Hướng dẫn tập BB của Ma Long - Phần III:
BIẾN HÓA TRONG VIỆC TRẢ GIAO BÓNG
--------------------------------------------------------
(Xem từ 23:41 đến 38:22)
23:41 III. BIẾN HÓA TRONG VIỆC TRẢ GIAO BÓNG
23: 45 III.1. Trả giao bóng, “Đẩy” và Tấn công.
23:56 Đẩy dài và tấn công
24:28 Bước 1 bước nhỏ trước khi
24:30 đưa bàn chân phải ra phía trước
24:32 và công bóng bình thường.
24:35 Thực hiện cú “Đẩy” bóng bình thường
24:37 tại điểm cao nhất và giai đoạn đang đi lên của bóng.
24:39 Lúc này có thể bạn
24:40 trả lại xoáy của đối thủ,
24:42 Nhưng bạn cần có khả năng
24:44 phán đoán xoáy của đối thủ của bạn.
24:46 Sau khi tôi “đẩy” bóng, phụ thuộc vào vị trí của tôi
24:50 để tôi thực hiện cú thuận tay của mình.
24:51 Tôi có thể tiếp theo với một cú công bóng bình thường.
24:54 Hoặc nếu tôi ở vào vị trí bàn phía thuận tay,
24:55 thì tôi có thể “đẩy” trước cú trái tay của đối thủ của tôi
24:56 và bắt đầu loạt đánh trái tay qua lại.
24:57 Ngày nay mọi người đầu đã cải thiện tốt các cú giật của họ,
25:01 Vì thế điều quan trọng lúc này là
25:03 việc thắng điểm trực tiếp với cú “đẩy” sẽ trở nên rất khó khăn.
25:29 Xin chào mọi người! Tôi là Ma Kaixuan.
25:32 Các bước chân mà Ma Long thực hiện là 2 bước lên trên, 1 bước hướng ra sau.
25:36 Ý tưởng của 2 bước lên trên là:
25:38 Sau khi xác định được điểm rơi của đối thủ,
25:42 Trước hết bàn chân trái của anh ta bước 1 bước nhỏ,
25:45 bàn chân phải tiến vào vị trí với một bước chân.
25:49 Sau khi đã vào vị trí tiếp cận bóng,
25:52 anh ta cố định bàn chân phải của anh ta vững chắc dưới gầm bàn
25:54 và thực hiện cú đánh.
25:56 Các cú đánh được tạo ra theo cách này rất có chất lượng.
26:22 III.2. Hất bóng trái tay trên bàn.
26:27 Hất bóng trái tay trên bàn.
26:59 Hất bóng trái tay trên bàn và Tấn công chéo bàn.
27:31 Hất bóng trái tay trên bàn và Tấn công Dọc biên.
28:10 Tôi cho rằng cú hất bóng trái tay chủ yếu là nói về góc vợt.
28:14 Đây giống như cú bắn bóng trái tay thông thường nhiều hơn.
28:18 Bạn chuyển động bàn tay của bạn nhiều hơn trong các cú hất bóng trái tay.
28:20 Mặt khác nó mang nhiều tính mạo hiểm hơn khi thực hiện.
28:23 Một số người thậm chí có thể trong khi hất bóng
28:26 đã hất lên quá chậm
28:28 và các cú hất bóng của anh ta có xu hướng đi quá dài.
28:30 Điều quan trọng là phải nắm được nhịp độ.
28:32 Trước hết bạn cần phải đặt điểm rơi của bóng vào trong sự chú ý,
28:36 sau đó bạn hạ thấp trọng tâm của bạn
28:38 sau khi phán đoán điểm rơi (bóng) của đối thủ của bạn.
28:40 Cổ tay cần có khả năng hất bóng thật nhanh.
28:43 Khi bạn có khả năng nâng bóng lên
28:44 và bạn có thể hất bóng đủ nhanh,
28:45 thì việc đầu tiên bạn cần làm là tương tự như bạn sẽ tạo ra 1 cú đẩy bóng.
28:48 Tiếp xúc vào quả bóng tại đáy của nó
28:49 sau đó bạn vẩy bóng.
28:50 Trên thực tế, đối với các cú hất bóng trên bàn,
28:52 bạn có thể vẩy các cú trả bóng với nhiều loại khác nhau.
28:55 Chẳng hạn các cú trả bóng xoáy ngang lên hoặc xoáy ngang xuống,
28:57 Các cú trả bóng xoáy hoặc không xoáy.
28:58 Tất cả chúng đều có thể hất trên bàn.
29:00 Tôi nghĩ một điều về các cú hất bóng trên bàn
29:02 Là việc lơi một chút (trong động tác của cổ tay),
29:04 động tác đó sẽ làm lỡ nhịp của đối thủ.
29:07 Một cú hất bóng trên bàn trực tiếp có thể sẽ nhiều sức mạnh hơn.
29:12 Mặt khác đôi lúc tôi cảm thấy
29:13 sự chắc chắn của cú hất bóng đôi khi là tốt hơn.
29:38 Hất bóng trên bàn Trái tay và Tấn công Chéo bàn
29:59 Hất bóng trên bàn Trái tay và Tấn công Dọc biên
30:25 Bộ chân được yêu cầu ở đây
30:27 là tương tự như trong cú đánh thuận tay.
30:29 Chân trái bước một bước nhỏ,
30:31 chân phải bước lên trên,
30:32 sau đó chuyển trọng tâm một cách thích hợp,
30:34 và thực hiện cú đánh.
30:36 Mặt vợt được mở ra rất nhiều,
30:38 đôi khi cần thực hiện việc hướng mặt vợt ra phía sau.
30:43 Mặt khác để có sức mạnh thực hiện cú đánh này,
30:45 các ngón tay, cổ tay, mu bàn tay
30:48 được đòi hỏi một cách mạnh mẽ trong việc đồng thời phát lực.
30:50 Trong khi thực hiện cú đánh này,
30:52 cần phải phát lực cổ tay.
30:54 Tiếp xúc vào bóng tại điểm cao nhất của cú nẩy.
31:29 III.3. Việc giật các cú trả bóng nửa dài (trung bình - ND)
31:32 III.3.1. Giật bóng Dọc biên từ Vị trí bên Thuận tay
31:38 Giật bóng Dọc biên trước các cú trả bóng nửa dài.
32:04 Quỹ đạo bóng cong được tạo ra bởi
32:06 động tác hướng lên trên và ra phía trước.
32:09 Nó không thể chỉ là hướng lên trên.
32:10 Đây là sự cần thiết: dựa vào sự tiếp xúc với bóng,
32:12 cảm tưởng như bạn cầm quả bóng
32:13 trước khi bạn giật theo một chuyển động về phía trước
32:16 nếu bạn có thể cầm quả bóng.
32:18 Khi bạn có ý định giật nó ngắn,
32:19 thì hãy tạo cho nó càng ngắn càng tốt.
32:21 Để tạo ra các cú đánh dọc biên,
32:22 điểm tiếp xúc cần muộn hơn.
32:24 Nếu bạn thực hiện quá nhanh,
32:25 thì các cú đánh dọc biên sẽ không thể thực hiện được.
32:26 Khi bạn chậm lại,
32:27 góc vợt sẽ mở thêm,
32:28 các cú đánh dọc biên sẽ thực hiện được.
32:49 III.3.2. Giật chéo bàn từ vị trí phía thuận tay.
32:54 Giật Chéo bàn các cú trả bóng nửa dài.
33:25 Trong khi trả các cú giao bóng,
33:28 thông thường cầu thủ sẽ hơi nhảy lên
33:30 trước khi anh ta bắt đầu đi chuyển.
33:31 Trọng tâm cần phải thấp.
33:33 Khi đó là 1 cú trả bóng đi về phía cực xa bên thuận tay của bạn,
33:34 trọng tâm cần phải hạ thấp.
33:36 Bạn không cần phải truyền tốc độ vào.
33:39 Thường thì chậm hơn sẽ tốt hơn.
33:40 Quan trọng là khả năng miết xượt vào bóng.
33:42 Đối với các cú trả bóng nửa dài,
33:43 bạn cần có khả năng làm chậm nhịp của bạn lại.
33:45 Chỉ như vậy thì bạn mới có đủ thời gian để miết xượt vào bóng.
33:48 Ngoài ra, đôi khi góc vợt cần được kiểm soát tốt.
33:53 Góc vợt không cần phải quá khép.
33:55 Nếu mặt vợt quá khép,
33:56 có thể sẽ không đủ để miết xượt vào bóng;
33:58 Nếu mặt vợt quá mở,
33:59 sẽ có xu hướng là một cú hất vợt, làm việc miết xượt vào bóng khó khăn.
34:01 Góc vợt phải được điều chỉnh đến 1 góc thích hợp.
34:18 Chúng ta hãy học cú giật trước các cú trả bóng xoáy xuống dài từ vị trí thuận tay của Ma Long.
34:26 Khi trọng lượng dồn lên chân phải,
34:28 trong khi xoay ra sau lấy đà, bạn cần thả vai của bạn xuống.
34:31 Cẳng tay cần được hạ thấp một cách thích hợp.
34:36 Hãy tạo ra 1 khoảng cách nhỏ giữa bóng và vợt
34:42 Vì điểm rơi của cú trả bóng,
34:45 nên điểm tiếp xúc trên quả bóng
34:47 là ở bán cầu dưới của nó.
34:51 Cú đánh này đòi hỏi
34:53 bàn chân phải cần vững chắc;
34:55 Lực cần phải được tập trung;
34:58 Xoáy mạnh cần phải được đưa vào.
35:30 III.4. Giật Trái tay Trên bàn.
35:58 Giật Trái tay Trên bàn và tiếp theo bằng 1 cú tấn công.
36:37 Bất kể đó là một cú giật trái tay trên bàn hay là cú trả giao bóng,
36:39 thì khả năng phán đoán (cú trả bóng đi đến)
36:41 và hành động của bản thân bạn sau đó,
36:43 trọng tâm là quan trọng.
36:45 Sau khi đưa người vào bóng.
36:47 Đây là nói về việc miết xượt vào bóng.
36:48 Để có thể tạo ra việc miết xượt một cách chắc chắn,
36:51 nếu cú giật trái tay trên bàn đến từ vị trí giữa bên thuận tay
36:54 thì bàn chân cần phải bước đầu tiên
36:56 trước khi thực hiện cú đánh.
36:57 Việc chuyển trọng lượng cơ thể được thực hiên qua bàn chân.
37:00 Cú giật trái tay trên bàn.
37:01 Bàn tay cần phải sát vào thân người.
37:03 Không quá xa giống như bạn đang với tới bóng.
37:05 Bạn sẽ có cảm giác tốt hơn khi nó (bàn tay – ND) ở sát thân người.
37:07 Bạn cần có khả năng miết xượt quả bóng tốt hơn.
37:09 Giật trái tay trên bàn.
37:27 Giật trái tay trên bàn và Tấn công.
37:45 Hãy học cú giật bóng trái tay trên bàn của Ma Long từ vị trí bên thuận tay.
37:51 Bộ chân anh ta:
37:52 Bàn chân trái bước 1 bước nhỏ, bàn chân phải bước lên.
37:55 Khuỷu tay hướng ra ngoài để cung cấp sức bật.
37:59 Nhờ sức bật tới ngón tay cái và cổ tay,
38:04 cần xuất phát với một động tác kéo hướng vào trong.
38:08 Và động tác này cần phải được thực hiện một cách thật đầy đủ để sử dụng sức mạnh.
38:12 Trước hết ngón tay cái từ phía trong,
38:15 cùng với cổ tay và mu bàn tay
38:19 chuyển động cùng một hướng.
38:22 Việc sử dụng cẳng tay là không đáng kể.
(Hết phần III)