Huấn luyện viên lão làng Ngô Kính Bình và “tứ đại đệ tử”

tutu91

Binh Nhì
Xin chào các chú bác anh em trên diễn đàn, em trước cũng đã tham gia diễn đàn nhưng vì một số lí do nên không lên được thường xuyên và cũng chưa đóng góp đc gì. Dạo này có chút thời gian rảnh, cộng thêm có học qua tiếng Trung, em xin mạo muội lấy những bài viết bằng tiếng Trung dịch ra tiếng Việt cho mọi người cùng tham khảo, có thể là những chuyện bên lề, hay những hỏi đáp chuyên môn với các chuyên gia, hoặc một số review về vũ khí chiến đấu, do kinh nghiệm dịch còn non, có gì sai sót mong mọi người thông cảm và góp ý. Để ra mắt diễn đàn em xin đc khởi động bằng một bài của tạp chí bóng bàn của Trung Quốc, nội dung em thấy cũng không có gì quá mới mẻ, sau màn khởi động hy vọng sẽ chiến thêm được nhiều bài hay để cùng chia sẻ với mọi người.


Ngô Kính Bình(吴敬平WuJingPing) là một trong những huấn luyện viên của đội tuyển bóng bàn nam Trung Quốc, ông từng dìu dắt hai nhà vô địch Olympic là Malin và Wanghao, và giờ ông đang là huấn luyện viên trực tiếp cho hai tay vợt chủ lực của đội tuyển Trung Quốc là Fanzhendong và Xuxin. Trong buổi nói chuyện gần đây, ông đã đưa ra những bình luận và phân tích về các học trò của mình.

Trước khi dẫn dắt Fanzhendong, điều làm Ngô Kính Bình tự hào nhất là đã đào tạo nên hai tay vợt lừng danh là Malin và Wanghao, song cũng có người cho rằng ông “chỉ biết dạy cho vợt dọc”. Ông nói : “Thật ra khi làm huấn luyện viên, đào tạo mỗi vận động viên đều là một thách thức rất lớn. Mọi người hay nói tôi là một “huấn luyện viên vợt dọc”, nhưng tôi nghĩ tư duy huấn luyện của tôi cũng có thể áp dụng cho vợt ngang. Sau khi Lưu Quốc Lương giao Fanzhendong cho tôi huấn luyện, sự tiến bộ trong một năm qua của cậu ấy như thế nào mọi người đều rõ cả, vì thế tôi cho rằng huấn luyện cho vợt ngang hay vợt dọc cũng không có quá nhiều sự khác biệt.”

Tháng 3 năm 2014, Xuxin được chuyển sang nhóm cho Ngô Kính Bình phụ trách, chính thức trở thành “đệ tử” của ông. Với một tay vợt cũng cầm vợt dọc như Xuxin, ông nhận xét : “Vẫn có chút khác biệt giữa cậu ấy với Malin và Wanghao, tôi không chắc có thể đưa cậu ấy lên một đẳng cấp cao hơn hay không, đây là một thử thách rất khó khăn, tôi cũng đã dành tâm huyết rất lớn cho vấn đề này.”

Ngô Kính Bình nói : “Sau khi tiếp quản Xuxin, tôi đã tập trung nhấn mạnh với cậu ấy một số vấn đề về động tác, bao gồm bộ chân, cách phát lực và khả năng kết nối giữa các cú đánh. Lúc đó tôi hi vọng hướng cho cậu ấy theo hướng của Wanghao trước đây, và dần dần các cú quả của cậu ấy đều có tiến bộ, ngoài ra còn có những cú độc đáo của riêng mình.”

Học trò của Ngô Kính Bình đều là những tay vợt hàng đầu. Khi nhận xét về bốn tay vợt này, ông nói : “Khi vừa vào đội tuyển quốc gia, mọi người hầu như không thèm để ý đến Malin và cho rằng anh ấy sẽ chẳng phát triển là bao. Còn Wanghao thì một mình một kiểu, không biết nên đi theo hướng nào, chỉ còn cách từng bước vừa tập vừa đúc kết kinh nghiệm. Xuxin thì mọi người đều cho rằng anh có tố chất rất cao, luôn được kì vọng, và Fanzhendong cũng vậy.”

Ngô Kính Bình nhận xét về Malin : “ Cậu ấy là người có ngộ tính cao nhất, luôn nghiền ngẫm về đối thủ và có luôn suy nghĩ rất sâu về từng quả bóng. Malin hầu như chỉ dựa vào quả phải(FH), nếu không có một trí tuệ hơn người và một tâm lí cực kì vững vàng thì cậu ấy chắc chắn không thể nào đứng trong top đầu của thế giới trong từng ấy năm được.”

Khi nhắc đến tính cách của bốn học trò, ông cười và nói : “ Mỗi người đều không giống nhau. Wanghao là người rất chăm chỉ và nghiêm túc, từng bước từng bước đi lên, là người tiên phong cho một kĩ thuật mới(giật trái bằng vợt dọc). Malin thì dựa vào sự mãnh liệt,hiểm ác trong từng cú quả và khả năng kiểm soát bóng tuyệt vời. Xuxin tinh quái, nhưng đôi khi lại bị thiếu độ “ác”. Fanzhendong thì thật sự rất già dặn so với tuổi của cậu ta, trong nhiều tình huống quết định đã thể hiện được bản lĩnh tuyệt vời, cậu ấy quả là có một tâm lí rất vững vàng, bên cạnh nền tảng kĩ thuật toàn diện.”

Kể từ khi tiếp quản Fanzhendong vào năm 2013 đến nay, hai thày trò đã cùng nhau chiến thắng rất nhiều đối thủ sừng sỏ. Khi được hỏi trận đấu nào của Fanzhendong làm ông hài lòng nhất, Ngô Kính Bình trả lời : “ Có lẽ là trận chung kết giải Đức mở rộng gặp Ovcharov, thi đấu trên sân khách, khán giả đều cổ vũ cho vận động viên nhà. Hôm đó Fanzhendong đánh cực kì xuất sắc, phát huy hết mọi ưu điểm và sở trường của bản thân. Sau trận đấu mọi người đều nghĩ “lại thêm một thiên tài xuất hiện”.

(Tạp chí "Bóng bàn" 13/6/2015)
 
Last edited:

tutu91

Binh Nhì
Hình như có 3 ông thì phải? Ông này, ông trọc với ông tóc muối tiêu nữa.
Sắp có Malin và WangHao tiếp bước :)
Wanghao chắc theo nghiệp huấn luyện rồi, h anh đang làm hlv đội Bát Nhất(quân đội), em nghĩ sau này tích lũy đủ kinh nghiệm sẽ lên tuyển quốc gia, còn Malin thì sau khi giải nghệ về đang làm lãnh đạo, hiện giữ chức trưởng bộ môn bóng bàn tỉnh Quảng Đông, k biết sau này có húng lên ra sân chỉ đạo k nữa ^^
Mình thấy lão này là hiền lành nhất trong các hlv của CNT. Thầy Ma Long lúc nào cũng trầm trầm và hơi cau có, lão thầy Zhang jike thì cảm giác hơi tự kiêu, chỉ có lão này là hiền hiền, xem học trò đánh giải mà còn cười nữa.
Đúng vậy em thấy ông này rất hiền lành mà phúc hậu, xem mấy clip ổng trả lời phỏng vấn những chặng đường ổng và Malin đã cùng đi qua mà toàn thấy ổng ngấn nước mắt, cảm động...
 
Last edited:

miziru

Thượng Tá
Wanghao chắc theo nghiệp huấn luyện rồi, h anh đang làm hlv đội Bát Nhất(quân đội), em nghĩ sau này tích lũy đủ kinh nghiệm sẽ lên tuyển quốc gia, còn Malin thì sau khi giải nghệ về đang làm lãnh đạo, hiện giữ chức trưởng bộ môn bóng bàn tỉnh Quảng Đông, k biết sau này có húng lên ra sân chỉ đạo k nữa ^^

Đúng vậy em thấy ông này rất hiền lành mà phúc hậu, xem mấy clip ổng trả lời phỏng vấn những chặng đường ổng và Malin đã cùng đi qua mà toàn thấy ngấn nước mắt, cảm động...
Thầy hiền lành mà đào tạo ra thằng trò quá quái đản. Nếu có thời gian bạn dịch tiếp cho anh em mở mang tầm mắt, mọi người chắc sẽ rất cảm ơn bạn đấy .
 

backhand-ghost

Đại Tá
Wanghao chắc theo nghiệp huấn luyện rồi, h anh đang làm hlv đội Bát Nhất(quân đội), em nghĩ sau này tích lũy đủ kinh nghiệm sẽ lên tuyển quốc gia, còn Malin thì sau khi giải nghệ về đang làm lãnh đạo, hiện giữ chức trưởng bộ môn bóng bàn tỉnh Quảng Đông, k biết sau này có húng lên ra sân chỉ đạo k nữa ^^

Đúng vậy em thấy ông này rất hiền lành mà phúc hậu, xem mấy clip ổng trả lời phỏng vấn những chặng đường ổng và Malin đã cùng đi qua mà toàn thấy ổng ngấn nước mắt, cảm động...
Bài dịch hay quá, hóng mãi chưa thấy bài mới, những bài viết hay bài dịch thế này anh em trên đây ai cũng rất thích. Bạn chủ topic ới ời, đi đâu rồi? :)
 

quan221212

Đại Uý
không có lời nào để khen về bản dịch, thích nhất câu nhận xét cuối cùng về Fan ZD, nhất là trận thắng lịch sử Ovcharov, đúng là già dặn hơn so với cái tuổi 17, séc 4 anh còn giả đỡ bóng hỏng để chánh cho Ov bị séc thua muối mặt 11-0, khiến Ov xấu hổ mà tự giao hỏng bóng, sau này Fan chắc chắn sẽ làm ông nở mày nở mặt!
 

Mabumap2k6

Đại Uý
Hình như có 3 ông thì phải? Ông này, ông trọc với ông tóc muối tiêu nữa.
Sắp có Malin và WangHao tiếp bước :)

Nếu tính cả Liu Guo Liang thì HLV tuyển nam hình như có 4 ông:

1. Lưu Quốc Lượng - HLV trưởng

2. Wu Jing Ping (HLV Fan zhendong, Xu xin) - Ngô Kính Bình

3. Qin Zhi Jian (HLV của Ma long, đầu cua) - Tần Chi Kiến???

4. Xiao Zhan (HLV của Zhang jike, đầu trọc) - Tiểu Chiêm???
 

ngtrantoan

Đại Tá
Nếu tính cả Liu Guo Liang thì HLV tuyển nam hình như có 4 ông:

1. Lưu Quốc Lượng - HLV trưởng

2. Wu Jing Ping (HLV Fan zhendong, Xu xin) - Ngô Kính Bình

3. Qin Zhi Jian (HLV của Ma long, đầu cua) - Tần Chi Kiến???

4. Xiao Zhan (HLV của Zhang jike, đầu trọc) - Tiểu Chiêm???
Kể cũng lạ, ML lại theo 1 HLV đánh vợt dọc, tay trái và ZJK cũng theo 1 HLV tay trái
 

Hưng DHS

Trung Uý
Kể cũng lạ, ML lại theo 1 HLV đánh vợt dọc, tay trái và ZJK cũng theo 1 HLV tay trái
Chẳng có gì lạ cả. Đã học qua khóa HLV và đã là HLV thì phải hiểu đúng động tác để truyền dạy lại ( cả vợt dọc và vợt ngang), biết cách sửa sai động tác cho VĐV, biết cách tập và phát huy sở trường cho VĐV, biết chiến thuật thi đấu. Đấy mới là HLV. Còn ở Việt Nam thì HLV ko làm đc như vậy. Toàn truyền kinh nghiệm là chính.
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Xin chào các chú bác anh em trên diễn đàn, em trước cũng đã tham gia diễn đàn nhưng vì một số lí do nên không lên được thường xuyên và cũng chưa đóng góp đc gì. Dạo này có chút thời gian rảnh, cộng thêm có học qua tiếng Trung, em xin mạo muội lấy những bài viết bằng tiếng Trung dịch ra tiếng Việt cho mọi người cùng tham khảo, có thể là những chuyện bên lề, hay những hỏi đáp chuyên môn với các chuyên gia, hoặc một số review về vũ khí chiến đấu, do kinh nghiệm dịch còn non, có gì sai sót mong mọi người thông cảm và góp ý. Để ra mắt diễn đàn em xin đc khởi động bằng một bài của tạp chí bóng bàn của Trung Quốc, nội dung em thấy cũng không có gì quá mới mẻ, sau màn khởi động hy vọng sẽ chiến thêm được nhiều bài hay để cùng chia sẻ với mọi người.


Ngô Kính Bình(吴敬平WuJingPing) là một trong những huấn luyện viên của đội tuyển bóng bàn nam Trung Quốc, ông từng dìu dắt hai nhà vô địch Olympic là Malin và Wanghao, và giờ ông đang là huấn luyện viên trực tiếp cho hai tay vợt chủ lực của đội tuyển Trung Quốc là Fanzhendong và Xuxin. Trong buổi nói chuyện gần đây, ông đã đưa ra những bình luận và phân tích về các học trò của mình.

Trước khi dẫn dắt Fanzhendong, điều làm Ngô Kính Bình tự hào nhất là đã đào tạo nên hai tay vợt lừng danh là Malin và Wanghao, song cũng có người cho rằng ông “chỉ biết dạy cho vợt dọc”. Ông nói : “Thật ra khi làm huấn luyện viên, đào tạo mỗi vận động viên đều là một thách thức rất lớn. Mọi người hay nói tôi là một “huấn luyện viên vợt dọc”, nhưng tôi nghĩ tư duy huấn luyện của tôi cũng có thể áp dụng cho vợt ngang. Sau khi Lưu Quốc Lương giao Fanzhendong cho tôi huấn luyện, sự tiến bộ trong một năm qua của cậu ấy như thế nào mọi người đều rõ cả, vì thế tôi cho rằng huấn luyện cho vợt ngang hay vợt dọc cũng không có quá nhiều sự khác biệt.”

Tháng 3 năm 2014, Xuxin được chuyển sang nhóm cho Ngô Kính Bình phụ trách, chính thức trở thành “đệ tử” của ông. Với một tay vợt cũng cầm vợt dọc như Xuxin, ông nhận xét : “Vẫn có chút khác biệt giữa cậu ấy với Malin và Wanghao, tôi không chắc có thể đưa cậu ấy lên một đẳng cấp cao hơn hay không, đây là một thử thách rất khó khăn, tôi cũng đã dành tâm huyết rất lớn cho vấn đề này.”

Ngô Kính Bình nói : “Sau khi tiếp quản Xuxin, tôi đã tập trung nhấn mạnh với cậu ấy một số vấn đề về động tác, bao gồm bộ chân, cách phát lực và khả năng kết nối giữa các cú đánh. Lúc đó tôi hi vọng hướng cho cậu ấy theo hướng của Wanghao trước đây, và dần dần các cú quả của cậu ấy đều có tiến bộ, ngoài ra còn có những cú độc đáo của riêng mình.”

Học trò của Ngô Kính Bình đều là những tay vợt hàng đầu. Khi nhận xét về bốn tay vợt này, ông nói : “Khi vừa vào đội tuyển quốc gia, mọi người hầu như không thèm để ý đến Malin và cho rằng anh ấy sẽ chẳng phát triển là bao. Còn Wanghao thì một mình một kiểu, không biết nên đi theo hướng nào, chỉ còn cách từng bước vừa tập vừa đúc kết kinh nghiệm. Xuxin thì mọi người đều cho rằng anh có tố chất rất cao, luôn được kì vọng, và Fanzhendong cũng vậy.”

Ngô Kính Bình nhận xét về Malin : “ Cậu ấy là người có ngộ tính cao nhất, luôn nghiền ngẫm về đối thủ và có luôn suy nghĩ rất sâu về từng quả bóng. Malin hầu như chỉ dựa vào quả phải(FH), nếu không có một trí tuệ hơn người và một tâm lí cực kì vững vàng thì cậu ấy chắc chắn không thể nào đứng trong top đầu của thế giới trong từng ấy năm được.”

Khi nhắc đến tính cách của bốn học trò, ông cười và nói : “ Mỗi người đều không giống nhau. Wanghao là người rất chăm chỉ và nghiêm túc, từng bước từng bước đi lên, là người tiên phong cho một kĩ thuật mới(giật trái bằng vợt dọc). Malin thì dựa vào sự mãnh liệt,hiểm ác trong từng cú quả và khả năng kiểm soát bóng tuyệt vời. Xuxin tinh quái, nhưng đôi khi lại bị thiếu độ “ác”. Fanzhendong thì thật sự rất già dặn so với tuổi của cậu ta, trong nhiều tình huống quết định đã thể hiện được bản lĩnh tuyệt vời, cậu ấy quả là có một tâm lí rất vững vàng, bên cạnh nền tảng kĩ thuật toàn diện.”

Kể từ khi tiếp quản Fanzhendong vào năm 2013 đến nay, hai thày trò đã cùng nhau chiến thắng rất nhiều đối thủ sừng sỏ. Khi được hỏi trận đấu nào của Fanzhendong làm ông hài lòng nhất, Ngô Kính Bình trả lời : “ Có lẽ là trận chung kết giải Đức mở rộng gặp Ovcharov, thi đấu trên sân khách, khán giả đều cổ vũ cho vận động viên nhà. Hôm đó Fanzhendong đánh cực kì xuất sắc, phát huy hết mọi ưu điểm và sở trường của bản thân. Sau trận đấu mọi người đều nghĩ “lại thêm một thiên tài xuất hiện”.

(Tạp chí "Bóng bàn" 13/6/2015)
Hình như 1 phần bài báo của cuộc phỏng vấn này Tôi có đọc qua do bác NTBB dịch từ tiếng Anh thì phải , nhưng rất cám ơn Bạn đã dịch thêm nhiều chi tiết sâu hơn , để thấy rằng BBTQ người HLV phải là người ngoài nắm chắc chuyên môn kỹ thuật còn phải là người nghiên cứu sâu để thấy được những ưu khuyết điểm của Học trò để chỉnh sửa và phát huy , nhất là chỉnh sửa kỹ thuật phù hợp với lối đánh của VDV . Muốn dạy hay 1 HLV phải biết rất nhiều kỹ thuật ,như biết nhiều cú giật bóng khác nhau để dạy học trò tùy theo lối đánh của mỗi VDV chứ ko phải lúc nào cũng giật giống Thày,ngoài ra phải nghiên cứu nhiều lối giật của các nước như cú giật bóng của các VDV Nhật Bản thiên về xoáy và điểm rơi nhiều hơn , cú giật Tam giác của TQ thiên về sức mạnh , vòng cung rất thấp ,thẳng tới rất nhanh vì phát lực đầu roi , lối giật của TimBoll lực cẳng tay ngắn gọn ...nhưng đa phần ở VN thường thấy Thày giật sao dạy trò giật vậy, có thày nổi tiếng 20 năm trước có cú giật sở trường kiểu cũ nay cũng dạy giật y như vậy thế thì làm sao có được học trò giỏi khi kỹ thuật bóng bàn ngày càng phát triển , những VDV như FAN Z DONG , XUXIN mà còn phải chỉnh sửa kỹ thuật mới thấy tầm quan trọng của kỹ thuật và HLV phải là người nghiên cứu biết rất nhiều kỹ thuật để chỉnh sửa cho học trò chứ ko phải chỉ là 1 VDV đánh giỏi .
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Bạn Walkiner thân mến ;
kythuatbongban
Tôi cũng ở SG và dạy ở CLB Q1 và Q3 TPHCM, Tôi ko phải là người đánh giỏi , chỉ thích nghiên cứu kỹ thuật . nếu em muốn gặp Tôi thì l/h số ; 0978.782486. Thân ái chào em​
 
Last edited:

Quocanhsla

Trung Sỹ
Xin chào các chú bác anh em trên diễn đàn, em trước cũng đã tham gia diễn đàn nhưng vì một số lí do nên không lên được thường xuyên và cũng chưa đóng góp đc gì. Dạo này có chút thời gian rảnh, cộng thêm có học qua tiếng Trung, em xin mạo muội lấy những bài viết bằng tiếng Trung dịch ra tiếng Việt cho mọi người cùng tham khảo, có thể là những chuyện bên lề, hay những hỏi đáp chuyên môn với các chuyên gia, hoặc một số review về vũ khí chiến đấu, do kinh nghiệm dịch còn non, có gì sai sót mong mọi người thông cảm và góp ý. Để ra mắt diễn đàn em xin đc khởi động bằng một bài của tạp chí bóng bàn của Trung Quốc, nội dung em thấy cũng không có gì quá mới mẻ, sau màn khởi động hy vọng sẽ chiến thêm được nhiều bài hay để cùng chia sẻ với mọi người.


Ngô Kính Bình(吴敬平WuJingPing) là một trong những huấn luyện viên của đội tuyển bóng bàn nam Trung Quốc, ông từng dìu dắt hai nhà vô địch Olympic là Malin và Wanghao, và giờ ông đang là huấn luyện viên trực tiếp cho hai tay vợt chủ lực của đội tuyển Trung Quốc là Fanzhendong và Xuxin. Trong buổi nói chuyện gần đây, ông đã đưa ra những bình luận và phân tích về các học trò của mình.

Trước khi dẫn dắt Fanzhendong, điều làm Ngô Kính Bình tự hào nhất là đã đào tạo nên hai tay vợt lừng danh là Malin và Wanghao, song cũng có người cho rằng ông “chỉ biết dạy cho vợt dọc”. Ông nói : “Thật ra khi làm huấn luyện viên, đào tạo mỗi vận động viên đều là một thách thức rất lớn. Mọi người hay nói tôi là một “huấn luyện viên vợt dọc”, nhưng tôi nghĩ tư duy huấn luyện của tôi cũng có thể áp dụng cho vợt ngang. Sau khi Lưu Quốc Lương giao Fanzhendong cho tôi huấn luyện, sự tiến bộ trong một năm qua của cậu ấy như thế nào mọi người đều rõ cả, vì thế tôi cho rằng huấn luyện cho vợt ngang hay vợt dọc cũng không có quá nhiều sự khác biệt.”

Tháng 3 năm 2014, Xuxin được chuyển sang nhóm cho Ngô Kính Bình phụ trách, chính thức trở thành “đệ tử” của ông. Với một tay vợt cũng cầm vợt dọc như Xuxin, ông nhận xét : “Vẫn có chút khác biệt giữa cậu ấy với Malin và Wanghao, tôi không chắc có thể đưa cậu ấy lên một đẳng cấp cao hơn hay không, đây là một thử thách rất khó khăn, tôi cũng đã dành tâm huyết rất lớn cho vấn đề này.”

Ngô Kính Bình nói : “Sau khi tiếp quản Xuxin, tôi đã tập trung nhấn mạnh với cậu ấy một số vấn đề về động tác, bao gồm bộ chân, cách phát lực và khả năng kết nối giữa các cú đánh. Lúc đó tôi hi vọng hướng cho cậu ấy theo hướng của Wanghao trước đây, và dần dần các cú quả của cậu ấy đều có tiến bộ, ngoài ra còn có những cú độc đáo của riêng mình.”

Học trò của Ngô Kính Bình đều là những tay vợt hàng đầu. Khi nhận xét về bốn tay vợt này, ông nói : “Khi vừa vào đội tuyển quốc gia, mọi người hầu như không thèm để ý đến Malin và cho rằng anh ấy sẽ chẳng phát triển là bao. Còn Wanghao thì một mình một kiểu, không biết nên đi theo hướng nào, chỉ còn cách từng bước vừa tập vừa đúc kết kinh nghiệm. Xuxin thì mọi người đều cho rằng anh có tố chất rất cao, luôn được kì vọng, và Fanzhendong cũng vậy.”

Ngô Kính Bình nhận xét về Malin : “ Cậu ấy là người có ngộ tính cao nhất, luôn nghiền ngẫm về đối thủ và có luôn suy nghĩ rất sâu về từng quả bóng. Malin hầu như chỉ dựa vào quả phải(FH), nếu không có một trí tuệ hơn người và một tâm lí cực kì vững vàng thì cậu ấy chắc chắn không thể nào đứng trong top đầu của thế giới trong từng ấy năm được.”

Khi nhắc đến tính cách của bốn học trò, ông cười và nói : “ Mỗi người đều không giống nhau. Wanghao là người rất chăm chỉ và nghiêm túc, từng bước từng bước đi lên, là người tiên phong cho một kĩ thuật mới(giật trái bằng vợt dọc). Malin thì dựa vào sự mãnh liệt,hiểm ác trong từng cú quả và khả năng kiểm soát bóng tuyệt vời. Xuxin tinh quái, nhưng đôi khi lại bị thiếu độ “ác”. Fanzhendong thì thật sự rất già dặn so với tuổi của cậu ta, trong nhiều tình huống quết định đã thể hiện được bản lĩnh tuyệt vời, cậu ấy quả là có một tâm lí rất vững vàng, bên cạnh nền tảng kĩ thuật toàn diện.”

Kể từ khi tiếp quản Fanzhendong vào năm 2013 đến nay, hai thày trò đã cùng nhau chiến thắng rất nhiều đối thủ sừng sỏ. Khi được hỏi trận đấu nào của Fanzhendong làm ông hài lòng nhất, Ngô Kính Bình trả lời : “ Có lẽ là trận chung kết giải Đức mở rộng gặp Ovcharov, thi đấu trên sân khách, khán giả đều cổ vũ cho vận động viên nhà. Hôm đó Fanzhendong đánh cực kì xuất sắc, phát huy hết mọi ưu điểm và sở trường của bản thân. Sau trận đấu mọi người đều nghĩ “lại thêm một thiên tài xuất hiện”.

(Tạp chí "Bóng bàn" 13/6/2015)
Cá nhân mình từng học chuyên sâu bóng bàn thời học tdtt, những giờ ngoài trời tập bóng thì đa số là các thầy truyền thụ kinh nghiệm xử lý bóng vs mấy động tác nâng cao như gật tăng xoaý, đập giật, chống gai chống anti,....phương pháp giảng dạy thấy khác so vs trong clip trên youtube đôi chỗ như kiểu giấu bài mà bọn tàu post lên. Lần đánh vs thằng nhỏ kém mình 5 tuổi mới chơi có 2 năm mà mình thua muối mặt. Hỏi ra mới hay bố nó dạy vì bó nó có thời gian tập bb bên tàu, cá nhân mình ko hiểu là do trình mình còn còi hay bên đó có phương pháp dạy gì đặc biệt. Giật bóng nặng gần bàn mình di chuyển chéo chân hạ thấp trọng tâm, cổ tay hơi chỉnh về hướng kết thúc và vào bóng sớm, giậm nhảy là bước kết thúc. Nhưng nó thì ko khác gì động tác đôi công cơ bản và tăng thêm lực đưa vợt về sau cổ tay mở, bóng rất uy lực ôm bàn rất khó đè xuống mà toàn phải lùi ra xa bàn rồi đối giật lại ko có qủa phản công chớp nhoáng. Động tay đánh cũng rất kín "khép như cánh gà" chả nhìn được hướng kết thúc. Vũ khí thì đâu có gì là loại gì tối tân nhất đâu mazunov + Harricane 3 + tibhar rapid solf. Mình thì sardius + xiom sigma euro 2 + ten 80. Biết rằng mỗi loại cốt hay mút khác nhau đều có những kỹ thuật tương đối khác nhưng đánh khác hẳn như vậy thì thấy bên tàu tập đơn giản nhưng hiệu quả
 

Bình luận từ Facebook

Top