Trong năm 2013, Stiga cho ra mắt cốt vợt loại mới nhất, đc giới thiệu với công nghệ VPS (Veneer Precision System). Công nghệ VPS này dùng tay để lựa chọn 3 lớp gỗ ở giữa (cốt Stiga này có 5 lớp) sau khi những lớp gỗ này qua quá trình sấy và làm nguội với thời gian và nhiệt độ chính xác . Công nghệ Touch Diamond làm tăng độ cứng ở 2 lớp ngoài cùng và mặt vợt được xử lý rất mượt, đi kèm với công nghệ VPS ở trên sẽ cho ra cây vợt tấn công với khối lượng nhẹ, cảm giác chắc bóng. Cây này đc giới thiệu sẽ "cung cấp cho bạn khả năng để làm chủ các yếu tố quan trọng trong bóng bàn hiện đại". Cây Infinity này được phát triển cùng với các VDV hàng đầu của tuyển TQ. Vợt này thích hợp với rơ tấn công với quả giật mạnh mẽ. Hàng made in Thụy Điển
Thời gian vừa rồi mình được tặng 1 cốt Stiga Infinity VPS cán FL nặng 77gr, sau vài buổi test mình gửi review cho mọi người tham khảo.
Mình sẽ review đầy đủ, chi tiết nhất có thể vì lâu rồi mình mới test vợt mới
Thiết kế:
- Màu sắc
Mình rất thích cách phối màu của Stiga trên sản phẩm này. Với gam màu nâu đen và viền trắng làm vợt khá nổi bật mặc dù màu sắc chủ đạo là gam màu tối. Cách phối màu này làm mình có cảm giác vợt thuộc loại cổ điển, nhìn thấy là muốn test xem thế nào.
- Hình dạng mặt vợt:
Mặt vợt khá cân đối, kích thước 155x149mm. So với những mặt vợt của BTY thì Stiga VPS V nhỏ hơn 1 chút. Mặt vợt nhỏ thì mút cắt vào sẽ nhỏ và vợt sẽ nhẹ hơn 1 chút so với mặt vợt to.
- Cán vợt:
Mình rất thích cán của cây VPS này, là cán Master nhưng khá to và tròn, cầm vào rất ôm tay. Eo vợt sâu, giúp cầm vợt đc sâu hơn, vợt cân bằng hơn, không bị nặng đầu. Tuy nhiên mép cạnh vợt hơi sắc, nên dung giấy nhám đánh nhẹ cầm vào sẽ ít bị cấn hơn.
- Cấu trúc :
Vợt là 5 lớp với 2 lớp ngoài là limba khá mỏng, 2 lớp kế tiếp là spurce, lõi dày nhất là gì mình không rõ. Limba có đặc đính là tương đối mềm, khá bám bóng. Trong khi đó spurce lại khá cứng và dai, lõi vợt dày và cứng nên tổng thể cốt vợt khá cứng theo mình dự đoán
Chất lượng hoàn thiện:
- Lớp limba bề mặt rất láng, mịn, lột mút sẽ không bị tước gỗ, limba không già lắm, không có mắt gỗ.
- Lớp Spurce rất đều và khít, chứng tỏ gỗ rất già nên vợt sẽ cứng nhiều.
- Cán vợt mài mịn, khít giữa 2 ốp cán và cốt, logo đóng đẹp, khít.
- Cạnh vợt hơi sắc, cần dung giấy nhám đánh laị.
Kết hợp với mút:
Với cấu trúc kinh điển 5 lớp với gỗ như vậy thì chắn chắn cây này hợp với mặt Tàu, mình dán H3 Neo market đã tune vào bên FH và BH là Rasant PowerSponge.
Do vợt mình chỉ có 77gr nên dán 2 mút vào cầm thấy khá thích, vợt rất cân bằng và chắc tay. Trước đây mình nghĩ đây sẽ là cốt vợt mềm, tuy nhiên dùng bóng tâng thử lên mút thì biết rằng mình đã nghĩ sai. Tiếng bóng rất trong chứng tỏ vợt khá cứng, để biết vợt cứng đến đâu mình xách vợt đi clb test tầm 2 tiếng, sau đây là kết quả.
Kỹ thuật bên phải:
Đôi công: vợt khá cứng nên đôi công dễ dàng, bóng qua tốc độ nhanh, ít xoáy. Do dán H3 bên phải nên khi tiếp xúc bóng nghe “chát chát” rất ghê. Nhiều lần phải giải thích rằng bóng không bị bể, âm thanh là do mút và vợt.
Giật xung: lùi cách bàn tầm 1-1,5m, thực hiện động tác giật xung vài quả đầu thì thấy bóng rớt lưới nhiều, 1 phần do không quen với vợt cứng, phần khác do mút mới còn cứng nên chưa quen động tác. Thực hiện điều chỉnh động tác lại thì tỉ lệ vào bàn nhiều hơn. Cảm giác bóng đi nhanh và sát lướt, ít cầu vồng, lực bóng ra có lực..
Giật moi: đợi bóng hơi rớt xuống rồi thực hiện động tác giật moi thì thấy trơn tru, bóng cũng ít cầu vồng, đi nhanh hơn vợt mềm.
Gò, bắt ngắn, giao bóng: dễ thực hiện vì cán vợt rất tối ưu, tuy cầm vợt chắc tay nhưng không hạn chế góc mở cổ tay nên rất dễ thực hiện động giác giao bóng xoáy, bắt ngắn, gò bóng. Tuy vợt có cảm giác hơi cứng nhưng dễ dàng tạo xoáy.
Kỹ thuật bên trái:
Đôi công: mút Rasant PowerSponge có cảm giác tương đối mềm, rất hợp với cốt VPS này. Bóng đôi công trái tay có âm thanh khá to, dễ điều chỉnh và đánh rất dễ vào bàn.
Giật xung: bóng đi tốc độ nhanh, xoáy nhiều vì Rasant PowerSponge khá lún bóng và bản thân VPS là vợt có tốc độ cao nên quả giật trái rất tốt. Cán vợt rất tối ưu nên rất tự tin giật trái.
Giật moi: moi xoáy trong bàn dễ dàng cũng vì cán vợt quá gọn, bản thân cả cây vợt đều gọn gang nên vấn đề moi xoáy bằng BH dễ dàng hơn những cây vợt khác.
Gò, giao bóng, bắt ngắn: cũng khá giống bên FH, tuy nhiên giao bóng trái tay hơi thiếu xoáy vì vợt khá nhẹ và động tác giao trái tay cũng ít tạo xoáy hơn so với FH.
Qua buổi test khoảng 2h, cá nhân mình thấy cốt VPS V khá cứng, thích hợp với lối đánh tấn công toàn diện. Cốt sẽ hợp với mặt có độ cứng trung bình trở lên, đánh rất tốt với những mút bọt khí như Rasant series, Acuda series, Rakza series và Tenergies. Đối với mặt Tàu bên FH thì nên tune kỹ và đánh 1 thời gian tương đối để mút mềm ra mới đánh với VPS được. Cũng có thể do mình dùng H3 Market nên cảm thấy mút hơi cứng. Bạn nào dùng mút Tàu mà toàn diện 2 càng thì VPS sẽ rất lợi hại, cán vợt VPS thật sự rất thoải mái đối với mình. Lối đánh 3rd ball của mặt Tàu sẽ rất hợp với cốt Stiga Infinity VPS V này. Là cốt tấn công nên đòi hỏi người chơi phải chủ động tấn công thì mới khai thác được hết khả năng tiềm ẩn của cốt mang lại.
Để tiện so sánh, mình sẽ so sánh Infinity bản thương mại (không phải PRO) với Long 3 và Nittaku Acoustic theo quan điểm cá nhân:
Tốc độ, độ cứng: Long 3 > VPS V > NA
Kiểm soát, độ xoáy: NA> VPS V > Long 3
Khối lượng trung bình: Long 3 > NA ~ VPS V
Kết hợp mút:
- Nhật, Đức: NA ~ VPS V > Long 3
- Tàu: Long 3 > NA > VPS V
Giá thành: Long 3 > NA > VPS V
Công năng/giá thành: VPS V > NA ~ Long 3
Qua so sánh trên, VPS V là cốt vợt rất đáng để thử. Cốt vợt trung tính giữa mặt Tàu và Nhật Đức, trường phái nào cũng có thể sử dụng. Nếu bạn chơi mút Nhật, Đức thì hãy chọn vợt tầm 85gr trở lên, mặt Tàu thì có thể chọn tầm 80gr. Hy vọng bài review của mình có thể giúp ích cho mọi người, nhất là những người đang quan tâm đến cốt vợt này