Kết nối các cú đánh

Trắng Đen

Thượng Tá
Không biết ý bác có phải đề cập đến bài của Li-Xiao-dong không, mình đọc qua bài đó có đề cập và bao hàm nhiều thứ liên quan đến đề cập của bác. Bài bác NTBB lượt dịch từ năm 2012. Điều lưu ý là định hướng này từ năm 2005. Đây là bài mình thấy rất hay và tâm đắc, các bác bác có thể truy cập tại đây:
http://bongban.org/threads/lam-the-nao-de-gianh-chien-thang-trong-bong-ban-hien-dai.6676/
Xin phép paste một số ý chính mình nghĩa có liên quan (chỉ tiêu đề, đề mục chi tiết từng cái thì có hết đường link trên):
"giành thế chủ động, sở trường sắc nét, kỹ năng toàn diện, liên kết chặt chẽ các động tác, cân bằng giữa phòng ngự và tấn công, hướng tới dũng mãnh, độ nhanh, độ xoáy và sự biến hóa"
Trong tương lai (thời điểm 2005) sẽ là:
tấn công mạnh mẽ, đối đầu mạnh mẽ, chuyển đổi mạnh mẽ, tích hợp đầy đủ, và biến hóa nhiều hơn.

Kết nối chặt chẽ - Đây có nghĩa là việc kết nối các cú đánh thứ 3 và thứ 5, hoặc thứ 4 và thứ 6 và phải đưa chúng vào một sự phối hợp. Hầu hết mọi người có xu hướng chơi một cú đánh an toàn (tỷ lệ phần trăm cao) trước khi đi đến một cuộc tấn công. Thực tế điều này thường dẫn đến mất chủ động và cơ hội. Vì vậy, một cầu thủ cần phải được yêu cầu là người chơi một cách tích cực, có tính tiến công. Với những người có đủ tinh thần mạnh mẽ, họ có thể giành chiến thắng trận chiến trong chủ động.

Năm sự phối hợp trong việc thực hiện một cú đánh: 1. phán đoán, 2. vị trí, 3. thời điểm, 4. cự ly và 5. điều chỉnh

 

NTBB

Super Moderators
Mình nhớ hình như trong tài liệu PingSkillS có nhắc đến động tác hồi vị của tay cầm vợt sau khi đánh 1 cú là đưa vợt về vị trí chuẩn bị ở trước thân người. Sở dĩ phải như vậy là vì sau cú đánh của mình, mình chưa biết đối phương sẽ đánh/đưa bóng về phía nào (phía BH hay phía FH, hay ở giữa...) nên tốt nhất là vợt nên ở tư thế và vị trí trung gian (vị trí chuẩn bị) để có thể sẵn sàng ra đòn kịp thời ở cú tiếp theo dù là bóng đến ở vị trí nào. Một số video clip các cao thủ TQ khi tập đánh đều, công bóng thuận tay cũng thể hiện rõ điều này - tức vợt đi theo hình tam giác: lấy đà ra sau, đánh lên trước, thu về vị trí trung gian, lại ra sau... Tất nhiên đây chỉ là 1 phần của việc "kết nối các cú đánh", mình nghĩ vậy.
 

mapmuc

Trung Sỹ
Mình nhớ hình như trong tài liệu PingSkillS có nhắc đến động tác hồi vị của tay cầm vợt sau khi đánh 1 cú là đưa vợt về vị trí chuẩn bị ở trước thân người. Sở dĩ phải như vậy là vì sau cú đánh của mình, mình chưa biết đối phương sẽ đánh/đưa bóng về phía nào (phía BH hay phía FH, hay ở giữa...) nên tốt nhất là vợt nên ở tư thế và vị trí trung gian (vị trí chuẩn bị) để có thể sẵn sàng ra đòn kịp thời ở cú tiếp theo dù là bóng đến ở vị trí nào. Một số video clip các cao thủ TQ khi tập đánh đều, công bóng thuận tay cũng thể hiện rõ điều này - tức vợt đi theo hình tam giác: lấy đà ra sau, đánh lên trước, thu về vị trí trung gian, lại ra sau... Tất nhiên đây chỉ là 1 phần của việc "kết nối các cú đánh", mình nghĩ vậy.
Chắc bác NTBB nghĩ là biết hồi vị là yêu cầu đầu tiên trong liên kết cú đánh. Em hoàn toàn đồng ý và cho rằng đây là lời khuyên hữu ích nhất, đặc biệt với trình độ cơ bản. Đọc bài ông Li-Xiao-dong thì sướng nhưng chả biết thực hiện các lời khuyên của ông ấy thế nào.

Theo em hồi vị về vị trí giữa thân người như mô tả của PingSkillS không những để sắn sàng ứng phó với nhiều kiểu bóng tới, mà còn là một di chuyển tự nhiên của cơ thể. Tay kết nối với trọng tâm nên tay thả lỏng sẽ có xu hương đi vào giữa người. Em thấy hồi vị dễ khi thả lỏng thân trên + tay và dùng bụng/hông để kéo tay lại. Em nghĩ điều này đúng không phải cho bóng bàn mà cả môn thể thao cơ bắp.
 

ngtrantoan

Đại Tá
Kết nối các cú đánh thì cơ bản nhất là phải đánh với đối thủ ngang trình độ hoặc thấp hơn 1 tí, còn với đối thủ hơn trình độ thì thôi rồi khỏi bàn.
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Vấn đề này mình nhớ có một người nói với mình như sau :

Bạn nên vung tay theo hình elip để đánh - Tức vòng cung rộng ở trên là vòng cung thực hiện cú đánh và vòng cung dưới là vòng cung hồi vị sẵn sàng cho cú đánh tiếp theo.

- Vòng cung của cú đánh thì không có gì khác với các cú đánh thông thường. Gồm chạy đà ra lực khi tiếp bóng, thả trôi.
- Vòng cung dưới có nhiệm vụ hạ thấp trọng tâm để sẵn sàng cho cả BH và FH với quỹ đạo tay bằng nhau.

Như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc kết nối giữa các cú đánh . Bộ chân thì khỏi phải bàn cần có bước di chuyển chính xác để sẵn sàng cho tay.

Chúng ta cùng phân tích hình sau :



Kiểu cũ khá nhiều người sử dụng



Kiểu tôi muốn nói !

Giữa hai kiểu này có sự khác biệt rất nhiều về đường hồi vị của tay !
 

SonNLS

Thượng Sỹ
cái này của bác Hiep hay quá, mình thấy trong trận khi đánh nhanh và mạnh thường ta phải hồi vị theo đường e líp cách 2. cách 1 chỉ dùng lúc tập giật đều thôi.
 

minhpro

Thượng Sỹ
Vấn đề này mình nhớ có một người nói với mình như sau :

Bạn nên vung tay theo hình elip để đánh - Tức vòng cung rộng ở trên là vòng cung thực hiện cú đánh và vòng cung dưới là vòng cung hồi vị sẵn sàng cho cú đánh tiếp theo.

- Vòng cung của cú đánh thì không có gì khác với các cú đánh thông thường. Gồm chạy đà ra lực khi tiếp bóng, thả trôi.
- Vòng cung dưới có nhiệm vụ hạ thấp trọng tâm để sẵn sàng cho cả BH và FH với quỹ đạo tay bằng nhau.

Như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc kết nối giữa các cú đánh . Bộ chân thì khỏi phải bàn cần có bước di chuyển chính xác để sẵn sàng cho tay.

Chúng ta cùng phân tích hình sau :



Kiểu cũ khá nhiều người sử dụng



Kiểu tôi muốn nói !

Giữa hai kiểu này có sự khác biệt rất nhiều về đường hồi vị của tay !
Đánh theo kiểu elíp này thì nên học theo Wangliqin :D
 

tosiosHD

Đại Tá
Năm sự phối hợp trong việc thực hiện một cú đánh: 1. phán đoán, 2. vị trí, 3. thời điểm, 4. cự ly và 5. điều chỉnh
nói thế này mới đúng, ko cần bàn thêm nữa.
Quy tắc của mọi đòn đánh và chiến thuật.
+ Đúng rồi đấy. Mình cũng nghĩ rằng 5 sự phối hợp trên là quy tắc của mọi đòn đánh như bác bachhand-ghost nói đấy. Và mình nghĩ rằng làm thế nào để thực hiện 5 sự phối hợp trên cho tốt và nhuần nhuyễn thì đòi hỏi phải phân tích thật chuyên sâu, kiểu như đề tài thạc sĩ, tiến sĩ...đấy, chứ ko phải nói vài dòng là hết được đâu....
 

NTBB

Super Moderators
Và cuối cùng kết luận của tôi: muốn có sự kết nối các cú đánh thì cần phải có "kỹ năng toàn diện" -> " Sở trường sắc nét" riêng của mối người.
VD: 1 anh có sở trường block sẽ gò bóng cho đối thủ giật vào các góc có ý đồ. chuẩn bị 1 cú block sở trường của riêng mình.
ACE chỉnh sửa thêm.

Khi mình đọc chủ đề của bạn (sự kết nối các cú đánh), mình nghĩ sẽ là những gì cụ thể hơn để "kết nối các cú đánh" - chẳng hạn cần tập luyện những gì? Bộ chân ra sao? Tư thế, động tác đánh của từng cú đánh như thế nào?.v.v. Chứ còn kết luận của bạn như là 1 khẩu quyết thì đương nhiên là đúng rồi (và ai cũng biết), nhưng nó chỉ là phương châm, là định hướng cho người chơi BB, còn để có được "kỹ năng toàn diện" và "sở trường sắc bén" thì phải tập luyện những gì và tập như thế nào - Đó mới là cái mà mình và chắc rằng nhiều bạn thành viên khác mong chờ ở chủ đề này.
 

mimi

Binh Nhất
Chào cả nhà, mình thấy nhiều ý kiến rất hay nhưng Mình thấy việc kết nối các cú đánh không chỉ là hồi vị để xử lý cú đánh FH hay BH tiếp theo sao cho hợp lý và hiệu quả, mà về mặt thực tế mình chỉ nói 1 khía cạnh (nhiều bạn chắc cũng gặp phải) là khi đối phương trả bóng qua có những lúc ta không biết phải thực hiện cú đánh bóng như thế nào, kiểu như lưỡng lự giữa cú gò hoặc giật hoặc ....(mặc dù trong đầu ta có đủ thời gian suy xét bóng bay qua nhưng vì bóng lơ lửng, hững hờ) để rồi đánh bóng nữa vời hoặc đánh hỏng
Có nhiều bạn sẽ cho rằng tập luyện và tập luyện, thì đúng là môn thể thao nào cũng phải tập luyện, thậm chí là khổ luyện nhưng nếu không có "bí kíp" thì rất khó tiến bộ được (kiểu như trong phim Kiếm hiệp vậy, nhân vật chính phải có người truyền bí kíp mới hành tẩu giang hồ được)
Vậy việc xử lý các cú đánh như thế nào trong trường hợp này và việc kết nối các cú đánh có phải là "bí kíp" để xử lý không
 

NTBB

Super Moderators
Nếu là "bí kíp" thì chả ai muốn phổ biến rộng rãi đâu bạn mimi ơi ! Và muốn sở hữu được các "bí kíp" thì phải luyện tập đến một mức độ tuyệt kỹ nào đó mới có được. Ở đây, chắc đa số ace BB phong trào chỉ muốn thọ giáo được những hướng dẫn thông thường (hoặc "trên thông thường" một chút) để có thể biết và thành thạo (một cách ...thông thường) cách kết nối các cú đánh sao cho nhuần nhuyễn, linh hoạt, ko bị lúng túng khi bóng đối phương sang có nhiều biến hóa thôi.
 
Đây là 1 VD về ý tưởng mình muốn nói. Đánh có chủ ý, ý đồ (chủ động). Chủ động trong cả phòng phủ và tần công. Sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa gò, chặn, đẩy với giật, bạt.
Bác ví dụ hay quá,nêu ngay ra...Thiên Tài Bóng Bàn Morazt :)) =))))))))))))))))))))))))))))
 

backhand-ghost

Đại Tá
+ Đúng rồi đấy. Mình cũng nghĩ rằng 5 sự phối hợp trên là quy tắc của mọi đòn đánh như bác bachhand-ghost nói đấy. Và mình nghĩ rằng làm thế nào để thực hiện 5 sự phối hợp trên cho tốt và nhuần nhuyễn thì đòi hỏi phải phân tích thật chuyên sâu, kiểu như đề tài thạc sĩ, tiến sĩ...đấy, chứ ko phải nói vài dòng là hết được đâu....
bàn đến cái này thì nhiều thứ để nói quá, mà thực ra bản chất của BB hay một số môn thể thao khác như: tennis, cầu lông... đều yêu cầu đến sự "kết nối" tự thân. Bàn đến sự "kết nối" là bàn đến kỹ thuật, chiến thuật. Kết nối ngày nay quá phức tạp và nhiều biến, đòi hỏi sự chủ động kiểm soát cao hoặc nó cũng thể hiện cách mà người chơi tìm kiếm sự chủ động, đưa ra các cách thức để kiểm soát trong bất kỳ tình huống tấn công hay phòng ngự; hoặc chủ động hay bị động. "Kết nối" đã vượt qua những yêu cầu kỹ thuật đơn thuần, giờ đây nó chính là tư duy, vậy nó càng khó. ^\^
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top