Tuyển thủ quốc gia Đào Duy Hoàng phải làm khán giả bất đắc dĩ tại giải bóng bàn các đội mạnh do Petro VN cho rằng anh là VĐV không hợp lệ
Khi biết tin mình không được thi đấu trong màu áo Bộ Công an, Đào Duy Hoàng buồn bã cho biết: “Vào tháng 6.2013, Công ty CP thể thao - văn hóa dầu khí giải thể, tôi cùng các tay vợt trong đội Petro VN (trực thuộc Công ty CP thể thao - văn hóa dầu khí) đã được thanh lý hợp đồng, trở thành VĐV tự do. Từ đó đến nay chúng tôi không nhận đồng lương nào từ CLB Petro VN. Do không bị ràng buộc, tôi đăng ký tranh tài trong màu áo Bộ Công an tại giải các đội mạnh nhưng vào giờ chót không hiểu sao lại phải ngồi ngoài”.
Trưởng bộ môn bóng bàn Nguyễn Đức Long cho biết: “Trước giải đấu, BTC nhận được đăng ký của đơn vị Bộ Công an có tên Đào Duy Hoàng. Sau đó phía CLB Petro VN cũng có đơn gửi bộ môn cho rằng Duy Hoàng vẫn là người của họ và sẽ phạm luật nếu BTC cho phép anh tranh tài trong màu áo khác. Tuy nhiên khi tiến hành kiểm tra tư cách VĐV trước giải, BTC quyết định không cho Duy Hoàng thi đấu vì anh chưa ký hợp đồng với đơn vị Bộ Công an theo đúng điều lệ giải”.
Giới am hiểu cho rằng việc Duy Hoàng bị loại ra khỏi giải vì vẫn trong diện tranh chấp chưa được giải quyết. Điều đáng nói, Duy Hoàng là người gánh hậu quả khi không được thi đấu cọ xát, nhằm chuẩn bị cho SEA Games 27 diễn ra vào cuối năm, do anh hiện là thành viên đội dự tuyển bóng bàn quốc gia. Tài năng trẻ này còn đối diện nguy cơ bị loại khỏi đội tuyển bởi lẽ thành tích tại giải bóng bàn đội mạnh toàn quốc là một trong những giải đấu nhằm xem xét, chọn lọc thành phần đội tuyển làm nhiệm vụ quốc tế.
Trước Duy Hoàng, nhiều VĐV khác của thể thao VN cũng chịu thiệt thòi do vướng vào tranh chấp không đáng có giữa các đơn vị. Tuyển thủ xe đạp Trịnh Đức Tâm từng bị “lột” áo vàng giải xe đạp đồng bằng sông Cửu Long 2011 khi chiến thắng trong màu áo ADC truyền hình Vĩnh Long nhưng bị Hà Nội kiện, hay tay đập hàng đầu bóng chuyền VN Nguyễn Hữu Hà phải “ngồi chơi xơi nước” cả năm trời trước khi rời Ninh Bình về đầu quân Đức Long Gia Lai cũng vì vướng vào tranh chấp.
Theo chúng tôi, ngành TDTT cần phải có những động thái tích cực “gỡ rối” trong công tác quản lý bằng việc giải quyết rốt ráo những tranh chấp đáng tiếc của các CLB, địa phương hay ngành trên tinh thần phải vì tương lai VĐV, không nên dĩ hòa vi quý bằng cách cấm không cho thi đấu sẽ làm thui chột tài năng. Tổng cục TDTT cần có những giải pháp tạo điều kiện tối đa cho VĐV được thi đấu, trước hết vì quyền lợi của chính họ, sau đó là góp phần trui rèn tài năng cho quốc gia.
(Thanhnien.com.vn)
Khi biết tin mình không được thi đấu trong màu áo Bộ Công an, Đào Duy Hoàng buồn bã cho biết: “Vào tháng 6.2013, Công ty CP thể thao - văn hóa dầu khí giải thể, tôi cùng các tay vợt trong đội Petro VN (trực thuộc Công ty CP thể thao - văn hóa dầu khí) đã được thanh lý hợp đồng, trở thành VĐV tự do. Từ đó đến nay chúng tôi không nhận đồng lương nào từ CLB Petro VN. Do không bị ràng buộc, tôi đăng ký tranh tài trong màu áo Bộ Công an tại giải các đội mạnh nhưng vào giờ chót không hiểu sao lại phải ngồi ngoài”.
Trưởng bộ môn bóng bàn Nguyễn Đức Long cho biết: “Trước giải đấu, BTC nhận được đăng ký của đơn vị Bộ Công an có tên Đào Duy Hoàng. Sau đó phía CLB Petro VN cũng có đơn gửi bộ môn cho rằng Duy Hoàng vẫn là người của họ và sẽ phạm luật nếu BTC cho phép anh tranh tài trong màu áo khác. Tuy nhiên khi tiến hành kiểm tra tư cách VĐV trước giải, BTC quyết định không cho Duy Hoàng thi đấu vì anh chưa ký hợp đồng với đơn vị Bộ Công an theo đúng điều lệ giải”.
Giới am hiểu cho rằng việc Duy Hoàng bị loại ra khỏi giải vì vẫn trong diện tranh chấp chưa được giải quyết. Điều đáng nói, Duy Hoàng là người gánh hậu quả khi không được thi đấu cọ xát, nhằm chuẩn bị cho SEA Games 27 diễn ra vào cuối năm, do anh hiện là thành viên đội dự tuyển bóng bàn quốc gia. Tài năng trẻ này còn đối diện nguy cơ bị loại khỏi đội tuyển bởi lẽ thành tích tại giải bóng bàn đội mạnh toàn quốc là một trong những giải đấu nhằm xem xét, chọn lọc thành phần đội tuyển làm nhiệm vụ quốc tế.
Trước Duy Hoàng, nhiều VĐV khác của thể thao VN cũng chịu thiệt thòi do vướng vào tranh chấp không đáng có giữa các đơn vị. Tuyển thủ xe đạp Trịnh Đức Tâm từng bị “lột” áo vàng giải xe đạp đồng bằng sông Cửu Long 2011 khi chiến thắng trong màu áo ADC truyền hình Vĩnh Long nhưng bị Hà Nội kiện, hay tay đập hàng đầu bóng chuyền VN Nguyễn Hữu Hà phải “ngồi chơi xơi nước” cả năm trời trước khi rời Ninh Bình về đầu quân Đức Long Gia Lai cũng vì vướng vào tranh chấp.
Theo chúng tôi, ngành TDTT cần phải có những động thái tích cực “gỡ rối” trong công tác quản lý bằng việc giải quyết rốt ráo những tranh chấp đáng tiếc của các CLB, địa phương hay ngành trên tinh thần phải vì tương lai VĐV, không nên dĩ hòa vi quý bằng cách cấm không cho thi đấu sẽ làm thui chột tài năng. Tổng cục TDTT cần có những giải pháp tạo điều kiện tối đa cho VĐV được thi đấu, trước hết vì quyền lợi của chính họ, sau đó là góp phần trui rèn tài năng cho quốc gia.
(Thanhnien.com.vn)