ML không dự WTTC

lion

Đại Tá
Chắc bác nào đó đọc Ma Long, nhưng lại hiểu "Ma" là "Con Ma", "Ghost" trong tiếng Anh, nhưng không phải đâu, "Ma" là họ, đọc từ chữ "Mã", nghĩa là "Con Ngựa" trong tiếng Hán, Tây họ còn hiểu tên anh ta dịch ra tiếng Anh là "Horse Dragon" sao chúng ta gần như vậy mà lại hiểu thành "Ghost" vậy?
 

LangThang

Đại Uý
Chắc bác nào đó đọc Ma Long, nhưng lại hiểu "Ma" là "Con Ma", "Ghost" trong tiếng Anh, nhưng không phải đâu, "Ma" là họ, đọc từ chữ "Mã", nghĩa là "Con Ngựa" trong tiếng Hán, Tây họ còn hiểu tên anh ta dịch ra tiếng Anh là "Horse Dragon" sao chúng ta gần như vậy mà lại hiểu thành "Ghost" vậy?
Mr.gamo biết nhưng cố tình chơi chữ thôi
 

conduongs

Đại Tá
Chắc bác nào đó đọc Ma Long, nhưng lại hiểu "Ma" là "Con Ma", "Ghost" trong tiếng Anh, nhưng không phải đâu, "Ma" là họ, đọc từ chữ "Mã", nghĩa là "Con Ngựa" trong tiếng Hán, Tây họ còn hiểu tên anh ta dịch ra tiếng Anh là "Horse Dragon" sao chúng ta gần như vậy mà lại hiểu thành "Ghost" vậy?
Ghost Long là cách nói vui thôi bác ah, xem nhiều bình luât trên Sport TV rôi ai cũng biết là Horse. Nhưng có phần bình luận em viết Ghost ý ở đó là lứa đàn em, kể cả ngoài China cứ theo công thức của Ma Long mà luyện tập đương nhiên sẽ thành tài, như kim chỉ nam rồi, chứ không phải cứ nhất thiết phải đều hai càng gì đó. nó như bộ "ghost" trong phần mềm ghost máy tính hay cách đọc phiên âm Việt kiểu như bộ gốt trong vẽ kỹ thuật các bác nhé. Đại loại kiểu như cách đánh của Ma Long như một công thức chuẩn rồi, tập theo và đánh được như vậy sẽ thành tài:)
 

conduongs

Đại Tá
Fan của anh Long xem trận này hú vía, kể cả khi chú em bị thương ở tay rồi mà sec 7 vẫn đeo bám anh Long 9-10. Anh Long kịp chấn tĩnh lại để điều chỉnh kịp thời, không đánh vật vờ như hai séc đầu cứ nghĩ cu em này tuổi vẫn teen nên chủ quan. Quả Flick trái của chú em này cực cao, khó chịu hơn cả Lin Đài. Lối đánh có phần giống Lin Đài nhưng nhịp nhanh hơn, chính vì vậy khoảng cách ôm bản rất gần, ko lùi xa để đối giất mà Demi ngay trên bàn những quả anh Long giật sang với nhịp nhanh khiến Anh Long hoàn toàn bất ngờ
Cũng phải khen lối đánh chú em này rất thông minh, giất quả đầu vào một vị trí, quả hai không để anh Long vững trụ quay sang giật góc khác ngay, khiến anh Long hoàn toàn bất ngờ
Thái độ rất lì lợm, thắng ko kêu gào, thua ko hoảng sợ, mặt giữ nguyên một thần thái, có tố chất của cầu thủ lớn
 
Last edited:

conduongs

Đại Tá
Vào đến tứ kết rồi mà vẫn để anh Long vùi dập như thế này. Em có cảm giác cứ ai là học trò của anh Wang Hao, hay có anh Wang Hao chỉ đạo khi gặp anh Long là anh đánh cho không thương tiếc, thậm chí vừa đánh vừa vờn cũng không để cho cơ hội thắng, không biết là tại sao???. Em để ý nhiều trận rồi
 

Lamberte

Trung Uý
Nói về bóng bàn Trung Quốc, theo cá nhân e người tiến bộ về kỹ thuật, cũng như chiến thuật trong khoảng vài năm gần đây ko phải ngôi sao nào cả mà lại chính là Mã Long, các ngôi sao vẫn có khoảng cách đối các vận đông viên quốc gia khác và châu Âu, nhưng ở TQ chỉ thay nhau tiến bộ trong 1 thời gian ngắn, rồi dừng lại, thậm chí xuống, chứ chưa có ai ổn định lâu dài được như Ma Long, kể cả Fan, bác nào bảo Fan kỹ thuật hơn được 2-0-2 Malong, thua là vì tâm lý, theo em là nhận định chưa chuẩn. Năm 2015, Fangbo vào Chung kết, rồi cũng xuống dần, giờ hình như ko còn chơi cho tuyển nữa, Fan thì sau 2017cứ giải nhỏ thì ăn được Long, vào giải lớn lại hay thua, thắng thì sát nút, thua thì toàn thua nhanh, năm 2019 Liang vào được bán kết, rồi sau giải cũng trồi sụt, hình như chẳng vô địch được giải nhỏ nào chứ chưa nói giải lớn, Lin Gao thì có vẻ ngày càng giống Mitzutani, càng ngày càng đuối, rồi một loạt các ngôi sao Xuxin, Wang Chuqin, ZhaoQuihao... cũng trồi sụt, chỉ được 1-2 giải nhỏ, cũng ko ổn định luôn, Fan thì từ sau khi vô địch giải Men Sigle 2020, ăn Mã Long 4-3 sát nút, đến nay, gặp Long ở giải lớn toàn thua (ITTF Final, Olimpic). Malong mới chính là người ngày càng hoàn thiện kỹ chiến thuật với khả năng tự làm HLV cho mình, và điều tiết trận đấu khi đánh với người cùng là TQ ko có HLV. Cứ giải lớn, chuẩn bị cẩn thận, là Long lại ăn, thậm chị thắng dễ các VĐV trẻ như Chuqin, Jingkun, những người rất dễ làm khó FZD khi đối đầu. Giải năm nay nếu Malong ko thi đấu, thì sẽ là cơ hội cho FZD lần đâu tiên vô địch giải đấu này. Vì dù sao so với các VĐV còn lại Fan vẫn nhỉnh hơn.
 

bachikho

Đại Tá
Nói về bóng bàn Trung Quốc, theo cá nhân e người tiến bộ về kỹ thuật, cũng như chiến thuật trong khoảng vài năm gần đây ko phải ngôi sao nào cả mà lại chính là Mã Long, các ngôi sao vẫn có khoảng cách đối các vận đông viên quốc gia khác và châu Âu, nhưng ở TQ chỉ thay nhau tiến bộ trong 1 thời gian ngắn, rồi dừng lại, thậm chí xuống, chứ chưa có ai ổn định lâu dài được như Ma Long, kể cả Fan, bác nào bảo Fan kỹ thuật hơn được 2-0-2 Malong, thua là vì tâm lý, theo em là nhận định chưa chuẩn. Năm 2015, Fangbo vào Chung kết, rồi cũng xuống dần, giờ hình như ko còn chơi cho tuyển nữa, Fan thì sau 2017cứ giải nhỏ thì ăn được Long, vào giải lớn lại hay thua, thắng thì sát nút, thua thì toàn thua nhanh, năm 2019 Liang vào được bán kết, rồi sau giải cũng trồi sụt, hình như chẳng vô địch được giải nhỏ nào chứ chưa nói giải lớn, Lin Gao thì có vẻ ngày càng giống Mitzutani, càng ngày càng đuối, rồi một loạt các ngôi sao Xuxin, Wang Chuqin, ZhaoQuihao... cũng trồi sụt, chỉ được 1-2 giải nhỏ, cũng ko ổn định luôn, Fan thì từ sau khi vô địch giải Men Sigle 2020, ăn Mã Long 4-3 sát nút, đến nay, gặp Long ở giải lớn toàn thua (ITTF Final, Olimpic). Malong mới chính là người ngày càng hoàn thiện kỹ chiến thuật với khả năng tự làm HLV cho mình, và điều tiết trận đấu khi đánh với người cùng là TQ ko có HLV. Cứ giải lớn, chuẩn bị cẩn thận, là Long lại ăn, thậm chị thắng dễ các VĐV trẻ như Chuqin, Jingkun, những người rất dễ làm khó FZD khi đối đầu. Giải năm nay nếu Malong ko thi đấu, thì sẽ là cơ hội cho FZD lần đâu tiên vô địch giải đấu này. Vì dù sao so với các VĐV còn lại Fan vẫn nhỉnh hơn.
chuẩn hay ko thì cũng chỉ là ý kiến cá nhân, bác thấy thế nhưng người khác k thấy như bác là bt, tại sao tất cả giải nhỏ gặp nhau thì FZD đều vùi dập ML mà giải lớn thì thua (ko khác j ML gặp WH ngày xưa, thời điểm đó có ai dám nói WH hay hơn ML?)? ;)
 
Last edited:

ga mo

Đại Tá
Đã có danh sách tham dự WCh rồi, đội China gồm có: FZD, LJK, WCQ, LGY và Zhou Qihao, nữ thì có: Chen Meng, Sun Yingsha, Wang Manyu, Chen Xingtong và Wang Yidi.
Đội Đức vắng mặt Ovt, đội hình gồm Boll, Fillus Ruwen, Franziska, Duda Benedikt và Qiu Dang. Nhật cũng vắng mặt Mizutani, HQ thì thiếu vắng Jeoung Youngsik. Thái có thần đồng Padasak. Đông nam Á ngoài Padasak còn 1 tay vợt của Sing là Pang Yew En Koen.
Như vậy, trong danh sách 126 vđv được quyền tham dự, các nước: TQ, Đức, Nhật, HQ, Braxin, Taipei và Thụy Điển mỗi nước góp mặt 5 vđv. Các nước có 4 vđv là Áo, Bỉ, Pháp, Hungari, Ấn độ, Bồ đào nha và Romania. Lão tướng Samsonov không còn thấy tên nữa. Theo BXH mới nhất thì FZD sẽ là hạt giống số 1, Hari số 2, Hugo số 3 và Lin Yun-Ju số 4, tiếp theo là LGY, Falck, Boll và Jang Woojin, từ thứ 9 đến 16 là LJK, Franziska, Pitchford, Quadri Aruna, WCQ, Koki Niwa, Gauzy và Lee Sangsu. Nếu xui xẻo khi bốc thăm, cả 5 tay vợt TQ có khi chui vào 1 rọ. Hay đấy.
Đã có kết quả bốc thăm rồi, Không ngờ tớ dự lại gần đúng sự thật, cả 4 tay vợt TQ là FZD, LGY, WCQ và LJK chui vào nhánh trên chỉ còn 1 mình Zhou Qihao rơi xuống nhánh dưới. FZD nằm vị trí số 1, WCQ vị trí 8 vậy 2 cu này nếu suôn sẻ sẽ đụng nhau ở vòng 16. LGY vị trí 32 và LJK ở vị trí 33. Vậy nếu FZD qua được WCQ sẽ đụng LGY (hoặc Niwa hoặc ai đó) ở TK, vào BK sẽ đụng LJK (số 33) hoặc Calderano (vị trí 64, cũng có thể là Jang Woojin số 49 hay Pitchford số 48). Còn Zhou Qihao có vị trí 100, vòng đầu tiên gặp Niagol Stoyanov của Italia, nếu qua được sẽ đụng Boll Timo (vị trí 97) ở vòng 64, tiếp theo vòng 32 có thể là Tsuboi, vào được vòng 16 sẽ đụng Gauzy, nếu qua tiếp thì Hari (hoặc Lee Sangsu) sẽ chờ đợi ở TK, nếu vào được BK thì sẽ đối đầu LYJ (hoặc cũng có thể là Falck hay Franziska). Nếu Zhou rơi đài sớm thì sẽ không có trận CK all china.
 
Last edited:

ga mo

Đại Tá
Ở nội dung đơn nữ thì CM (số 1), Sun (số 128) và Wang Manyu (số 64) ngồi 3 góc, góc thứ 4 là Ito Mima (số 65). Nhánh của Ito có Wang Yidi (số 96), nếu Wang Yidi vượt qua Ito thì có khả năng sẽ có 2 trận BK all china. Còn tay vợt TQ còn lại là Chen Xingtong xếp số 48, sẽ đối đầu Wang Manyu ở vòng 16.
Nội dung đôi nam thì 2 đôi TQ là LGY - LJK xếp số 1, đôi WCQ - FZD số 25 chỉ có thể gặp nhau ở BK, vậy là chung kết cũng không thể có all china. Boll-Franziska xếp số 28 sẽ đụng WCQ-FZD ngay vòng 2, một trận đấu hay.
Nội dung đôi nữ thì đôi CM - Qian Tianyu xếp số 12, đôi Sun - Wang Manyu xếp số 56, vậy có khả năng sẽ có trận CK all china.
Nội dung đôi nam - nữ thì đôi WCQ - Sun xếp số 25, đôi Wang Manyu - Jha (Mỹ) xếp vị trí 45 và LGY - Lily Zhang (Mỹ) xếp vị trí 53, vì vậy có thể có trận CK TQ đối đầu Mỹ-Trung. Giải đấu tổ chức trên đất Mỹ vì vậy có lẽ đây là cách bắt cặp ngoại giao giúp chủ nhà có vđv được đứng trên bục nhận huy chương.
 
Last edited:

lion

Đại Tá
Thực ra có Ma Long, Xu Xin, Ovcharov, Boll, Mizutani...sẽ giúp khán giả tin tưởng có những trận hay, hấp dẫn, nhưng VĐV nào dù xuất sắc đến mấy cũng phải đến lúc dừng bước nhường đường cho đàn em tiến lên, đây là sự phát triển và thay thế tất yếu. Chúng ta là khán giả, nên vui vẻ chấp nhận sự thật và hi vọng được chứng kiến những trận đấu hay của giải và chờ xem ai sẽ lên ngôi.
 

ducanhmh

Đại Tá
chuẩn hay ko thì cũng chỉ là ý kiến cá nhân, bác thấy thế nhưng người khác k thấy như bác là bt, tại sao tất cả giải nhỏ gặp nhau thì FZD đều vùi dập ML mà giải lớn thì thua (ko khác j ML gặp WH ngày xưa, thời điểm đó có ai dám nói WH hay hơn ML?)? ;)
Thời điểm đó k ai dám nói WH hay hơn Ml, nhưng thời điểm này rất nhiều ng dám nói ML hay hơn FZD đó b. Theo m thì hiện tại ML vẫn nhỉnh hơn FZD. Fan gặp Lin Jun j, wang chu quin, jing kun, đều chỉ nhỉnh hơn xíu và có thể thua bất cứ lúc nào.
 

Ngô Lê Lam

Binh Nhì
Thời điểm đó k ai dám nói WH hay hơn Ml, nhưng thời điểm này rất nhiều ng dám nói ML hay hơn FZD đó b. Theo m thì hiện tại ML vẫn nhỉnh hơn FZD. Fan gặp Lin Jun j, wang chu quin, jing kun, đều chỉ nhỉnh hơn xíu và có thể thua bất cứ lúc nào.
Em cũng có quan điểm giống như bác: ML vẫn nhỉnh hơn FZD. Lợi thế của FZD trước ML là 2 càng đều rất mạnh và thể lực bá đạo (trẻ hơn ML 8-9 tuổi). Tuy nhiên, các ưu điểm đó khi thi đấu với LYJ, LJK ... thì lại không vượt trội nhiều và vẫn bị thua. Trong khi các đàn em đó gặp ML thì thường xác định thua.
 

ga mo

Đại Tá
Em cũng có quan điểm giống như bác: ML vẫn nhỉnh hơn FZD. Lợi thế của FZD trước ML là 2 càng đều rất mạnh và thể lực bá đạo (trẻ hơn ML 8-9 tuổi). Tuy nhiên, các ưu điểm đó khi thi đấu với LYJ, LJK ... thì lại không vượt trội nhiều và vẫn bị thua. Trong khi các đàn em đó gặp ML thì thường xác định thua.
FZD hơn Ma Long ở tuổi trẻ thôi, chứ 2 càng mạnh vừa vừa đối đầu với càng rưỡi mà bén nhọn thì 2 càng thua thôi. Muốn lên đỉnh được phải có càng FH thật mạnh làm chủ lực, càng BH chỉ phụ thêm thôi. LGY và LJK sử dụng BH quá nhiều mà BH thì xác xuất đánh hỏng hơi bị cao hơn niều so với FH do đó chúng ta thấy LJK và LGY đánh không có độ ổn định cao như ML và chắc cũng chẳng đi đến đâu, có khi lại thua các tay vợt Non-China không chừng. FZD cũng đánh 2 càng nhưng tại giải đấu này xem ra không có ai ngang tài vì vậy chắc chắn FZD sẽ lên ngôi thôi. Nhưng biết đâu đấy, vào một ngày đẹp trời có khi tay vợt không xếp hạng hạt giống Zhou Qihao lại làm nên chuyện. Zhou may mắn rơi vào nhánh dưới, một mình một chợ lại ngon ấy chứ. Xui xẻo lại vẫn là cụ ông Boll già, ngay trận đầu tiên đụng Zhou Qihao (vòng 128 Boll được miễn, vào thẳng vòng 64).
 

Ngô Lê Lam

Binh Nhì
Em cũng thích ZQH nhưng niềm tin hiện tại đặt ở LYJ. Hi vọng sau giải Olympic vừa rồi, em nó sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm để tỉnh táo hơn trong những tình huống quyết định và giành chức VĐ ở giải này :)
 

Bình luận từ Facebook

Top