Làm sao để có cú GIẬT FOREHAND HOÀN HẢO - Lý thuyết đơn thuần

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Phân tích lực chi tiết khi bóng có xoáy va vào mặt vợt
upload_2015-8-31_10-42-30.png
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Khi bắt đầu bóng đập vào vợt, chỉ có 2 lực như sau:
upload_2015-8-31_10-47-6.png

Lực màu xanh, là lực bóng đến, em để lực này trùng với trọng trường, vuông góc mặt đất để dễ nói, vì về sau, cho nó lệch đi một tí, thì sẽ ra 2 lực, 1 lực tăng mức ép với bóng, 1 lực là trọng trường, khi nói xong cái này rồi, cái kia các bác có khi không quan tâm, vì nó cũng chỉ tăng thêm các lực em sẽ phân tích sau thôi

Lực màu tím, đây là lực MA SÁT DO XOÁY CỦA BÓNG TẠO RA.
Chuyển động của bóng là xoáy quanh trục, nhưng khi ma sát với mặt vợt có độ bám, nó sẽ truyền cho bóng một lực ma sát ngược chiều với chuyển động, như bánh xe quay trên mặt đất, trở thành lực màu tím này (vì đang là xoáy lên của đối phương theo giả thiết)
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Lực màu xanh được phân tích thành 2 lực
upload_2015-8-31_10-50-55.png

Lực màu xanh da trời là lực tác động vào mặt vợt, nó làm bóng bật ra vuông góc
Lực màu đỏ hướng xuống dưới, ngược chiều với lực MA SÁT do xoáy, lực này sẽ triệt tiêu hướng đi lên của bóng

Chú ý, quả bóng vẫn chuyển động tự xoay quanh nó nhé, theo quán tính, cái lực MÀU TÍM chỉ khiến quả bóng đi lên, chứ không hoàn toàn triệt tiêu XOÁY của quả bóng, nó chỉ là một phần của lực xoáy đó.

Theo đó, nếu mặt bám tốt, chuyển hóa nhiều sẽ có xu hướng chuyển được nhiều xoáy thành lực đi lên nhé, và như vậy thì bóng sẽ lên nhiều hơn, và ít xoáy hơn. Đó là nguyên lý tại sao với Spring Sponge, các tuyển thủ không còn sợ các cú xoáy nặng nữa, mà sẵn sàng đánh trả lại, vì xoáy đó, do Spring Sponge có khả năng hấp thụ xoáy tốt, biến nó thành động năng đi lên, biến rất nhiều thành lực nâng để bóng qua lưới, không sợ bị rúc nữa, còn quả bóng thì bị triệt xoáy nhiều hơn, không phải khống chế xoáy nhiều nữa.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Tổng hợp các lực sau khi phân tích để tính lực tác động vào bóng sau va chạm với mặt vợt
upload_2015-8-31_11-0-4.png

Lực xanh da trời ban đầu, do tác dụng của phản lực trở thành lực xanh da trời sau, cùng hướng, ngược chiều, độ lớn của lực chắc phải nhỏ hơn lực cũ do va chạm sinh công.

Hai lực kia giữ nguyên, do không có lực tác động ngược chiều cùng phương, nên giữ nguyên
 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Trong 3 lực, chỉ có 2 lực cùng chiều, sẽ triệt tiêu nhau đi

Nếu lực nào lớn hơn, vecto lực tổng sẽ theo phương và chiều của lực đó
upload_2015-8-31_11-5-45.png
 

gaumeo

Đại Tá
bỏ cái món xoáy lên xuống đi bác ạ. Tập trung vào quả giật hoàn hảo thôi. Chỉ riêng quả giật thôi đã phải xét đến các hình bác vừa vẽ rồi
 

gaumeo

Đại Tá
Mới chỉ là phân tích lực, còn cần @gaumeo lập phương trình tối ưu nữa, chắc phải làm từng giai đoạn thôi, chứ gộp vào sợ không giải được bài toán tối ưu vì có quá nhiều ẩn em ạ :(
Sáng qua có ngồi nói chuyện với ông bạn làm ở Viện Vật Lý. Em đề cập đến bài toán này. Nó bảo trước nó cũng tính kiểu tương tự nhưng là cho tennis (chắc cũng gần giống bóng bàn). Bài toán quá phức tạp. Tóm lại là sau một hồi chạy phần mềm thì máy treo. Đơn giản hóa bớt các biến số đầu vào thì cho ra kết quả đa nghiệm.
 

minhpro

Thượng Sỹ
Mới chỉ là phân tích lực, còn cần @gaumeo lập phương trình tối ưu nữa, chắc phải làm từng giai đoạn thôi, chứ gộp vào sợ không giải được bài toán tối ưu vì có quá nhiều ẩn em ạ :(
Cái này có 1 clip của trung quốc phân tích từng trường hợp về phương của lực, xoáy của bóng . Không biết bác Trạng cá có không nhỉ . Nếu có cho e xin cái video qua mail nhé . Tks !
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Cái này có 1 clip của trung quốc phân tích từng trường hợp về phương của lực, xoáy của bóng . Không biết bác Trạng cá có không nhỉ . Nếu có cho e xin cái video qua mail nhé . Tks !
Bác có thì share lên đây đi, em ko có, nếu có thì em giảm được bao nhiêu thời gian lọ mọ đấy
 

Bình luận từ Facebook

Top