Trắng Đen
Thượng Tá
Phong độ thi đấu rất quan trọng đối vđv, amateur phong trào như chúng ta còn quan trọng hơn. Có hôm cầm vợt mà như Ma long nhập, vung sao cũng vào bàn, có hôm cũng bị nhập mà là Ma ..."quỷ" nhập ngu ngơ bụ bẩm cả người. Gian hồ thêu dệt nhiều tuyệt chiêu nào là cấm đi xxx 1 tuần, hoặc ngủ từ sáng đến chiều rồi vào thi đấu, hay tập nặng, tập hồi phục, hay ăn này ăn nọ.... hôm nay em đăng cái này bác nào rành thì vào chém chia sẻ cùng ace.
Em ngày xưa sinh viên được 1 bác học y chia sẻ bí kíp cua gái: tra ngày sinh trên danh sách lớp, rồi tính xem chu kỳ các đường sinh học (ko phải cái 14 ngày nhé), Khẩu quyết là lựa ngày nào mà trí tuệ nó Min + tình cảm Max là của cỡ nào cua cũng dính , nếu muốn hôn thì phải lựa sức khỏe Min để ko bị phù mỏ
Xin cảm ơn và sau đây là phần nội dung em muốn trình bày Nhịp Sinh Học:
Nhịp sinh học (tiếng Anh: biorhythm) là một chu trình giả thiết về tình trạng khỏe mạnh hay năng lực sinh lý, cảm xúc, hoặc trí thông minh.
Cụ thể hơn, lấy một ví dụ, người ta cho rằng có thời điểm một người rất dễ mắc bệnh, còn có lúc khác thì không. Các thời điểm này cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần và có quy luật. Quy luật đó gọi là nhịp sinh học. Và chúng sẽ dao động đều trong khoảng -100% đến 100% trong đồ thị nhịp sinh học (số càng lớn thì càng mạnh).
Cũng bởi vì vậy nên có rất nhiều lý thuyết cũng như nhiều loại nhịp sinh học khác nhau. Không có gì đảm bảo những loại nhịp sinh học này là chính xác, bởi vì bản thân con người luôn chịu nhiều tác động từ môi trường, và đời sống xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều nhà khoa học công nhận 3 loại nhịp sinh học cơ bản là: Sức khỏe (Physical), Tình cảm (Emotional) và Trí tuệ (Intellectual).
Các nhịp sinh học cơ bản
Biểu đồ nhịp sinh học với 3 đường cơ bản và một đường bổ sung, với trục ngang chỉ thời gian, chính giữa là ngày hiện tại.
Lý thuyết cổ điển của nhịp sinh học gắn liền với Hermann Swoboda ở đầu thế kỷ 20, ông được cho là người đưa ra chu trình 23 ngày cho nhịp sức khỏe và 28 ngày cho nhịp tình cảm.
Năm 1920, Alfred Teltschercho rằng chu trình của trí thông minh là 33 ngày.
Chúng ta sẽ thấy một chuỗi số thú vị: 23-28-33, và số tiếp theo là 38 được cho là chu trình của trực giác.
Công thức tính toán
Do có chu trình đều và lặp lại, với mốc thời gian là ngày sinh, hoàn toàn dễ hiểu với các hàm số sau:
Ứng dụng
Đây là ứng dụng tính toán nhịp sinh học của cơ thể bạn về các mặt:
Trong thể thao người ta cũng tính toán để VĐV có được điểm cao phù hợp nhất của các chu kỳ. Việc các HLV có những phương pháp điều chỉnh chu kỳ ép buộc (tập nặng, nghỉ ngơi, ...) nhằm thực hiện điều này mà chúng ta thường gọi là điểm rơi phong độ.
Một cách amater các bạn có thể vào các trang để xem vào ngày thi đấu thì chu kỳ 1. sức khỏe 2. trí tuệ 3. Tin than (quan trọng nhất), nhận thức, tình cảm (phụ thêm) ntn !. Nếu như mà nó ở cực Min thì nộp bia sớm rồi dzìa
http://phongthuy.vietaa.com/xem-nhip-sinh-hoc/ gõ ngày tháng năm sinh, và tra ngày thi đấu
hoặc http://nhipsinhhoc.vn/ (coi cả tháng luôn nhé)
Cơ bản là như thế, bác nào là HLV thì cho biết them và nhất là cách nào điều chỉnh mấy cái chu kỳ tự nhiên tính theo ngày tháng năm sinh này để có được phong độ tốt nhất cho ngày thi đấu nhé.
Tham khảo thêm:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhịp_sinh_học
http://nhipsinhhoc.vn/
Em ngày xưa sinh viên được 1 bác học y chia sẻ bí kíp cua gái: tra ngày sinh trên danh sách lớp, rồi tính xem chu kỳ các đường sinh học (ko phải cái 14 ngày nhé), Khẩu quyết là lựa ngày nào mà trí tuệ nó Min + tình cảm Max là của cỡ nào cua cũng dính , nếu muốn hôn thì phải lựa sức khỏe Min để ko bị phù mỏ
Xin cảm ơn và sau đây là phần nội dung em muốn trình bày Nhịp Sinh Học:
Nhịp sinh học (tiếng Anh: biorhythm) là một chu trình giả thiết về tình trạng khỏe mạnh hay năng lực sinh lý, cảm xúc, hoặc trí thông minh.
Cụ thể hơn, lấy một ví dụ, người ta cho rằng có thời điểm một người rất dễ mắc bệnh, còn có lúc khác thì không. Các thời điểm này cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần và có quy luật. Quy luật đó gọi là nhịp sinh học. Và chúng sẽ dao động đều trong khoảng -100% đến 100% trong đồ thị nhịp sinh học (số càng lớn thì càng mạnh).
Cũng bởi vì vậy nên có rất nhiều lý thuyết cũng như nhiều loại nhịp sinh học khác nhau. Không có gì đảm bảo những loại nhịp sinh học này là chính xác, bởi vì bản thân con người luôn chịu nhiều tác động từ môi trường, và đời sống xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều nhà khoa học công nhận 3 loại nhịp sinh học cơ bản là: Sức khỏe (Physical), Tình cảm (Emotional) và Trí tuệ (Intellectual).
Các nhịp sinh học cơ bản
Biểu đồ nhịp sinh học với 3 đường cơ bản và một đường bổ sung, với trục ngang chỉ thời gian, chính giữa là ngày hiện tại.
Lý thuyết cổ điển của nhịp sinh học gắn liền với Hermann Swoboda ở đầu thế kỷ 20, ông được cho là người đưa ra chu trình 23 ngày cho nhịp sức khỏe và 28 ngày cho nhịp tình cảm.
Năm 1920, Alfred Teltschercho rằng chu trình của trí thông minh là 33 ngày.
Chúng ta sẽ thấy một chuỗi số thú vị: 23-28-33, và số tiếp theo là 38 được cho là chu trình của trực giác.
Công thức tính toán
Do có chu trình đều và lặp lại, với mốc thời gian là ngày sinh, hoàn toàn dễ hiểu với các hàm số sau:
- Sức khỏe: sin(2π t/23)
- Tình cảm: sin(2π t/28)
- Trí tuệ: sin(2π t/33)
- Trực giác: sin(2π t/38)
- Thẩm mỹ: sin(2π t/43)
- Nhận thức: sin(2π t/48)
- Tinh thần: sin(2π t/53)
Ứng dụng
Đây là ứng dụng tính toán nhịp sinh học của cơ thể bạn về các mặt:
- Sức khỏe: thể lực, sức mạnh, sự phối hợp các cơ quan trong cơ thể và nó theo dõi tình trạng thể chất và sức khỏe.
- Tình cảm: sự sáng tạo, nhạy cảm, tâm trạng và nhận thức.
- Trí tuệ: sự tỉnh táo, phân tích hoạt động, phân tích vấn đề, bộ nhớ, tiếp nhận thông tin.
- Trực giác: khả năng nhận biết, cảm nhận.
- Thẩm mỹ: sự nhạy cảm về mặt thẩm mỹ, thẩm mỹ của bản thân.
- Nhận thức: thể hiện khả năng cảm nhận được cá tính riêng.
- Tinh thần: vấn đề tâm linh, quan niệm và các hiện tượng thần bí.
- Đối với chu kỳ tình cảm, thường buồn bực vô cớ.
- Đối với chu kỳ trí tuệ, đó là ngày đãng trí, khả năng tư duy kém.
- Đặc biệt đối với chu kỳ sức khỏe, đó là ngày thường xảy ra tai nạn lao động.
- Đối với hai chu kỳ, số ngày chuyển tiếp trùng nhau chỉ xảy ra một lần trong một năm.
- Ngày trùng hợp đó của ba chu kỳ là ngày xấu nhất, có thể coi là ngày "vận hạn" của mỗi người.
Trong thể thao người ta cũng tính toán để VĐV có được điểm cao phù hợp nhất của các chu kỳ. Việc các HLV có những phương pháp điều chỉnh chu kỳ ép buộc (tập nặng, nghỉ ngơi, ...) nhằm thực hiện điều này mà chúng ta thường gọi là điểm rơi phong độ.
Một cách amater các bạn có thể vào các trang để xem vào ngày thi đấu thì chu kỳ 1. sức khỏe 2. trí tuệ 3. Tin than (quan trọng nhất), nhận thức, tình cảm (phụ thêm) ntn !. Nếu như mà nó ở cực Min thì nộp bia sớm rồi dzìa
http://phongthuy.vietaa.com/xem-nhip-sinh-hoc/ gõ ngày tháng năm sinh, và tra ngày thi đấu
hoặc http://nhipsinhhoc.vn/ (coi cả tháng luôn nhé)
Cơ bản là như thế, bác nào là HLV thì cho biết them và nhất là cách nào điều chỉnh mấy cái chu kỳ tự nhiên tính theo ngày tháng năm sinh này để có được phong độ tốt nhất cho ngày thi đấu nhé.
Tham khảo thêm:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhịp_sinh_học
http://nhipsinhhoc.vn/