Nói với chính mình - Nhanh hay chậm

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Kiểm soát trận đấu, một đề tài quá lớn, mà bây giờ mình mới biết được một phần rất nhỏ. NHANH HAY CHẬM

Đã từng đọc, từng chơi, và từng bị KIỂM SOÁT TRẬN ĐẤU. Có nhiều công cụ để kiểm soát trận đấu
1. Xoáy
2. Tốc độ
3. Điểm rơi
4. Khoảng cách

1. Xoáy, đây là công cụ chính của trình cao hơn kiểm soát trận đấu với trình thấp hơn. Thể hiện bằng các cú lừa, xuống nặng, lên dài thộc, chuội, lỏng ... Bên kiểm soát đẩy bên bị kiểm soát vào tình thế bị động, luôn luôn phải phán đoán và chống đỡ, khiến đối thủ chỉ còn tập trung vào việc đưa bóng sang bàn, chứ không còn tập trung vào việc làm khó đối phương

2. Tốc độ, đây là cái mình mới nghiệm ra hôm nay. Khi đánh với trình D, hội @choctietlon anh @hungchalo anh Lân ... vẫn nói, bóng em đơn giản quá, cần giữ được sự chủ động, chứ đừng bị động làm theo họ, muốn thế cần ... Nói thì nghe, nhưng thực sự là gì thì mình chưa hiểu, cho đến hôm nay, khi thực hiện đựơc, mới hiểu thế nào là kiểm soát trận đầu bằng tốc độ.

Mình chơi cốt gỗ, nên việc khiến tốc độ bóng chậm lại là dễ hơn cốt sợi, còn đẩy nhanh lên thì tuỳ từng quả thực hiện, nói chung là, có thể thay đổi tốc độ việc trả bóng đối phương

Mọi người vẫn nói, bóng bàn là lần lựơt, người ta đánh xong, đến mình đánh, thành ra mình chưa đánh xong, họ cũng không được đánh, vì vậy, tuy là bị động, phải đỡ bóng, nhưng ngược lại, mình lại là người chủ động, quyết định thời điểm và tốc độ của việc trả bóng lại, tức là nếu mình điều khiển thời điểm và tốc độ trả bóng lại, thì mình lại kiểm soát được đối thủ

Thâm thuý và kỳ diệu

3. Điểm rơi, cái này thì ai chắc cũng biết, điển hình là ngay từ các loại gà con mới tập chơi như mình, cũng cố đưa bóng vào cạnh bàn, cuối bàn, sát lưới, mang cá, thay đổi trái phải liên tục, ... Cái này gắn bó mật thiết với Tốc độ

4. Cái này chắc nhiều người biết, nhưng cũng nhiều người chưa biết. Nếu bạn đã từng thay đổi cự ly chơi cố định so với bàn, chắc bạn biết. Nhưng nếu, khoảng cách của bạn so với bạn là cố định tương đối, chắc bạn cần học thêm. Mỗi người, do thói quen, năng khiếu, cấu tạo cơ thể, ... sẽ phù hợp với một khoảng cách nhất định, nhưng đừng cố định nó, theo kinh nghiệm của mình, hãy thử thay đổi, vì chắc gì bạn đã đang chơi ở khoảng cách tốt nhất, phù hợp với bạn để khống chế đối phương. Theo trình gà của mình, khoảng cách bạn với bàn sẽ giúp bạn có thêm 3 yếu tố kia ở mức hiệu quả cao nhất

Trình gà tự nghiệm
 

backhand-ghost

Đại Tá
Kiểm soát trận đấu, một đề tài quá lớn, mà bây giờ mình mới biết được một phần rất nhỏ. NHANH HAY CHẬM

Đã từng đọc, từng chơi, và từng bị KIỂM SOÁT TRẬN ĐẤU. Có nhiều công cụ để kiểm soát trận đấu
1. Xoáy
2. Tốc độ
3. Điểm rơi
4. Khoảng cách

1. Xoáy, đây là công cụ chính của trình cao hơn kiểm soát trận đấu với trình thấp hơn. Thể hiện bằng các cú lừa, xuống nặng, lên dài thộc, chuội, lỏng ... Bên kiểm soát đẩy bên bị kiểm soát vào tình thế bị động, luôn luôn phải phán đoán và chống đỡ, khiến đối thủ chỉ còn tập trung vào việc đưa bóng sang bàn, chứ không còn tập trung vào việc làm khó đối phương

2. Tốc độ, đây là cái mình mới nghiệm ra hôm nay. Khi đánh với trình D, hội @choctietlon anh @hungchalo anh Lân ... vẫn nói, bóng em đơn giản quá, cần giữ được sự chủ động, chứ đừng bị động làm theo họ, muốn thế cần ... Nói thì nghe, nhưng thực sự là gì thì mình chưa hiểu, cho đến hôm nay, khi thực hiện đựơc, mới hiểu thế nào là kiểm soát trận đầu bằng tốc độ.

Mình chơi cốt gỗ, nên việc khiến tốc độ bóng chậm lại là dễ hơn cốt sợi, còn đẩy nhanh lên thì tuỳ từng quả thực hiện, nói chung là, có thể thay đổi tốc độ việc trả bóng đối phương

Mọi người vẫn nói, bóng bàn là lần lựơt, người ta đánh xong, đến mình đánh, thành ra mình chưa đánh xong, họ cũng không được đánh, vì vậy, tuy là bị động, phải đỡ bóng, nhưng ngược lại, mình lại là người chủ động, quyết định thời điểm và tốc độ của việc trả bóng lại, tức là nếu mình điều khiển thời điểm và tốc độ trả bóng lại, thì mình lại kiểm soát được đối thủ

Thâm thuý và kỳ diệu

3. Điểm rơi, cái này thì ai chắc cũng biết, điển hình là ngay từ các loại gà con mới tập chơi như mình, cũng cố đưa bóng vào cạnh bàn, cuối bàn, sát lưới, mang cá, thay đổi trái phải liên tục, ... Cái này gắn bó mật thiết với Tốc độ

4. Cái này chắc nhiều người biết, nhưng cũng nhiều người chưa biết. Nếu bạn đã từng thay đổi cự ly chơi cố định so với bàn, chắc bạn biết. Nhưng nếu, khoảng cách của bạn so với bạn là cố định tương đối, chắc bạn cần học thêm. Mỗi người, do thói quen, năng khiếu, cấu tạo cơ thể, ... sẽ phù hợp với một khoảng cách nhất định, nhưng đừng cố định nó, theo kinh nghiệm của mình, hãy thử thay đổi, vì chắc gì bạn đã đang chơi ở khoảng cách tốt nhất, phù hợp với bạn để khống chế đối phương. Theo trình gà của mình, khoảng cách bạn với bàn sẽ giúp bạn có thêm 3 yếu tố kia ở mức hiệu quả cao nhất

Trình gà tự nghiệm
Tôi hơi lơ mơ hiểu một tí rằng ông định nói cái gì rồi. Đây mới là vấn đề, nó phải có giải pháp chứ.
Nhưng phải nói là bạn say quả bóng thật.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Sâu thêm một chút.

Kiểm soát, nó gồm những giai đoạn nào trong một pha bóng.

Hôm qua, em mới suy nghĩ về việc kiểm soát, thay đổi tốc độ trận đấu. Đến hôm nay áp dụng, thì mới gặp một vấn đề thực nghiệm, ta sẽ kiểm soát đến bao giờ. Chả nhẽ, suốt một pha bóng chỉ là các cú bỏ bóng, vẩy bóng lừng khừng, chuội hoặc xoáy, hoặc ... kiểu ru ngu rồi hét vào tai

Có điều gì đó không ổn lắm, vì thực tế, theo thực tiễn chiến trận gà con hôm nay, yếu tố bất ngờ chỉ cần lặp lại ở nhịp bóng thứ 3 trở đi thì nó không còn bất ngờ nữa, và đối thủ đang chờ sẵn một cơ hội quyết điểm ăn liền, mà do chính cái bất ngờ của ta tạo ra khiến pha bóng cứ lừng khừng không quyết.

Suy nghĩ về điều đó.

Theo mình tự nghiệm, có thể nó gồm các giai đoạn sau:

1. Kiểm soát bóng khiến đối phương mất chủ động

2. Ngay sau khi đối phương mất chủ động, họ sẽ bộc lộ điểm yếu tại pha bóng đó, họ có thể sửa sai bằng việc tấn công yếu ớt nhằm giành lại thế chủ động

3. Tận dụng điểm yếu, hoặc lợi dụng cú tấn công yếu ớt để chiếm TIÊN

4. Ngay sau khi chiếm được TIÊN, phải đưa pha bóng về điểm mạnh của mình để phát huy duy trì thế TIÊN

5. Đàn áp, áp đảo trên thế TIÊN để giành điểm.

Dựa trên các bước theo trình tự kiểm soát nêu trên, em mạnh dạn đề xuất lối chơi thiên về kiểm soát trận đấu thông qua kiểm soát từng pha đánh

1. giao bóng/đỡ giao bóng: ngay ở pha bóng đầu tiên này, cần tạo ra thế bất ngờ cho đối phương. Ở đây, em chỉ nghĩ là tạo được bất ngờ đã là rất thành công rồi, không dám nói đến khiến đối phương bị áp đảo. Bất ngờ dễ làm hơn áp đảo, vì để áp đảo, cần có một pha bóng hoàn hảo từ XOÁY, LỰC, ĐIỂM RƠI, ... trong khi, bất ngờ chỉ cần đến 1 trong 3 yếu tố đó, XOÁY nặng/nhẹ/chuội, ... hơn những gì đối phương chờ đợi, TỐC ĐỘ nhanh/chậm hơn nhịp đối phương đang chờ, ĐIỂM RƠI xê dịch một chút với khoảng chờ đánh của đối phương, chỉ cần họ phải di chuyển vị trí, tay cầm vợt, ... ở bước này, em nghĩ thế đã là thành công.

Đường bóng bất ngờ không khiến đối phương mất điểm, thậm chí họ vẫn tấn công được đừơng bóng đó, nhưng chắc chắn, với đường bóng bất ngờ, xác suất để đối phương ra đòn quyết định lấy điểm và giành điểm thường nhỏ hơn 50%.

Nói một cách đơn giản, ví dụ thực tế, với một cú giao bóng, nếu đối thủ chờ ta moi trái, ít xoáy, thì một cú ngửa BH đẩy chuội là đủ bất ngờ rồi ạ
 

Linh69

Đại Tá
Sâu thêm một chút.

Kiểm soát, nó gồm những giai đoạn nào trong một pha bóng.

Hôm qua, em mới suy nghĩ về việc kiểm soát, thay đổi tốc độ trận đấu. Đến hôm nay áp dụng, thì mới gặp một vấn đề thực nghiệm, ta sẽ kiểm soát đến bao giờ. Chả nhẽ, suốt một pha bóng chỉ là các cú bỏ bóng, vẩy bóng lừng khừng, chuội hoặc xoáy, hoặc ... kiểu ru ngu rồi hét vào tai

Có điều gì đó không ổn lắm, vì thực tế, theo thực tiễn chiến trận gà con hôm nay, yếu tố bất ngờ chỉ cần lặp lại ở nhịp bóng thứ 3 trở đi thì nó không còn bất ngờ nữa, và đối thủ đang chờ sẵn một cơ hội quyết điểm ăn liền, mà do chính cái bất ngờ của ta tạo ra khiến pha bóng cứ lừng khừng không quyết.

Suy nghĩ về điều đó.

Theo mình tự nghiệm, có thể nó gồm các giai đoạn sau:

1. Kiểm soát bóng khiến đối phương mất chủ động

2. Ngay sau khi đối phương mất chủ động, họ sẽ bộc lộ điểm yếu tại pha bóng đó, họ có thể sửa sai bằng việc tấn công yếu ớt nhằm giành lại thế chủ động

3. Tận dụng điểm yếu, hoặc lợi dụng cú tấn công yếu ớt để chiếm TIÊN

4. Ngay sau khi chiếm được TIÊN, phải đưa pha bóng về điểm mạnh của mình để phát huy duy trì thế TIÊN

5. Đàn áp, áp đảo trên thế TIÊN để giành điểm.

Dựa trên các bước theo trình tự kiểm soát nêu trên, em mạnh dạn đề xuất lối chơi thiên về kiểm soát trận đấu thông qua kiểm soát từng pha đánh

1. giao bóng/đỡ giao bóng: ngay ở pha bóng đầu tiên này, cần tạo ra thế bất ngờ cho đối phương. Ở đây, em chỉ nghĩ là tạo được bất ngờ đã là rất thành công rồi, không dám nói đến khiến đối phương bị áp đảo. Bất ngờ dễ làm hơn áp đảo, vì để áp đảo, cần có một pha bóng hoàn hảo từ XOÁY, LỰC, ĐIỂM RƠI, ... trong khi, bất ngờ chỉ cần đến 1 trong 3 yếu tố đó, XOÁY nặng/nhẹ/chuội, ... hơn những gì đối phương chờ đợi, TỐC ĐỘ nhanh/chậm hơn nhịp đối phương đang chờ, ĐIỂM RƠI xê dịch một chút với khoảng chờ đánh của đối phương, chỉ cần họ phải di chuyển vị trí, tay cầm vợt, ... ở bước này, em nghĩ thế đã là thành công.

Đường bóng bất ngờ không khiến đối phương mất điểm, thậm chí họ vẫn tấn công được đừơng bóng đó, nhưng chắc chắn, với đường bóng bất ngờ, xác suất để đối phương ra đòn quyết định lấy điểm và giành điểm thường nhỏ hơn 50%.

Nói một cách đơn giản, ví dụ thực tế, với một cú giao bóng, nếu đối thủ chờ ta moi trái, ít xoáy, thì một cú ngửa BH đẩy chuội là đủ bất ngờ rồi ạ
Từ khi vợ sinh thêm em bé - a thấy chú làm thơ, viết văn hay hẳn lên - Chẳng mấy lại chở thành Triết Gia!:D
 

backhand-ghost

Đại Tá
Sâu thêm một chút.

Kiểm soát, nó gồm những giai đoạn nào trong một pha bóng.

Hôm qua, em mới suy nghĩ về việc kiểm soát, thay đổi tốc độ trận đấu. Đến hôm nay áp dụng, thì mới gặp một vấn đề thực nghiệm, ta sẽ kiểm soát đến bao giờ. Chả nhẽ, suốt một pha bóng chỉ là các cú bỏ bóng, vẩy bóng lừng khừng, chuội hoặc xoáy, hoặc ... kiểu ru ngu rồi hét vào tai

Có điều gì đó không ổn lắm, vì thực tế, theo thực tiễn chiến trận gà con hôm nay, yếu tố bất ngờ chỉ cần lặp lại ở nhịp bóng thứ 3 trở đi thì nó không còn bất ngờ nữa, và đối thủ đang chờ sẵn một cơ hội quyết điểm ăn liền, mà do chính cái bất ngờ của ta tạo ra khiến pha bóng cứ lừng khừng không quyết.

Suy nghĩ về điều đó.

Theo mình tự nghiệm, có thể nó gồm các giai đoạn sau:

1. Kiểm soát bóng khiến đối phương mất chủ động

2. Ngay sau khi đối phương mất chủ động, họ sẽ bộc lộ điểm yếu tại pha bóng đó, họ có thể sửa sai bằng việc tấn công yếu ớt nhằm giành lại thế chủ động

3. Tận dụng điểm yếu, hoặc lợi dụng cú tấn công yếu ớt để chiếm TIÊN

4. Ngay sau khi chiếm được TIÊN, phải đưa pha bóng về điểm mạnh của mình để phát huy duy trì thế TIÊN

5. Đàn áp, áp đảo trên thế TIÊN để giành điểm.

Dựa trên các bước theo trình tự kiểm soát nêu trên, em mạnh dạn đề xuất lối chơi thiên về kiểm soát trận đấu thông qua kiểm soát từng pha đánh

1. giao bóng/đỡ giao bóng: ngay ở pha bóng đầu tiên này, cần tạo ra thế bất ngờ cho đối phương. Ở đây, em chỉ nghĩ là tạo được bất ngờ đã là rất thành công rồi, không dám nói đến khiến đối phương bị áp đảo. Bất ngờ dễ làm hơn áp đảo, vì để áp đảo, cần có một pha bóng hoàn hảo từ XOÁY, LỰC, ĐIỂM RƠI, ... trong khi, bất ngờ chỉ cần đến 1 trong 3 yếu tố đó, XOÁY nặng/nhẹ/chuội, ... hơn những gì đối phương chờ đợi, TỐC ĐỘ nhanh/chậm hơn nhịp đối phương đang chờ, ĐIỂM RƠI xê dịch một chút với khoảng chờ đánh của đối phương, chỉ cần họ phải di chuyển vị trí, tay cầm vợt, ... ở bước này, em nghĩ thế đã là thành công.

Đường bóng bất ngờ không khiến đối phương mất điểm, thậm chí họ vẫn tấn công được đừơng bóng đó, nhưng chắc chắn, với đường bóng bất ngờ, xác suất để đối phương ra đòn quyết định lấy điểm và giành điểm thường nhỏ hơn 50%.

Nói một cách đơn giản, ví dụ thực tế, với một cú giao bóng, nếu đối thủ chờ ta moi trái, ít xoáy, thì một cú ngửa BH đẩy chuội là đủ bất ngờ rồi ạ
Nói ko sai, nhưng sao ko diễn đạt nó đơn giản hơn một chút.
Lẽ đương nhiên, xử lý bất ngờ sẽ tạo ít nhiều sự khó chịu cho người ta.
Khi ta làm họ mất chủ động hoặc buộc họ phải xử lý miễn cưỡng thì hẳn là họ mất chủ động rồi (nhưng chưa chắc ta đã chiếm được Tiên).
Đỡ giao bóng biến hóa là tốt, ai cũng muốn. Và cái cần bàn là kỹ năng phán đoán để "đỡ" được đã.
Đánh bóng bàn hay chơi bóng đá, đập bóng chuyền, nện bóng chày...ai cũng đều muốn đưa trái bóng vào chỗ yếu của đối thủ. Nhưng vấn đề là làm sao mà phát hiện ra chỗ yếu và làm thế nào để đưa bóng vào đó.
Thêm nữa là "kiểm soát để đối phương mất chủ động". Cái này có cần phải tư duy mới thấy được ko?
Cuối cùng, vẫn là vấn đề của vấn đề mà bạn đang làm "phức tạp hóa" nó đi là "Thấy vấn đề nhưng ko có sơ bộ giải pháp cho bản chất của vấn đề". Bài này bạn ko sai, nhưng tôi thấy có "vấn đề" quá. Nó chưa nói lên được điều gì cả.
 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Nói ko sai, nhưng sao ko diễn đạt nó đơn giản hơn một chút.
Lẽ đương nhiên, xử lý bất ngờ sẽ tạo ít nhiều sự khó chịu cho người ta.
Khi ta làm họ mất chủ động hoặc buộc họ phải xử lý miễn cưỡng thì hẳn là họ mất chủ động rồi (nhưng chưa chắc ta đã chiếm được Tiên).
Đỡ giao bóng biến hóa là tốt, ai cũng muốn. Và cái cần bàn là kỹ năng phán đoán để "đỡ" được đã.
Đánh bóng bàn hay chơi bóng đá, đập bóng chuyền, nện bóng chày...ai cũng đều muốn đưa trái bóng vào chỗ yếu của đối thủ. Nhưng vấn đề là làm sao mà phát hiện ra chỗ yếu và làm thế nào để đưa bóng vào đó.
Thêm nữa là "kiểm soát để đối phương mất chủ động". Cái này có cần phải tư duy mới thấy được ko?
Cuối cùng, vẫn là vấn đề của vấn đề mà bạn đang làm "phức tạp hóa" nó đi là "Thấy vấn đề nhưng ko có sơ bộ giải pháp cho bản chất của vấn đề". Bài này bạn ko sai, nhưng tôi thấy có "vấn đề" quá. Nó chưa nói lên được điều gì cả.
Tôi cũng có mục đích là giải quyết, nhưng trình gà, nên mới khơi mở là chính, giải quyết chưa được mấy

Tôi hướng đến việc đơn giản hoá các cú trả banh, không khó, chủ yếu để tạo bất ngờ. Khi ta tập trung phần lớn trọng tâm cú trả bóng vào việc thay đổi thời điểm bóng sang bàn bên kia, chứ không phải tập trung vào xoáy trả lại, ta có thể làm cú trả an toàn hơn, có thể sẽ dễ làm hơn.

Để có thể làm được như vậy, cần phải đưa các cách trả xoáy tới các nguyên lý đơn giản, dễ thực hiện, độ an toàn cao, tất nhiên là bóng trả không khó.

Xoáy XUỐNG:
1. Cắt: ngửa mặt vợt vuốt ngược lại, vợt đi vào trong người mình, ta sẽ có bóng xoáy lên hơi chuội. Tuỳ từng mức độ xoáy, việc kéo vợt cần nhanh hay chậm. Tuy nhiên, theo cảm nhận trình gà, khi ngửa vợt, vuốt đều không quá chậm, các cú bóng xuống đều được THẢY sang đối thủ khá dễ dàng
2. Đánh: vẫn ngửa mặt vợt, nhưng đưa vợt về phía trước, chú ý: ĐỪNG ĐƯA VỢT CÙNG PHƯƠNG VỚI XOÁY, TỨC LÀ ĐỪNG ĐƯA VỢT SONG SONG VỚI TRỤC CỦA XOÁY, mà THEO PHƯƠNG VỀ PHÍA BÊN TRỤC CỦA XOÁY CAO HƠN (khi đó, ta sử dụng xoáy ngang để mượn xoáy xuống của đối phương trở thành xoáy lên, dễ sang hơn và an toàn hơn)

Xoáy LÊN:
1. Cắt: dựng mặt vợt, hơi ngửa, tầm 100-110 độ, chặt thẳng nhẹ nhàng vào mặt bóng, sẽ có bóng trả lại là xoáy xuống hơi chuội. Đừng kéo vợt về phía sau, nếu không sẽ giảm lực đánh dẫn đến kém lực đi mà lại ít mượn được xoáy, bóng dễ không qua lưới
2. Đánh: nên cú xu hướng hơi úp vợt xoa bóng nhẹ nhàng, vừa giảm lực vừa sử dụng xoáy ngang để mượn xoáy lên của đội bạn, bóng trả sang sẽ có xu hứơng hơi lên, nhưng dẹo bóng, vì ít lực, bóng dễ chạy do tác dụng của xoáy ngang trong khi xoa

Xoáy NGANG SANG TRÁI/ XOÁY CÓ XU HƯỚNG LÀM BÓNG LƯỢN VỀ BÊN TRÁI
Đối với xoáy ngang, mình thường áp dụng ứng xử giống như xoáy lên (vợt bây giờ thường đi thẳng lên vuông góc với lưới). Quan trọng là CỐ GẮNG ĐÁNH CHỮ I, BÓNG SẼ CÓ XU HƯỚNG VỀ BH HOẶC GIỮA BÀN ĐỘI BẠN
 
  • Like
Reactions: ndc

backhand-ghost

Đại Tá
Tôi cũng có mục đích là giải quyết, nhưng trình gà, nên mới khơi mở là chính, giải quyết chưa được mấy

Tôi hướng đến việc đơn giản hoá các cú trả banh, không khó, chủ yếu để tạo bất ngờ. Khi ta tập trung phần lớn trọng tâm cú trả bóng vào việc thay đổi thời điểm bóng sang bàn bên kia, chứ không phải tập trung vào xoáy trả lại, ta có thể làm cú trả an toàn hơn, có thể sẽ dễ làm hơn.

Để có thể làm được như vậy, cần phải đưa các cách trả xoáy tới các nguyên lý đơn giản, dễ thực hiện, độ an toàn cao, tất nhiên là bóng trả không khó.

Xoáy XUỐNG:
1. Cắt: ngửa mặt vợt vuốt ngược lại, vợt đi vào trong người mình, ta sẽ có bóng xoáy lên hơi chuội. Tuỳ từng mức độ xoáy, việc kéo vợt cần nhanh hay chậm. Tuy nhiên, theo cảm nhận trình gà, khi ngửa vợt, vuốt đều không quá chậm, các cú bóng xuống đều được THẢY sang đối thủ khá dễ dàng
2. Đánh: vẫn ngửa mặt vợt, nhưng đưa vợt về phía trước, chú ý: ĐỪNG ĐƯA VỢT CÙNG PHƯƠNG VỚI XOÁY, TỨC LÀ ĐỪNG ĐƯA VỢT SONG SONG VỚI TRỤC CỦA XOÁY, mà THEO PHƯƠNG VỀ PHÍA BÊN TRỤC CỦA XOÁY CAO HƠN (khi đó, ta sử dụng xoáy ngang để mượn xoáy xuống của đối phương trở thành xoáy lên, dễ sang hơn và an toàn hơn)

Xoáy LÊN:
1. Cắt: dựng mặt vợt, hơi ngửa, tầm 100-110 độ, chặt thẳng nhẹ nhàng vào mặt bóng, sẽ có bóng trả lại là xoáy xuống hơi chuội. Đừng kéo vợt về phía sau, nếu không sẽ giảm lực đánh dẫn đến kém lực đi mà lại ít mượn được xoáy, bóng dễ không qua lưới
2. Đánh: nên cú xu hướng hơi úp vợt xoa bóng nhẹ nhàng, vừa giảm lực vừa sử dụng xoáy ngang để mượn xoáy lên của đội bạn, bóng trả sang sẽ có xu hứơng hơi lên, nhưng dẹo bóng, vì ít lực, bóng dễ chạy do tác dụng của xoáy ngang trong khi xoa

Xoáy NGANG SANG TRÁI/ XOÁY CÓ XU HƯỚNG LÀM BÓNG LƯỢN VỀ BÊN TRÁI
Đối với xoáy ngang, mình thường áp dụng ứng xử giống như xoáy lên (vợt bây giờ thường đi thẳng lên vuông góc với lưới). Quan trọng là CỐ GẮNG ĐÁNH CHỮ I, BÓNG SẼ CÓ XU HƯỚNG VỀ BH HOẶC GIỮA BÀN ĐỘI BẠN
He2, vẫn ko giống. Vấn đề là "kiểm soát" mà, ko ai hỏi đến các kỹ năng cụ thể. Bạn tư duy về môn này nhiều quá nên bị loạn rồi ^\^
Nói về "kiểm soát" thì nhiều dạng lắm, nhưng tôi nói một ví dụ đơn giản nhất của một dạng "kiểm soát" nhé (tất nhiên độ khó sẽ khác nhau ở mỗi trình độ, nhưng cách làm đều ko khác).
Cái "kiểm soát" dễ nhận thấy nhất là "cố gắng tạo ra một đường bóng theo đúng ý đồ của mình" hoặc "không cho đối phương đánh quả bóng theo ý của nó". Làm được thế người ta phải tính toán (cao thủ nó tính và chuẩn bị được nhiều phương án, mình dốt hơn thì chuẩn bị được 1-2 biến là ok rồi). Cụ thể thế này nhé:
Khi mình giao bóng
- Nếu ko muốn bị đối phương (ĐP) nó phang ngay thì ta giao xuống ngắn 2 nảy trong bàn. Vậy là nó ko phang được (đây là kiểm soát).
- ĐP ko phang được, thì nó cố bắt ngắn để mình ko phang được vì giao ngắn xuống lại dễ bắt ngắn (đây là nó kiểm soát lại mình). Mình ko phang được thì mình phải bắt ngắn lại để chống nó phang (lại là kiểm soát) và nếu mình ko bắt ngắn được nữa (trình thế giới cũng chỉ bắt ngắn 2-3 lần thôi là phải lòi rồi) thì mình chọc dài nặng mịe nó ra góc né rồi chờ sẵn bên trái để khi nó moi cầu vồng lên mình "đấm luôn" (đây cũng là kiểm soát).
- Ngược lại, mình bị nó chọc dài vào góc né rồi nó chờ mình moi lên để "đấm" mình (ăn mấy quả rồi, bố phải rút kinh nghiệm chứ) thì mình thay đổi đi (bố moi vào "phải" mày hoặc bố chơi BH moi; chờ mày đấm sang bố đua trái với mày xem thế nào, đua trái ko được thì nhịp thứ hai bố đấm vào "phải" mày cho mày "lao trống"; mày mà "lao trống" hay nữa thì bố cho mày ăn vì mày hay quá mà bố cũng "hết bài" rồi. Ở trình cao hơn thì việc kiểm soát diễn ra phức tạp hơn nữa, đếch bàn).
Đây là một dạng của kiểm soát. Ngoài ra còn có thêm kiểm soát nhịp độ, kiểm soát kết nối, kiểm soát cả tâm lý chiến....nhiều thứ lắm (vào youtube, chọn trận nào full match của CCTV 5 để nghe BLV, HLV nó nói mà nghiên cứu).
.....
Vậy thì cuối cùng trong BB, "kiểm soát" là cái quái gì? Bạn tư duy tiếp đi...:D:D:D
 
Last edited:

MrTèo2015

Đại Uý
Tuỳ từng pha mà quất, với trình gà tập nhảy của em thì chỉ có 3 tình huống: 1-ăn lưới, 2-vào bàn đối phương, 3-bóng đi về nơi xa...
 

Bình luận từ Facebook

Top