chỉ vào góc xa: ''''Thu Thuỷ con bà Én đấy, đi Trung Quốc tập với thày giỏi, phen này quân ông Khoa chắc gì chiếm giải''''. Ông Tạ Đình Khoa lúc ấy đang là sếp của đội quân đội, còn Thuỷ là trò cô Nga. Họ lại quay sang bên này: ''Nghe nói Hà ''''mổ" lên tay lắm, chắc gì!''''
Chẳng có gì chắc cả. Giải ấy mọi dự đoán trật lất. Minh Triết lên ngôi, còn Thu Hà đã toả sáng đến ngạc nhiên khi đánh bại tất cả. Ở trên bục cao, Hà ''''mổ'''' mắt long lanh ngấn lệ. Vậy là vào đội tuyển, chuẩn bị đi SEA Games 16, nếu chơi tốt ở giải vô địch sau đó có 3 tháng - ông Mai Duy Diễn, Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng bàn hồi ấy đã phán như vậy. Thế rồi cái phải đến đã đến. Tay chiêu họ Trần với những quả giật thuận tay cầu vồng và có lực xoáy đến kinh người (!) đã đăng quang sau khi thắng Thu Thuỷ 3-1, và ngày ấy tôi đã phấn khích khi viết bài báo ''Đại phá Ngô Thu Thuỷ'''', đăng trên báo Tiền Phong.
Tuy nhiên, bài báo hay nhất trong năm ở môn bóng bàn, nói cách khác, bài báo xuất sắc về mọi mặt của SEA Games năm ấy đã được để dành đến số Tết, trên tờ Tuổi Trẻ và do nhà báo Hoài Lê thực hiện.
Chiến thắng lịch sử
Họ gặp nhau nơi xứ người. Thu Hà mới lên, Nhan Vị Quân đang phát và sau đó mới lấy giải quốc gia, còn Hoài Lê là phóng viên thể thao. Tôi thì cho rằng họ đều là những ''''siêu". Hà đậm người, lông mày rậm, tay chiêu và da trắng, ngoại hình khá dễ thương, lại có chút nam tính của gái Hải Phòng. Còn Quân là cô gái gốc Hoa rất chi xinh gái, ngoại hình nhẹ nhõm và hiền thục, mặt trái xoan và có đôi mắt đen huyền. Vị Quân ra dáng người mẫu, còn Thu Hà mạnh mẽ, song nếu ai xem họ thi đấu bên nhau mới có được cái cảm giác hai người chính là ''''phần còn lại của nhau'''' bên bàn bóng. Vâng, nhà báo Hoài Lê đã nổi danh vì chiến công của đôi bạn này. Từ Đăk Lăk, tôi đọc Hoài Lê, chính bài báo ấy, mà cứ thấy cay cay nơi sống mũi.
Anh tả rằng trận chung kết của Việt Nam với Indonesia - ''''liền chị'''' khu vực, đã diễn ra cực sôi nổi và giàu kịch tính. Bên kia là J.Rossi, tay vợt hàng đầu Đông Nam Á và đã thắng Vị Quân trận ra quân. Thu Hà lỡ thua trận hai và cả hai gồng mình thắng trong trận đôi (thể thức cũ), tuy nhiên đến trận đơn quyết định giữa hai chủ lực Rossi-Thu Hà mới là tâm điểm, ai thắng đội ấy giành HCV. Nên nhớ ngày ấy, bóng bàn Việt Nam, kể cả các môn khác, ngoại trừ bắn súng, chưa bao giờ có ''''vàng''''. Hoài Lê đã mô tả quả bóng cuối cùng, trái bóng lịch sử đó như thế này: ''''Rossi phát bóng. Thu Hà né người giật nhanh, quả bóng vẽ ra một đường cong nhỏ vừa qua lưới. Hai tiếng ''''Việt Nam'''' vang lên. Rossi ôm mặt, Thu Hà tung cây vợt lên, còn tôi đã đưa tay để chặn ngang nơi trái tim mình. Nhìn qua xung quanh, tôi thấy nhiều người Việt Nam có mặt cũng làm như thế?"
Đã một con giáp đi qua. Bóng bàn Việt Nam giành thêm những đỉnh cao mới, nhưng chưa thấy có lại được một bộ đôi nào, ăn ý và xuất sắc đến như thế. Hôm nay, Trần Thu Hà đã định cư ở nơi xa ngái, xứ sở của loài chuột túi, còn tại quê nhà, Nhan Vị Quân đã trở nên một phụ nữ hạnh phúc và thành đạt, song trên mặt báo, tôi đồ rằng cũng chưa có lại một bài viết bóng bàn hay và xúc động như bài viết về họ năm nào.
VietnamNet