Huyền thoại thể thao Việt Nam: Vay tiền đi đấu giải châu Á và giành Cup Thể thao

vanuc

Đại Tá
(VTC News) – Bóng bàn Việt Nam ngày nay chìm trong "ao làng" Đông Nam Á làm thất vọng các bậc tiền nhân – những người hơn nửa thế kỷ trước, đã tạo nên những trận đấu kinh thiên động địa.

Một huyền thoại ít biết

Tìm kiếm trên Google với từ khóa Mai Văn Hòa – VĐV bóng bàn Việt Nam, wikipedia chỉ có vài dòng ngắn ngủi về Mai Văn Hòa như thế này:

“Mai Văn Hòa (1926-1971) là một vận động viên bóng bàn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam (trước 1975). Ông là một Việt kiều Campuchia hồi hương vào năm 1947, ông nổi tiếng với cách đánh phòng thủ, và đã được làng bóng bàn thế giới đặt biệt hiệu "Vạn Lý Trường Thành".

Thành tích: Huy chương vàng đơn nam châu Á năm 1953 và 1954; Huy chương vàng đồng đội ASIAD 1958 tại Nhật Bản (ông Đinh Văn Ngọc làm trưởng đoàn, ông Chu Văn Sáng làm huấn luyện viên, cùng năm tay vợt là Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu, Lê Văn Tiết và Nguyễn Kim Hằng). Được Liên đoàn bóng bàn thế giới xếp hạng 12 năm 1959.

Hậu nhân: Mai Hoàng Mỹ Trang, Mai Xuân Hằng (gọi Mai Văn Hòa là ông cậu) là hai tay vợt nữ bóng bàn hàng đầu Việt Nam (năm 2010).” – Hết!

Thực ra, sau này đã có vài người viết lại cuộc đời Mai Văn Hòa nhưng đa phần tập trung vào quãng thời gian cuối thập niên 1950 và thành tích giành HCV đồng đội môn bóng bàn tại ASIAD 1958. Còn lại rất ít người biết rằng, cuối năm 1952 (có tài liệu ghi đầu năm 1953), Mai Văn Hòa đã đi vào huyền thoại của bóng bàn Việt Nam và thế giới khi lập nên cú đúp HCV tại giải châu Á lần đầu tiên trong cả nội dung đôi nam lẫn đơn nam được tổ chức ở Nhật Bản.

Các tay vợt Được, Liễu, Hòa và Tiết (từ trái sang) tại Tokyo 1958 - Ảnh tư liệu

Tưởng ở nhà vì bị ghét

Theo một tài liệu đáng tin, ông Mai Văn Hòa chính xác sinh năm 1927 ở Nam Định – một cái nôi của bóng bàn đất Bắc những năm 1950. Thời kỳ đó, bóng bàn nở rộ ở Việt Nam, nhiều học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên hăng hái tập luyện.

Trong cuốn “Trọn vẹn tình yêu thể thao” xuất bản năm 1996, tác giả Phạm Hồng Kiên viết về huyền thoại bóng bàn Mai Văn Hòa có ghi:

“Mai Văn Hòa sớm bộc lộ năng khiến bóng bàn để rồi trở thành một tài năng thực sự. Từ niềm say mê, ông tìm phương pháp tập luyện phù hợp, lại biết rút ra những cách đánh tốt nhất để giành thắng lợi trước mọi đối thủ có tầm cỡ.

Mai Văn Hòa cùng với anh ruột của mình là Mai Văn Chất (người sau này sang Mỹ sống và đoạt chức vô địch bóng bàn “lão tướng” thế giới năm 1992) đã trở thành những danh thủ “bất khả chiến bại” của thành phố Nam Định vào cuối những năm 1940.

Sinh ra trong một gia đình trí thức, Mai Văn Hòa đã sớm đến với môn bóng bàn. Năm 17 tuổi, ông vào Sài Gòn làm ăn sinh sống, vừa làm việc, vừa tập luyện. Thời gian này, tiếng tăm của ông đã được nhiều người trong làng thể thao biết đến, nhưng người ta chỉ coi ông là một tay vợt nghiệp dư.

Năm 1949, ông mới được Hội bóng bàn Pháp mời sang Paris thi đấu giao hữu. Tiếp đó, ông thi đấu ở Thụy Sĩ, Tiệp Khắc… Hơn 6 tháng ở các nước châu Âu, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thi đấu. Về nước, ông tiếp tục thi đấu và tập luyện ở các câu lạc bộ thể thao”.

Sự nghiệp của Mai Văn Hòa đến trước 1949 chỉ có vậy. Và bước ngoặt trong nghiệp thực sự đến với tay vợt người Nam Định khi Nhật Bản tổ chức giải bóng bàn châu Á lần thứ nhất, đồng thời có lời mời đến các VĐV của Việt Nam.

Tuy nhiên, để sang được xứ mặt trời mọc với Mai Văn Hòa là một cuộc đấu tranh không chỉ của riêng ông mà của cả những người mến mộ ông. Tác giả Phạm Hồng Kiên viết: “Hồi ấy, trong chính phủ Bảo Đại, Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao là Vũ Hồng Khanh, vì không ưa Mai Văn Hòa, đã gạt ông ra khỏi danh sách đội tuyển. Chỉ cử 3 tay vợt là Trần Văn Liễu, Nguyễn Kim Hằng và Trần Văn Đức (hay còn gọi là Trần Cảnh Được) đi dự giải.

Trước sự lựa chọn không công tâm của Bộ Thanh niên và Thể thao, những người hâm mộ, nhất là trong làng thể thao, rất bất bình. Họ phản đối chính quyền và đề nghị phải thi tuyển thật công bằng để lựa chọn vận động viên.

Bị dư luận phản đối, Bộ Thanh niên và Thể thao đã phải tổ chức thi tuyển, kết quả Mai Văn Hòa đứng đầu bảng. Thế là ông cùng với Trần Văn Đức và Nguyễn Kim Hằng chính thức được sang Nhật.
Vay tiền đi đấu và lập kỳ tích

Vượt qua sự ganh ghét đố kỵ bằng tài năng thực thụ song Mai Văn Hòa phải đối mặt với sự khó khăn của tiền bạc nếu quyết tâm đi Nhật.

Theo quy định, chính quyền Bảo Đại chỉ lo tiền tầu xe, còn các khoản chi phí khác, Mai Văn Hòa sẽ phải tự lo. Nghĩ đến khoản kinh phí phải bỏ ra, có lúc Mai Văn Hòa đã chùn bước, định bỏ cuộc. Rất may bạn bè và những người hâm mộ ông lúc đó đã động viên, ủng hộ ông rất nhiều, cuối cùng ông quyết định đi vay mượn khắp nơi để lấy tiền lên đường thi đấu.

Tại Nhật Bản, dự giải có gần 100 vận động viên của hơn 20 nước, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam… trong đó Nhật Bản là cường quốc về bóng bàn và là quê hương của danh thủ Oguimura – đương kim vô địch thế giới đơn nam lúc bấy giờ.

Cũng vì vậy, khi đến Nhật phần đông vận động viên của các nước có chung tâm lý tới thi đấu học hỏi là chính. Nếu có đạt giải thì cũng đạt giải thấp chứ không ai dám mơ tưởng tới chức vô địch.

Nhưng các tay vợt Việt Nam thì khác, họ đã xung trận với ý chí tiến công, lòng tự hào dân tộc, tự trọng quốc thể. Mai Văn Hòa cùng Trần Văn Đức bước vào cuộc đấu ở nội dung đôi nam. Bộ đôi này thắng như chẻ tre trước các tay vợt của Thái Lan, Triều Tiên để tiến thẳng vào trận chung kết và đoạt chức vô địch trước sự ngỡ ngàng của những người hâm mộ bóng bàn nước chủ nhà.

Đó là tấm HCV đầu tiên ở đấu trường châu lục của bóng bàn Việt Nam. Thế nhưng những gì mà Mai Văn Hòa và đồng đội làm được chưa dừng lại ở đó. Tất cả mới chỉ là bước đệm để tạo ra một Mai Văn Hòa chỉ vài ngày sau đã khiến đương kim vô địch thế giới suýt đập đầu vào bàn đấu tự tử ở nội dung đánh đơn.
 
Last edited:

vanuc

Đại Tá
Huyền thoại thể thao Việt Nam: Trận đấu chấn động khiến đối thủ suýt tự tử


Thứ ba, 29 Tháng 7 2014 07:32


Sau khi giành HCV nội dung đôi nam, Mai Văn Hòa đầy tự tin bước vào giải đơn với quyết tâm vô địch cho dù có phải gặp đương kim vô địch thế giới của nước chủ nhà Nhật Bản lúc bấy giờ.


Mai Văn Hòa nhận định: các tay vợt của Nhật có kỹ thuật cao cường và danh tiếng, nhưng không phải là không thể đánh bại. Một điều tâm đắc với ông là muốn thắng các đấu thủ Nhật Bản, ngoài kỹ thuật giỏi phải cộng thêm thể lực dẻo dai và ý chí ngoan cường.

Đúng thời gian này, ở Sài Gòn và Hà Nội, báo chí bắt đầu bình luận về khả năng giành thắng lợi của Mai Văn Hòa.

Vượt qua 20 đối thủ để vào chung kết

Giải đơn chia làm nhiều bảng. Đấu loại, Mai Văn Hòa đã đứng đầu bảng 6. Từ vòng knock-out trở đi, thể thức thi đấu bằng cách bắt thăm, Mai Văn Hòa liên tiếp thắng ở các trận: 1/64, 1/32, 1/16 và 1/8.

Một điều bí mật đến nay vẫn được giữ kín, đó là danh thủ Oguimura, người Nhật Bản – đương kim vô địch thế giới tại giải này, không hiểu đặc cách kiểu gì chỉ xuất hiện ở trận… chung kết.

Ở trận bán kết, cũng với một đối thủ Nhật Bản, Mai Văn Hòa thi đấu rất tự tin. Ông nghĩ nếu thắng trận bán kết này thi coi như chức vô địch châu Á nằm trong tầm tay. Bằng cách đánh lắt léo, khôn ngoan, dẻo dai, làm chủ đường bóng, Mai Văn Hòa đã thắng với tỷ số 3-2 ở ván thứ 5. Tiếng vỗ tay vang dậy, bà con Việt kiều và lưu học sinh reo hò cổ vũ, có người cảm động rơi nước mắt…

Mai Văn Hòa sung sướng trước thắng lợi ở bán kết này. Và đến giờ phút ấy, ông đã thắng tất cả là 20 trận (tính từ đầu giải đơn). Phía trước ông chỉ còn 1 trận chung kết diễn ra vào hôm sau với đương kim vô địch thế giới Oguimura.

Oguimura “tọa sơn quan hổ đấu”


Tuy vẫn còn đủ trí, lực và kỹ thuật song Mai Văn Hòa chưa hiểu gì về Oguimura, người mà ông sẽ so tài cao thấp ở trận đấu cuối cùng. Những thông tin về con người Oguimura Mai Văn Hòa biết là quá ít. Ông chỉ biết Oguimura 35 tuổi, người Nhật Bản và đương kim vô địch thế giới về bóng bàn, thế thôi!

Oguimura - đương kim vô địch thế giới năm 1952
Trong khi đó, ngay từ trận 1/4, Oguimura đã quan sát, theo dõi cách thi đấu của Mai Văn Hòa. Một thanh niên Việt Nam 25 tuổi, người gầy, cao 1,60m nhưng rất nhanh nhẹn và dẻo dai đến mức lỳ không thể xem thường được.

Trời Tokyo ngày diễn ra trận chung kết lạnh, tuyến đã lất phất bay trên đường phố. Mai Văn Hòa đến nhà thi đấu trong bộ comple trắng thanh nhã. Còn Oguimura đi một chiếc xe hơi sang trọng. Oguimura trắng, cao, đôi mắt nhỏ tinh quái, ẩn chứa một vẻ tự tin, hiếu thắng…

Và cuộc đấu bắt đầu

Mai Văn Hòa được giao bóng trước. Trong 5 quả giao bóng, ông chỉ có được… 1 điểm! Oguimura có kiểu cầm vợt dọc rất lợi hại. Set đầu, Mai Văn Hòa thua đậm với tỷ số 10-21.

Đổi bên, lần này ông rút kinh nghiệm. Nhận thấy Oguimura đang trên đà chủ quan, ông tận dụng những qua xoáy vào giữa bàn, bằng mặt vợt gai (thời đó chưa có vợt mút), Mai Văn Hòa đã khống chế được hầu hết các đường bóng nguy hiểm của Oguimura. Ông vượt xa đối thủ và kết thúc set thứ 2 với tỷ số 21-16 nghiêng về mình.

Mai Văn Hòa và lối đánh phòng thủ "Vạn lý trường thành". Di ảnh này được bán đấu giá 5 lượng vàng
Tuy bị thua, Oguimura vẫn chủ quan, vụt tới tấp, tấn công liên tiếp. Mai Văn Hòa trong thế thủ, đưa bóng vào giữa “rốn” của đối phương làm cho Oguimura đẩy bóng ra ngoài khá nhiều. Kết quả set thứ 3, Mai Văn Hòa lại thắng khiến nhà thi đấu trở nên im lặng, căng thẳng.

Vào set thứ 4, Oguimura tung hết những miếng sở trường. Oguimura gồng người đỡ bóng, làm cho đường bóng đi xoáy chậm chạp, uể oải, rất khó đỡ. Mai Văn Hòa tranh thủ những cú rờ -ve nhưng thường bị ra ngoài, nếu có vào bàn thì cũng bị Oguimura hóa giải. Set này, tay vợt người Việt Nam bị dồn vào thế lúng túng và chịu thua. Như vậy, đến đây Mai Văn Hòa – Oguimura: Hòa 2-2.

Set thứ 5 trở thành sec định mệnh, quyết định số phận của mỗi người. Mai Văn Hòa được giao bóng trước. Lần này cả Mai Văn Hòa và Oguimura đều thận trọng, hai người cò cưa, có những quả mà người ta đã đến được đến 30 lượt qua lại mà không bên nào cắt để dẫn điểm.

Có những lúc, Mai Văn Hòa giấu vợt dưới gầm bàn để đối phương lơ đãng, lạc hướng rồi bất thần tung cú rờ-ve.

Hai người đều hăng hái giao tranh, gần một tiếng đồng hồ khi tỷ số đang là 20-18 nghiêng về Mai Văn Hòa, Oguimura bắt đầu nóng ruột. Tay vợt của nước chủ nhà đột ngột liều lĩnh, tung cú đập thẳng xuống mặt bàn hòng ghi cho ông ta điểm thứ 19. Nhưng tiếc thay cho nhà vô địch thế giới, vì bóng xoáy mạnh nên cú đập của Oguimura đưa quả bóng bay nghiêng lên khán đài. Mai Văn Hòa giành chiến thắng 21-18.

Oguimura suýt đập đầu tự tử

Mai Văn Hòa đứng ngơ ngác trước chiến thắng, nước mắt tràn xuống, quyện lẫn mồ hôi. Còn Oguimura thì tuyệt vọng, như mất trí, định đập đầu xuống bàn tự vẫn. Nhưng mẹ ông ta kịp ra ngăn lại, khuyên can, không để con mình làm những việc liều lĩnh.

Mai Văn Hòa đã thắng Oguimura 3-2 ở set thứ 5 trong tình huống thật bất ngờ. Kết quả tuyệt vời đó thể hiện sự dẻo dai, ngoan cường, mưu trí, tạo thành thế thắng của một sự tổng hợp các yếu tố tinh thần, thể chất và chuyên môn…

Mai Văn Hòa (giữa) đứng trước biểu ngữ: "Hoan hô quái kiệt Mai Văn Hòa"
Thế là cùng một lúc, Mai Văn Hòa đoạt 2 cup vô địch: một cup giải đôi (cùng với Trần Văn Đức), một cup giải đơn trong giải bóng bàn châu Á lần thứ nhất vào cuối năm 1952. Báo chí ở Nhật Bản và Việt Nam năm ấy, tới tấp đăng tin: Mai Văn Hòa, một thanh niên Việt Nam 25 tuổi, đã thắng đương kim vô địch thế giới Oguimura, người Nhật Bản, 35 tuổi ở môn bóng bàn.

Mai Văn Hòa là người đầu tiên và cho đến nay vẫn là người Việt Nam duy nhất đoạt chức vô địch châu Á về môn bóng bàn. Tên tuổi, thành tích của ông đã ghi một mốc son trong lịch sử thể thao Việt Nam.

Hiện nay gia đình Mai Văn Hòa cư trú tại hẻm Lưu Luyến, đường Lê Văn Sỹ, TP.HCM. Ông đã qua đời trong một tai nạn giao thông năm 1971, ở tuổi 44. Bà Nguyễn Thị Đức, vợ ông vẫn còn giữ các tấm ảnh của ông với 4 tấm hộ chiếu có dấu thị thực các quốc gia trên thế giới, cùng các kỷ vật trong đời thi đấu bóng bàn của ông cách đây gần một nửa thế kỷ.
 

phungducthang

Đại Tá
(VTC News) – Bóng bàn Việt Nam ngày nay chìm trong "ao làng" Đông Nam Á làm thất vọng các bậc tiền nhân – những người hơn nửa thế kỷ trước, đã tạo nên những trận đấu kinh thiên động địa.

Một huyền thoại ít biết

Tìm kiếm trên Google với từ khóa Mai Văn Hòa – VĐV bóng bàn Việt Nam, wikipedia chỉ có vài dòng ngắn ngủi về Mai Văn Hòa như thế này:

“Mai Văn Hòa (1926-1971) là một vận động viên bóng bàn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam (trước 1975). Ông là một Việt kiều Campuchia hồi hương vào năm 1947, ông nổi tiếng với cách đánh phòng thủ, và đã được làng bóng bàn thế giới đặt biệt hiệu "Vạn Lý Trường Thành".

Thành tích: Huy chương vàng đơn nam châu Á năm 1953 và 1954; Huy chương vàng đồng đội ASIAD 1958 tại Nhật Bản (ông Đinh Văn Ngọc làm trưởng đoàn, ông Chu Văn Sáng làm huấn luyện viên, cùng năm tay vợt là Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu, Lê Văn Tiết và Nguyễn Kim Hằng). Được Liên đoàn bóng bàn thế giới xếp hạng 12 năm 1959.

Hậu nhân: Mai Hoàng Mỹ Trang, Mai Xuân Hằng (gọi Mai Văn Hòa là ông cậu) là hai tay vợt nữ bóng bàn hàng đầu Việt Nam (năm 2010).” – Hết!

Thực ra, sau này đã có vài người viết lại cuộc đời Mai Văn Hòa nhưng đa phần tập trung vào quãng thời gian cuối thập niên 1950 và thành tích giành HCV đồng đội môn bóng bàn tại ASIAD 1958. Còn lại rất ít người biết rằng, cuối năm 1952 (có tài liệu ghi đầu năm 1953), Mai Văn Hòa đã đi vào huyền thoại của bóng bàn Việt Nam và thế giới khi lập nên cú đúp HCV tại giải châu Á lần đầu tiên trong cả nội dung đôi nam lẫn đơn nam được tổ chức ở Nhật Bản.

Các tay vợt Được, Liễu, Hòa và Tiết (từ trái sang) tại Tokyo 1958 - Ảnh tư liệu

Tưởng ở nhà vì bị ghét

Theo một tài liệu đáng tin, ông Mai Văn Hòa chính xác sinh năm 1927 ở Nam Định – một cái nôi của bóng bàn đất Bắc những năm 1950. Thời kỳ đó, bóng bàn nở rộ ở Việt Nam, nhiều học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên hăng hái tập luyện.

Trong cuốn “Trọn vẹn tình yêu thể thao” xuất bản năm 1996, tác giả Phạm Hồng Kiên viết về huyền thoại bóng bàn Mai Văn Hòa có ghi:

“Mai Văn Hòa sớm bộc lộ năng khiến bóng bàn để rồi trở thành một tài năng thực sự. Từ niềm say mê, ông tìm phương pháp tập luyện phù hợp, lại biết rút ra những cách đánh tốt nhất để giành thắng lợi trước mọi đối thủ có tầm cỡ.

Mai Văn Hòa cùng với anh ruột của mình là Mai Văn Chất (người sau này sang Mỹ sống và đoạt chức vô địch bóng bàn “lão tướng” thế giới năm 1992) đã trở thành những danh thủ “bất khả chiến bại” của thành phố Nam Định vào cuối những năm 1940.

Sinh ra trong một gia đình trí thức, Mai Văn Hòa đã sớm đến với môn bóng bàn. Năm 17 tuổi, ông vào Sài Gòn làm ăn sinh sống, vừa làm việc, vừa tập luyện. Thời gian này, tiếng tăm của ông đã được nhiều người trong làng thể thao biết đến, nhưng người ta chỉ coi ông là một tay vợt nghiệp dư.

Năm 1949, ông mới được Hội bóng bàn Pháp mời sang Paris thi đấu giao hữu. Tiếp đó, ông thi đấu ở Thụy Sĩ, Tiệp Khắc… Hơn 6 tháng ở các nước châu Âu, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thi đấu. Về nước, ông tiếp tục thi đấu và tập luyện ở các câu lạc bộ thể thao”.

Sự nghiệp của Mai Văn Hòa đến trước 1949 chỉ có vậy. Và bước ngoặt trong nghiệp thực sự đến với tay vợt người Nam Định khi Nhật Bản tổ chức giải bóng bàn châu Á lần thứ nhất, đồng thời có lời mời đến các VĐV của Việt Nam.

Tuy nhiên, để sang được xứ mặt trời mọc với Mai Văn Hòa là một cuộc đấu tranh không chỉ của riêng ông mà của cả những người mến mộ ông. Tác giả Phạm Hồng Kiên viết: “Hồi ấy, trong chính phủ Bảo Đại, Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao là Vũ Hồng Khanh, vì không ưa Mai Văn Hòa, đã gạt ông ra khỏi danh sách đội tuyển. Chỉ cử 3 tay vợt là Trần Văn Liễu, Nguyễn Kim Hằng và Trần Văn Đức (hay còn gọi là Trần Cảnh Được) đi dự giải.

Trước sự lựa chọn không công tâm của Bộ Thanh niên và Thể thao, những người hâm mộ, nhất là trong làng thể thao, rất bất bình. Họ phản đối chính quyền và đề nghị phải thi tuyển thật công bằng để lựa chọn vận động viên.

Bị dư luận phản đối, Bộ Thanh niên và Thể thao đã phải tổ chức thi tuyển, kết quả Mai Văn Hòa đứng đầu bảng. Thế là ông cùng với Trần Văn Đức và Nguyễn Kim Hằng chính thức được sang Nhật.
Vay tiền đi đấu và lập kỳ tích

Vượt qua sự ganh ghét đố kỵ bằng tài năng thực thụ song Mai Văn Hòa phải đối mặt với sự khó khăn của tiền bạc nếu quyết tâm đi Nhật.

Theo quy định, chính quyền Bảo Đại chỉ lo tiền tầu xe, còn các khoản chi phí khác, Mai Văn Hòa sẽ phải tự lo. Nghĩ đến khoản kinh phí phải bỏ ra, có lúc Mai Văn Hòa đã chùn bước, định bỏ cuộc. Rất may bạn bè và những người hâm mộ ông lúc đó đã động viên, ủng hộ ông rất nhiều, cuối cùng ông quyết định đi vay mượn khắp nơi để lấy tiền lên đường thi đấu.

Tại Nhật Bản, dự giải có gần 100 vận động viên của hơn 20 nước, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam… trong đó Nhật Bản là cường quốc về bóng bàn và là quê hương của danh thủ Oguimura – đương kim vô địch thế giới đơn nam lúc bấy giờ.

Cũng vì vậy, khi đến Nhật phần đông vận động viên của các nước có chung tâm lý tới thi đấu học hỏi là chính. Nếu có đạt giải thì cũng đạt giải thấp chứ không ai dám mơ tưởng tới chức vô địch.

Nhưng các tay vợt Việt Nam thì khác, họ đã xung trận với ý chí tiến công, lòng tự hào dân tộc, tự trọng quốc thể. Mai Văn Hòa cùng Trần Văn Đức bước vào cuộc đấu ở nội dung đôi nam. Bộ đôi này thắng như chẻ tre trước các tay vợt của Thái Lan, Triều Tiên để tiến thẳng vào trận chung kết và đoạt chức vô địch trước sự ngỡ ngàng của những người hâm mộ bóng bàn nước chủ nhà.

Đó là tấm HCV đầu tiên ở đấu trường châu lục của bóng bàn Việt Nam. Thế nhưng những gì mà Mai Văn Hòa và đồng đội làm được chưa dừng lại ở đó. Tất cả mới chỉ là bước đệm để tạo ra một Mai Văn Hòa chỉ vài ngày sau đã khiến đương kim vô địch thế giới suýt đập đầu vào bàn đấu tự tử ở nội dung đánh đơn.
Thể thao VN nói chung và bóng bàn VN nói riêng được khu vực và TG biết đến tai tiếng nhiều hơn là thành tích thi đấu. Chuyện cử người đi tham gia các giải cũng lùm xùm vui phết, qua nước bạn còn oánh nhau tét đầu. Nhớ năm nào Bi-a cũng có vụ tương tự, cầu thủ tự bỏ tiền đi Seagames và giành thành tích cao...
Với cách làm thể thao như hiện nay thì VN sẽ còn là "ao làng" dài dài....
 

vanuc

Đại Tá
Huyền thoại thể thao Việt Nam: Trận đấu chấn động khiến đối thủ suýt tự tử


Mai Văn Hòa (giữa) đứng trước biểu ngữ: "Hoan hô quái kiệt Mai Văn Hòa"
Thế là cùng một lúc, Mai Văn Hòa đoạt 2 cup vô địch: một cup giải đôi (cùng với Trần Văn Đức), một cup giải đơn trong giải bóng bàn châu Á lần thứ nhất vào cuối năm 1952. Báo chí ở Nhật Bản và Việt Nam năm ấy, tới tấp đăng tin: Mai Văn Hòa, một thanh niên Việt Nam 25 tuổi, đã thắng đương kim vô địch thế giới Oguimura, người Nhật Bản, 35 tuổi ở môn bóng bàn.

Mai Văn Hòa là người đầu tiên và cho đến nay vẫn là người Việt Nam duy nhất đoạt chức vô địch châu Á về môn bóng bàn. Tên tuổi, thành tích của ông đã ghi một mốc son trong lịch sử thể thao Việt Nam.

Hiện nay gia đình Mai Văn Hòa cư trú tại hẻm Lưu Luyến, đường Lê Văn Sỹ, TP.HCM. Ông đã qua đời trong một tai nạn giao thông năm 1971, ở tuổi 44. Bà Nguyễn Thị Đức, vợ ông vẫn còn giữ các tấm ảnh của ông với 4 tấm hộ chiếu có dấu thị thực các quốc gia trên thế giới, cùng các kỷ vật trong đời thi đấu bóng bàn của ông cách đây gần một nửa thế kỷ.
Đọc về ông Mai Văn Hòa, mình cũng cảm thấy tự hào cho dân tộc VN đã sản sinh ra nhưng bậc kỳ tài như vậy, tiếc rằng hiện nay chưa có lớp VĐV sau tiếp nối xứng đáng
 

malong_dung

Đại Tá
Mình cũng đã từng được vinh dự chiến đấu với bác Mai Văn Quang (bố của Mai Hoàng Mỹ Trang) và bác Mai Văn Minh (bố của Mai Xuân Hằng), hai bác đều là những cao thủ bóng bàn Sài Gòn, có thể nói họ Mai có truyền thống bóng bàn chăng ?
 

vanuc

Đại Tá
Last edited:

vanuc

Đại Tá
Ichiro Ogimura
Nationality
Japan
BornJune 25, 1932
DiedDecember 5, 1994 (aged 62)
Highest ranking1 (September 1954)[1]
Medal record[hide]
Men's table tennis
Competitor for
Japan

World Championships
Silver1965 LjubljanaTeam
Silver1963 PragueTeam
Gold1961 BeijingMixed Doubles
Silver1961 BeijingTeam
Bronze1959 DortmundSingles
Gold1959 DortmundDoubles
Gold1959 DortmundMixed Doubles
Gold1959 DortmundTeam
Silver1957 StockholmSingles
Silver1957 StockholmDoubles
Gold1957 StockholmMixed Doubles
Gold1957 StockholmTeam
Gold1956 TokyoSingles
Gold1956 TokyoDoubles
Gold1956 TokyoTeam
Bronze1955 UtrechtDoubles
Gold1955 UtrechtTeam
Gold1954 WembleySingles
Bronze1954 WembleyDoubles
Gold1954 WembleyTeam
Asian Games
Silver1962 JakartaSingles
Silver1962 JakartaDoubles
Gold1962 JakartaMixed Doubles
Gold1962 JakartaTeam
Bronze1958 TokyoSingles
Gold1958 TokyoMixed Doubles
Silver1958 TokyoTeam
Asian Championships
Gold1960 BombaySingles
Gold1960 BombayDoubles
Gold1960 BombayMixed Doubles
Gold1960 BombayTeam
Gold1953 Tokyo
 

return

Thượng Sỹ
Mai Văn Hòa có hai huy chương vàng đơn nam tại Giải Vô Địch Châu Á là năm 1953 (thắng Aguesin- Phillipin) và 1954 (thắng Yamaguchi Saiji - Nhật) mà thôi. Còn tại Asiad, ngoài huy chương vàng đồng đội cùng với Liễu, Tiết, Được, huy chương vàng thứ hai của BBVN là đôi nam của MVH và Trần Cảnh Được. Còn Ogimura, sau đó là Chủ Tịch Liên Đoàn BBTG thì không thua VDV VN nào.
 

Bình luận từ Facebook

Top