Nhiều năm trở lại đây, ở cấp độ ĐTQG, sức hút từ 2 đội nam và nữ đã phai nhạt rất nhiều. Chuyện thiếu VĐV có chất lượng cao chỉ một phần, phần còn lại bởi cách quản lý của giới chức lãnh đạo môn này. Năm nay, chuẩn bị cho SEA Games 27, bóng bàn bị liệt vào nhóm cuối: nỗ lực giành huy chương!
THƯỜNG XUYÊN TRANH CÃI!
Chuyện chưa bị xới tung lên nhưng đã có những thông tin râm ran ở đội dự tuyển quốc gia nam thời điểm này. Đó là việc chọn nhân sự cho SEA Games 27 không công bằng. Thực chất của thông tin là việc đã có ý định từ phía HLV phụ trách đội nam muốn đưa tay vợt Lê Tiến Đạt vào danh sách đi Myanmar. Khi điều đó xảy ra, nhiều khả năng Dương Văn Nam mất suất.
Do năm nay mỗi quốc gia chỉ được đăng ký 5 VĐV nam, 5 VĐV nữ. Dựa trên các giải đấu quốc nội đã diễn ra thì đội tuyển bóng bàn đã có danh sách chuẩn bị. Như vậy, nếu Văn Nam (VĐQG 2013) phải ở nhà, đây sẽ là lần đầu tiên một tay vợt vô địch quốc gia văng khỏi ĐTQG. Hiện tại, người phụ trách và huấn luyện đội nam là HLV Lê Đức Thọ. Ông Thọ là người mới lên ĐTQG từ đầu năm để thay thế HLV Lê Xuân Phong, và cả 2 đều đang tham gia công tác huấn luyện của bóng bàn Quân đội. Nam và Đạt đang là tay vợt của đơn vị này.
Trở lại với việc nhân sự, vào năm ngoái, Lê Tiến Đạt cùng Tô Đức Hoàng đã đánh nhau khi dự giải vô địch Đông Nam Á 2012 dù cả 2 đang khoác áo ĐTQG thời điểm đó. Phải nói thêm, nhân sự chọn VĐV đi dự giải này đã xảy ra tranh cãi và CLB Tập đoàn Dầu khí VN (khi đó) quyết định gởi công văn khiếu nại tới Tổng cục TDTT. Sau sự cố trên, lãnh đạo Liên đoàn bóng bàn Việt Nam và bộ môn bóng bàn cho biết đã khiển trách 2 VĐV nhưng sự vụ cũng êm xuôi và không có văn bản kỷ luật chính thức nào được đưa ra.
Trước đó, trong thời điểm diễn ra vòng loại Olympic 2012, việc Trần Tuấn Quỳnh không tập trung cùng ĐTQG để đi Trung Quốc tập huấn với đơn vị chủ quản Hà Nội T&T khiến báo chí tốn không ít giấy mực. Xa hơn, thời gian chuẩn bị SEA Games 26-2011, Mai Hoàng Mỹ Trang và HLV Từ Nhân Luân xin rút khỏi danh sách ĐTQG do không thể tốn quá nhiều thời gian tập huấn tại Hà Nội vì vướng nhiều công việc tại TPHCM. Rồi cả việc lãnh đội đưa quân dự giải VĐTG 2011 ở Hà Lan, nhưng không nắm được lịch thi đấu làm nhiều tay vợt bỏ cuộc…
Chọn ai dự giải đấu lớn là quyền của BHL và lãnh đạo bộ môn, Liên đoàn. Rất nhiều lần người hâm mộ và các địa phương mong mỏi một tiêu chí tuyển chọn được ra mắt bằng văn bản cụ thể. Tới giờ này, bóng bàn Việt Nam vẫn chưa có, hoặc mới chỉ ở mức… dự thảo (!?).
KHÔNG THAY ĐỔI THÌ NGUY!
Dương Văn Nam hay Lê Tiến Đạt dự SEA Games 27 sẽ còn gây nhiều tranh cãi. Khi năng lực quản lý ở môn bóng bàn chưa thay đổi triệt để và quyền quyết định chỉ nằm ở một số cá nhân thì mâu thuẫn vẫn mãi tồn tại. Tới giờ, các bộ môn đều có danh sách sơ bộ tới 90% dự SEA Games 27.
Riêng bóng bàn, trong nhiều năm trở lại đây, gần như sự lựa chọn nhân sự ở ĐTQG luôn chỉ được giới chức biết với nhau. Vì lẽ đó, mỗi khi thông tin phản ánh được đăng tải - kể cả thông tin chưa chuẩn xác lẫn thông tin đúng - thì bấy giờ người ta mới nháo nhào đi… chữa cháy. Tạo được niềm tin cho người hâm mộ không dễ. Giữ được niềm tin ấy lâu dài còn khó hơn.
Nhìn qua những giải phong trào ở Hà Nội, TPHCM, Vĩnh Long, Hải Dương, Hải Phòng… thì ai cũng hiểu, bóng bàn phong trào thu hút được người xem. Ấy vậy, bóng bàn đỉnh cao và ĐTQG Việt Nam lại luôn gây tranh cãi khiến ai cũng phải ngán ngẩm.
Minh Chiến ( sggp online)
THƯỜNG XUYÊN TRANH CÃI!
Chuyện chưa bị xới tung lên nhưng đã có những thông tin râm ran ở đội dự tuyển quốc gia nam thời điểm này. Đó là việc chọn nhân sự cho SEA Games 27 không công bằng. Thực chất của thông tin là việc đã có ý định từ phía HLV phụ trách đội nam muốn đưa tay vợt Lê Tiến Đạt vào danh sách đi Myanmar. Khi điều đó xảy ra, nhiều khả năng Dương Văn Nam mất suất.
Do năm nay mỗi quốc gia chỉ được đăng ký 5 VĐV nam, 5 VĐV nữ. Dựa trên các giải đấu quốc nội đã diễn ra thì đội tuyển bóng bàn đã có danh sách chuẩn bị. Như vậy, nếu Văn Nam (VĐQG 2013) phải ở nhà, đây sẽ là lần đầu tiên một tay vợt vô địch quốc gia văng khỏi ĐTQG. Hiện tại, người phụ trách và huấn luyện đội nam là HLV Lê Đức Thọ. Ông Thọ là người mới lên ĐTQG từ đầu năm để thay thế HLV Lê Xuân Phong, và cả 2 đều đang tham gia công tác huấn luyện của bóng bàn Quân đội. Nam và Đạt đang là tay vợt của đơn vị này.
Trở lại với việc nhân sự, vào năm ngoái, Lê Tiến Đạt cùng Tô Đức Hoàng đã đánh nhau khi dự giải vô địch Đông Nam Á 2012 dù cả 2 đang khoác áo ĐTQG thời điểm đó. Phải nói thêm, nhân sự chọn VĐV đi dự giải này đã xảy ra tranh cãi và CLB Tập đoàn Dầu khí VN (khi đó) quyết định gởi công văn khiếu nại tới Tổng cục TDTT. Sau sự cố trên, lãnh đạo Liên đoàn bóng bàn Việt Nam và bộ môn bóng bàn cho biết đã khiển trách 2 VĐV nhưng sự vụ cũng êm xuôi và không có văn bản kỷ luật chính thức nào được đưa ra.
Trước đó, trong thời điểm diễn ra vòng loại Olympic 2012, việc Trần Tuấn Quỳnh không tập trung cùng ĐTQG để đi Trung Quốc tập huấn với đơn vị chủ quản Hà Nội T&T khiến báo chí tốn không ít giấy mực. Xa hơn, thời gian chuẩn bị SEA Games 26-2011, Mai Hoàng Mỹ Trang và HLV Từ Nhân Luân xin rút khỏi danh sách ĐTQG do không thể tốn quá nhiều thời gian tập huấn tại Hà Nội vì vướng nhiều công việc tại TPHCM. Rồi cả việc lãnh đội đưa quân dự giải VĐTG 2011 ở Hà Lan, nhưng không nắm được lịch thi đấu làm nhiều tay vợt bỏ cuộc…
Chọn ai dự giải đấu lớn là quyền của BHL và lãnh đạo bộ môn, Liên đoàn. Rất nhiều lần người hâm mộ và các địa phương mong mỏi một tiêu chí tuyển chọn được ra mắt bằng văn bản cụ thể. Tới giờ này, bóng bàn Việt Nam vẫn chưa có, hoặc mới chỉ ở mức… dự thảo (!?).
KHÔNG THAY ĐỔI THÌ NGUY!
Dương Văn Nam hay Lê Tiến Đạt dự SEA Games 27 sẽ còn gây nhiều tranh cãi. Khi năng lực quản lý ở môn bóng bàn chưa thay đổi triệt để và quyền quyết định chỉ nằm ở một số cá nhân thì mâu thuẫn vẫn mãi tồn tại. Tới giờ, các bộ môn đều có danh sách sơ bộ tới 90% dự SEA Games 27.
Riêng bóng bàn, trong nhiều năm trở lại đây, gần như sự lựa chọn nhân sự ở ĐTQG luôn chỉ được giới chức biết với nhau. Vì lẽ đó, mỗi khi thông tin phản ánh được đăng tải - kể cả thông tin chưa chuẩn xác lẫn thông tin đúng - thì bấy giờ người ta mới nháo nhào đi… chữa cháy. Tạo được niềm tin cho người hâm mộ không dễ. Giữ được niềm tin ấy lâu dài còn khó hơn.
Nhìn qua những giải phong trào ở Hà Nội, TPHCM, Vĩnh Long, Hải Dương, Hải Phòng… thì ai cũng hiểu, bóng bàn phong trào thu hút được người xem. Ấy vậy, bóng bàn đỉnh cao và ĐTQG Việt Nam lại luôn gây tranh cãi khiến ai cũng phải ngán ngẩm.
Minh Chiến ( sggp online)