Hiện tại tìm trên Google có thể thấy xuất hiện một số tên công ty có chữ "Mizuno" nhưng theo tìm hiểu của em họ đều không phải là công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện...của Mizuno chuyên sản xuất đồ thể thao trong đó có bóng bàn mà ae biết. Trên trang chủ của Mizuno Nhật Bản cũng không có bất cứ thông tin nào về việc họ có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, cũng có nghĩa là họ không sở hữu nhà máy sản xuất gia công giày của mình, mà phải thuê doanh nghiệp nào đó sản xuất, gia công giày cho mình.
Khi hàng hóa sản xuất xong, theo nguyên tắc phải được kiểm hàng, treo nhãn giấy, bọc giấy, đóng hộp theo đúng tiêu chuẩn của đơn hàng của công ty Mizuno Nhật Bản. Nếu Mizuno Nhật Bản không có văn phòng đại diện hay nhà phân phối hay công ty đối tác mua hàng của họ tại Việt Nam thì về nguyên tắc họ phải xuất toàn bộ lô hàng về Nhật Bản, sau đó ai mua thì sẽ có thể mua thẳng từ Mizuno hoặc mua tại đại lý của Mizuno, hoặc mua gom rồi đóng hàng mang về...Mà ae đều biết, nếu đường hoàng làm thủ tục nhập khẩu giữa các pháp nhân với nhau thì rất dễ dàng minh bạch, nhưng nếu việc thu mua bên Nhật qua nhiều khâu lằng nhằng thì khó truy xuất nguồn gốc, hóa đơn chứng từ...nên khó thực hiện xuất khẩu bình thường mà các cty hay cửa hàng thường thuê dịch vụ gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam. Nếu Mizuno có đối tác tại Việt Nam thì cách tiện nhất là họ không cần phải xuất hàng về Nhật mà có thể chuyển ngay cho đối tác cho tiện. Để làm việc đó, Mizuno vẫn phải đưa hàng ra cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu về Nhật như bình thường. Nhưng thay vì xuất hết thì họ tách ra phần sẽ bán cho đối tác Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ tại khu vực đặc biệt của Hải quan. Khi đó, công ty đối tác chỉ việc mang giấy tờ nhập khẩu đến trình Hải quan để nhận lô hàng một cách rất đơn giản nhanh chóng và mang về phân phối cho các đại lý của mình theo chính sách giá cả, chiết khấu, giá bán...mà họ đã quy định thỏa thuận với nhau để không có sự chênh lệch dẫn đến loạn giá. Để biết thêm hình thức này, ae tham khảo Google "tạm xuất, tái nhập" nhé.
Có một số ae nói rằng đây là sản phẩm hàng mẫu, xuất dư, thừa tuồn ra...và bán với giá rất rẻ. Tuy nhiên, gần 20 năm trước khi em phụ trách đơn hàng may áo cho Nike thì họ rất nghiêm, nhà xưởng phải đạt tiêu chuẩn, kĩ lưỡng đến độ sáng của bóng đèn, không gian làm việc, số cửa sổ, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng của từng bữa ăn, số nhà vs, lương, tăng ca...và không bao giờ có sản phẩm xuất dư, thừa, thừa là trước khi xuất phải niêm phong kiểm kê hoặc cho hủy trước mắt đại diện của hãng, không có chuyện tuồn được hàng ra ngoài. Mà nếu ae dùng hàng xịn rồi không cần nghe ai nói, nhìn đường kim mũi chỉ, nhìn dáng áo là biết ngay giả hay thật. Ví dụ như bộ Uniqlo kiểu như thế này, em nhìn cái là biết ngay hàng fake, Uniqlo đơn giản là không bao giờ có kiểu hàng như vậy! Thật may giờ Uniqlo đã có hệ thống cửa hàng tại Việt Nam rồi nên ae có thể tham khảo được.
Về giá bán sản phẩm thì em ví dụ đôi WaveDrive 8, hiện tại các shop trong nước bán trung bình 2.3Tr/đôi, ai thân quen thì bớt cho 50K cà phê là cùng. Tại trang web bán hàng online của Mizuno Nhật thì đôi này hiện có giá 10,120 Yên, phí ship 550Yen, tổng là 10,670Yen (x tỷ giá quy đổi 1 Yên = 205 Đ) thì tương đương 2.187Tr/đôi.
View attachment 136935
Trên các shop online bán đồ bóng bàn tại Nhật thì đang bán sales mùa thu, giá trung bình 7,600 Yên/đôi, nếu công thêm phí vận chuyển, phì thu tiền sau (COD) thì mất thêm cùng lắm là 1,000Yen, vậy tổng hết 8,600Yen = 1.765Tr.
Ae cũng biết, chi phí xuất nhập khẩu chính ngạch từ Nhật về Việt Nam cũng không hề rẻ, nhất là trong tình hình dịch bệnh thế này, chi phí đôi lên cực cao, gấp 4-8 lần mà cũng không có container để thuê, rồi chi phí trong nước như đi lại, thủ tục, lưu kho, phân phối, thuế má...đều tăng, bao nhiêu chi phí đều chia ra cho đầu sản phẩm để đảm bảo giá giữ nguyên mà hệ thống vẫn sống được, tức là cả hệ thống phải giảm lợi nhuận của mình xuống.
Vậy mọi người hỏi tại sao giá hãng lại đắt hơn giá shop (online) như vậy? Câu trả lời là tại Nhật, hãng sản xuất luôn có giá bán lẻ đề xuất (kỳ vọng) là để ước lượng giá trị của sản phẩm của mình khi bán trên thị trường, vì vậy tại trang web bán hàng của chính hãng thì họ để giá này, và bên cạnh luôn có kèm theo cụm từ "giá bán lẻ đề xuất" (Honda Việt Nam cũng vậy). Còn khi phân phối cho các công ty, đại lý thì họ phải phân phối với giá bán sỉ, còn đại lý, cửa hàng bán với giá bao nhiêu thì do những người này tự quyết định mà hãng không thể can thiệp. Cơ bản thì giá bán lẻ tại các cửa hàng online bao giờ cũng rẻ hơn giá bán lẻ đề xuất của hãng vì bán hàng online tiết kiệm được rất nhiều chi phí nên họ có thể bán rẻ được, ngoài ra cũng phải cạnh tranh với các shop khác nên nếu anh một mình một giá anh sẽ không bán được cho ai đôi giày nào. Ngược lại, những shop bán hàng bằng cách bày sản phẩm lên kệ tại mặt bằng thì họ phải trả rất nhiều chi phí như kho, cửa hàng, kệ tủ, nhân viên...nên họ không thể bán giá rẻ như online shop, thậm chí có shop còn có tiện ích này nọ và bán với giá bán lẻ bằng hoặc cao hơn giá bán lẻ của hãng đề xuất.
Điều đặc biệt là, ở Nhật, những sản phẩm nào đã không còn sản xuất nữa thì thường hay được săn lùng làm vật lưu niệm nên thường họ bán giá rất cao. Ví dụ cây vợt kỷ niệm 70 năm của Butterfly bán trên trang web của hãng chỉ khoảng hơn 4Tr chút thôi, nhưng sau khi hết hạn đặt hàng thì nhiều ae bên đó bán lại giá gấp đôi, ba...Em cũng định mua một cây (giá gốc) nhưng thấy chả cần nên thôi không mua nữa, luyện võ bằng Vis chờ cơ hội thịt anh "Hàng Rươi" là được rồi