I.1.4 European Loop vs. Chinese Loop
Overview
There are a few but nonetheless distinct differences in the way Chinese players perform the forehand loop stroke compared to European players. In most regards the strokes are similar, requiring the legs and torso as the powertrain; however, they diverge in the usage of the arm and its joints. The Chinese stroke implements a straighter arm for generating more power; whereas, the European stroke implements a bent arm, which facilitates a quicker recovery.
Differences in the Forehand Loop Stroke
Arm extension: Both the European and Chinese loops rely on the legs, hips, and torso for proper upper body rotation, which in turn drives the arm. However, the Chinese style implements a fuller extension of the arm, which generates greater power. Any significant bending of the elbow occurs only during the follow through of the swing. Using the Chinese style, the arm's axis of rotation is primarily at the shoulder; whereas, using the European style, the arm's axis of rotation is primarily at the elbow, keeping the racket closer to the body and potentially facilitating a quicker recovery.
"Whip" arm: Both the Chinese and European styles "whip" the arm through the stroke. Due to the full arm extension in the Chinese stroke, this can give the illusion of having a "stiff" arm through the stroke; however, both styles require a degree of relaxation in the arm in order to achieve the proper "whipping" effect and maximum velocity. That is, the arm should never be "stiff", as muscle tension will slow the swing, interrupt proper contact timing, and decrease reaction time. The European style whips primarily the forearm and the Chinese style whips the whole arm.
Legs and Body requirements: Both styles require the legs and hips to drive upper body rotation to achieve the maximum efficiency of both power and control. For example, attempting to loop heavy backspin without driving the stroke with the legs will often result in failure, i.e., a netted ball.
Follow-through: Follow through is very important with any stroke, offensive or defensive. The European and Chinese strokes are not exceptions. They require a full follow-through, which maximizes dwell time and has a direct effect on control and placement. Where the follow-through "ends" depends on the type of ball being looped. High, spinny loops, or those against heavy backspin, will generally have a diagonal swing relative to the table and a follow-through with a higher end-point (e.g. above the eyes, like a military salute). Counter loops against topspin will generally have a slightly more horizontal swing relative to the table with a lower end-point that is usually below the eye line, around shoulder level. Follow through in both strokes should have a forward feel, rather than just side-to-side.
A final point on follow through: Although a good follow-through is vital to a good shot, it should be obvious that any major energy spent on swinging after the ball has been hit is wasted energy. That is, a good follow-through is necessary, but the bulk of the energy expenditure in the swing should be toward the very beginning, peaking at contact with the ball, and quickly diminishing thereafter so as to recover to the ready position in anticipation of the next shot. The Chinese stroke does require the use of the entire arm, and therefore feels like a "bigger" swing. In reality, if effort is applied quickly and explosively, yet diminishing just as quickly after contact with the ball, a player should not find his- or herself over committed or off-balance.
Wrist movement: Wrist movement can be incorporated in both strokes to add power to the shot.
Caveats: Although there are distinctions between the Chinese and European styles, it should not be assumed that a player need choose one particular style of stroke or the other. Indeed, the strokes are more similar than they are dissimilar. The distinctions between the two strokes are not absolute and there is overlap in their applications. Rarely do any players use a Chinese stroke "all the time", nor does any player use the European stroke "all the time". Different situations require differents responses. The explanations here are describing the differences between the two strokes in their "pure" or "ideal" form, isolated and under ideal conditions.
I.1.4 Giật kiểu châu Âu so với giật kiểu Trung Quốc
Tổng quan
Có một vài sự khác nhau trong cách thực hiện cú giật thuận tay của các VĐV Trung Quốc so với các VĐV châu Âu. Hầu hết các động tác liên quan đến cú giật là tương tự nhau, với sự đòi hỏi 2 chân và thân trên phải như là một bộ truyền lực; tuy nhiên, 2 lối đánh này khác nhau ở cách sử dụng cánh tay và các chỗ nối của nó. Cú giật kiểu Trung Quốc thực hiện với cánh tay thẳng hơn nhằm tạo ra lực lớn hơn; trong khi cú giật kiểu châu Âu được thực hiện với cánh tay cong (gập khuỷu tay – ND), nhờ thế mà việc thu tay về sẽ nhanh chóng hơn.
Những điểm khác nhau trong cú giật thuận tay
Độ giang rộng của cánh tay: Cả cú giật kiểu Châu Âu và Trung Quốc đều dựa vào các chân, hông và xoay thân trên một cách thích hợp để điều khiển cánh tay. Tuy nhiên, kiểu Trung Quốc mở rộng cánh tay nhiều hơn, điều đó tạo ra lực đánh lớn hơn. Bất cứ sự gập khuỷu tay đáng kể nào cũng chỉ xuất hiện trong khi xoay lấy đà. Sử dụng kiểu giật Trung Quốc, trục xoay của cánh tay chủ yếu là ở vai; trong khi với việc sử dụng cú giật kiểu châu Âu thì trục xoay của cánh tay là tại khuỷu tay, giữ cho vợt ở gần thân người và tạo thuận lợi cho việc thu tay về một cách nhanh chóng.
“Quất” cánh tay: Cả kiểu giật Trung quốc và Châu Âu đều “quất” cánh tay suốt cú đánh. Do giang rộng cánh tay hoàn toàn trong cú giật kiểu Trung Quốc, điều này có thể gây cảm giác rằng cánh tay “cứng” suốt cú đánh; tuy nhiên, cả 2 kiểu đều đòi hỏi một độ thả lỏng cánh tay nhằm đạt được hiệu ứng “quất roi” một cách thích hợp và đạt vận tốc cao nhất. Điều đó có nghĩa là, cánh tay không bao giờ được “cứng”, bởi vì sự căng cứng cơ bắp sẽ làm chậm sự xoay trở, làm ngắt quãng thời gian tiếp xúc, và làm giảm nhỏ thời gian phục hồi. Kiểu giật châu Âu chủ yếu vụt cánh tay ngoài (cẳng tay – ND) và kiểu Trung Quốc thì vụt toàn bộ cánh tay.
Các yêu cầu về chân và phần thân người: cả 2 kiểu giật đều đòi hỏi các chân và hông điều khiển phần thân trên xoay để đạt được hiệu quả tối đa về cả lực và độ kiểm soát. Ví dụ, khi cố gắng để giật một đường bóng xoáy xuống nặng mà không điều khiển cú đánh bằng các chân thì kết quả thường là thất bại, chẳng hạn bóng sẽ không qua lưới.
Đà đánh bóng: Đà đánh bóng rất quan trọng trong mọi cú đánh, tấn công hoặc phòng thủ. Các cú giật kiểu châu Âu và kiểu Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Chúng đòi hỏi một đà đánh bóng đầy đủ, có điểm dừng tối ưu và tạo ra hiệu quả trực tiếp lên sự kiểm soát và phân bổ (bóng-ND). Trong đó “các điểm cuối” của đà đánh bóng phụ thuộc vào kiểu bóng được giật. Những cú giật cao, xoáy, hoặc những cú giật chống lại đường bóng xoáy xuống nặng, thường có sự xoay chéo một cách tương đối so với bàn và một đà đánh bóng với điểm kết thúc cao hơn (chẳng hạn ở trên mắt, giống như động tác chào của quân đội). Những cú giật đều, chống lại đường bóng xoáy lên thì thường có hướng đánh nằm ngang nhiều hơn so với bàn với điểm kết thúc thấp hơn, thường là ở dưới tầm mắt. Đà đánh bóng trong cả 2 cú đánh đều cần phải hướng về phía trước nhiều hơn là chỉ từ bên này sang bên kia.
Ý cuối cùng về đà đánh bóng: Mặc dù đà đánh tốt là tối cần thiết để có một cú đánh tốt, thì hiển nhiên rằng năng lượng chính còn dư sau khi bóng đã được đánh đi là năng lượng thừa. Có nghĩa là, đà đánh bóng tốt là cần thiết, song phần lớn năng lượng tiêu thụ trong cú đánh cần phải được tập trung vào ngay lúc bắt đầu, đạt đỉnh mạnh nhất vào thời điểm tiếp xúc với quả bóng, và nhanh chóng được giảm nhỏ ngay sau đó để thu tay về vị trí sẵn sàng chuẩn bị cho cú đánh tiếp theo. Cú giật kiểu Trung Quốc đòi hỏi sử dụng toàn bộ cánh tay, và vì thế cảm thấy cú đánh “lớn hơn”. Trong thực tế, nếu lực được sử dụng rất nhanh và mạnh mẽ, lại không được giảm nhanh ngay sau khi chạm bóng, thì đấu thủ dễ bị mất thăng bằng.
Sự chuyển động cổ tay: Sự chuyển động của cổ tay được hợp nhất trong cả 2 kiểu đánh nhằm tăng thêm lực cho cú tấn công.
Những lưu ý: Mặc dù có những sự phân biệt giữa kiểu giật Trung quốc và Châu Âu, thì cũng không nhất thiết phải cho rằng một người chơi bóng phải lựa chọn kiểu này hay kiểu kia. Thực vậy, các cú đánh có nhiều điểm tương đồng hơn là những điểm khác nhau. Không có sự phân biệt tuyệt đối giữa 2 cú giật và có nhiều sự trùng lặp khi áp dụng chúng. Hiếm khi thấy một người nào đó chỉ sử dụng kiểu giật Trung Quốc “trong mọi lúc”, cũng không thấy ai chỉ sử dụng kiểu giật châu Âu “trong mọi thời gian”. Các tình huống khác nhau đòi hỏi những sự đáp ứng khác nhau. Những giải thích ở đây mô tả những sự khác nhau giữa 2 cú giật dưới hình thức “bản chất” hoặc “ý tưởng”, với các điều kiện và ý nghĩa riêng.