Học bóng bàn sao cho hiệu quả?

sardius1010

Binh Nhì
Kính gửi: Anh chị em trên diễn đàn.
Học bóng bàn sao cho hiệu quả? Câu hỏi này có lẽ không chỉ xảy ra với em mà em nghĩ nó cũng đã có ở trong đầu không ít người đã và đang chơi bóng bàn. Em đưa ra vấn đề này rất mong nhận được sự chỉ bảo thêm của tất cả mọi người! Em xin nêu lên suy nghĩ và cảm nhận từ chính sự tập luyện của bản thân mình để mọi người có thể góp ý cho em và những người khác:
Em cũng đã chơi bóng bàn được khoảng hơn 1 năm, ban đầu là chơi theo sự yêu thích và lòng đam mê vì vậy lối đánh là hoàn toàn tự phát, không có ai chỉ dạy về kỹ thuật cả. Sau một thời gian thấy mình đánh dở quá mới lân la đi tìm thầy để học cơ bản, vì lối đánh tự phát đã ăn sâu vào từng động tác nên có học cơ bản thêm cũng không đạt hiệu quả cao. Trong quá trình vừa học, vừa giao lưu, vừa tìm tòi tài liệu trên mạng thì phát hiện thầy dạy cơ bản đầu tiên cho mình cũng có vài phần không đúng động tác (em không dám nhận xét về trình độ của thầy mình, nhưng em nghĩ thầy cũng là đi lên từ phong trào nên một số động tác kỹ thuật chưa đúng cũng là điều bình thường, có thể thầy đánh theo thói quen của thầy, em nói điều này rất mong mọi người thông cảm) nên em không tập tiếp, cũng một phần do không có nhiều thời gian. Một thời gian sau em tự nghiên cứu và thỉnh thoảng có đánh trận giao lưu với mục đích rèn luyện sức khỏe. Bây giờ có nhiều thời gian thì em lại muốn tìm thầy học để nâng cao thêm tí trình độ của mình và công cuộc tầm sư học đạo lại bắt đầu. Khi sang thầy thứ hai dạy em thì thầy lại nhận xét là các động tác trước đây không ổn nên lại rèn cho em lại từ quả đôi công, đến các kỹ thuật cao hơn như giật , bạt... (thầy thứ hai dạy cho em không phải vì mục đích kinh tế nên thầy dạy rất nhiệt tình, thầy dạy cho em vì là anh em giao lưu thấy mến nhau và thấy trình độ của em kém quá nên muốn kèm cho thôi). Sau một thời gian tập với thầy thứ hai thì em thấy càng tập mình càng dở hơn trước, lúc này không phải vì thầy dở mà em thấy là khả năng thích ứng của em rất kém vì các động tác cũ đã ăn sâu trong đầu nên rất khó sửa. Nhiều lúc thấy nản vì em nghĩ mình không còn khả năng đào tạo lại chăng? Có nhiều anh chơi tốt hơn góp ý với em rằng: bản thân em giờ phải như cái máy tính ấy, muốn cài lại hệ điều hành mới thì phải xóa bỏ hết cái cũ đi, nhưng khổ nỗi cái cũ đã thành thói quen rất khó sửa (năm nay em đã 35 tuổi rồi, chẳng biết có sửa nổi không? cứ tập với thầy thì tốt mà khi không tập nữa, ra giao lưu thì lại đánh y chang động tác cũ, chữ thầy trả lại thầy hết. Em biết trên diễn đàn có nhiều anh chị chơi rất tốt và không ít người cũng là giáo viên dạy bóng bàn, rất mong mọi người bớt chút thời gian góp ý cho em và cho các anh chị em khác nếu có rơi vào tình trạng như em. Cảm ơn tất cả mọi người đã đọc bài viết của em!

Theo em thì bác nên điều tra, tìm hiểu các thầy dạy bóng bàn trước,hi. Xem thầy nào dạy ổn nhất, có cơ bản nhất, tốt nhất là từ dân chuyên bóng bàn trước đây (nhà thầy có truyền thống bb thì càng tốt, hi). Tìm hiểu thì có nhiều cách để tìm hiểu, chắc bác tự biết. Trước tiên là phải có người thầy tốt đã, phải không nào. Sở dĩ em nói thế, là vì em cũng đã tự đi tìm hiểu, và biết là cũng có nhiều người dạy bb. Nhưng thực sự cách dạy của một số em hoàn toàn không ưng chút nào. Có người thì em thấy trình độ không cao, động tác thì xấu òm, theo lối đánh bb ngày xưa rồi, nên tiến rất chậm, học sinh học được 10-20 buổi là nghỉ. Có người thì dạy vài ba buổi đầu cho học sinh mới còn tử tế, sau đó thì ghép học sinh đó vào lớp này lớp kia, tập 1 lúc mấy người liền, buổi tập chất lượng không cao, xong rồi họ cũng bỏ. Có người thì không thực sự tâm huyết với việc dạy bóng bàn, vừa dạy vừa mải đánh bóng ở bàn khác v...v. Bác nên tìm được một người thầy tốt nhất mà bác biết. Rồi đến tập thử vài ba buổi, thấy hợp rồi lúc đó thì toàn tâm toàn ý tập theo thầy. Thầy bảo sao thì làm vậy. Thời gian đầu cũng không nên học một lúc nhiều thầy làm gì. Học như thế thì chỉ có loạn đao pháp, hi. Em mạn phép nói rằng, trong bb bác cứ coi mình hẵng còn là tờ giấy trắng đi. Để thầy hướng dẫn,uống ắn hoàn toàn, hi. 1 năm chơi bóng bàn chưa là gì đâu bác ạ. Nêu thực sự đam mê thì bác hãy kiên trì. Chúc bác thành công!
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Khi bạn đưa ra câu hỏi mình thấy thiếu cơ bản - Sở trường của bạn Công hay Thủ- giật hay vẩy cổ tay -cắt hay kê -hoặc đôi công ,thân pháp nhanh hay chậm - sức khoẻ có đảm bảo để giật xung cả trận không - Khi định hình đươc lối đánh cho bản thân .Chỉ cần tìm VIDEO người nào có lối đánh giống mình tải về nghiên cứu - Điều quan trọng nhất phải có người cùng tập => chỉ tập từng động tác một ,khi thuần thục mới sang đôgj tác khác , cần tài liệui cứ lên hệ với mình - tuổi như bạn giờ kg thể học từ O A B C đc nữa .Nói thì bảo Mê tín chứ tuổi như bạn dừ KHÔNG CÒN NGAY NỮA MÔ . chúc bạn tiến bộ

OH, bác này nói rất có lí, con đường nhanh nhất là tìm ra lối đánh cho bản thân trước đã
 

thuythumattrang

Binh Nhì
OH, bác này nói rất có lí, con đường nhanh nhất là tìm ra lối đánh cho bản thân trước đã

Bác nói không sai, nhưng theo mình nghĩ tìm lối đánh cho bản thân có lẽ chỉ những người đã chơi có cơ bản rồi, biết điều chỉnh điểm mạnh điểm yếu của mình, chứ như em đây còn đang hoàn thiện các kỹ thuật thì biết đánh theo kiểu nào? Em còn đang muốn tập các động tác kỹ thuật cơ bản cho tốt thì định hình lỗi đánh của mình ra sao đây?
 

subasa

Đại Uý
Theo em thì hay bác thế này đi,
1)phát triển và cảm thấy thỏa mãn với thói quen cũ và đầu tư vào vũ khí,ví dụ người ta chơi giật phải chặn trái,mình sẽ chơi theo kiểu ngược đời:BH chơi gai chặn đẩy,tập trung mặt để có quả trái sát thủ:giật xa bàn kê chặn vẩy cổ tay các kiểu chơi được hết.Cái này là hạn chế sở đoản và phát huy sở trường
2)bác làm hẳn cái nền mới:mua một cây vợt dọc
3)mới hơn nữa thì bác sang luôn tenis ah:em thấy nhiều bác từ bóng bàn sang tenis toàn cao thủ :D
 

hunter

Binh Nhì
Em năm nay 31, thua bác 4 tuổi. Em nghĩ rằng bác vẫn sửa được động tác cũ.
Làm thế nào để thay đổi một thói quen? Thói quen là do 1 hành động lặp đi lặp lại nhiều lần. Vậy bác cứ hãy tập 1 động tác đúng nhiều lần. Lưu ý là phải tập nhiều bóng mới hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần tập 30' liên tục. Chắc rất 1 thời gian ngắn sau Bác sẽ ok thôi.
 

qua kho 123

Binh Nhì
Khi đã thành thói quen rồi ( thần kinh do nảo điều khiển ) theo mình rất khó . Thói quen của mình là tay trái nhưng mình tập thêm tay phải đã gần 10 năm rồi nhưng so với tay trái chỉ được khoảng 40% - khi đi giao lưu thậm chí khó phân biệt được tay nào mình cầm Bát tay nào cầm Đũa nhưng vào thời điểm cấp bách là phải sở truongf thui . Các bác cứ thuê chuyên gia về tập tay cầm Bát xem 1 đời có bằng được tay cầm Đũa không . Nói tóm lại tập thêm càng nhiều động tác càng tốt ( vũ khí đông tác giả ) quan trong nhất là Canh bóng và thời điêm tiếp xúc giữa vợt và bóng -
MÌNH THẤY SECVIT CHỈ CÓ VIỆC DÙNG MẶT VỢT CHẶT VÀO BÓNG CHO BÓNG SANG sao người ta dùng nhiều động tác thừa thế người thì đưa lên ,đưa xuống , ngoáy ngang, ngoáy dọc rút cuôc cũng phải chém mặt vợt vào đít bóng cả .... BÓ TAY
 

Thanh Tùng

Trung Sỹ
Khi đã thành thói quen rồi ( thần kinh do nảo điều khiển ) theo mình rất khó . Thói quen của mình là tay trái nhưng mình tập thêm tay phải đã gần 10 năm rồi nhưng so với tay trái chỉ được khoảng 40% - khi đi giao lưu thậm chí khó phân biệt được tay nào mình cầm Bát tay nào cầm Đũa nhưng vào thời điểm cấp bách là phải sở truongf thui . Các bác cứ thuê chuyên gia về tập tay cầm Bát xem 1 đời có bằng được tay cầm Đũa không . Nói tóm lại tập thêm càng nhiều động tác càng tốt ( vũ khí đông tác giả ) quan trong nhất là Canh bóng và thời điêm tiếp xúc giữa vợt và bóng -
MÌNH THẤY SECVIT CHỈ CÓ VIỆC DÙNG MẶT VỢT CHẶT VÀO BÓNG CHO BÓNG SANG sao người ta dùng nhiều động tác thừa thế người thì đưa lên ,đưa xuống , ngoáy ngang, ngoáy dọc rút cuôc cũng phải chém mặt vợt vào đít bóng cả .... BÓ TAY
Bác này tư vấn thế thì anh kia loạn lên, sử dụng 1 cách so sánh không bằng : tay thuận được hình thành từ thuở nhỏ, tuy nhiên có thể tập tay khác nhưng sẽ không bằng ( cái này phải nhờ ai là nhà khoa học giải thích ) còn trong bóng bàn thì nếu tập đều thì có thể sữa được động tác chỉ cần mình siêng năng.
- theo em trình gà thì người ta lúc giao bóng sử dụng nhiều động tác là làm cho đối phương loạn trí khó phán đoán được kiểu tiếp xúc của vợt vào bóng, cũng như nhìn ra độ xoáy và chiều xoáy của bóng !
 

leqd

Đại Uý
Gửi thuythumattrang:
"Bác này bắt gần đúng bệnh của em rồi! Đúng là động tác cũ đánh vẫn hiệu quả, vẫn trúng bóng 70-80% nhưng mọi người nhận xét các động tác đó đánh vừa mệt mà tính sát thương không cao, nhìn từ động tác đôi công đã vất vả rồi (em toàn đánh bằng cả cánh tay và vai, không có động tác gấp cẳng tay nên bóng đi không mạnh, khi tiếp xúc bóng thường tiếp xúc trực diện và vuông góc với hướng bóng đến nên bóng đi thẳng là chủ yếu, không vào góc chéo bàn, em thấy mọi người thường tiếp xúc ra hông bóng như vậy có đúng không bác?)"
Hihi, vậy là bắt được 1 lần, em xin phép bắt bệnh tiếp và bốc thuốc nghiêm túc hơn.
Theo như "lời khai của bệnh nhân" ở trên, có thể thấy là bác đánh dùng chủ yếu chuyển động vai và cánh tay. Đây là cách đánh gần giống cú giật của TQ, không sử vụng cẳng tay và cổ tay. Ưu điểm là giật mạnh vì có cánh tay đòn dài, dễ thực hiện vì chỉ cần phối hợp 2 khớp hông và vai. Nhược điểm là đòn dài, khó thu lại và dễ đọc.
Em thì ngược lại với bác (thấy bác mà thèm), vì không có học hành nên cứ thấy banh là vung cẳng tay và ngoáy cổ tay, quả nào vào thì cực đẹp, hết đỡ, nhưng vào chẳng bao nhiêu. Khi đi học thầy bắt lăng vợt sắt, nặng quá thế là hết cửa ngoáy cổ tay, ....
Theo em thì bệnh của bác dễ chữa hơn, từ vai đến cổ tay như từ gốc đến ngọn. Em thì hỏng gốc, bác hỏng ngọn....
Thuốc của em: Bác nên đi tiếp con đường của mình, phát triển kỹ thuật theo kiểu TQ, lấy sức mạnh và tốc độ chuyển động làm vũ khí, phang tới liên tục, tập trung dành ưu thế như Wang liquin hay Ma Long. Không nên cố phát triển theo hướng linh hoạt, khéo léo như Waldner hay Timo Boll, mấy ông này toàn đánh hiểm.
Bác không nên thay kỹ thuật của mình làm gì, chỉ cần bổ sung thêm các kỹ thuật sau cho gần với TQ
1. Di chuyển thật nhanh: bác tham khảo bài Kỹ thuật đánh hông để di chuyển, em đã có lần đăng trên diễn đàn tại đây http://bongban.org/forum/showthread.php/160-K%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-%C4%91%C3%A1nh-h%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%83-di-chuy%E1%BB%83n-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%C3%A2n
2. Kết hợp xoay hông, lườn thêm vào cú đánh của mình, cái này bác tìm thế nào cũng ra nhiều lời khuyên ở các mục về cú giật mạnh.
3. Thả lỏng cổ tay: không cần xoay cổ tay, nhưng phải thả lỏng khi đánh bóng, bác đừng bóp cán vợt làm gì (em đoán thế có đúng không?). Cái này phải qua sát kỹ khi đánh bóng
4. Tập theo dõi đối thủ: mắt nhìn banh khi đánh, nhưng vẫn phải theo dõi đối thủ đang ở đâu, bác tìm hiểu thêm các bài về nhìn banh, nhìn đối thủ.
5. Tập quan sát bản thân: cái này quan trọng nhất, vì bác đang đánh theo quán tính. Đánh mỗi trái banh xong, lại tự hỏi mình: di chuyển đúng chưa, thả lỏng chưa, nhìn đối thủ chưa.

Em lý thuyết tý thôi nhé, vì bệnh bác cũng như bệnh em. Em đang tự chữa , em chữa cũng tàm tạm, nhưng chậm tiến bộ quá. Đang sốt ruột. Thấy bác bệnh còn nặng hơn, nên chia sẻ, và cũng tự an ủi mình :)
 

NTBB

Super Moderators
Trước hết thuythumattrang cần xác định mục tiêu học bb là gì đã, thì mới biết thế nào là "hiệu quả" khi học. Với tuổi 35, thì chắc chắn - theo mình - mục đích học bb không phải là để theo con đường chuyên nghiệp. Vậy chỉ còn là học để chơi bb nghiệp dư, chơi phong trào, để giữ gìn sức khỏe, để có thể tham gia các giải thi đấu trong ngành, địa phương với quy mô vừa sức. Nếu với mục tiêu như thế thì thuythumattrang không cần phải quá "day dứt, đau khổ" vì học mà trình độ lên chậm, hay là cứ "căn ke" động tác cho thật "chuẩn". NTBB chứng kiến rất nhiều người chả học BB bài bản gì cả, lối đánh, động tác đánh rất "phủi" nhưng lại rất "hiệu quả", và thậm chí các đối thủ học thầy đàng hoàng vẫn phải gác vợt trước họ. (Dĩ nhiên “chuẩn” được thì còn gì bằng, học mà lên nhanh thì ai chả muốn, hihi !!! Nhưng để được thế còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố).

NTBB có lần nói chuyện với bác Trần Cảnh Đến, lúc phong độ cao nhất thời trai trẻ, bác đã đứng vị trí 28 thế giới (nay thì bác đã trên 70 tuổi rồi). Bác nói: "Trong cuộc đời bb của tôi, tôi tâm niệm 2 điều: muốn chiến thắng thì một là phải tìm mọi cách đưa bóng sang bàn đối phương; hai là phải luôn nghĩ rằng đối phương giỏi hơn mình". Tất nhiên, "đưa bóng" như thế nào để đối phương đánh trả hỏng bóng (mình ăn điểm) thì thật ko đơn giản. Nhưng qua "khẩu quyết" của 1 danh thủ dày dạn kinh nghiệm như bác Đến thì - theo NTBB nghĩ - toát lên mấy ý: một là đừng quá "chuẩn hóa" động tác khi đánh bb, ít ra là trong thi đấu vì sự biến hóa và tính ngẫu nghiên của môn chơi này; hai là phải thật kỹ bóng trong khi thi đấu (dù là đấu chơi hay đấu giải).

Các Thầy dạy bb, dù là Thầy đã qua trường lớp, có lý thuyết, có thực hành cao siêu, hay Thầy thành tài từ kinh nghiệm thực hành là chính thì đều dạy cho chúng ta những gì là cơ bản nhất và đặc trưng nhất của các động tác, các kỹ thuật đánh bóng mà không ai có thể làm khác 180 độ được.

Chẳng hạn "lý thuyết" đầu tiên là cách cầm vợt - chỉ nói về cầm vợt ngang – thì bắt buộc phải là cầm cán vợt như cầm cán … dao phay chặt thịt gà : ngón cái ở mặt FH, ngòn trỏ ở mặt BH và ở phần mặt vợt, 3 ngón còn lại nắm ôm tròn vào cán vợt. Nhưng lại còn chia ra làm mấy kiểu cầm khác nhau với sự thay đổi vị trí các ngón tay và cả bàn tay so với vị trí chỗ eo của cây vợt (chỗ cán tiếp giáp mặt vợt): cầm sát vào hay cầm lùi ra; ngón cái song song với ngón trỏ hay là hơi cong vào ôm lấy cán vợt; thậm chí có người còn đề ngón trỏ và ngón giữa cùng chĩa thẳng dài trên mặt BH của vợt.v.v. và mỗi sự khác nhau tí chút đó lại tạo ra hiệu quả của các cú đánh, phù hợp với lối chơi của từng người.

Hoặc động tác đánh đều thì (với người thuận tay phải) chắc chắn là : chân trái trước, chân phải sau, rộng khoảng bằng vai, hơi chùng, người hơi khom, mặt vợt úp nghiêng ra trước, đánh từ sau ra trước, từ dưới lên trên, từ phải qua trái, thêm phần xoay lườn và cổ tay một chút, đánh vào bóng khi đang lên, hoặc gần tới đỉnh .v.v. chả ai làm khác được.

Tóm lại các “lý thuyết” này các Thầy đều dạy giống nhau, và chúng ta đọc trong các tài liệu đều thế cả. Khi tập với Thầy trên bàn thì các Thầy đưa bóng vào đúng vị trí thuận lợi cho chúng ta tập nên tỷ lệ bóng tốt (của chúng ta) thường khá cao, nhìn động tác của chúng ta rất …”chuẩn” (vì biết trước điểm rơi bóng đến, và có sự chuẩn bị về tư thế). Còn khi đánh trận (giao lưu hay thi đấu) thì tình huống bóng rất đa dạng, cả điểm rơi, cả độ xoáy, cả lực đánh…và nhất là bóng đến rất “ngẫu hứng” thậm chí đối phương còn “tính toán” để đưa bóng vào vị trí làm ta lỡ bộ, trái kèo và thế là ta …“quên bài”. Do đó theo mình (với mục tiêu chơi nghiệp dư) để cải thiện kết quả sau khi học thầy (nếu thấy học tiếp thì ‘hao” quá, hoặc ko có thời gian) thì nên:
- Tăng cường tự tập thêm về di chuyển. Có thể tập nhiều bóng với bạn (cùng ý thích tập với mình), hoặc tốt nhất là tập với máy bắn bóng. Chỉ cần 1 tuần 2-3 giờ là tốt lắm rồi.
- Chịu khó giao lưu cọ sát với những đối thủ ngang ngang hoặc trên cơ 2-3 bóng (trên cao quá mà họ lại “đánh cho chít nè” thì mình chả có bóng mà đánh, nên học được rất …ít, hihi !).
- Trong tuần vẫn nên dành 1 vài giờ tập nhiều bóng để ôn lại các kỹ thuật căn bản (để tăng cường độ đều, độ thuần thục của từng động tác). Chứ đừng vào trận hết toàn bộ thời gian – vì khi vào trận, dù sao thì tâm lý sợ thua, muốn thắng làm chúng ta tìm cách đánh an toàn mà ko đám thử áp dụng các kỹ thuật đã học bài bản trước đây.
- Những lúc rảnh rỗi và thuận tiện thì xem đi xem lại các video clip dạy các động tác bb, hoặc các trận đấu và chỉ tập trung vào động tác kỹ thuật nào mà mình đang quan tâm, đang muốn sửa. Lưu ý khi xem video các trận thi đấu, tâm lý đa số là xem một cách “tổng thể” bóng qua lại, mà ít khi xem thật tập trung vào 1 người; hãy chỉ tập trung quan sát động tác của 1 người mà mình muốn học thôi.
- Đừng tham đánh bóng quá mạnh khi vào trận nếu đường bóng cụ thể đó mình chưa có bộ tốt, chưa ở vào vị trí thuận lợi. Khi tập nhiều bóng 1 động tác nào đó cũng vậy: hãy đánh với lực vừa phải để luyện tư thế, động tác cho đều, cho thuần thục; khi đều rồi mới tăng lực dần và thử những cú dứt điểm “sát thủ”. (Một phần là tập với bạn ngang cơ, nếu mình phang thật lực thì cứ sau mỗi quả là lại đi nhặt bóng, làm sao …”đều” được, hihi !). Quan niệm của mình là đánh điểm rơi tốt thì hay hơn là đánh mạnh – có lẽ đây là đặc điểm của người … già.

Những cái trên đây là hoàn toàn mình rút ra từ việc tập chơi bóng phong trào của mình. Mình chả học Thầy được phút nào. Nên nếu có gì không đúng thì thuythumattrang và các bạn đừng cười. Chỉ là nêu ra kinh nghiệm cá nhân thôi (của một gà già thích bb và …ham vui, hehe !!). Mình đọc thấy các tư vấn của các bạn khác rất là hay, TTMT ạ !
 

thuythumattrang

Binh Nhì
Hihi, vậy là bắt được 1 lần, em xin phép bắt bệnh tiếp và bốc thuốc nghiêm túc hơn.
Theo như "lời khai của bệnh nhân" ở trên, có thể thấy là bác đánh dùng chủ yếu chuyển động vai và cánh tay. Đây là cách đánh gần giống cú giật của TQ, không sử vụng cẳng tay và cổ tay. Ưu điểm là giật mạnh vì có cánh tay đòn dài, dễ thực hiện vì chỉ cần phối hợp 2 khớp hông và vai. Nhược điểm là đòn dài, khó thu lại và dễ đọc.
Em thì ngược lại với bác (thấy bác mà thèm), vì không có học hành nên cứ thấy banh là vung cẳng tay và ngoáy cổ tay, quả nào vào thì cực đẹp, hết đỡ, nhưng vào chẳng bao nhiêu. Khi đi học thầy bắt lăng vợt sắt, nặng quá thế là hết cửa ngoáy cổ tay, ....
Theo em thì bệnh của bác dễ chữa hơn, từ vai đến cổ tay như từ gốc đến ngọn. Em thì hỏng gốc, bác hỏng ngọn....
Thuốc của em: Bác nên đi tiếp con đường của mình, phát triển kỹ thuật theo kiểu TQ, lấy sức mạnh và tốc độ chuyển động làm vũ khí, phang tới liên tục, tập trung dành ưu thế như Wang liquin hay Ma Long. Không nên cố phát triển theo hướng linh hoạt, khéo léo như Waldner hay Timo Boll, mấy ông này toàn đánh hiểm.
Bác không nên thay kỹ thuật của mình làm gì, chỉ cần bổ sung thêm các kỹ thuật sau cho gần với TQ
1. Di chuyển thật nhanh: bác tham khảo bài Kỹ thuật đánh hông để di chuyển, em đã có lần đăng trên diễn đàn tại đây http://bongban.org/forum/showthread.php/160-K%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-%C4%91%C3%A1nh-h%C3%B4ng-%C4%91%E1%BB%83-di-chuy%E1%BB%83n-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-ch%C3%A2n
2. Kết hợp xoay hông, lườn thêm vào cú đánh của mình, cái này bác tìm thế nào cũng ra nhiều lời khuyên ở các mục về cú giật mạnh.
3. Thả lỏng cổ tay: không cần xoay cổ tay, nhưng phải thả lỏng khi đánh bóng, bác đừng bóp cán vợt làm gì (em đoán thế có đúng không?). Cái này phải qua sát kỹ khi đánh bóng
4. Tập theo dõi đối thủ: mắt nhìn banh khi đánh, nhưng vẫn phải theo dõi đối thủ đang ở đâu, bác tìm hiểu thêm các bài về nhìn banh, nhìn đối thủ.
5. Tập quan sát bản thân: cái này quan trọng nhất, vì bác đang đánh theo quán tính. Đánh mỗi trái banh xong, lại tự hỏi mình: di chuyển đúng chưa, thả lỏng chưa, nhìn đối thủ chưa.

Em lý thuyết tý thôi nhé, vì bệnh bác cũng như bệnh em. Em đang tự chữa , em chữa cũng tàm tạm, nhưng chậm tiến bộ quá. Đang sốt ruột. Thấy bác bệnh còn nặng hơn, nên chia sẻ, và cũng tự an ủi mình :)[/QUOTE]

Bác bắt bệnh cứ như thầy thuốc vậy! Đúng là những người đánh cổ tay giỏi, thường là họ lắc cổ tay ngay trên bàn (đối với bóng ngắn) hoặc khi đánh thì điểm rơi rất linh hoạt vì họ bẻ cổ tay rất dẻo thì họ lại nói là mình không có cổ tay toàn đánh cánh tay và thân người nên hướng bóng đi rất dễ đoán và nhiều khi hay bị động khi bóng đối phương đánh sang, khi đánh bóng thường tiếp xúc bóng không tốt vì trọng tâm không vững (lúc đánh thường lao cả người theo). Kiểu đánh của mình nếu có sửa hoặc muốn thay đổi điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng thì lại rất dễ hỏng, động tác hơi cứng. Khi tập mình đã quay cả video để quan sát và sửa động tác của mình nhưng hiệu quả vẫn chưa tốt, kiểu này chắc phải kiên trì và cố gắng sửa từ từ thôi.
Cảm ơn tất cả các bác đã có những góp ý rất bổ ích cho em!
 

cayngodong

Binh Nhì
Bác này bắt gần đúng bệnh của em rồi! Đúng là động tác cũ đánh vẫn hiệu quả, vẫn trúng bóng 70-80% nhưng mọi người nhận xét các động tác đó đánh vừa mệt mà tính sát thương không cao, nhìn từ động tác đôi công đã vất vả rồi (em toàn đánh bằng cả cánh tay và vai, không có động tác gấp cẳng tay nên bóng đi không mạnh, khi tiếp xúc bóng thường tiếp xúc trực diện và vuông góc với hướng bóng đến nên bóng đi thẳng là chủ yếu, không vào góc chéo bàn, em thấy mọi người thường tiếp xúc ra hông bóng như vậy có đúng không bác?)
Còn về tập luyện thì em đã mua đến hơn 100 quả bóng, vợt thì đủ loại từ combo Tàu, Đức, Nhật, Hàn đủ cả (hiện tại em có 4 cây vợt, từ cốt gỗ, cốt ZLC, cốt Arylat, mặt thì từ G3, XIOM, T 05FX, em nói ra đây không phải để khoe đâu mà muốn nói rằng mình cũng đam mê, nghiên cứu, tìm tòi đủ loại) nhưng đánh vẫn không hiệu quả mấy.
Còn như bác "qua kho 123" nói: chơi cái gì cũng cần có năng khiếu, cái này em đồng ý nhưng có phải ai cũng có năng khiếu hết đâu, phần đông anh em mình chơi phong trào để rèn luyện sức khỏe mà, em cũng vì đam mê, muốn chơi có bài bản một chút nên mới tìm thầy tập luyện và học hỏi thêm kinh nghiệm từ mọi người mà, không lẽ chỉ cần năng khiếu mà không cần học hỏi gì cũng giỏi sao? Nói như bác cũng đúng, ở công ty em có một ông chẳng học hành gì bóng bàn, cầm vợt thì đúng kiểu tennis (vì ông này chơi tennis là chính) chiều lên đánh bóng bàn thậm chí chẳng biết giao bóng cho ra hồn, không biết cắt nữa, nhưng cứ có bóng sang là ông phang mạnh như FH trong tennis ấy, 10 quả phải trúng 7, ông ấy đánh hoài thành quen và phản xạ rất nhanh, em và một số người nữa tập cả 2 năm và học thầy có, đọc tài liệu có nhưng vẫn bị ông ấy đập chết đấy, mình đi học thầy không thắng được ông ấy lại còn bị ông ấy cười cho thế mới đau chứ! Nhưng em nghĩ những ông như vậy rất ít và cũng chẳng có đam mê nghiên cứu gì, em nghĩ nếu chịu khó tập luyện thì một ngày gần đây em sẽ đập chết ông ấy thôi.
- Hoàn cảnh của Bác giống em vài năm về trước. Giờ em cũng băm rồi, nhưng được cái trái phải rất chuẩn, kết hợp với bộ chân nữa thì cũng gọi là tạm được.
- Hồi xưa em chơi phong trào từ năm học lớp 9 nên động tác chả giống ai. Sau này đi làm thấy mọi người chơi bóng bàn hay quá. Mà mình thì level thấp, thế là quyết chí đi tìm thầy để học lại động tác cơ bản. Qua hai năm vẫn chưa tìm đúng thầy, rồi gặp Phong nhí (Bộ công an). Phong dạy lại toàn bộ, từ đánh đều cho tới giật....Mà nó la nghe cũng chối tai, sai động tác là bị la. Chắc nhờ vậy mà động tác của mình được cải thiện thấy rõ. Sau hai năm miệt mài cùng thầy Phong. Giờ xuống núi đi giao lưu cùng ace. Do mình có cơ bản nên tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu hơi lóng ngóng, nhưng giờ thì đỡ rồi.
- Vấn đề ở đây là thầy phải nhiệt tình, phải chỉ trò từng động tác, từng trái bóng một. Thấy sai là phải la liền. Có như vậy thì trò mới nhớ dai được.
- Sắp tới chắc phải lên núi tìm sư phụ để hoàn thành một số đòn sát thủ. Đôi lời chia sẻ cùng Bác.
 

Bình luận từ Facebook

Top