Thành Nam một chuyến đi về

drmatchetzoola

Đại Tá
Ngày 18-19/3 mình đã có một chuyến công du đến đất học và công nghiệp Dệt Nam Định; nơi đây đã để lại cho mình ấn tượng, những hình ảnh và tình cảm đẹp đẽ, tử tế từ mảnh đất này. Tất nhiên BB là điều mình tìm đến đầu tiên trên diễn đàn Nam Định và rất may và cảm ơn bạn @bongban_bia đã cho mình SĐT của anh Dũng CLB Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao TP Nam Định - mình để lại SĐT trên 4rum, nên chưa đi mà anh Dũng đã điện thoại hỏi thăm và hẹn hò -
2 giờ chiều 18 đến thành Nam, nhận phòng tại KS Vị Hoàng nhìn ra tượng đài Hưng Đạo Vương tọa lạc trong công viên Vị Xuyên, cạnh hồ Vị Xuyên thơ mộng, nghỉ ngơi 1 tiếng, thay đồ một mình lang thang dọc phố cổ đi tìm quảng trường Hòa Bình có CLB ở đó, đến nơi là gặp ngay anh Dũng thế là cuộc vui bắt đầu, tại đây đã gặp và giao lưu đơn, đôi với các anh Minh (chủ nhiệm), anh Dũng, anh Hợi, anh Ngọ, anh Sang, các cháu Tư, Hải, Hà, chị Dung ... và ...nhiều ơi là nhiều, vui ơi là vui, mọi người trong CLB rất tử tế, vui vẻ, hòa đồng, tôn trọng thương yêu nhau, tạo cho mình một cảm giác rất gần gũi dù mới gặp thủa ban sơ, như NS Ngô Thụy Miên có viết: "một lần gặp gỡ đã quen như thủa nào, một lần gặp gỡ mà tình ngỡ xa xưa ..."

Một số hình ảnh:
Anh Dũng và anh Hợi.jpg
Anh Sang.jpg
Đại Vương.jpg
Đội trẻ.jpg
Giao lưu.jpg
Giọng ca Ngọc Hợi.jpg
Hè phố 1.jpg
Hè phố 2.jpg
Hè phố 3.jpg
Hè phố 4.jpg


Còn nữa viết hồi sau (đi tàu đêm về buồn ngủ quá).
 

drmatchetzoola

Đại Tá
GIẢI BÓNG BÀN, CHÀO MỪNG 124 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHỈ MINH, 60 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ( 01/7/1954-01/7/2014)



http://thanhpho.namdinh.gov.vn/fron...le_id=16770&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE

Chuyến đi này mình gặp các bạn chơi rất đều cả 2 mặt, giật BH rất nhạy cảm, kiểm soát bóng xa bàn, chạy chổ rất tốt, có mốt số năng khiếu còn sót lại, có những quả giật "thần sầu qủy khấp", 2 càng như nhau xem mà khiếp.
Các anh như anh Minh chủ nhiệm CLB sử dụng gai điêu luyện, quả bạt xé gió, công thủ đều 2 bên, xử lý bóng gai góc của mình, cắt đều không bổng. Mọi người đều giao bóng tốt, đa dạng, đặc biệt anh Dũng có quả giao bóng khó chịu, không biết đường nào mà lần làm mình bó tay, anh là một trong những nòng cốt ở CLB, tính khí ôn hòa, đằm thắm, kể cả trong BB lấy nhu thắng cương.

Anh Minh mặt áo trắng, cổ đen ngồi bên cạnh drmatchetzoola

Anh Dũng và ca sĩ Ngọc Hợi (đội mũ trắng đang hát bên hè phố)

Không thể không nhắc đến anh Lâm Ngọc Hợi, người có nhiều thành tích cho phong trào BB thành phố và ca nhạc cho Cty Điện lực Nam Định. Nhà anh đã là nơi đào tạo cho những cây vợt hay của CLB, là gia đình BB truyền thống, người vui tính, hiền hòa, tử tế và hiện đại, hiện tuổi đã 58 nhưng sức bền, lòng nhiệt huyết BB của anh Minh, anh Dũng, anh Lâm Ngọc Hợi đã là bài học cho mình trong thể thao cũng như trong cuộc sống.
Anh Hợi đánh tay trái, công thủ 2 càng, thủ xa bàn, lốp bóng rất hay, xử lý quả block gai của mình không hỏng quả nào, mà trả bóng lại sát lưới làm mình bó tay.com. Anh đánh với đối thủ gai rất kinh nghiệm!
http://pcnamdinh.npc.com.vn/View/tabid/56/id/53/Default.aspx

Còn tiếp ...
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Tiếc là ko có ở nhà để tiếp bác :)

Đến CLB có hỏi bạn bongban - bia để cảm ơn đã cho mình địa chỉ đến chơi, các chiến hữu cũng đã giới thiệu về bạn đã làm mình chết khiếp. Chúc bạn sức khoẻ và hẹn một ngày trên bàn bóng để cho mình vui chơi và học tập và trên bàn bia để mình cùng đàm đạo đường đời. Rất cảm ơn và hẹn bongban-bia nhé!
 

bongban_bia

Trung Tá
Đến CLB có hỏi bạn bongban - bia để cảm ơn đã cho mình địa chỉ đến chơi, các chiến hữu cũng đã giới thiệu về bạn đã làm mình chết khiếp. Chúc bạn sức khoẻ và hẹn một ngày trên bàn bóng để cho mình vui chơi và học tập và trên bàn bia để mình cùng đàm đạo đường đời. Rất cảm ơn và hẹn bongban-bia nhé!
Hẹn gặp lại bác vào 1 dịp khác ạ
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Chiều nay đang ngồi làm việc, mới 15g 25, bụng đói, đột nhiên thèm và nhớ cái không khí 6 giờ sáng tinh mơ chuẩn bị ra ga về Tam Kỳ, bỏ bữa ăn điểm tâm theo giấy mời, anh Hợi đến khách sạn Vị Hoàng đón đi ăn tô phở gia truyền cụ Tặng: một kỷ niệm, một cảm giác, một hương vị phở nức lòng người phương xa.



Phở bò áp chảo hay là thịt bò được xào lăn, hơi tái, mềm, ngọt, vừa chín tới, trộn với rau cải, rau thơm và gia vị rồi cho vào bát phở, khi ăn có thể thêm chanh, ớt, tỏi chua, thơm, ăn vào cây tê tê, chua chua đầu lưỡi. Phở ngon hay không là ở nước dùng gia truyền không ai giống ai (giống như những cú giao bóng gia truyền và bạt xé gió thủng bàn vậy). Nước dùng phở cụ Tặng trong trẻo nhưng đậm đà, ngọt, vừa miệng, thịt bò mềm dai, thơm ngọt nhưng không nát. Không chỉ vậy, bánh phở cũng mềm, ngậy. Bát phở nóng từ lúc bưng lên đến lúc ăn hết vẫn còn nóng. Nhìn anh Hợi ăn, húp sồn sột mà thấy đả thèm, mình thì không để lại một giọt nước phở nào, đúng là ngon đến giọt cuối cùng, ăn đến toát mồ hôi, nóng rân cả người. No bụng rồi nhưng miệng vẫn muốn thêm tô nữa, lực bất tòng tâm, lên xe đi uống cà phê nhưng mình vẫn ngoái đầu nhìn lại nồi nước phở khói bốc nghi ngút mà lòng dạ bồi hồi thòm thèm đến vậy! ...
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Mùi Bánh mỳ Ba Lan
Đến với Nam Định, ngoài những đặc sản như các món ăn ngon đặc biệt như phở, bún chả, nem nắm, bánh đa cá rô, thịt chó, kẹo Siều... mình còn được thưởng thức một thứ rất bình dân nhưng lại là một đặc trưng ẩm thực của thành Nam mà không phải nơi nào có: Bánh mì Ba Lan mang hương vị, thơm mùi thời bao cấp!

Nhớ cái đêm hôm ấy, chơi BB xong, anh em kéo đến bên lề đường chợ Mỹ Tho, sau khi nhậu tê tê, sần sần ra về, anh Hợi chở dạo quanh giới thiệu một vòng thành Nam, mình ngồi sau nghe chữ được, chữ mất vì còn mãi ngắm phố thị về đêm, đường phố văn minh, sạch đẹp, ánh đèn đường hư ảo, trong chếch choáng hơi men, một cảm giác vi vu đả thật! Anh Hợi chở mình đi ăn phở cho ấm lòng chiến sĩ trước khi về Khách Sạn Vị Hoàng (quán phở quen ở đâu đó mà bây giờ nghĩ mãi không ra đường nào, chỉ nhớ tô phở to lắm và nhiều nước dùng nhưng mình cũng húp sạch trơn), mình cứ tưởng thế là xong, ảnh còn chở đi lòng vòng ghé bên đường, một bà cụ bán bánh mì trong một cái thúng tre mua 2 cái (mình thì gọi là ổ bánh mì), không quên lấy thêm hộp sửa bằng nhựa, nhỏ và dẹt, giao cho mình và dặn mang về khuya đói bụng thì ăn, (mình nghĩ trong bụng anh Hợi quả là người hiếu khách và rất chu đáo), cầm 2 ổ bánh thấy nằng nặng, nghĩ quái bánh mì gì mà nặng thế, trong quê mình bánh mì nó nhẹ hều à, thế thôi.

Về đến KS tắm xong, người tỉnh mất, trằn trọc không ngủ được, nằm suy nghĩ những kỹ thuật giao bóng độc đáo của anh Dũng, quả bạt thần sầu của anh Minh, anh Ngọ, đòn xử lý gai của anh Hợi, quả rờ-ve của anh Sang, cũng như những pha giật bóng hay, quái kiệt của các anh em, các cháu mình được thưởng ngoạn khi chiều, nhớ giọng ca của ca sĩ Ngọc Hợi ở quán nhậu ven đường … không ngủ được vì nằm một mình trong KS làm “nhớ vợ, thương con, thèm thịt chó”. Bật dậy mở bao bánh mì gặm cho vui (lúc đó cũng không biết tên Ba Lan, mãi đến khi ra ga về Tam Kỳ mới biết), bánh mì lúc đó nguội, to, ruột đặc và rất thơm mùi mà đã bao nhiêu lâu rồi mới có lại, mình gọi mùi này là hương thơm thời bao cấp. Đúng vậy … tìm hiểu thì biết:

Năm 1969, giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt. Các nước khối XHCN giành nhiều viện trợ cho Việt Nam: vũ khí,máy móc công nghiệp, lương thực thực phẩm, đường mía..v.v. Trong khối XHCN có Ba Lan, vì không có vũ khí viện trợ, không có máy móc công nghiệp để cho, không có đường mía đóng bánh để gửi sang nên Ba Lan đã tặng Việt Nam 1 nhà máy hay đúng hơn là 1 xưởng làm bánh mỳ với công suất 1.500 tấn/năm. Thời kỳ đó, bánh mỳ được liệt vào loại Fast food dễ ăn nhất và Nam Định đã trở thành vựa bánh mỳ cung ứng cho cả vùng Đông Bắc Bộ và khu Bốn cũ.

Sôi động nhất là những năm 91-92, mọi con đường từ TP. Nam Định đi về các huyện lỵ và các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, cạnh ga tàu hỏa đi miền Nam rồi đi Thanh Hóa - Vinh, các bà các cô với sọt bánh mì Ba Lan vàng uơm thơm phức đầy ăm ắp và tỏa hương lan xa một khoảng rộng. Bánh mì Ba Lan là loại bánh mì đặc ruột không xốp như bánh mỳ nơi khác, khách đi đường ghé qua Nam Định ai cũng thường mua ăn dọc đường vì lấy đâu ra hàng quán như bây giờ, và còn làm quà cho người quê, vì nó vừa gọn nhẹ lại thơm ngon, ở quê ai được ăn bánh mỳ là hạnh phúc lâng lâng....

Nhiều người sau khi đã ăn bánh mì Ba Lan ở thành Nam thường muốn được có thêm một lần qua đó, thưởng thức lại. Điều đặc biệt của loại bánh này là đặc ruột và ruột mịn nên ăn no lâu.

Lúc chở ra ga anh Hợi có bảo mua thì mình không chịu, sau có thấy người bê bán ở sân ga có ghi chữ “Bánh mì Ba lan”, đang mua vé chợt nảy ra ý định mua vài cái đem về cho vợ và bạn bè thưởng thức ăn nguội hoặc hấp cơm, để nhớ lại cảm giác, hương thơm thời bao cấp thì người bán bưng đi đâu mất rồi, tìm quanh mà tiếc đã đánh mất một đặc sản, về đến nhà chỉ biết kể cho vợ nghe, nét mặt vợ buồn buồn không phải vì một cái bánh mì mà là vì mình đánh mất một cơ hội đem đến cho người khác một cơ hội tìm lại cảm giác, cũng như trở về ký ức hoài niệm một thời đã qua …

 

langngoi

Đại Tá
Mùi Bánh mỳ Ba Lan
Đến với Nam Định, ngoài những đặc sản như các món ăn ngon đặc biệt như phở, bún chả, nem nắm, bánh đa cá rô, thịt chó, kẹo Siều... mình còn được thưởng thức một thứ rất bình dân nhưng lại là một đặc trưng ẩm thực của thành Nam mà không phải nơi nào có: Bánh mì Ba Lan mang hương vị, thơm mùi thời bao cấp!

Nhớ cái đêm hôm ấy, chơi BB xong, anh em kéo đến bên lề đường chợ Mỹ Tho, sau khi nhậu tê tê, sần sần ra về, anh Hợi chở dạo quanh giới thiệu một vòng thành Nam, mình ngồi sau nghe chữ được, chữ mất vì còn mãi ngắm phố thị về đêm, đường phố văn minh, sạch đẹp, ánh đèn đường hư ảo, trong chếch choáng hơi men, một cảm giác vi vu đả thật! Anh Hợi chở mình đi ăn phở cho ấm lòng chiến sĩ trước khi về Khách Sạn Vị Hoàng (quán phở quen ở đâu đó mà bây giờ nghĩ mãi không ra đường nào, chỉ nhớ tô phở to lắm và nhiều nước dùng nhưng mình cũng húp sạch trơn), mình cứ tưởng thế là xong, ảnh còn chở đi lòng vòng ghé bên đường, một bà cụ bán bánh mì trong một cái thúng tre mua 2 cái (mình thì gọi là ổ bánh mì), không quên lấy thêm hộp sửa bằng nhựa, nhỏ và dẹt, giao cho mình và dặn mang về khuya đói bụng thì ăn, (mình nghĩ trong bụng anh Hợi quả là người hiếu khách và rất chu đáo), cầm 2 ổ bánh thấy nằng nặng, nghĩ quái bánh mì gì mà nặng thế, trong quê mình bánh mì nó nhẹ hều à, thế thôi.

Về đến KS tắm xong, người tỉnh mất, trằn trọc không ngủ được, nằm suy nghĩ những kỹ thuật giao bóng độc đáo của anh Dũng, quả bạt thần sầu của anh Minh, anh Ngọ, đòn xử lý gai của anh Hợi, quả rờ-ve của anh Sang, cũng như những pha giật bóng hay, quái kiệt của các anh em, các cháu mình được thưởng ngoạn khi chiều, nhớ giọng ca của ca sĩ Ngọc Hợi ở quán nhậu ven đường … không ngủ được vì nằm một mình trong KS làm “nhớ vợ, thương con, thèm thịt chó”. Bật dậy mở bao bánh mì gặm cho vui (lúc đó cũng không biết tên Ba Lan, mãi đến khi ra ga về Tam Kỳ mới biết), bánh mì lúc đó nguội, to, ruột đặc và rất thơm mùi mà đã bao nhiêu lâu rồi mới có lại, mình gọi mùi này là hương thơm thời bao cấp. Đúng vậy … tìm hiểu thì biết:

Năm 1969, giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt. Các nước khối XHCN giành nhiều viện trợ cho Việt Nam: vũ khí,máy móc công nghiệp, lương thực thực phẩm, đường mía..v.v. Trong khối XHCN có Ba Lan, vì không có vũ khí viện trợ, không có máy móc công nghiệp để cho, không có đường mía đóng bánh để gửi sang nên Ba Lan đã tặng Việt Nam 1 nhà máy hay đúng hơn là 1 xưởng làm bánh mỳ với công suất 1.500 tấn/năm. Thời kỳ đó, bánh mỳ được liệt vào loại Fast food dễ ăn nhất và Nam Định đã trở thành vựa bánh mỳ cung ứng cho cả vùng Đông Bắc Bộ và khu Bốn cũ.

Sôi động nhất là những năm 91-92, mọi con đường từ TP. Nam Định đi về các huyện lỵ và các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, cạnh ga tàu hỏa đi miền Nam rồi đi Thanh Hóa - Vinh, các bà các cô với sọt bánh mì Ba Lan vàng uơm thơm phức đầy ăm ắp và tỏa hương lan xa một khoảng rộng. Bánh mì Ba Lan là loại bánh mì đặc ruột không xốp như bánh mỳ nơi khác, khách đi đường ghé qua Nam Định ai cũng thường mua ăn dọc đường vì lấy đâu ra hàng quán như bây giờ, và còn làm quà cho người quê, vì nó vừa gọn nhẹ lại thơm ngon, ở quê ai được ăn bánh mỳ là hạnh phúc lâng lâng....

Nhiều người sau khi đã ăn bánh mì Ba Lan ở thành Nam thường muốn được có thêm một lần qua đó, thưởng thức lại. Điều đặc biệt của loại bánh này là đặc ruột và ruột mịn nên ăn no lâu.

Lúc chở ra ga anh Hợi có bảo mua thì mình không chịu, sau có thấy người bê bán ở sân ga có ghi chữ “Bánh mì Ba lan”, đang mua vé chợt nảy ra ý định mua vài cái đem về cho vợ và bạn bè thưởng thức ăn nguội hoặc hấp cơm, để nhớ lại cảm giác, hương thơm thời bao cấp thì người bán bưng đi đâu mất rồi, tìm quanh mà tiếc đã đánh mất một đặc sản, về đến nhà chỉ biết kể cho vợ nghe, nét mặt vợ buồn buồn không phải vì một cái bánh mì mà là vì mình đánh mất một cơ hội đem đến cho người khác một cơ hội tìm lại cảm giác, cũng như trở về ký ức hoài niệm một thời đã qua …

bác có phải nhà văn, thơ, báo, đài gì ko mà viết đến người ND đọc cũng thấy nhớ quê thế này
 

drmatchetzoola

Đại Tá
bác có phải nhà văn, thơ, báo, đài gì ko mà viết đến người ND đọc cũng thấy nhớ quê thế này

No, mình là thầy thuốc, thời Nam Định còn thuộc Hà Nam Ninh mình có chữa bệnh cho một số người ngoài đó vào làm việc ở Quảng Nam, vừa rồi mình ra NĐ công tác và chơi BB, vùng đất và con người NĐ nói chung, anh em CLB Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao TP Nam Định nói riêng đã để lại cho mình những ấn tượng và nhiều kỷ niệm đẹp. Hẹn bạn!
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Phòng khách sạn Vị Hoàng nhìn ra Công Viên Vị Xuyên, nơi yên vị tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương. Sử thần Phan Huy Chú viết: “Danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo vương không mấy đời có; kiêm cả văn võ, thừa trí dũng, dựng nên công lao sự nghiệp kỳ vĩ mà giữ vững trung nghĩa cùng một hàng với Quách Tử Nghi. Ông không những là anh hùng của một thời đại mà cho đến các bậc tướng thần cổ kim cũng ít ai bì kịp”.
Mình đã đến chiêm bái ngài tại đây:


Đặc biệt nữa trong công viên này là nơi yên nghỉ của cụ Trần Tế Xương (mình kiêng nên không dám chụp ảnh mộ phần)


Cách mộ nhà thơ Tú Xương không xa là hồ Vị Xuyên. Đây là phần còn sót lại của sông Vị Hoàng - con sông đã tạo cảm hứng cho nhà thơ thành Nam viết nên bài thơ bất hủ "Sông lấp".
Tìm được clip về vùng đất này hay quá! Ai đã một lần đến và bén duyên với Thành Nam hay những người con xa quê hương NĐ, hãy thử xem một lần để được nhẹ vơi đi nỗi nhớ và mãi nặng lòng rạo rực muốn quay về. Không biết bài hát đầu tiên tên là gì, nhưng làn điệu Ả đào có thể đã làm lay động một vùng đất anh linh.
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Cột cờ Nam Định
Buổi sáng cuối cùng trước khi tàu chuyển bánh về Tam Kỳ, mình cũng may được anh Hợi cho đi thăm chợ hoa, công viên cổ còn nguyên 3 con rồng, xa xa vững chãi là cột cờ Nam Định thẳng nét vương lên bầu trời thành Nam.

Cột cờ.jpg


Cột cờ được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng thời với cột cờ ở kinh thành Huế năm 1807, cột cờ Hà Nội năm 1812 và cột cờ ở thành Bắc Ninh năm 1838. Căn cứ theo một số tư liệu thì cột cờ Thành Nam xây cùng thời với cột cờ Hà Nội. Công trình này đã được bổ sung thêm nhiều như phía trên đỉnh, nên mãi đến năm Quý Mão (1843) mới hoàn tất. Được xếp hạng di tích Quốc gia vào ngày 28/4/1962 (năm mình mới sinh ra đời).




Nơi đây có những sự hy sinh oai dũng! Năm 1873 thực dân Pháp đánh chiếm Nam Định lần thứ nhất, nhiều tướng sĩ và nhân dân Thành Nam đã chiến đấu kiên cường và anh dũng hy sinh, trong đó có anh hùng liệt sỹ nữ Nguyễn Thị Trinh mới ngoài 20 tuổi. Nhân dân Thành Nam đã an táng Nguyễn Thị Trinh và các tướng sỹ ngay tại khu vực Kỳ Đài. Ngày 15/3/1874, vua Tự Đức xét công lao những người có công chống Pháp, Nguyễn Thị Trinh được phong tặng “Giám Thương công chúa” (công chúa coi kho) và cho xây dựng miếu thờ ngay tại Kỳ Đài. Năm 1891, vua Thành Thái truy phong 4 chữ “Tiết liệt anh phong”. Bà được nhân dân tân phong là Thành Hoàng Đương Cảnh, Bạch Hoa công chúa, thường gọi là Bà chúa Bản tỉnh hay Bà chúa Cột Cờ.
Hôm đó mình có chơi BB đánh đơn và đôi với Bác sĩ Dung, cô ấy có lối đánh rất dũng mãnh, thông minh, linh hoạt 2 càng, chặn đẩy đều, quyết định dứt điểm, có lẽ đó cũng là nét đặc trưng tinh thần con cháu của Bà Chúa Cột cờ vậy. Kính bái Bà!
 
Last edited:

ruoubakich

Trung Tá
Chào Dr ! Nghe ông tả tôi muốn đến ngay NĐ ông ạ . Ông Hợi là chiến hữu của tôi .Tôi dự định tuần sau cùng AE Tiên Yên đi Nam Định xem có như ông tả không ? Bài viết của ông rất hay . Hẹn gặp lại ông nhé .
 

drmatchetzoola

Đại Tá
Cuối tuần này 5 ae từ Quảng Ninh đến Nam Định giao lưu , mong ace sắp xếp thời gian nhé .

Cảm ơn anh ruoubakich đã đọc bài, drmatchet sau khi học hỏi những đường bóng thì uống rượu ba kích, ăn thịt chóa và lắng nghe tiếng hát của ca sĩ Ngọc Hợi thì quá tuyệt. Chúc anh ruoubakich vui vẻ!
 

Bình luận từ Facebook

Top