Góp nhặt của nhiều anh em, gom lại chung pót lên xem cho tiện....!
của nhiều anh em lắm nha_ mình chỉ có công pót lại thui...hic...hic...!
1. Mặt phản xoáy là gì? Tại sao mọi người dùng mặt phản xoáy
Nói chung, mặt vợt phản xoáy là một mặt cao su với độ ma sát rất ít, hoặc không có (lý tưởng). Bạn có thể cầm một quả bóng bàn và kéo trượt (đừng lăn) nó trên bề mặt vợt. Và kết quả là bóng sẽ chỉ trượt trên mặt với rất ít ma sát nếu so với mặt láng thông thường. Các loại mặt phản xoáy khác nhau sẽ có mức ma sát khác nhau, đó là lý do tại sao không phải tất cả mặt phản xoáy đều tác động vào bóng như nhau, nhưng đặc điểm chung là đều ít ma sát hơn nhiều so với mặt láng thường
Tại sao người ta dùng mặt phản xoáy ?
Mặt phản xoáy được dùng bởi nhiều đấu thủ theo nhiều phong cách khác nhau, nhưng tựu chung đều là xuất phát từ 3 lý do chính sau đây:
1. Điều khiển bóng tốt hơn bất chấp kiểu xoáy đối thủ tạo ra
2. Cung cấp thêm một cách tác động với bóng ngoài cách do mặt láng thường tạo ra (thường được sử dụng ở mặt kia của vợt)
3. Cho phép người dùng xoay mặt vợt trong tay và làm cho đối thủ khó phán đoán mặt nào đã dùng, vì vậy khó trả bóng về hơn.
2. Mặt phản xoáy hoạt động thế nào về lý thuyết?
Có nhiều yếu tố liên quan đến cách mặt phản xoáy tác động vào bóng. Ở mỗi mặt phản xoáy, các yếu tố này khác nhau nên đó là lý do tại sao khó có thể tìm được 2 mặt y hệt. Các yếu tố sẽ được trình bày ngay sau, nhưng phải lưu ý rằng đây chỉ là lý thuyết của riêng tôi chứ chưa phải là hoàn chỉnh.
(1). Mức độ ma sát của bề mặt vợt
Mặc dù mặt phản xoáy ít ma sát hơn mặt thường nhưng điều này không có nghĩa là chúng không có tí ma sát nào. Trên thực tế, độ ma sát của các mặt phản xoáy thay đổi rất rộng. Mà ta đã biết, mặt vợt càng ma sát thì khả năng tạo xoáy cho bóng càng cao
(2). Độ mềm của bề mặt vợt
Bề mặt vợt càng mềm thì càng có khả năng "bao bọc" quanh bóng khi người chơi muốn tạo ra xoáy. Với mặt phản xoáy điều này cũng đúng. Nhưng hãy nhớ rằng không thể nào bằng được mặt láng thông thường. Tuy nhiên, nó vẫn có tác dụng của nhất định
(3). Độ cứng và độ dày của lớp xốp
Như phần (2), lớp xốp nếu càng dày và càng mềm thì mặt vợt càng có khả năng "bao bọc" lấy bóng, và tạo xoáy cho bóng nếu miết vào nó. Yếu tố này cũng tác động đến tốc độ của quả bóng trả về, như phần (7) trình bày
(4). Độ nẩy của mặt vợt
Độ nẩy của toàn bộ mặt vợt càng cao, thời gian bóng tiếp xúc với mặt vợt càng ít, và khả năng tạo xoáy càng giảm. Tôi nghĩ rằng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng độ nẩy của mặt vợt không tác động đến "thời gian bóng dừng trên mặt vợt" ("dwell time"), nhưng trên đây là cảm nhận riêng thật sự của tôi về ảnh hưởng của độ nẩy mặt vợt
(5). Keo tăng lực
Keo tăng lực làm mềm lớp xốp, cho phép mặt vợt bao quanh quả bóng và tăng cường khả năng tạo xoáy cũng như lực
(6). Động tác đánh bóng
Cách tiếp xúc trực diện của mặt vợt với bóng (động tác bạt) mà không miết lấy bóng sẽ tạo xoáy ít nhất. Còn cách tiếp xúc miết trên mặt bóng sẽ tạo xoáy nhiều hơn (nhưng vẫn không bằng mặt láng thông thường). Hãy nhớ rằng nếu bóng đã có sẵn xoáy nhiều thì mặt phản xoáy rất ít khả năng làm thay đổi xoáy đáng kể .
(7). Tốc độ và độ nẩy của bóng trên mặt bàn
Ảnh hưởng của mặt phản xoáy trên xoáy có sẵn của bóng không phải là vấn đề duy nhất bạn phải đối mặt. Nếu so với cú đánh tương đương của một mặt vợt láng thường, thì tốc độ bóng tạo ra từ mặt phản xoáy sẽ ít hơn (dù trong trường hợp lớp xốp dày cứng sẽ tạo bóng nhanh hơn, nhưng vẫn không thể bằng mặt láng thường). Ngoài ra, độ nẩy của bóng trên mặt bàn cũng sẽ khác chút do sự khác biệt của xoáy và tốc độ mà mặt phản xoáy tạo ra.
Mọi yếu tố trên đều sẽ tác động đến độ thay đổi xoáy mà đối thủ của bạn thực hiện với xoáy mà bạn tạo ra. Hãy luôn ghi nhớ rằng nếu bạn tạo ra xoáy và đối thủ không thay đổi nó, thì xoáy vẫn giữ nguyên phương nhưng ngược chiều. Vậy, nếu bạn đánh xoáy lên thì bóng sẽ trả về xoáy xuống, nếu bạn đánh xoáy xuống thì nó trả về bạn xoáy lên. Điều này đúng cho cả gai dài lẫn phản xoáy, nhưng với phản xoáy thì rõ nét hơn. (Hãy nghĩ về trường hợp một đấu thủ cắt trả một quả bóng giật sang. Phương xoáy của bóng không hề thay đổi, nhưng với đấu thủ cắt thì bóng sẽ xoáy lên, còn đối với đấu thủ giật bóng thì là xoáy xuống).
3. Mặt phản xoáy hoạt động thế nào trên thực tế?
Để giải thích cách thức hoạt động của mặt phản xoáy trong thực tế, có lẽ cách dễ hiểu nhất là so sánh nó với cách thức hoạt động của một mặt láng thường. Tưởng tượng tình huống sau: .
Bạn và đối phương đều dùng mặt láng thường, chẳng hạn Sriver. Bạn giật xoáy lên sang bên kia và người cùng chơi đánh bằng động tác đưa tay từ đấu gối lên trên đầu, theo kiểu giật xoáy lên điển hình. Loại tốc độ và xoáy nào mà quả bóng bay về phía bạn sẽ có?
Trả lời: Loại xoáy có thể thay đổi rất nhiều, từ một quả xoáy lên mạnh, tốc độ chậm nếu đối phương miết lên nhưng lực kéo tới ít, cho đến một quả xoáy trung bình nhưng khá nhanh nếu đối phương miết nhưng lại tiếp xúc bóng với lực qua gần tâm, hoặc có thể là một quả không xoáy nhưng tốc độ rất nhanh nếu anh ta đánh xuyên tâm mà không miết bóng chút nào .
Hiện nay là thời của mặt láng thường, đa số người chơi trung bình hoặc khá đều biết rõ chuyện gì đang diễn ra trong khi đấu, và nhờ vậy điều chỉnh cách đánh thích hợp .
Loại xoáy lên trong tình huống trên là thứ mà nhiều giờ luyện tập trước đây vốn đã chuẩn bị sẵn cho bạn. Đây là tình huống hoàn toàn có thể tiên đoán - nếu bạn quan sát cú đánh của đối phương đủ gần, bạn sẽ thấy tốc độ và loại xoáy của quả bóng đang bay về mình .
Nào, bây giờ hãy tưởng tượng rằng đối thủ của bạn dùng mặt phản xoáy. Một lần nữa, bạn giật bóng xoáy lên sang phía thuận tay của anh ta, và anh ta dùng mặt phản xoáy để đánh từ đầu gối lên trên đầu, theo kiểu giật xoáy lên thông thường. Loại tốc độ và xoáy nào mà quả bóng bay về phía bạn sẽ có?
Trả lời: Quả bóng sẽ luôn luôn nằm trong khoảng từ xoáy xuống nặng đến không xoáy, phụ thuộc loại mặt phản xoáy được dùng và cách đối phương tiếp xúc bóng. Không thể là xoáy lên. Hãy đọc tiếp để biết lý do.
4. Chuyện gì xảy ra khi bạn giật bóng sang?
Bản ngắn gọn
Như Carl Danner đã tốt bụng chỉ ra, nói ngắn gọn cho cả hai trường hợp xoáy lên và xoáy xuống như sau: "Một cách cơ bản, mặt phản xoáy sẽ tiếp tục xoáy có sẵn trên bóng, vì vậy bạn sẽ nhận được một thứ ngược lại thứ bạn vừa tạo ra - chỉ là với cường độ ít hơn một chút".
Bản đầy đủ
Vì tôi thiếu khả năng rút ngắn một ý tưởng phức tạp thành bản chất ngắn gọn của nó, nên sau đây sẽ là một vài trường hợp và những giải thích về những gì đã xảy ra:
(A). Giật của bạn đối với giật của đối phương
1. Bạn giật bóng xoáy lên mạnh sang bên kia. Đối phương dùng vợt phản xoáy với tốc độ trung bình và xem như không có ma sát. Anh ta đánh lại bằng một cú giống như giật bóng, nhưng vợt thẳng góc và không miết vào bóng. Mặt phản xoáy không có tác dụng trên xoáy sẵn có của bóng, do vậy phần lớn xoáy vẫn còn, bóng sẽ bay về phía bạn khá nhanh với lượng xoáy xuống trung bình. Bóng sẽ không xoáy xuống nặng vì quá trình tác động ma sát với không khí kể từ sau cú đánh trước của bạn.
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng :
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc xoáy lên nhẹ. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ rúc lưới
2. Bạn giật bóng xoáy lên mạnh sang bên kia, nhưng lần này đối phương miết bóng thay vì thẳng góc. Vì mặt vợt không ma sát, yếu tố duy nhất tạo xoáy chính là độ dày và độ mềm của lớp xốp. Đối phương có thể triệt hoàn toàn xoáy của bóng, do vậy bóng trả về sẽ là xoáy xuống với mức độ từ trung bình đến nhẹ
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy lên từ trung bình đến mạnh. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ đi vào cạnh bàn
3. Bạn giật xoáy lên rất nhiều sang bên kia. Đối phương dùng vợt phản xoáy tốc độ trung bình với một ít ma sát trên mặt vợt. Anh ta đánh trả theo kiểu giật, có miết vào bóng. Lớp xốp và mặt vợt lúc này có thể thay đổi xoáy trên bóng, dù ít khả năng làm mất hoàn toàn xoáy rất mạnh bạn đã tạo ra. Bóng sẽ quay về bạn với xoáy xuống nhẹ cho đến gần như không xoáy
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy lên từ trung bình đến mạnh. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ đi vào cạnh bàn
4. Bạn giật xoáy lên rất nhiều sang bên kia , nhưng đối phương đánh bóng theo lối thẳng góc không miết. Vì vợt của anh ta có một ít ma sát nên nó có khả năng giảm xoáy sẵn có của bóng, nhưng do cách đánh không miết bóng nên độ giảm xoáy không cao. Bóng sẽ quay về phía bạn với xoáy xuống trung bình, không nhiều như trường hợp 1 nhưng nhiều hơn các trường hợp 2, 3
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hay xoáy lên ít. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ đi vào lưới.
(B). Giật của bạn đối với cắt của đối phương
1. Bạn giật mạnh xoáy lên. Đối phương của bạn dùng mặt phản xoáy và xem như không có ma sát. Anh ta trả bóng theo kiểu đánh tạo xoáy xuống, tiếp xúc thẳng góc, không miết bóng. Do mặt phản xoáy ít tác dụng với xoáy sẵn có trên bóng nên hầu hết xoáy vẫn tồn tại và bóng sẽ quay trở lại bạn khá nhanh và xoáy xuống với mức độ trung bình.
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hay xoáy xuống ít. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ đi vào lưới
2. Bạn giật mạnh xoáy lên. Đối phương tiếp xúc có miết bóng thay vì đánh thẳng góc. Yếu tố duy nhất để tạo xoáy là độ dày và độ mềm của lớp xốp, nhưng tác dụng của nó là không thể lớn. Vì vậy, quả bóng trả về cho bạn sẽ là một quả xoáy xuống khá nặng
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy xuống nặng. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao hơn mong đợi
3. Bạn giật xoáy lên mạnh sang bên kia. Đối phương dùng mặt vợt phản xoáy có độ nảy trung bình, nhưng có một chút ma sát. Anh ta đánh bóng dạng tạo xoáy xuống và có miết bóng chứ không đánh thẳng góc. Lúc này, tác dụng của cả ma sát mặt vợt và lớp xốp có thể tăng thêm xoáy trên bóng (nhưng không nhiều), so vậy bóng sẽ quay về với kiểu xoáy xuống khá nặng, mức độ nhiều hơn một ít so với trường hợp 2
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy xuống nặng. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao hơn mong đợi
4. Giống như 3, nhưng lần này đối phương đánh bóng thẳng góc, không miết. Vì mặt vợt có một chút ma sát, nó sẽ khử bớt xoáy, một chút thôi. Bóng sẽ quay về bạn với kiểu xoáy xuống nhưng nhẹ.
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc hơi xoáy xuống. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ vào lưới.
OK, thế là quá nhiều với cách đánh xoáy lên từ bạn. Nhưng chuyện gì xảy ra khi bạn đánh xoáy xuống sang đối phương? Hãy xem tiếp phần sau...
5. Chuyện gì xảy ra khi bạn đánh xoáy xuống?
(A) Bạn cắt - Đối phương giật
1. Bạn cắt sang một quả bóng xoáy xuống nặng. Đối phương dùng mặt vợt phản xoáy có độ nảy trung bình và có độ ma sát gần như không. Anh ta đánh trả theo kiểu tạo xoáy lên với cách tiếp xúc thẳng góc, không miết bóng. Mặt phản xoáy không ảnh hưởng đến xoáy sẵn có trên bóng, do vậy hầu hết xoáy vẫn tồn tại và quả bóng trả về sẽ khá nhanh với kiểu xoáy lên và ở mức độ trung bình. Bóng không xoáy lên mạnh do tác dụng của ma sát với không khí kể từ sau khi bạn đánh bóng lần trước.
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc một chút xoáy lên. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không đúng, bóng sẽ nhỏng cao lên trời.
2. Giống như trường hợp 1, nhưng lần này đối phương có miết bóng thay vì đánh thẳng góc. Vì mặt vợt không có ma sát, yếu tố duy nhất thay đổi xoáy lúc này là độ dày và độ mềm của lớp xốp. Do vậy, quả bóng trả về bạn sẽ có độ xoáy cao hơn trường hợp trước, nhưng vẫn chỉ là một quả bóng xoáy lên ở mức độ trung bình
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy lên khá mạnh. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ vào lưới
.
3. Bạn đánh xoáy xuống nặng sang bên kia. Đối phương dùng vợt phản xoáy với độ nảy trung bình và có một chút ma sát. Anh ta đánh trả bóng theo kiểu tạo xoáy lên. Lần này, cả ma sát trên mặt vợt và lớp xốp sẽ có thể thay đổi xoáy trên bóng, do vậy bóng trả về sẽ là xoáy lên trung bình, hơi nhiều hơn so với trường hợp trước
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy lên khá mạnh. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ vào lưới
4. Giống như 3, nhưng lần này đối phương đánh bóng với cách tiếp xúc thẳng góc, không miết. Vì mặt vợt có một ít ma sát, nó sẽ khử một ít xoáy trên bóng. Ma sát mặt vợt và tác dụng lớp xốp sẽ hoạt động, nhưng vì cách đánh của đối phương nên ma sát tạo ra không nhiều. Quả bóng trả về sẽ là một chút xoáy lên
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc xoáy lên nhẹ. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn hơi không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao hơn mong đợi.
(B) Bạn cắt - Đối phương cắt
1. Bạn cắt bóng nặng sang bên kia. Đối phương dùng mặt vợt phản xoáy độ nảy trung bình và không có ma sát. Anh ta đánh bóng theo kiểu tạo xoáy xuống với cách tiếp xúc thẳng góc, không miết bóng. Mặt phản xoáy không có tác dụng trên xoáy sẵn có, do vậy hầu hết xoáy sẽ vẫn còn, bóng quay về khá nhanh với kiểu xoáy lên ở mức độ trung bình
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng: .
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc xoáy xuống nhẹ. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao lên trời
2. Giống như trường hợp 1, nhưng đối thủ của bạn miết bóng thay vì tiếp xúc thẳng góc. Yếu tố duy nhất có thể thay đổi xoáy của bóng lúc này là độ dày và độ mềm của lớp xốp, nhưng không thể thay đổi nhiều. Do vậy quả bóng trả về sẽ là xoáy lên trung bình, nhưng ít hơn trường hợp trước.
3. Bạn cắt nặng bóng sang. Đối phương dùng mặt phản xoáy độ nảy trung bình và có một ít ma sát. Anh ta trả bóng theo kiểu cắt . Lúc này, ma sát mặt vợt cùng tác dụng lớp xốp sẽ có thể giảm xoáy trên bóng, nhưng không nhiều. Do vậy, quả bóng trả về sẽ là một quả bóng hơi xoáy lên
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là xoáy xuống nặng. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao lên trời
4. Giống như 3, nhưng lúc này đối phương không miết bóng nhiều. Vì mặt vợt có một ít ma sát nên có thể khử một ít xoáy có trên bóng. Bóng trả về sẽ là xoáy lên nhẹ
Lý do bạn sẽ trả bóng hỏng:
Với đối phương dùng vợt bình thường trong cùng tình huống, bóng trả về sẽ là không xoáy hoặc xoáy xuống nhẹ. Nên góc nghiêng mặt vợt của bạn không chuẩn, bóng sẽ nhỏng cao lên trời.
Kết luận :
Nếu bạn vẫn còn theo dõi chủ đề này thì xin chúc mừng! Bây giờ hãy quay lại và đọc lại lần nữa để chắc chắn bạn đã nắm rõ nội dung, ý nghĩa. Sau đó hãy ra ngoài và kiếm một đấu thủ phản xoáy và thử nghiệm .
Tóm lại, có 3 quy tắc mà bạn phải nhớ
1. Bạn vừa làm gì với quả bóng?
Mặt phản xoáy không tác động nhiều đến độ xoáy mà bạn vừa tạo ra với bóng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là cần ghi nhớ cú đánh cuối cùng của bạn với bóng - cắt hay giật/líp?
Nếu bạn vừa cắt, đối phương sẽ chỉ có thể dùng vợt phản xoáy của mình để trả về cho bạn một quả bóng từ không xoáy đến xoáy lên mạnh. Xoáy càng mạnh khi bạn cắt càng nặng trước đó.
Tương tự, nếu bạn líp bóng, đối phương chỉ có thể dùng mặt phản xoáy để trả về một quả bóng từ không xoáy đến xoáy xuống nặng
Và một lần nữa, độ xoáy sẽ phụ thuộc vào độ xoáy mà bạn tạo ra trước đó
2. Cú đánh vừa rồi của đối thủ?
Thật ra vấn đề này không quan trọng lắm nếu mặt vợt đánh trả là vợt phản xoáy. Bề mặt càng ma sát, lớp xốp càng dày, lớp có chân càng mỏng, thì ảnh hưởng tạo xoáy càng nhiều. Quy tắc này không quan trọng bằng quy tắc 1
3. Đối thủ đã dùng mặt nào để đánh bóng?
Hãy nhớ, tất cả những quy tắc trên dùng giả định rằng đối phương đánh bóng bằng mặt phản xoáy.
Mọi thứ đều trở nên vô nghĩa nếu họ lật sang mặt thường mà bạn không để ý thấy!
Khi nghi ngờ, tôi nên làm gì?
Sẽ có lúc điều sau xảy ra. Đối phương trả bóng về và bạn không nhớ mình đã vừa đánh xoáy thế nào, đối thủ có dùng mặt phản xoáy hay không. Đâu là cách đối phó tốt nhất? Theo tôi, có 2 chọn lựa:
1. Khuyến khích của riêng tôi là hãy đánh quả bóng với tốc độ chậm và tạo xoáy thì hết mức với lý lẽ rằng: nếu bạn tạo xoáy lớn cho bóng thì có nhiều khả năng làm mất xoáy vốn có của nó, và cú đánh chậm sẽ mở rộng không gian cho banh rớt bên bàn đối phương ra nhiều hơn
2. Các vận động viên khác mà tôi biết thích đánh bóng càng nhanh càng tốt, dựa trên lý lẽ rằng nếu bạn chọn một điểm nào đó trên mặt bàn đối phương và nhắm thẳng vào nó, một cú đánh nhanh vào trực diện bóng (bạt) có thể "giết" mất xoáy của bóng và nhiều khả năng đi thẳng vào điểm đã nhắm.
Lý lẽ nào hợp với bạn hơn? - Hãy thử và rút ra kết luận!
MẶT GAI
Chủ đề gai sẽ ko bao gio dứt nếu các bác cứ dựa vào kinh nghiệm đánh gai của mình hay của người khác mà ko tìm hiểu về tính năng của nó
Gai vốn xuất hiện trước mút thường - hiện được đại đa số sử dụng( dân bb trong Nam thường gọi là mút láng)- và được gọi là chống xoáy. Với công nghệ lúc đó, nó chỉ là 1 miếng gai với độ dài trung bình, ko ngắn, ko dài. Vì vậy, tính năng lúc đó nó chỉ đơn giản là giữ xoáy của đối phương lại và trả ra bóng ko xoáy.
Ồ…! Rắc rối ở chỗ là công nghệ chế tạo ko dừng ở đó, nó phát triển về cả 2 hướng : ngắn hơn+cứng hơn và dài hơn+mềm hơn. Với dân bb quen với gai, họ thường phân ra làm 2 loại : loại ngắn, cứng gọi là gai tấn công, loại dài mềm gọi là phản xoáy, theo tính năng của chúng để dễ đối phó
1. Gai tấn công
a/ Gai ngắn : có tính năng tạo xoáy như mút thường vì gai rất cứng, nghĩa là cắt cũng khá nặng (xoáy xuống), tốc độ ra bóng nhanh vì phát lực trực tiếp từ gai, ko phải gián tiếp như mút thường (do qua 1 màng mỏng), do đó, động tác của người đánh gai cũng ngắn hơn
Các loại mặt gai ngắn có chân gai thấp, và dẫn đến là nó có tác dụng làm giảm xoáy, mặt khác vẫn có khả năng sinh ra xoáy ở một mức độ nhất định. Nếu các mặt gai ngược thông thường tạo ra xoáy là 100% thì các loại gai ngắn sẽ tạo ra khoảng 15 đến 50%.
Như vậy độ xoáy của bóng đến bị giảm đi, và độ xoáy của bóng đánh về phía đối phương cũng ít xoáy.
Các loại gai ngắn này thích hợp với lối đánh bóng đơn điệu (đều đều-ND). Đa số những người chơi gai ngắn thường đứng gần bàn và giao chiến bằng những cú đánh qua lại nhanh, với việc kiểm soát xoáy bằng mặt gai.
Một vài ví dụ về gai ngắn là: Butterfly Flarestorm; Frienship 802; Donic Baxster D25
*Ưu điểm :
đôi công ôm bàn tốt hơn mút thường, bóng trả lại nhanh và chuội trên bàn do có xoáy khiến đối phương trở tay ko kịp hay rúc lưới do bóng chạm vào mép dưới của vợt. Do vậy, đối phương càng lúng túng có khuynh hướng đưa bóng cao hơn tạo điều kiện bạt bóng dứt điểm.Đặc biệt là gai bạt rất chuẩn những quả xoáy xuống theo nguyên tắc xoáy mạnh bạt mạnh, xoáy nhẹ bạt nhẹ
*Khuyết điểm :
rất ngại khi đối phương lùi ra đỡ bóng nhẹ lại hoặc giật vòng xoáy lên vì gai sẽ mất độ chuẩn xác, phát lực mạnh sẽ tự hỏng. Khi đối phương giao bóng chuội đỡ rất dễ bị rúc lưới do ko kịp thay đổi độ nghiêng mặt vợt. Khi đối phương cắt bóng biến hóa (cực nặng hoặc cực nhẹ) cũng dễ bạt hỏng
* Chiến thuật đối phó :
đừng đứng sát bàn khi bóng vô thế đôi công, khi bóng tới thì vợt phải để thấp hơn bình thường rồi mới đánh nhẹ lên không để cho gai nương trả bóng hỏng: lực được. Khi giật mạnh cũng giật dưới bóng sẽ chuẩn và mạnh hơn. Tận dụng quả giao bóng chuội dài để ăn điểm trực tiếp
Lưu ý :các bạn nên xem kỹ mặt gai trước khi đấu, nếu gai được xếp theo hình thoi đứng (như friendship 802 và các loại khác của TQ) thì điểm bóng rơi trên mặt bàn (khi đánh đôi công) sẽ gần lưới hơn rất nhiều so với loại kia và mút thường do độ xoáy lên lớn hơn. Nên nó cũng đánh đôi công ôm bàn tốt hơn so với loại kia và mút thường, ngược lại, bóng xoáy xuống thì khó bạt hơn
Vì đặc tính của 2 loại gai tấn công (hình thoi đứng và hình thoi nằm) khác nhau nên các loại gai ngang (hình thoi đứng) thường được dùng bên trái, gai xuôi (hình thoi nằm) thường được dùng bên thuận tay (forehand).
Khoảng cách chân gai có tầm ảnh hưởng như thế nào?
Một vấn đề không thể không quan tâm đó là khoảng cách giữa các chân gai. Mà thực tế thì khoảng cách chân gai ảnh hưởng khá lớn đến khả năng "lên xoáy" chủ động trong mặt gai tấn công.
Vì sao gai dọc( còn gọi là gai xuôi) dễ lên xoáy hơn gai ngang?
Đơn giản là vì gai dọc khi để ngang mặt bàn các chân gai sẽ hình thành những "rãnh ngang", và những rãnh ngang này rất dễ "bắt bóng" và kéo bóng lên (ngay cả những quả cắt nặng).
View attachment 85558
http://http://i1354.photobucket.com/albums/q682/tuyetvu79/matgaidoc_zps4c114dc4.png
Khoảng cách chân gai lớn thì "rãnh" sẽ lớn --> khả năng bắt bóng sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên khi khoảng cách chân gai lớn sẽ giảm khả năng ma sát và giảm khả năng tạo xoáy.[/I]
Ví dụ:
miếng Raystorm và Flarestorm khác nhau về khoảng cách chân gai, và chỉ một thay đổi nhỏ này đã tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa 2 mặt vợt.
[ATTACH type="full" alt="SS 2 mat gai.png"]85559[/ATTACH]
http://[URL=http://s1354.photobucket.com/user/tuyetvu79/media/SS2matgai_zpsb446f600.png.html][IMG]http://i1354.photobucket.com/albums/q682/tuyetvu79/SS2matgai_zpsb446f600.png
Raystorm : Speed: 9.75 Spin: 7 Density: 34
Flarestorm : Speed: 11 Spin: 6 Density: 36
[I]Với thông số trên ta cũng thấy rõ là [B][COLOR=#0000b3]độ xoáy bị giảm khi chân gai thưa[/COLOR][/B], ở đây chúng ta không xét đến tốc độ vì tốc độ còn tùy thuộc vào lớp lót của mút nữa.
[B][I]Chân gai hình tháp và chân gai hình trụ có gì khác nhau?[/I][/B]
Hiện tại gai tấn công có 3 loại chân gai là hình tháp, hình trụ (thường là các loại gai có chân gai dài) và kết hợp tháp và trụ
(Ví dụ : Raystorm _ Raystorm là dạng chân gai kết hợp giữa hình tháp và hình trụ. Và có thể bản chất của gai Raytorm sẽ kết hợp được tác dụng của 2 loại chân gai tháp và chân gai trụ?)
[ATTACH type="full" alt="chan gai thap+tru.png"]85560[/ATTACH]
[ATTACH type="full" alt="chan gaitru.png"]85561[/ATTACH]
http://[URL=http://s1354.photobucket.com/user/tuyetvu79/media/changaithaptru_zps32eebe0b.png.html][IMG]http://i1354.photobucket.com/albums/q682/tuyetvu79/changaithaptru_zps32eebe0b.png[/I]
[B][COLOR=#5900b3][I]Với nguyên tắc về xoáy sẽ giảm dần như sau : Tháp - Trụ&Tháp - Trụ ....[/I][/COLOR][/B]
[ATTACH type="full" alt="SS do xoay chan gai.png"]85562[/ATTACH]
[ATTACH type="full" alt="SSchan gai thap-tru.png"]85563[/ATTACH]
Để chứng minh cho nguyên tắc về xoáy sẽ giảm dần như sau : Tháp - Trụ&Tháp - Trụ ....
Ta so sánh miếng Andro Blowfish [COLOR=#ff0000][B](Red)[/B][/COLOR] vs Blowfish+ [B](Black)[/B]
[I]http://[URL=http://s1354.photobucket.com/user/tuyetvu79/media/SSchangaithap-tru_zps6160d1e8.png.html][IMG]http://i1354.photobucket.com/albums/q682/tuyetvu79/SSchangaithap-tru_zps6160d1e8.png
Andro Blowfish : Speed 106, Spin 83, Control 80, [/I]chân gai hình Trụ & Tháp kết hợp gai ngang[I] : Xoáy cao hơn!
Andro Blowfish+ : Speed 107, Spin 81, Control 77, [/I]chân gai hình trụ kết hợp chân gai dọc[I]: Tốc độ là thế mạnh!
Phải đi từ cơ bản để phân biệt, các chân gai kết hợp theo hình thoi cơ bản tạo "thế" mạnh hay yếu khi bóng tác động vào.[/I]
Với gai dọc (xuôi), tuy để đứng vợt sẽ thấy hình thoi nằm, nhưng trên thực tế đánh bóng, vợt lại nằm ngang nên tiếp xúc bóng theo thế hình thoi đứng, trường hợp trên cũng áp dụng với gai ngang. Nghĩa là, hình thoi đứng (gai xuôi) sẽ cho "thế" mạnh hơn, có thể nén và bật ngược lại xoáy của đối phương. Nói động tác cụ thể cho dễ hiểu, khi đối phương đẩy bóng xoáy lên qua, người đánh gai xuôi sẽ đễ dàng chận đẩy tạo xoáy lên lại trả qua bàn đối phương, tốc độ sẽ cao hơn mặt láng do gai truyền động trực tiếp vào bóng, không bị gián tiếp qua màng mỏng như mặt láng.
Nhưng với gai ngang, hình thoi khi tác động vào bóng là hình thoi nằm, ở thế này, "thế" của hình thoi là cưc kỳ yếu, khả năng bật tạo xoáy ngược lại là không có, nên chúng đành bật theo chiều xoáy luôn, kết quả là bóng của gai ngang có tính chất của phản xoáy.
Nhưng dù bật theo chiều nào, bản chất lực tác động trực tiếp không qua màng mỏng như mặt láng cũng làm bóng có tốc độ cao hơn, chỉ khác xoáy. Theo tính chất vật lý, gai hình thang sẽ có độ cứng lớn hơn gai hình trụ, còn chỉ thang ở chân sẽ cứng ..... trung bình của hai loại kia. Nhưng cứng ở đây chỉ là cứng cho mỗi chân gai, không làm thay đổi "thế" của gai ngang hay dọc, hệ quả chỉ có thể là tăng tốc độ cho bóng mà thôi.
[I]Do đó:
Andro Blowfish : Speed 106, Spin 83, Control 80, [/I]chân gai hình Trụ & Tháp kết hợp gai ngang [I]-- Xoáy cao hơn! ==> có thể là xoáy cùng chiều với bóng
Andro Blowfish+ : Speed 107, Spin 81, Control 77, [/I]chân gai hình trụ kết hợp chân gai dọc[I] --Tốc độ là thế mạnh! ==> hình thoi đứng (khi vợt nằm ngang) vẫn có thế mạnh hơn khi tác động vào bóng, dù là chân gai không cứng bằng.[/I]
[B]Độ cứng của lớp lót ảnh hưởng đến mặt gai thế nào ?[/B]
* Với lớp lót cứng thì phản lực chủ yếu từ các chân gai, nhưng với lớp lót mềm thì thời gian giữ bóng sẽ lâu hơn và ảnh hưởng đến bóng kết hợp từ phản lực của cả chân gai và cả lớp lót.
* Hiệu ứng của 2 mặt gai lót cứng và lót mềm chắc chắn sẽ có nhiều điểm khác biệt.
[I]Các bác giao bóng tốc độ nhanh vào mặt gai thì....
• lót cứng : làm cho bóng thoát ra nhanh khỏi vợt với gia tốc lớn (mà bóng thì lại rất nhẹ), bóng sẽ va chạm với lớp không khí....gây ra hiện tượng lắc...(ảo giác)
tùy vào các bác giao xoáy lên hay xoáy xuống ...xoáy ngang ...không xoáy....mà bóng trả lại vừa lắc vừa xoáy...
• lót mềm : làm cho bóng thoát ra khỏi mặt vợt với gia tốc nhỏ... chỉ trả xoáy chứ không lắc...
[URL='http://bongbanvn.com/forum/showthread.php?1297-Ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-tr%E1%BA%A3-giao-b%C3%B3ng-b%E1%BA%B1ng-m%E1%BA%B7t-gai']http://bongbanvn.com/forum/showthread.php?1297-Nghệ-thuật-trả-giao-bóng-bằng-mặt-gai[/URL]
[B][COLOR=#0000FF][SIZE=4]b/ Gai trung :[/SIZE][/COLOR][/B]
Mặt gai trung có chân gai cao trung bình trên mặt cao su. Loại mặt gai này khi giao bóng tạo ra các đường bóng kỳ cục (loạng quạng), thường làm giảm xoáy của bóng đến, và cho độ kiểm soát bóng cao.
Một vài mẫu về các loạigai trung là: Frienship/729 563; Gamble Peace Keeper; DHS 874.
Người sử dụng thuộc đẳng cấp thế giới gần đây là Johnny Huang (Canda) (ko biết mình nhớ tên có chính xác ko nữa, thông cảm nhé), Lưu Quốc Lượng và Trương Gia Lượng thập niên 80. Với Huang, 2 mặt gai khác nhau đã làm cho anh lọt vô top ten vì cú đẩy đôi công trái mạnh mẽ và cú giật xoáy xuống nhờ đặc tính từng loại và cốt vợt hợp lý (Sadius). Lưu và Trương tuy cùng cầm thìa nhưng Trương sử dụng gai ngang còn Lưu sử dụng gai xuôi. Đều là vô địch thế giới nhưng với 2 loại gai, họ đều là thuốc thử cho Waldner. Mọi người còn nhớ Waldner đã "làm nhục" Trương sau gần 1 thập niên bá chủ làng bb thế giới 2-0 trắng bằng lối chơi giật 2 càng tầm trung bình trong trận mở màn tranh chung kết đồng đội năm 1989. Đến nỗi trưởng đoàn bb TQ phải than : ít nhất là 6 năm nữa BBTQ mới có thể chiếm lại những gì đã đạt được
Lời ta thán lại là lời tiên tri, năm 1995, lần đầu tiên Lưu xuất hiện đã khiến Waldner phải gác vợt rồi liên tục là khắc tinh của cây vợt số 1 thế giới người Thụy Điển này, mãi cho đến năm 2003 (?) Walner mới thắng lại được 1 trận may mắn khi bị Lưu dẫn trước 20-18 ván thứ 3 cũng trong trận đồng đội thế giới mà tôi đã xem trực tiếp. Trận thắng hú hồn này mới khiến Waldner ghi được vào thành tích thi đấu của mình là ĐÃ TỪNG THẮNG TẤT CẢ CÁC DANH THỦ. Như vậy mới thấy gai lợi hại và đã ghi dấu ấn của mình với bb thế giới như thế nào
Hiện nay, có 1 danh thủ tên Hà chí Văn,người TQ thi đấu cho nước Áo(?) đã trên 40 tuổi, cầm thìa gai và đã hạ Schlager và các danh thủ khác cho thấy gai không như mọi người nghĩ là đã hết thời, cũng cần phải kể thêm Vương Thao, Đặng Á Bình, v.v....
[B][COLOR=rgb(0, 0, 255)][SIZE=4]2.Gai dài (phản xoáy) :[/SIZE][/COLOR][/B]
Mặt gai dài là mặt được làm sần với các gai chân cao. Kết quả thường là chúng đảo ngược chiều xoáy của bóng, vì thế nếu bạn đánh một quả bóng xoáy lên nặng và đối thủ chặn bằng mặt gai dài, thì bóng thường trả về là xoáy xuống, và ngược lại. Các loại gai dài khác nhau sẽ có các hiệu ứng khác nhau. Một số loại đảo ngược xoáy nhiều, một số đảo xoáy ít, và một số thì không đảo ngược mà lại triệt tiêu xoáy hoàn toàn, tạo ra một đường bóng không xoáy.
Người chơi gai dài đôi khi còn được gọi là một “quái thủ”.
Một vài vì dụ về gai dài là: Joola Octopus; Yasaka Phantom 0012 Infinity; 729 755.
Mặt gai dài khó chịu nhất và tạo hiệu quả nhất là mặt đỏ, cứng, không có mút đệm và ở trên cốt có tốc độ nhanh, như vậy bóng nảy khỏi vợt rất nhanh. Nhiều người không hiểu được gì xảy ra khi họ chơi với gai lại chịu tác động chính xoáy của mình khi bóng trả lại.
Khi trả bóng xoáy xuống, mặt gai dài có mút đệm dày sẽ tạo ra một pha bóng “chuội”, còn mặt gai dài không mút đệm tạo ra pha bóng xoáy lên.
Tính năng của gai là biến dạng theo chiều xoáy và tốc độ của bóng tới, nếu có lót sẽ giảm đi độ biến dạng đó vì thời gian bóng nằm trong mút lâu hơn (như cầm giữ bóng) nên làm giảm tính năng của gai. Nếu không có lót, tính năng biến dạng của gai sẽ làm bóng trả ra xoáy hơn, do đó cũng khó điều khiển hơn là có lót, và cũng áp dụng đúng với lót mỏng và dày, càng mỏng càng độc hơn. Nếu dùng loại có lót, bạn sẽ chơi được cự ly đa dạng hơn vì dễ điều khiển hơn, nhất là cắt bóng xa bàn.
Không mút lót độc ,hoặc mút càng mỏng càng độc nên cách đây trên 10 năm ,người ta cấm loại mặt gai không mút lót.
Riêng bản thân mình dùng gai Supeblock drneubauer không mút lót, khi đối phương giật qua ,mình chặn một cái ,bóng rơi SÁT lưới, đối phương nhào vào giật tiếp thì đa số bị rúc lưới. Còn mình dùng mặt gai Monster có mút lót 0.6mm, thì khi chặn bóng, bóng ra xa lưới, đối phương giật tiếp dể dàng. Nhưng có mút lót ở dưới thì bật revers (tấn công BH) dể và đều hơn nhiều. Tóm lại được mặt này thì mất mặt khác.Win something,loose something.There is no choice without pain là vậy đó.
Dùng gai thì nên chọn cốt gỗ thuần, tuy chậm hơn nhưng điều khiển gai dễ hơn nhiều, thêm nữa đã dùng gai đều là jeur thủ thì cốt chậm là lựa chọn tối ưu
Tất nhiên là nhiều cao thủ vẫn dùng cốt carbon vì họ đã dùng từ khi mới hình thành lối chơi
Về nguyên tắc phối hợp, gai lót càng dày càng cần cốt cứng hơn và ngược lại, nếu cây của bạn không cứng như Sardius hay Schlarger là khá chuẩn. Việc bóng trả lại đối phương giật không bị khó chịu là do đối phương quá quen với bóng của gai, không phải do vợt bạn kém, nếu chơi thêm lót thì cần vợt cứng hơn nữa. Với mút gai mềm thì không nên xài loại độc vì gai mềm rất dễ gãy, khi cần thay liên tục lỡ không có hàng thì mất phong độ đang có.
Khi bạn hiểu được điều trên thì những “cường điệu” về gai dài chỉ còn là vấn đề giản đơn. Cái gọi là phản xoáy trở thành rõ ràng, bạn đánh xoáy lên bạn nhận được xoáy xuống, bạn gò bóng bạn nhận được xoáy lên. Ngay cả bóng “lắc lư” sang bây giờ cũng dễ giải thích – nó xuất khi bạn chơi không phải đơn xoáy như lên-ngang hoặc xuống-ngang, đơn giải vì có 2 phương bạn đã tác động đồng thời. Điều quan trọng nhất khi chơi với người dùng gai dài không phải là đối phương làm gì với vợt của họ, mà là bạn đã làm gì với quả bóng trước đó
Một yếu tố nữa mà nhiều vận động viên và huấn luyện viên bỏ qua là lực cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến trái bóng trả lại. Cú đánh của bạn càng mạnh khi úp vợt thì tạo ra xoáy càng nhiều. Vì vậy, bạn càng đánh mạnh vào gai dài, bóng trả lại càng xoáy xuống. [I]Một trong những thủ thuật hiệu quả là chơi lỏng hoặc đánh bóng không xoáy vào mặt gai này [/I]
Tất nhiên còn một vài khía cạnh nữa cần xem xét – dùng gai dài dễ hãm được bóng ngắn hoặc bóng sang thấp, hoặc thậm chí tự tạo được ít xoáy. Cùng trong số người dùng gai, nhưng khả năng sử dụng hiệu quả từ gai có khác nhau. Nếu thêm mút dướt mặt gai sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tính năng sử dụng mặt gai.[I] Mặt gai không mút trả bóng có hiệu quả cao nhất, sử dụng mút mỏng tăng khả năng điều khiển nhưng giảm hiệu quả, còn nếu sử dụng mút dày sẽ dễ dàng hơn cho cú đánh mạnh bằng gai [/I]
- Phản xoáy: Mặt gai dài có độ phản xoáy cao là loại cao su cứng, các gai có cảm giác là nhựa hơn là cao su. Do diện tiếp xúc bóng vào vợt ít, ra khỏi vợt nhanh vẫn còn giữ được chiều xoáy ban đầu
- Hiệu quả lắc lư: Mức độ tạo ra lắc lư càng nhiều khi gai càng thưa. Mức độ mềm dẻo của gai cũng có thể tạo ra những đường bóng bất thường, tuy nhiên nếu gai quá mềm sẽ dễ gãy
- Khả năng điều khiển: Đối với gai dài càng ngắn, gai to và dày tạo ra khả năng điều khiển và xoáy thuận càng cao. Tuy nhiên đây lại là những đặc tính ngược lại với tính “phản xoáy” của gai dài. Mặt gai mềm sẽ linh động hơn có thể dễ trả bóng ngắn sang bàn đối phương
- Tốc độ: Ở đây lưu ý rằng đang nói theo nghĩa về thời gian bóng dội vào vợt rồi bật ra khỏi vợt. Mặt gai dài không mút đệm sẽ tạo cho bóng bật khỏi vợt rất nhanh, tuy nhiên lại khó có thể thực hiện được giật. Gai dài có kèm với mút trung bình đến mút dày có khả năng làm cho bóng bật khỏi vợt chậm hơn, nhưng lại dễ điều khiển và có thể giật được
- Độ xoáy: Trong một số loại, trên bề mặt gai có khía hoặc nhám nên chúng có khả năng tạo xoáy. Tuy nhiên mức độ xoáy này là không đáng kể so với các loại mặt mút thông thường hoặc ngay cả đối với một vài loại gai ngắn. Một điều đáng lưu ý đối với gai dài khi muốn tạo xoáy thì dùng gai mềm hoặc mút đệm mềm hoặc mút dày sẽ dễ tạo ra xoáy hơn so với bề mặt nhám của gai
Rất hiếm, nhưng vẫn có người sử dụng gai dài như là một vũ khí tấn công chủ yếu.[/I]
[CENTER][SIZE=5][COLOR=#ff0000][B]một số thủ thuật dùng gai dài tấn công[/B][/COLOR][/SIZE][/CENTER]
[I][B]1. Lựa chọn gai dài:[/B] Đối với người chặn đẩy thường chọn mặt gai dễ điều khiển thì người tấn công bằng gai dài chọn loại có thể dễ tấn công. Các gai dài có đặc tính cho tấn công là mặt của các gai nhám, thân gai tương đối mềm để tạo khả năng xoáy (bám bóng) khi tấn công. Mút đệm dưới gai thường từ 1.0-2.0mm để trợ giúp. Nếu bạn chủ công bằng gai dài thì đừng bao giờ sử dụng mặt gai không mút. Nên thử các loại dày mỏng khác nhau để phù hợp với cảm nhận của bạn. Độ dài của gai đủ để tạo ra sự “lắc lư” của gai dài -nếu không bạn khỏi phải dùng gai- nhưng vẫn đủ khả năng giúp bạn tất công bằng nó. Khả năng điều khiển cần cao hơn so với người dùng gai dài ít tấn công
[B]2. Gây áp lực: [/B]Người tấn công bằng gai dài cần phải luôn giữ được thế tấn công ở mức tối đa nếu có thể. Khi bị đẩy vào thế phòng thủ, kiểu chặn đẩy sẽ đem lại cho mình rất nhiều bất tiện. Khi đạt được trình độ tất công cao bằng gai dài thì đối thủ của bạn chắc chắng phải rơi vào thế “vật lộn” với những quả bóng đó
[B]3. Xoay mặt vợt:[/B] Mặc dù không phải là thiết yếu, nhưng việc xoay mặt vợt sẽ làm cho đối thủ ít nhiều bối rối và lưỡng lự khi xử lý bóng. Nếu bạn biết xoay mặt vợt thành thạo, đối thủ của bạn sẽ rất phân tâm-phải chú ý nhiều xem khi nào bạn xoay vợt, tạo cho bạn chủ động hơn
[B]4. Chơi gần bàn: [/B]Nói chung càng gần bàn thì khả năng tấn công bằng gai dài càng dễ. Nếu bạn bị đẩy ra xa bàn bởi quả giật của đối thủ, bạn nên dùng cú đánh lại hơi xoáy xuống – điều này là khó chuẩn xác – mặc dù vậy nó sẽ rất hiệu quả nếu bạn làm được
[B]5. Tạo dựng thế công:[/B] Khi giao bóng, nên giao bóng xoáy lên để buộc đối thủ trả bóng bềnh lên là một trong những chiến thuật hay. Bóng trả lại cao tạo cho bạn cơ hội đưa bón vào bàn đối thủ một cách dễ dàng kể cả không cần tạo bóng xoáy lên
[B]6. Gò bóng khi đỡ giao bóng: [/B]Đối thủ thường giao bóng xuống, nếu bạn sử dụng mặt gai phía thuận tay gò trả lại tới khu vực họ không tấn công được cũng rất hiệu quả. Bóng xoáy xuống của đối thủ đưa sang, thấy động tác gò của bạn họ chưa chắc dám tấn công và thay vì gò lại và kết quả bóng rất dễ bị bềnh lên. Đây là cơ hội tuyệt với cho bạn tấn công
[B]7. Tấn công nhiều vào các góc bàn:[/B] Đánh dồn liên tục vào các góc bàn đối phương làm họ nản chí và đẩy họ ra xa tạo cho bạn thế chủ động. Ngay trong các trường hợp họ đánh có xoáy ngang từ góc này, với mặt gai của bạn sẽ trả lại bóng xoáy ngang tới góc khác, hoặc ít nhất là xoáy ngang ngược thường lệ làm cho họ dễ bị lẫn lộn.
- Lối chơi này cần đứng gần bàn dùng kỹ thuật gò/chặn đẩy với tốc độ và mức xoáy khác nhau làm cho đối thủ bối rối và mất nhịp, tạo cho mình các cơ hội tấn công. Người Gò/chặn-đẩy tích cực là tìm kiếm mọi cơ hội tấn công khi có thể, còn người gò/chặn đẩy phòng thủ là làm cho đối thủ tất công bị mệt mỏi, không cơ hội dứt điểm và tự đánh hỏng. Các thủ thuật bao gồm:
[I]1. Bám chắc vị trí: [/I] Phải luôn đứng gần bàn nếu có thể, rời xa bàn trên 1m là rất nguy hiểm trừ phi nếu bạn có những khả năng tấn công rất tốt từ cự ly này
[I]2. Lối chơi chặt chẽ: [/I] Khi chơi gò/chặn đẩy cần phải gây được khó khăn càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế tối đa sự tấn công của đối thủ. Giao bóng cần phải phù hợp với lối đánh của mình, cùng là gò/chặn nhưng người gò/chặn tích cực cần giao bóng tạo dựng thế công cho mình, còn người gò/chặn phòng thủ lại phải tập trung giao bóng sao cho đối thủ không tấn công được hoặc buộc đối thủ tấn công gượng ép trong khi mình đã sẵn sàng chờ đợi trả lại pha bóng khó hơn
[I]3. Sử dụng các góc:[/I] Vì đứng gần bàn, nên người chơi gò/chặn có thể tạo được các hướng góc lớn hơn. Việc đẩy rộng các góc buộc đối thủ giật phải di chuyển rất nhiều và rất vất vả nếu họ muốn duy trì sự tấn công
[I]4. Sử dụng quả gò tấn công:[/I] Bằng gai dài bạn có thể biến tấu quả gò thành một quả tấn công. Trước quả xoáy xuống, bạn vỗ vào bóng kết hợp theo 2 hướng: ra trước và xuống dưới, mặt vợt hơi ngửa gần như dựng đứng vuông góc với mặt bàn. Động tác này trông giống quả gò thông thường, nhưng kết quả bóng trả lại bàn đối phương là quả xoáy lên khá nhiều – đối phương gò bóng xoáy xuống càng nhiều, thì họ nhận được bóng trả lại xoáy lên càng lớn
[I]5. Khóa càng: [/I]Việc đẩy chéo các hướng có thể hạn chế được nhiều đối thủ, nhưng cũng chưa phải là hiệu quả đối với đối thủ có khả năng tấn công tốt. Khi đó bạn cần đưa bóng thẳng vào người đối thủ, khi đó người dùng vợt ngang sẽ phải phân vân dùng phía thuận tay hay trái tay, người dùng vợt dọc sẽ phải phân vân nên tấn công hay chặn đẩy. Vì vậy, trong trận đấu nên sử dụng kết hợp cả đẩy góc rộng và cài bụng đối phương sẽ gây cho họ bối rối và giảm khả năng tấn công của họ
[I]6. Giữ được nhịp độ:[/I] Phải chủ động tạo và giữ được nhịp độ của mình, hạn chế đối thủ triển khai lối đánh của họ. Bằng gai dài bạn có thể biến đổi tốc độ và mức xoáy của quả bóng – hãy tận dụng hết công năng đó. Với sự biến hóa của vợt gai cộng thêm bạn đứng gần bàn và vào bóng sớm nên đối thủ sẽ không có nhiều thời gian trước những quả đánh của họ
[I]7. Đấm bóng: [/I] Đây không phải là một kỹ thuật đẹp mắt trong bóng bàn, tuy nhiên đối thủ lại thường có ít đối sách hiệu quả chống lại. Nếu có kỹ năng đấm bóng nó sẽ góp phần đa dạng hóa lối chơi của bạn và thêm một đòn làm cho đối thủ phải phân tâm
[I]8. Gạt moi:[/I] Cú đánh này gần giống quả giật, mặc dù tốc độ và mức xoáy không bằng song đường bóng khác hẳn với việc bạn gò hoặc chặn đẩy nên có hiệu quả đáng kể
[I]9. Xoay vợt: [/I] Việc xoay vợt trong chặn đẩy là tương đối khó, vì bạn đứng gần bàn có ít thời gian để làm việc này. Bạn phải chắc chắn có khả năng chặn đẩy bằng mặt gai dài và mút bình thường. Phải chọn bóng trước khi xoay vợt và tính trước việc xoay vợt trở lại, nếu không chính bạn sẽ rơi vào thế bí
L[I][COLOR=#0000FF]ối chơi gai khiến người ta khó chịu nhất là ko...chịu cắt, bóng giao qua là vẫy gai buộc đối phương phải vô thế đôi công rồi chiến thắng bằng bạt dứt điểm.
Tuy nhiên, điều khó khăn nhất đối với gai là chọn cốt vợt, vì gai cần cốt vợt thật cứng nhưng mút thường lại cần cố[/COLOR][/I]t mềm để giật
Xin đưa ra 1 vài loại cho người cầm gai : Stiga Clipper, Butterfly power 9, v.v..., nói chung là cứng vừa phải và là các lớp đều nhau [/I]
[B][COLOR=rgb(0, 0, 255)][SIZE=4]Qui Tắc:[/SIZE][/COLOR][/B]
- Cắt lại quả giật (xoáy lên): Sự uốn một hướng của gai làm tăng mức xoáy, bóng trả lại xoáy xuống
- Cắt lại quả xoáy xuống: Sự uốn một hướng của gai làm giảm mức xoáy, bóng trả lại xoáy lên hoặc chuội.
- Giật lại quả xoáy lên : Sự uốn một hướng của gai làm giảm mức xoáy, bóng trả lại xoáy xuống hoặc chuội.
- Giật lại quả xoáy xuống: Sự uốn một hướng của gai làm tăng mức xoáy, bóng trả lại xoáy lên
- Chặn lại quả xoáy lên: Sự uốn các hướng của gai có xu hướng làm triệt tiêu xoáy, trả lại còn ít nhiều xoáy xuống
- Chặn lại quả xoáy xuống: Sự uốn các hướng của gai có xu hướng làm triệt tiêu xoáy, trả lại còn ít nhiều xoáy lên.
[CENTER][I][B][SIZE=5][COLOR=#FF0000]Nói thêm về gai[/COLOR][/SIZE][/B][/I][/CENTER]
[I]Từ những đặc điểm cơ bản về 2 loại gai như đã nêu cộng với sự khó khăn khi chọn cốt vợt cho phù hợp của gai, sẽ đặt cho các bác bài toán ko dễ giải khi đối phó, nhưng khó đến đâu cũng có bài giải.
Trước khi đấu, các bác phải mượn vợt họ để xem sự kết hợp giữa cốt và mút có hợp lý ko?
Như đã nêu, [I][COLOR=#0000FF]gai cần cốt vợt thật cứng đễ đạt độ chuẩn[/COLOR][/I], khác với mút thường cần mềm để có độ bám cho cú giật. Do vậy, với người đánh 1 bên mút phải (mút thường) và gai trái phải chọn vợt có độ cứng vừa phải nhưng dứt khoát ko được mềm, cứng quá thì lại dở bên phải. Cơ bản là họ phải chọn loại cốt có các lớp đều nhau như Stiga Clipper, Dina power hoặc đa số các loại vợt TQ, nếu ko, thi phải là các loại có lớp giữa dày nhưng thuộc nhóm cứng của Butterfly như Sadius, Primo cacbon, Schlager cacbon, Gergely, chậm nhất là Mazunov Off+, tuy nhiên, loại nhóm cứng này thì lại yếu bên phải (lý do sẽ trình bày sau)
Sau khi xem vợt, [I][COLOR=#0000FF]nếu thấy họ sử dụng cốt vợt mềm thì cứ nhằm bên gai mà đánh, vì đó là chổ yếu, gai sẽ ko chuẩn và có cảm giác bị lún [/COLOR][/I] :)
:( Nếu họ sử dụng cốt vợt cứng rồi thì tùy loại gai mà đánh.
[B]Cụ thể : [/B]
[B][I]1. Gai ngang (802, 799,..v.v...) : [/I][/B]do phải đứng gần bàn nên phải đưa bóng ra xa buộc họ phải di chuyển, cụ thể là đưa thẳng qua phải cho họ đánh trước, sau đó đưa lại qua trái khi họ đã ra xa rồi và......đứng nhìn. Quả trái tay xa bàn của gai ngang chỉ làm giật mình....khán giả, hoặc thật..... cao như chuyền 2 của bóng chuyền vậy. Nếu vô thế đôi công thì lui ra 1 chút (đã trình bày ở phần trên rồi), giật nhẹ vòng lên cao, chú ý phải giật dưới bóng 1 chút vì bóng của gai ko nảy cao, khi nào chán rồi thì....giật qua phải dứt điểm, nhớ phải di chuyển sát bóng hơn vì bóng của gai hơi khựng lại
[B][I]2. Gai xuôi (Resilon, các loại của stiga, .v..v....) [/I][/B]cho phép người cầm gai lui ra bàn 1 chút, nhưng bóng ra gần giống mút thường nên cũng dễ chịu hơn tuy có nhanh hơn.Yếu điểm của nó là ko chịu được bóng có lực mạnh như loại gai ngang và cắt cũng ít nặng hơn. Với loại này, chúng ta có thể ôm bàn đánh đôi công được và mạnh dạn bạt hoặc giật dứt điểm qua mặt gai
Như vậy, với người cầm gai thì buộc phải có cú né người giật demi hoặc bạt bên phải dứt điểm điển hình như Vương Thao (giật) hoặc Đặng Á Bình (bạt). Nghĩa là phải đánh được bóng vừa chạm bàn. Mà loại này thì làng bb Vn vẫn chưa có hoặc có cũng.....như không, các bác cứ yên tâm nhé
Chúc các bác thành công khi đấu với gai, bác nào thu hoạch đươc chiến lợi phẩm thì xin nhớ em nha. Hihi
:([/I] [I]:([/I] [I]:([/I] [I]:([/I] [B]Trường hợp họ sử dụng cốt vợt quá cứng [/B][I] .
Trường hợp này thì ngoài việc kỵ bóng giao chuội bên gai như đã trình bày, họ còn bị khó chịu với bóng giao ngắn - ko xoáy hoặc hơi xoáy xuống - bên phải nữa do khó khống chế vì vợt nảy quá, sau đó các bác cứ tùy theo bóng mà giật trước (nếu bóng trả dài) hoặc bẻ lung tung (bóng ngắn) cho họ phải di chuyển phá thế ôm bàn của họ là xong
[I]Nếu hết tất cả đấu pháp trên mà vẫn chưa thắng, xin áp dụng chiêu cuối cùng. Mạnh dạn vào đôi công ôm bàn với gai, nhưng để thấp tay rồi chịu nhẹ cho bóng qua bàn ko lực về mặt gai, các bác sẽ thấy hiệu quả ngay. Do đặc tính của gai là nương lực đối pương nên : hoặc là gai sẽ đánh...lung tung hết (rúc lưới là nhiều) hoặc sẽ chịu nhẹ lại cho các bác đánh thôi, thử đi nhé, chúc các bác thành công.[/I]
Khi phát triển gai về hướng cho mềm hơn, thưa hơn về mật độ gai trên 1cm2, người ta phát hiện nó có đặc tính thú vị là khi tiếp xúc bóng xoáy, do rất yếu và mềm nên gai nó.....nhún theo chiều xoáy và trả lại cùng chiều xoáy đó. Thứ hai, cũng do mềm nên khi tiếp xúc bóng, nó sẽ hấp thu bớt lực của bóng, làm cho bóng nảy thấp hơn bình thường rất nhiều vì xoáy lớn hơn lực, điều này xảy ra tương tự mút chết (lão hóa) được phát triển thành phản xoáy trơn (láng). Hãy tưởng tượng khi chúng ta cắt bóng xoáy xuống (là xoáy xuống đối với đối phương), bóng chạm mặt vợt phản xoáy rồi trả lại cùng chiều xoáy đó về phía chúng ta, khi đó là xoáy lên.
* Nói cho dông dài, [B][I][COLOR=#FF0000]thực tế người quen phản xoáy chỉ nhớ là mình đánh xoáy lên sẽ bị trả lại xoáy xuống, và ngược lại, đánh xoáy xuống sẽ bị trả lại xoáy lên.[/COLOR][/I][/B] Do đặc tính nêu trên, mặt phản xoáy có những ưu điểm và khuyết điểm sau :
[B]1. Ưu điểm :[/B]
- đánh bóng biến hóa xoáy (với người chỉ quen đấu với mút thường căn cứ động tác để phán đoán xoáy sẽ bị lừa) và độ nảy thay đổi do xoáy thay đổi khi chặn bóng trong bàn
- hấp thu làm giảm lực tốt nên khả năng phòng thủ cao
- đánh được bóng xoáy xuống trong bàn bất kể ngắn đến đâu. Bóng đánh sang đối phương có độ chụi bàn rất cao do xoáy lên lớn hơn lực
- khi giao bóng, nếu mặt phản xoáy đánh lên sẽ tạo xoáy xuống, ngược lại, khi giao động tác xoáy xuống sẽ là xoáy lên do các gai nhún ngược chiều của tay
- với bóng cắt xa bàn, trái sau sẽ xoáy xuống nhiều hơn trái trước do đối phương phải tăng xoáy khi giật.
[B]2. Khuyết điểm : [/B]
- độ chuẩn xác kém vì gai quá yếu, nếu gặp lực mạnh (bạt) hoặc xoáy mạnh sẽ tự hư do gai bị bẻ quá giới hạn
- đối phương quen với phản xoáy sẽ ép bên phản xoáy để tấn công vì quá biết xoáy gì khi trả lại.
- vì tính chất nhún theo chiều xoáy, gai sẽ rất kỵ bóng ko xoáy vì khi đó, gai sẽ nhún thẳng ra, ít có độ cầu vòng, bóng khó vô bàn hơn.
--------------------------------------------------------[/I]
[CENTER][I][B][COLOR=rgb(255, 0, 0)][SIZE=5]một vài chiến thuật đối phó với gai [/SIZE][/COLOR][/B][/I][/CENTER]
[I] [/I]
- Khi phản xoáy mới xuất hiện, căn cứ vào tính chất của nó, các vdv thường áp dụng "cắt rồi đánh" luân phiên. Nghĩa là sau trái mình cắt xuống, do phản xoáy (PX) trả lại xoáy lên nên mình sẽ bạt nhẹ, rồi lại cắt vì PX trả xoáy xuống. Lối đánh này hiện chỉ áp dụng đối với người cầm phản xoáy trình độ thấp, chưa dùng PX tấn công được khi có bóng xoáy xuống. Tuy nhiên, áp dụng lối này đòi hỏi phải vững tâm lý và tự tin vì bóng giằng co nhiều, dễ bị "nhát tay"
- Đối với các cây vợt PX ở trình độ cao - có thể chận bóng xoáy lên trong bàn được để buột đối phương phải cắt bóng rồi dùng PX đánh nhẹ ra 2 biên kết hợp dứt điểm bên phải - các vdv thế giới thường giật moi cao toàn bộ để gai khó chuẩn xác, dễ hư buột PX phải lui ra khỏi bàn để cắt khi bóng rơi xuống
Tuy nhiên, khi giật phải lưu ý giật dưới trái bóng thật sâu vì bóng nảy thấp và khựng lại. Cách nữa là khai thác sự mềm yếu của gai, dù đứng xa hay gần bàn, bạn tăng xoáy hoặc lực nhiều thì gai cũng tự hư. Nếu giật trái thứ 3 xung thì PX sẽ rất khó cắt, dù đã lui xa bàn
- Với các vdv có bộ chân di chuyển tốt thường kết hợp cả 2 cách đánh : dồn cho PX lui xa khỏi bàn bằng giật vòng, rồi cắt nhẹ ngắn cho PX chạy vào trả bóng xoáy lên (ko thể đánh PX trái được vì bóng đã rơi xuống thấp), sau đó mới giật dứt điểm
Cần lưu ý 1 số điểm là phản xoáy càng độc thì càng kém độ chuẩn, ngược lại, các loại có độ phản xoáy kém hơn thì sử dụng được nhiều kỹ thuật hơn. đặc biệt là các loại bán phản xoáy như friendship563, gai thưa như PX nhưng cứng như gai tấn công nên cũng bạt mạnh và ôm bàn tấn công như gai tấn công. Miếng lót càng mỏng càng độc cho đến ko có lót. Mặt khác, khi đánh bóng PX ngoài việc xác định bóng dựa vào lý thuyết, cần phải nhớ đánh thấp hơn vì bóng nảy rất thấp, nếu quên điểm này thì cũng ko hiệu quả hoặc vẫn bị xoáy của PX dù biết chiều xoáy
Ngoài ra, do bản chất cũng là gai nên PX cũng bị các khuyết điểm như gai tấn công như kỵ bóng giao chuội, thay đổi xoáy lớn (thình lình cắt xoáy xuống mạnh hoặc thật ít xoáy)
Chỉ là sơ lược để giải quyết tạm cho các bác đối phó kịp thời, thực ra, chiến thuật của PX ngày nay rất đa dạng do kết hợp mút và cốt dẫn đến lối chơi khác nhau. Nếu các bác nào có hứng thú thì lần sau sẽ mở rộng hơn về chiến thuật - kể cả gai đấu với gai, cách phân biệt PX, các trường phái gai PX hiện nay,.v.v...
Chúc các bác hết kỵ PX nhé. Thân chào.
[I]-----------------------------------------------------------------------[/I]
[CENTER][I][B][COLOR=#FF0000][SIZE=5]Viết tiếp về gai phản xoáy cho những bạn thích nghiên cứu[/SIZE][/COLOR][/B][/I][/CENTER]
[I]Có lẽ cũng cần nhắc sơ lược về quá trình phát triển của gai phản xoáy vì qua đó, chúng ta cũng sẽ có thêm kinh nghiệm để đấu với gai PX hiệu quả
Theo tư liệu, phản xoáy chính thức xuất hiện từ năm 1972 và thành công nhất định do các vdv chưa biết về tính năng của nó nên hàng loạt các hảo thủ mút thường phải thúc thủ. Tuy nhiên, tính năng trả xoáy nhanh chóng bị phát hiện nên trường phái này xoay qua lợi dụng luật chưa quy định về màu sắc nên sử dụng hai mặt cùng màu (thường là màu đen) để khi thi đấu xoay mặt vợt liên tục đánh lừa đối phương. Trong tình hình đó, trường phái chính đạo chỉ còn cách phải phân biệt sự khác nhau bằng cách nghe tiếng của PX khi đánh bóng để phân biệt , nhưng cách này cũng ko được hoàn hảo lắm vì thần dân vương quốc PX hay.....giậm chân khi tiếp bóng, nhất là lúc giao bóng. Nhận ra điều này, ITTF liền ra luật cấm giậm chân khi giao bóng (luật này tồn tại 1 thời gian) nhưng cũng ko ngăn được trường phái này tung hoành vì.....giao bóng xong họ ....giậm liên tục khi cắt bóng cũng rất hiệu quả. Do nhận thấy chưa đủ liều, ITTF tiếp tục ra quy định 2 mặt vợt phải khác màu, tuy nhiên, các cây vợt PX vẫn ung dung sử dụng màu .....gần giống nhau, chẳng hạn màu đen và màu đỏ......thật sậm. Chuyện màu sắc này do vậy thường gây tranh cãi, khiếu kiện trong các giải đấu, nhất là khi một bên là PX, tuy nhiên, sau khi tranh cãi, họ vẫn bước ra sàn đấu và.....chiến thắng trước sự hậm hực của đối phương. Thậm chí trường phái PX lúc đó còn phát triển thêm về độ quái chiêu khi dự định tung ra chiến trường hàng loạt loại PX với tính năng đa dạng hơn như mật độ gai thưa hơn, có màng liên kết giữa các gai, v.v...
Nhận thấy kiểu chơi này có phần nào ko.....fairplay, người tập ít có thể thắng được người tập nhiều, ITTF liền ra tay lập lại trật tự bằng cách quy định hai mặt phải dùng 2 màu : đen và đỏ tươi, quy định số lượng gai tối thiểu trên 1 cm2, không được thi đấu bằng mặt gỗ (mặt gỗ có tính năng phản xoáy rõ rệt nhất) các loại mút muốn tham gia thi đấu phải được đăng ký (và được ITTF xác nhận bằng ký hiệu trên mặt mút mà ngày nay chúng ta thấy). Điều này có 2 hệ quả : một là các mặt vợt (kể cả PX lẫn mút thường) ko đủ tiêu chuẩn như quy định hoặc người sản xuất ko có điều kiện đăng ký với ITTF phải ngưng sản xuất (mút Minh Nghĩa của TPHCM là 1 ví dụ), hai là trước đây việc chế tạo mút cho đội tuyển QG được coi như bí mật nay ko còn là bí mật nữa (trước đó, thành viên đội tuyển QG TQ được trang bị mút riêng biệt, khi mút lão hóa phải nộp lại để nhận mới), dẫn đến các cuộc chơi trên tấm ván ép mang màu sắc.....lành mạnh hơn
Nhưng bên cạnh những điều kỳ cục trên,tác dụng của phản xoáy khi thi đấu giải đồng đội là rất hiệu quả - ngay cả khi trường phái này chơi sòng phẳng - vì tính đa dạng của đội hình, người chuyên đôi công sẽ khó vượt qua PX vì phải giật bóng xoáy xuống liên tục (có tốc độ và điểm tiếp xúc khác với bóng xoáy lên), ngay cả người vừa đấu xong với PX cũng bị tác động ít nhiều đến phản xạ nên rất khó khăn khi đấu tiếp với mút thường. Vì vậy, trường phái này tiếp tục được nghiên cứu để phát triển về chiến thuật nhằm phục vụ cho việc tranh giành cúp đồng đội, dù ở giải đơn, hiếm khi người cầm vợt PX bước lên bục cao nhất.
Giới BBTG vẫn ko quên chiến thắng vẽ vang giúp đội TQ giành lại ngôi bá chủ làng BB năm 1995 với người hùng Đinh Tùng (Ding Song) - mệnh danh cây vợt phòng thủ hay nhất thế giới lúc bấy giờ. Dù lúc đó TQ đã có thế hệ Khổng Lệnh Huy, Lưu Quốc Lượng nhưng ở giải đồng đội, HLV TQ vẫn tung ra bộ ba đương thời là Mã văn Cách, Vương Thao (đều ko phải là đối thủ của Waldner, huyền thoại BBTG) và Đinh Tùng. Điều này có lẽ do truyền thống của đội tuyển TQ ưu tiên nhiệm vụ giải đồng đội cho các cây vợt có nhiều kinh nghiệm hơn. Thế trận rất rõ là Waldner thắng cả 2 trận nhưng cây vợt số 3 Thụy Điển thua cả Mã và Vương (vì đội TĐ đưa cây vợt số 2 là Persson đánh trận thứ 3 để đảm bảo thắng được 3 trận). Như vậy, trận quyết tử được nằm trong tay Đinh Tùng, và với mặt PX cùng cốt vợt 7 lớp đều nhau, Đinh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao khi đối đầu với Persson, một cây vợt chuyên....đôi công tốc độ cao.
Còn ở giải BBVN, người hâm mộ vẫn còn nhắc đến cây vợt Đinh Trọng Hùng, đội Đường Sắt VN với cây vợt PX một màu. Anh đã đi ko ngừng nghỉ đến tận trận chung kết giải cao nhất quốc gia sau khi tiễn hàng loạt danh thủ đương thời bằng lối chơi với....trẻ em. Các danh thủ đấu với anh dường như mới tập chơi khi giật, bạt ầm ầm rúc lưới và lên nóc nhà vì mặt vợt 1 màu. Thậm chí trong trận chung kết anh còn dẫn trước Tuấn Anh A 15-5 ở ván quyết định nhưng thua ngược. Dư âm của thành công này là phong trào PX phát triển mạnh mẽ tại VN. Tiếp theo là thành công của Tuấn Anh B, Cường (Công An ND), Nguyễn Minh Thơ.
[I]Cho tới nay, trường phái PX đã tiến được thêm 1 bước ngoặc lớn khi các cây vợt PX bắt đầu chơi với cốt vợt mềm trái với với nguyên tắc cốt vợt cứng truyền thống và đã có thành công khi đại biểu của trường phái này - Joo Se Hyuk - hiện nay xếp hạng 6 TG (2012). Thành công này ko phải là may mắn đơn thuần mà rõ ràng có sự nghiên cứu mang tính đột phá để thực hiện ý tưởng kết hợp tấn công và phòng thủ dẫn đến việc thay đổi cốt, mút và phương thức đào tạo VDV đánh PX [/I]
Xin hẹn các bạn ở bài sau sẽ phân tích về vũ khí, tính năng và sự kết hợp chiến thuật của PX. Đề nghị bác nào có tư liệu gì thêm trong nội dung bài viết này thì vui lòng bổ sung hoặc điều chỉnh để giúp mọi người có thêm kiến thức nhé.
[B]Cốt vợt JOO SE Hyuk [/B]
[URL]http://www.megaspin.net/store/default.asp?pid=b-joo-se-hyuk[/URL]
Giá: $ 95,99
[/I]
Buterfly giới thiệu cốt vợt mới từ Joo Se Hyuk, người nhanh chóng đóng mình vào trái tim của khán giả với lối chơi phòng thủ hiện đại và năng động của mình. Trong việc hợp tác với các bộ phận nghiên cứu của Butterfly, anh đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của nó và bây giờ chơi với cốt vợt làm đặc biệt cho anh ta.
Cốt vợt đứng đầu mở rộng cho việc cung cấp sự kiểm soát cần thiết để cắt và ngăn chặn .
JOO SE Hyuk là sự lựa chọn đầu tiên cho lối chơi cắt xoáy nặng kết hợp với phản công nhanh.
Speed: 72 Control: 82 Trọng lượng: 90 g Ply: 5 - gỗ
[I]--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------[/I]
[CENTER][I];)[/I][B][SIZE=5][COLOR=#0080ff]Vài cảm nhận và ý kiến của ACE trên diễn đàn:[/COLOR][/SIZE][/B][/CENTER]
[I][B][COLOR=#0059b3]Chận đẩy và bạt của gai ngang khác gai xuôi (dọc)[/COLOR][/B][/I]
Riêng về động tác chận đẩy và bạt thì khác nhau ở chỗ gai ngang thì động tác tay đánh thành hình 1/4 vòng cung mở, gai xuôi (dọc) thì vòng cung úp. Xem thêm các clip có cú đánh trái tay của Joo See Hyuk, đó là gai ngang, gai dọc thì cú bạt phải của Lưu Quốc Lượng hoặc là điển hình. Một điểm khác nữa là gai ngang thì phải chận sớm hơn trên bàn để mượn lực của đối phương mới "độc", còn gai dọc thì chờ bóng lên bật cổ tay mới mạnh được.
Về chiến thuật thi đấu thì do gai ngang chỉ làm khó đối phương chứ khó dứt điểm và kỵ bóng không lực nên người chơi phải tập kỹ thuật né giật và giật demi (vì phải thường xuyên ôm bàn).
[I]---Hì, hôm qua em test với Thịnh quả đúng là gai ngang kỵ bóng không lực và quả chuội dài bàn bên trái. Với lại hiện tại điểm mạnh của em là lên trái và bắn trái, với miếng gai ngang này thì hơi khó rồi. Chắc em chuyển lại miếng gai dọc cho nó lành. Hì---[/I]
Gai dọc dễ đánh hơn vì tương tự mút thường.
Ưu điểm của nó so với mút thường là tốc độ do động tác cực ngắn nhưng bóng ra cực nhanh.
Ưu điểm thứ 2 là có thể lui để đánh tầm trung bình, ngoài ra, nó giật bóng xoáy xuống còn dễ hơn mút thường cũng như dễ đỡ bóng giao xoáy.
Nhược điểm là bóng đơn giản, không độc, bên cạnh đó, vì tốc độ cao nên buộc người sử dụng cũng phải nhanh theo.
nếu chơi mặt gai thì cần có cảm giác bóng thật tốt, dạn tay bạt những trái banh xoáy xuống sẽ làm đối thủ bất ngờ.
Tuyệt chiêu của gai là nẻ bóng, rove bạt, bắn rove, bóng đều đi nhanh, chuội rất khó đỡ
[I]--------------------------------
[B]Cốt vợt cho gai[/B]
Gần đến giải đấu rồi mà mấy hôm nay FBI bị loạn đao.
Tất cả cũng vì gai ngang - gai dọc, vợt cứng - vợt mềm.
Sẳn trong lúc loạn đao đưa ra vài chủ đề để ae bình luận cho zui.
Chủ đề 1 : Nếu cùng một loại gai tấn công (gai dọc ) nếu dán trên cốt cứng và cốt mềm thì hiệu ứng sẽ
ra sao? Liệu cốt cứng hơn có thuận tiện hơn trong tấn công? Hoặc cốt mềm hơn sẽ có ưu thế trong phòng thủ?
---em đã thử gắn miếng 8228A vào cốt Arylate Carbon và kết quả là rất tệ. Sau đó em tiếp tục gắn vào cốt 5 và 7 lớp gỗ thấy hiệu ứng của miếng gai rõ rệt hơn nhiều.
Theo em cảm nhận, dòng cốt vợt Glass Fiber đánh với gai tấn công rất hợp, tuy nhiên mặt vợt bên FH bị ảnh hưởng nhiều quá, bóng qua bàn hiền, dễ đỡ nữa---
---Khó khăn nhất của người chơi mặt gai chính là chọn cốt. Bản thân gai chạm bóng trực tiếp nên cần cốt không đàn hồi, cứng càng tốt, nhưng cứng quá thì FH ít bám bóng. Khó khăn thứ hai nữa là mút bên FH, chơi mút tàu thì không bạt được và khó chận bóng xoáy (vì gai cần ôm bàn hơn), chơi tension cũng khó tạo xoáy đa dạng và hiểm.
Đề xuất tạm là cốt Clipper, cốt này chơi ....mút gì cũng được, chỉ có tension là hơi yếu.
Gai mà gắn cốt mềm thì sẽ mất độ chuẩn.---
---Đúng như anh Lâm nói! E gắn cùng 1 mặt gai công 8228A vào 2 cốt 7p2a Carbon và 7p Point Carbon đánh thấy sự khác biệt nhiều. Cốt 7P cứng hơn nên phát huy mặt gai hiệu quả hơn (Hiệu ứng gai), trả bóng dị hơn và nhưng cú bật bóng của FBI có biên độ cong lớn hơn (bóng chạm bàn và nẩy cong hình chuối nhiều hơn).
Hôm trước đánh với anh Huy thì hầu như những quả bật gai của FBI anh Huy hoàn toàn bị động và không đánh trả được. Hì---
---------------------------------[/I]
[CENTER][I][COLOR=rgb(0, 0, 255)][B][SIZE=4]Đánh mặt gai công[/SIZE][/B][/COLOR][/I][/CENTER]
[I]Tôi có hỏi 1 huấn luyện viên Hàn Quốc về gai công thì ông ta trả lời là:[/I]
1. Đã đánh gai công thì nhất định phải có cú chặn đẩy giỏi.
2. Khi chặn đẩy thì phải ôm bàn và dứt khoát.
3. Dù là đánh gai công nhưng bạn cũng phải tập cắt bóng xa bàn nhất là bên trái bởi vì lỡ bị đối phương đẩy ra xa bàn thì gai chỉ còn cách cắt bóng phòng thủ. Gai không thể giật đôi công bằng mút thường ở vị trí xa bàn vì độ xoáy lên của mút thường mạnh hơn nhiều.
4. Nếu đánh gai công B/H và mút thường bên F/H thì nên tập chuyển mặt vợt lúc gò bóng và ngay cả lúc chận bóng để tạo yếu tố bất ngờ.
[I]----------------------
[B][COLOR=#0080ff]Bàn về quả đỡ giao bóng bằng gai công[/COLOR][/B]
Nếu sử dụng mặt gai công, như miếng gai tấn công Dragonnow của Trung Quốc thì có rất nhiều cách để phát huy mặt gai công trong quả đỡ giao bóng này.[/I]
1. Nếu mình để mặt vợt nằm và cắt bóng như đối với mút thì quả bóng sẽ vẩn có xoáy nhưng độ xoáy ít.
2. Nếu mình để mặt vợt vuông góc và lóc-kê trong bàn thì sẽ thành bóng phản xoáy, tức là trả xoáy ngược lại cho đối phương (lên thành xuống và xuống thành lên), dĩ nhiên độ phản xoáy của mặt gai công thấp hơn của gai thủ (gai dài phản xoáy).
3. Sự khó chịu của mặt gai công nằm ở điểm này, mình có thể sử dụng mặt gai công để hất bóng sang giống như quả giật trái của mút, nhưng độ xoáy không bằng, tuy nhiên tính bất ngờ lại cao, vì quả hất này tốc độ bóng đi nhanh, nhưng khi chạm bàn thì chậm lại rất dễ làm bất ngờ và làm gãy nhịp của đối thủ.
-------------------------
[I][B][COLOR=#0080ff]Đánh gai công[/COLOR] [/B]là một lựa chọn đặc biệt nhất là ở VN; [/I]đầu tiên người đánh gai công phải xác định lối đánh của mình như thế nào: bên trái mặt mút thường để giật chặn vv.. bên phải mặt gai giật, bạt, đánh tốc độ.
Muốn đánh gai công đúng mức thì quả vụt phải phải thật là tốt, động tác ngắn gọn (cái này thì phải tìm video của Lưu Quốc Lượng hoạc Jiang ji Liang mà học tập), chủ yếu là khi vụt bóng xoáy xuống dùng nguyên tắc hơi ngửa mặt vợt vổ bóng lên, ra trước cao hơn lưới, bóng sẽ rơi vào bàn đối thủ; lợi điểm là bóng đi ít vòng cung nên bên kia ít thời giờ hơn; dĩ nhiên là mặt vợt phải thay đổi theo từng quả bóng.
Đánh gai công cũng phải có quả giật và chủ yếu giật để dành thế chủ động cho quả bạt: giật quả giao bóng của đối phương, giật quả đầu tiên dành chủ động để đưa vào thế đôi công. Động tác giật gai hơi khác mặt láng ở chổ động tác ra trước rất ít và đi lên rất là nhiều; động tác giật gần như là thẳng đứng. Sau khi giật xong thì quả kế tiếp là quả bạt để kết thúc nhanh chóng.
Đánh gai công là lối đánh truyền thống của TQ nhưng không còn hữu hiệu nửa.
[I]------------------------
nếu bác không tập gai từ lúc mới biết đánh thì em khuyên bác đừng nên chuyển wa đánh gai.
nếu bác đánh thì em xin có vài ý kiến.[/I]
gai công giảm độ xoáy của bóng nên dễ đỡ giao bóng hơn khi người ta giao bóng nên lùa vào chỗ nào hiểm hiểm.
khi đôi công nên nâng vợt hơn so với đánh mút.còn khi đỡ banh thì banh chuối xuống bàn (nên biến hóa giữa đẩy và chặn bóng bảo đảm đối thủ sẽ trở thành vua phá lưới)
nên tập nhìu vào cú bạt bóng và cú hất cổ tay trong bàn bằng gai
cú bạt bằng gai thi không nên lấy đà mà nên giữ nguyên vợt mà lắc cổ tay.
-------------------------
[I]Bản chất của gai ngắn là bóng ko lưu lại mặt vợt nên đi nhanh hơn mút nếu đánh góc lớn vào bóng. Tùy loại gai bám xoáy nhiều hay ít mà có kỹ thuật đánh khác nhau, tuy nhiên gai công ko thể giật xoáy như mút đc, chứ đừng nói là mút Tàu.
Đánh gai công thì góc vợt phải lớn, vào bóng phải nhanh và chính xác, gò bóng lại thì ko có ác nhưng chận bóng thì bóng đi ác hơn. Thế mạnh của gai công là đôi công và bạt gần bàn.
Gai công nên đánh với cốt mềm. Nittaku acoustic là ngon nhất !
-------------------------
Đúng là đánh mặt gai tấn công bên trái thường bị động với quả giật xoáy của đối phương, lúc trước anh cũng thường bị thua quả này!
Có hai cách để đối phó em có thể thử :[/I]
- Trả chữ Y bằng kéo ngang vợt, vợt tiếp xúc với bóng một góc gần bằng 90 (thời điểm bóng đạt đỉnh cao nhất)
- Trả chéo X bằng cách đánh đờmi ở thời điểm bóng vừa nẩy lên (Từ khi chuyển sang đánh miếng Raystorm (Max), anh thấy đánh cú này có cảm giác hơn khi đánh miếng Raystorm 1.9ly)
Điều đáng lưu ý là khi em thấy đối phương giật xoáy thường thì em chỉ kê nhẹ vợt nên rất dễ bị ăn xoáy! Cứ mạnh dạn đơmi và trả chữ Y cho tốt đối phương sẽ không dám giật xoáy nữa đâu!Hì
--------------------------
[I]Mới gia nhập Gai công, xin được mọi người tư vấn....
Vài điều cơ bản mình chưa nắm được như:[/I]
A- Khi đỡ giao bóng thì trả giao bóng như thế nào nếu:
1) Nếu đối phương giao bóng xoáy lên.
2) Nếu đối phương giao bóng xoáy xuống.
3) Nếu đối phương giao bóng xoáy ngang.
4) Nếu đối phương giao bóng xoáy ngang lên.
5) Nếu đối phương giao bóng xoáy ngang xuống.
6) Nếu đối phương giao bóng không xoáy.
B- Khi đỡ quả giật, giật xung hay giật cầu vồng thì đỡ như thế nào?
C- Khi đỡ quả cắt nặng thì phải làm sao?
[B]Trả lời :[/B]
A. Bạn xếp Xoáy lên, xoáy ngang, ngang lên chung một loại: vì cách chận đẩy lại tương tự nhau.
Tương tự là xoáy xuống, ngang xuống là một loại: vì đều vuốt lên.
Cả hai nhóm này bạn cần mạnh dạn đối phó vì rất dễ vô "bài" của gai để dồn đối phương vô thế đôi công gần bàn là sở trường của gai dọc
Với bóng không xoáy thì hơi khó hơn 1 chút vì bạn phải hơi cuốn vợt khi chận đẩy để tạo xoáy thêm cho bóng.
B. Bóng giật của đối phương cần chận sớm và thấp tay (vì bóng xoáy lên sẽ hơi chuội), hơi vuốt lên khi chạm bóng, bóng giật càng xoáy gai sẽ trả lại càng chuội trên bàn của đối phương, đó là lợi thế của gai.
C. Với quả cắt nặng thì cần tập giật vuốt lên, vì gai dọc giật xoáy xuống dễ hơn mặt láng thường nhiều.
Bạn cần lưu ý tập thêm quả bắn trái tầm trung bình khi gặp bóng xoáy lên, vì bóng này không giật mạnh được. Vì nếu muốn giật FH thì cần lui ra bàn tầm trung, khi đó, bên BH không chận đẩy được mà phải bắn bằng cổ tay.
------------------------------------------[I]------
[B][COLOR=#0059b3]chơi gai công mặt phải- FH[/COLOR][/B][/I]
thì phải đứng ôm bàn. kỹ thuật bạt bóng phải mạnh.
kỹ thuật jat bóng bằng gai phải hoàn thiện.
ít người chơi shakehand mà xài gai công FH lắm, thường dùng mặt mút cho FH và mặt gai cho BH
nếu muốn chơi tốt thì bạn nên dùng penhold
mình đề nghị bạn nên chọn cây Stiga Clipper penhold và mặt Stiga Clippa.
chúc bạn thành công
[I]Mình có đĩa của Li Jia Wei (số 6 thế giới nữ - Singapore) đánh giải các ngôi sao châu Á (Quần Ngựa). Li dùng gai công bên FH, mặt trái mút thường, giật gai như điên.
[URL]http://i216.photobucket.com/albums/cc84/cuongphongchina/1206059816_pic_jiawei.jpg[/URL]
Mình cũng đang đánh gai bên BH, tuy nhiên mình tấn công được bên trái bằng quả ve nên mình xài gai công.
Các loại Dawei 388B, 388D, 388C-1 king, Moristo, Raystorm, Spinrit, se7en mình đã xài qua.
Cuối cùng thấy 388C-1 king rất có hiệu quả: bóng cắt sang hay gò, đẩy sang bên kia hơi lắc và chuội làm khó cho đối phương, bắn trái vẫn mạnh, và rất dễ điều banh (bóng đi theo ý mình). Còn gai nhỏ và dài se7en rất khó kiểm soát mặc dù bóng sang thì lắc lưu "như say rượu" rất khó chịu. Moristo gần như mút và giá khá cao (>600k).
------------------------------
[I]Em muốn chuyển qua mặt gai đánh BH, em chỉ đánh chặn đẩy bên BH ko tấn công đc thì em nên đánh gai kiểu gì ???và cho em xin tên loại gai để em sắm nhé.
mà gai nào chặn đẩy sang bên kia bóng khó chịu thì bảo em nữa nhé.[/I][/I]
[B]Trả lời: [/B]Bạn chỉ chặn hay đẩy thì mình thấy nên dùng gai trung, 388C-1 king là được đấy. Khéo tay ở đây là khéo léo "ngoáy ngó" cổ tay để hất, gạt, phẩy, ve sửa nhẹ ... để đưa bóng đi các các điểm rơi khác nhau một cách linh hoạt, làm cho đối phương phải di chuyển nhiều và bóng thì quả nặng quả nhẹ, quả chuội dài, quả sựng dựng đứng lên...---
[I]------------------------------------------------
Tôi dùng gai dài, nên chỉ tìm hiểu nhiều về nó và tìm thấy có người đã đúc kết phân bảng các loại gai dài cho các lối đánh khác nhau.
Trích lược về lối đánh Gò/Chặn thuần túy bằng mặt gai dài, bạn tham khảo danh sách dưới đây, bao gồm:
388 D-1 (Dawei)
388 D-1 Quattro (Dawei)
563-1 (Friendship)
C7 (DHS),
Diamond (Dr. N)
Feint Long 2 Kawa (Butterfly)
Gorilla (Dr. Neubauer)
Grizzly (Dr. Neubauer)
Insider (TT Master)
L-Catcher (TSP)
Neptune (Milky Way)
New 40 (Toni Hold),
Orca (Joola)
Pistol (Dr. Neubauer)
Shark (Joola)
Swing Back IF (TT Master)
Tuple 911 (Kokutaku)
Vì tôi dùng gai dài để công, nên không nghiên cứu kỹ các tính năng của từng gai này trong Gò/Chặn thuần túy. Bạn nên tham khảo thêm để lựa chọn được mặt gai thích hợp.
Lời bình thêm, theo cảm nhận riêng:
- Mặt gai có nhiều tính năng độc hơn mặt phản xoáy trơn;
- Gai ngắn có ưu thế thiên về công hơn so với phòng thủ;
- Gai dài có ưu thế thiên về phòng thủ hơn.
Lưu ý, lý thuyết chỉ là sự định hướng cho việc lựa chọn ban đầu, thực tế việc chọn được một mặt cụ thể để sử dụng hợp với mỗi người - đó là “Khẩu Vị” đòi hỏi sau những trải nghiệm kỳ công.---
-------------------------------------
[I] Mình cũng dùng gai dài bên trái tay, không có miếng lót, khi chặn (chém vợt thắng góc với bàn) quả giao bóng xoáy lên mạnh hay bị bung ra ngoài. Bạn có kinh nghiệm gì khi xử lý quả này?[/I][/I]
Đối với câu hỏi của bác, với trình độ của tôi chắc chặn quả giao lên còn bị bung hơn đấy. Người khác có thể trao đổi với bác kinh nghiệm khống chế được, còn tôi thì cứ mạnh dạn trao đổi với bác kinh nghiệm không chặn được, để bác tránh đi đừng làm như tôi chắc sẽ thành công. Đối với tôi chưa thực hiện được các điều như sau:
- Về nguyên lý, góc phản xạ bằng góc tới. Bóng không xoáy dễ nhận biết và thực hành, song bóng có xoáy góc tới có tính động (chiều ngược với xoáy, xoáy càng nhiều góc tới càng lớn. Xoáy lên càng mạnh càng phải úp vợt, nhưng với mặt gai nếu úp nghiêng quá bóng trượt và tụt khỏi vợt luôn – hết bung.
- Để giảm tính động của góc tới: (i) Cần phải giảm xung – khi chém bóng xuống phải giữ chắc vợt với bóng, cổ tay không cứng nhắc, cảm giác cổ tay với vợt bị vít cong như lá thép lò xo hấp thụ hết xung lực của bóng đến (thời gian bóng lưu trên vợt khá lâu) trước khi đẩy/bật ra phía trước – quả bóng trả này là quả chuội/xuống. (ii) Tăng tốc vợt khi tiếp xúc với bóng, miết theo chiều xoáy của bóng ít nhất bằng tốc độc xoáy của bóng – nếu tốc độ tiếp xúc và miết của vợt nhanh hơn tốc độ xoáy của bóng, quả trả lại sẽ là cực xoáy xuống.
[I]----------------------------------------
Dr Neubauer đánh gai nè :
[MEDIA=youtube]X2XjFa43bno[/MEDIA]
[MEDIA=youtube]aFem1IX1H8Q[/MEDIA]
[MEDIA=youtube]1NPsZ10Y6SA[/MEDIA]
[MEDIA=youtube]YQsH0qPARzw[/MEDIA]
Liu Guoliang - training:
[URL]http://www.megaupload.com/?d=28WBBIFV[/URL]
[MEDIA=youtube]yAECDI-Ruwo[/MEDIA]
[URL]http://www.youtube.com/watch?v=43WWRf5yW6M&feature=relmfu[/URL]
---------------------------------[/I]
[COLOR=#0059b3][B]Dùng mặt gai công của Dragon : 8228A-FC đánh trái[/B][/COLOR]
[I]Vài thông số cơ bản :
- Gai dọc - Độ dày 2.2 mm (Max) - Tốc độ : 11.5 - Độ xoáy : 7 và Control : 7.5
- Thickness 1.5/1.8/2.0/2.2mm
- [URL]http://bongbanviet.com/images/Products/8228A-FC-Big_1012150424.jpg[/URL][/I]
[U]Cách đánh và cảm nhận :[/U]
Vì đây là mặt gai dọc nên đánh tương đối giống mặt mút, phù hợp với những người mới chuyển từ mặt mút sang mặt gai công. Tuy nhiên về kỹ thuật chơi có những điểm khác biệt nhỏ so với mút và đặc biệt là muốn "chơi" được gai cần có thời gian làm quen và cảm nhận.
Mặt gai này đặc biệt là sử dụng công nghệ Tension nên dễ dàng phát lực khi cần, phòng thủ tốt nhưng điểm mạnh của mặt gai này là phản đòn. Ví dụ khi đối phương giật trái về bên mặt gai, bạn có thể bắn trái lại với xác suất thành công khá cao và bóng trả lại gây khó cho đối phương rất nhiều.
Khả năng lên xoáy của mặt gai này cũng khá tốt, nếu bạn có một chút kỹ thuật cơ bản về đánh gai thì bạn dễ dàng lên xoáy và chủ động tấn công ngay cả khi đối phương cắt bóng xoáy xuống nặng hoặc cực nặng.
Theo đánh giá thì mặt gai công này khá hay và đặc biệt là giá cả hợp lý, độ bền khá cao.
[I]:):):):):):):):):):):):):):):):):)[/I]
MẶT VỢT 8228A-FC (350,000VNĐ) Gai ngắn – gai dọc [I]
- Tốc độ: 11.5 Độ xoáy: 7.0 Kiểm soát: 7.5 Độ cứng : 42.5 (Trung bình)
Mặt vợt gai tấn công 8228A là một sản phẩm của hãng Giant Dragon danh tiếng của Trung Quốc.Mặt vợt gai dọc nên rất dễ lên xoáy ngay cả khi đối phương bấm nặng. Với lớp lót mềm và đàn hồi tốt giúp người chơi dễ dàng điều khiển và phát lực.[/I]
MẶT VỢT DAWEI 388B-1 220,000VNĐ Gai ngắn
[I]Tốc độ: 8.4 Độ xoáy: 6.1 Kiểm soát: 7.1
Độ cứng : Trung bình
Chiếm đến hơn 70% thị phần mặt gai tại Trung Quốc, số lượng mặt gai gia công cho các hãng nối tiếng khác trên thế giới chiếm hơn 50% trên tổng lượng tiêu thụ, và hầu hết các cao thủ dùng gai của Trung Quốc đã từng gắn bó với mặt gai của Dawei trước khi ký hợp đồng tài trợ với hãng khác, đó là những con số rất thuyết phục khi nó về chất lượng mặt gai của Dawei.
Không có gì ngạc nhiên khi bạn dùng mặt gai của Dawei và cho rằng nó hay hơn một mặt gai khác được bán với giá gấp 2-3 lần. Độ bền của mặt gai Dawei cũng là ưu điểm nổi trội so với các hãng khác.
388B-1 có cấu trúc chân gai to hình tháp giúp nâng cao tốc độ và sự khó chịu của những đòn công bóng trong khi những kỹ thuật ma sát tức thời vẫn phát huy được tác dụng nhờ phần đầu nhỏ hơn và có độ bám xoáy tốt[/I]
MẶT VỢT DAWEI 388B 220,000VNĐ Gai ngắn
[I]Tốc độ 84 Độ xoáy 51
Kiểm soát 80 Độ cứng Trung bình
Chiếm đến hơn 70% thị phần mặt gai tại Trung Quốc, số lượng mặt gai gia công cho các hãng nối tiếng khác trên thế giới chiếm hơn 50% trên tổng lượng tiêu thụ, và hầu hết các cao thủ dùng gai của Trung Quốc đã từng gắn bó với mặt gai của Dawei trước khi ký hợp đồng tài trợ với hãng khác, đó là những con số rất thuyết phục khi nó về chất lượng mặt gai của Dawei.
Không có gì ngạc nhiên khi bạn dùng mặt gai của Dawei và cho rằng nó hay hơn một mặt gai khác được bán với giá gấp 2-3 lần. Độ bền của mặt gai Dawei cũng là ưu điểm nổi trội so với các hãng khác.
388B là phiên bản có chân gai mềm, bám xoáy và gần với mặt vợt thường nhất. Bạn có thể giật, đôi công mà không cần thay đổi động tác nhiều. Trong khi đó, khi chặn đẩy và bạt, 388B thường tạo bóng chuội không xoáy, rất dễ ép đối thủ vào thế phòng thủ bị động để dứt điểm. 388B rất thích hợp cho người bắt đầu chuyển sang đánh gai công và muốn duy trì các kỹ thuật với mặt mút trước đây. [/I]
GAI DÀI 388D-1[I]
Tốc độ 23 Kiểm soát 82 Độ xoáy 24 Độ cứng Mềm
lót 1.0mm
Với ưu điểm dễ chơi trong khi đường bóng có độ hiểm cao, Dawei 388D-1 đang là mặt gai dài phổ biến hàng đầu tại Việt Nam.
Không chỉ vượt trội về tính năng, độ bền của 388D-1 cũng là một ưu điểm lớn, giúp sản phẩm này nổi trội hẳn so với những sản phẩm của Trung Quốc khác.[/I]
GAI DÀI 388D-1 QUATTRO [I] [/I]GAI DÀI 388D-1 QUATTRO OX
[I]260,000VNĐ 210,000VNĐ
Tốc độ: 25 Độ xoáy: 24 Kiểm soát: 84 Tốc độ 10 Độ xoáy 18 Kiểm soát 94
Độ cứng Mềm lót 1.0mm Trọng lượng 32g Độ cứng Mềm Trọng lượng 17g
Dựa trên nền tảng gai 388D-1 cũ, phiên bản 388D-1 Quattro có thêm khá nhiều cải tiến trong chân gai. Chân gai được làm mềm hơn, nhỏ hơn, làm cho chiều hướng chuyển động của chúng trở nên hỗn loạn hơn và kết quả là lượng xoáy/phản xoáy sẽ bị biến đổi bất thường hơn.
Có thể nói 388D-1 Quattro không chỉ đơn giản là một mặt gai phản xoáy mà còn là một mặt gai biến đổi hỗn loạn độ xoáy. 388D-1 Quattro có thể làm bạn liên tưởng đến môn Bi-a 9 bóng, cùng một cách phá bi nhưng không bao giờ các bi con chạy theo một đường cố định. Rất thích hợp cho chặn đẩy bóng gần bàn và cắt bóng xa bàn.
GAI NGẮN BLOWFISH : 730,000VNĐ Tốc độ 106 Độ xoáy 83 Kiểm soát 80
GAI NGẮN BLOWFISH + : 730,000VNĐ Tốc độ 107 Độ xoáy 81 Kiểm soát 73
Mặt gai tấn công thế hệ mới nhất của Andro. Mặt gai Blowfish rất dễ sử dụng nhưng lại tạo ra độ khó cho đối phương. Bóng có độ chuội cao, bán trái cực tốt và đặc biệt là khả năng phòng thủ của Blowfish rất tốt. Bóng trả xoáy lại đôi phương với độ quái cao
GAI NGẮN HEXER PIPS GAI NGẮN HEXER PIPS +
880,000VNĐ 880,000VNĐ
Tốc độ 105 Độ xoáy 87 Kiểm soát 83 Tốc độ 106 Độ xoáy 86 Kiểm soát 81
0° S 105 S 87 C 83 0° S 106 S 86 C 81
90° S 103 S 89 C 85 90° S 104 S 88 C 83
Mặt vợt gai tấn công Hexer-Pips+ thuộc thế hệ 4G, tích hợp những điểm mạnh của dòng Hexer kết hợp với bề mặt gai để tạo nên những hiệu ứng gai cực kỳ lý thú với thế hệ mặt gai tấn công mới này.
Mặt gai được tích hợp từ 100% cao su tự nhiên nên độ bền rất cao, kết hợp với lớp lót bọt khí thế hệ mới nên bóng đi rất chuẩn và hiểm.
Điểm đặc biệt của dòng sản phẩm mới này là tích hợp 2 chiều gai cho VĐV lựa chọn trên 1 mặt vợt . Bạn có thể chọn gai ngang hoặc gai dọc để phù hợp với lối đánh của từng người. (Chỉ cần xoay chiều mặt vợt khi cắt dán)
Cảm Ơn đã xem .....![/I]
[/QUOTE]
Bài bác này viết dữ liệu nhiều ghê, chắc công phu lắm, em gửi lời cảm ơn chân thành vì bài viết quá tuyệt vời.