Kỹ thuật hít thở
- Cung cấp oxy cho cơ thể.
Bình thường ai cũng nghĩ hít sâu căng lồng ngực là quan trọng, nhưng thực chất thở hết khí tồn lại trong phổi ra là quan trọng hơn. Vì hô hấp là quá trình thẩm thấu oxy vào máu. Hiệu quả thấm thấu là tỷ lệ với hiệu nồng độ oxy trong lồng ngực và trong máu. Ví dụ đơn giản, nếu ta thở ra bình thường rồi hít vào, tỷ lệ không khí tươi và khí tồn là 7/3=2.33. Nếu cố thở ra thêm 10% nữa, tỷ lệ sau khi hít vào là 8/2 = 4. Tức là gần gấp đôi so với thở ra bình thường.
Để thở ra hiệu quả ta phải ép bụng lại, cơ hòanh ép lên phổi, như vậy mới tống được nhiều khí tồn ra. Khi hít vào lại phình bụng, cơ hoành ép xuống kéo dãn lồng ngực ra. Phương pháp thở bằng bụng này còn gọi là phương pháp thở kiểu Trung quốc, là bản chất của luyện khí công và yoga. Cách thở này được áp dụng trong hầu hết các môn thể thao, dancing, ba lê, ngay cả các ca sĩ, nhạc công thổi kèn cũng luyện thở kiểu này để có hơi dài. Việc hít thở cung cấp nhiều oxy cho máu là cực kỳ quan trọng không những trong thể thao, mà còn có tác động chữa bệnh. Khi thấy nhức đầu, đau bụng, hoa mắt, chân tay bủn rủn… ta chỉ cần ra chỗ thóang, hít thở sâu nhiều lần là tự nhiên thấy thỏai mái.
Như vậy về mặt bản chất, hít thở phải được viết ngược lại: thở kỹ, hít sâu
- Tính trữ oxy
Tùy lượng vận động, các môn thể thao chia ra 2 lọai: chu kỳ sinh công ngắn hạn và chu kỳ sinh công dài hạn. Ở chu kỳ ngắn, ví dụ chạy nước rút 100 m, vđv chỉ chạy khỏang 10-13 s, không cần thở khi chạy, do đó phải tập hít thật sâu vài lần trước khi chạy để tích trữ oxy. Ngược lại cự ly từ 1500 m trở lên đòi hỏi phải hít thở đều trong quá trình chạy. Ta có thể thấy các vđv chạy nước rút thường thở hồng hộc sau khi tới đích, trong khi các vđv cự ly dài vẫn thở bình thường. Cự ly 400m và 800m là các cự ly “dã man” nhất, vừa là chạy nước rút ém khí, vừa phải có cái phổi thật tốt để cấp oxy. Trong bóng đá, hậu vệ cánh, tiền vệ thường được ca ngợi là “không phổi”, vì phải chạy lên xuống liên tục. Ngược lại tiền đạo lâu lâu mới chạy nước rút, sau đó đi bộ từ từ để thở. Tùy lượng vận động sẽ có kỹ thuật thở khác nhau. Vận động chu kỳ ngắn cần biết thở kỹ hít sâu chậm, để tích trữ thật nhiều oxy trước. Vận động chu kỳ dài cần biết hít thở đều để thường xuyên cấp oxy.
Để trải nghiệm cho kỹ thuật tích trữ oxy này ta có thể ngồi tại chỗ, thở hết, hít thật sâu rồi giữ khỏang 3-5s, hít thở khỏang năm lần, sau đó ta có thể nín thở 1-2 phút một cách dễ dàng, thậm chí nếu thả lỏng thì cơ thể tự nhiên không cần hít vào nữa, vì đang dư oxy trong máu.
- Về mặt tâm lý:
Thở kỹ, hít sâu từ từ giúp thả lỏng, tăng tập trung
Thở ra mạnh, kèm tiếng hét làm tăng hưng phấn, tăng tính quyết liệt
- Bóng bàn và hít thở
Bóng bàn là một quá trình sinh công ngắn hạn, một pha bóng thường khỏang 1-2s, do đó vđv không cần quan tâm đến hít thở trong pha bóng. Tuy nhiên giữa hai pha bóng cần thở kỹ, hít sâu. Vừa để tích oxy, vừa để thả lỏng, tăng tập trung.
Việc thở ra khi đánh đôi công là không cần thiết, vì bóng qua lại bàn chỉ trong 0.2 – 0.3 s, thở ra chưa kịp thì đã thấy bóng quay lại rồi.
Việc phát lực kèm thở ra như karate thì cũng phải được sử dụng đúng lúc như karate. Võ sĩ chỉ hét ở cú đánh cuối cùng, dồn hết khí lực đánh một cú là đối phương đo ván luôn. Do đó trong bóng bàn thở ra khi đánh chỉ sử dụng cho cú “sát thủ” như bạt chết bóng . Hét như vậy sẽ thấy rất xung, nên dùng khi cảm thấy mình đang chùng xuống, bị động, cần cú hích tinh thần.