gaumeo
Đại Tá
Người ta chỉ đi xin tài trợ, ko bán cốt mút nhé ông bạnĐể thêm thỏa lòng mấy ông hay cốt, mút, ... Mr Thuận chua thêm mấy dòng thông tin về Cốt, mút của các chiến sỹ trên thì ngon!
Người ta chỉ đi xin tài trợ, ko bán cốt mút nhé ông bạnĐể thêm thỏa lòng mấy ông hay cốt, mút, ... Mr Thuận chua thêm mấy dòng thông tin về Cốt, mút của các chiến sỹ trên thì ngon!
chúng nó đánh gì kcmn e ơi. cái gì mình thích và hợp thì fang mới sướng chứĐể thêm thỏa lòng mấy ông hay cốt, mút, ... Mr Thuận chua thêm mấy dòng thông tin về Cốt, mút của các chiến sỹ trên thì ngon!
Cái đó để bác nào đề xuất làm đi anh @tcgroupMục đích của buổi giao lưu là gì bác? Em nghĩ đội tuyển Quốc Gia thì nghiệp dư không có cửa gì cả, so sánh như vậy sẽ bị khập khễnh, họ cũng không thoải mái khi bị mang ra so sánh với nghiệp dư. Chỉ vì để thoả mãn sự hiếu kỳ của người hâm mộ là đội tuyển Quốc Gia và nghiệp dư hơn thua nhau thế nào theo em là không nên bác ạ.
Đánh độ thì em không thích và chưa bao giờ tham gia và có liên quan đến các trận đánh độ, nhiều VĐV đội tuyển đã bị lãnh đạo ngành TDTT triệu tập và khiển trách về việc đi đánh độ ở ngoài rồi, tham gia những trận đấu như vậy rất ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này của các em.
Thật buồn là vdv trẻ, triển vọng hiện nay chỉ đc 1 vài năm le lói, còn lại là chìm xuồngLê Tiến Đạt (Đạt trố)- Ngai vàng đang ở phía trước?
Chắc nhiều người đã biết Lê Tiến Đạt (Đạt trố) có 1 ông bố say mê bóng bàn, ông dành trọn tình yêu và sẵn sàng giành tất cả những gì mình có để đầu tư cho cậu con trai duy nhất (Trên Đạt có 2 chị gái Mầu bé và Mầu lớn).
Ngay từ khi còn rất nhỏ, Tiến Đạt đã say mê môn thể thao bóng bàn, có thể nói quỹ thời gian cả ngày gần như Đạt dành trọn cho bóng bàn, khi còn thi đấu ở lứa tuổi Nhi đồng giới truyền thông trong nước đã xướng tên Lê Tiến Đạt như là thần đồng của bóng bàn Việt Nam.
Nhận thấy tài năng và niềm đam mê của cậu con trai, ngay từ khi Đạt còn rất nhỏ, ông Hùng (bố của Đạt) đã đưa con sang Trung Quốc tập huấn ròng rã nhiều năm, những cuộc tập huấn chỉ có 2 bố con xa nhà ròng rã mỗi đợt khoảng nửa năm trời, với kỳ vọng cậu con trai sẽ gặt hái được thành quả với môn thể thao đam mê.
Gặt hái được thành công từ rất sớm, nhưng đáng tiếc Đạt đã gặp phải vết đen trong sự nghiệp khi xảy ra sự cố đánh nhau với Tô Đức Hoàng tại giải Vô địch Đông Nam Á, rồi tiếp đến là lình xình trong những đợt tuyển chọn VĐV đi Seagames. Cá nhân Đạt đã bị treo giò và bị loại ra khỏi đội tuyển Việt Nam trong thời gian khoảng 1 năm.
Vượt qua tất cả các biến cố, dư luận và những lục đục trong nội bộ, Lê Tiến Đạt vẫn dần khẳng định mình là 1 trong những VĐV nhiều triển vọng và là 1 trong những VĐV có trình độ chuyên môn tốt nhất của đội tuyển Việt Nam. Bằng chứng là tại Seagames 2013 Lê Tiến Đạt đã giành được chiếc Huy chương bạc đơn Nam Seagames danh giá cho đoàn thể thao Việt Nam.
2 năm liên tiếp sau đó (2014, 2015) Lê Tiến Đạt đều vào tới trận chung kết đơn nam tại giải VĐQG nhưng đều nhận thất bại 4-3 trước các đàn anh Đoàn Kiến Quốc (2014) và Đinh Quang Linh (2015).
Thời gian gần đây trọng lượng cơ thể của Đạt tăng lên thấy rõ, đi kèm với sự phát triển về trọng lượng của cơ thể đã ảnh hưởng nhiều tới tốc độ của Đạt. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy khi thành tích và kết quả thi đấu của Đạt thời gian gần đây không còn tốt như trước.
Sở hữu lối đánh khéo léo, cảm giác bóng của 1 VĐV tài năng thiên bẩm, luôn được giới chuyên môn đánh giá là 1 VĐV tài năng thực sự của bóng bàn Việt Nam và quan trọng là tuổi đời của Đạt vẫn còn rất trẻ, sự nghiệp bóng bàn của Đạt vẫn còn rất dài ở phía trước.
Người hâm mộ bóng bàn Việt Nam đang chờ mong Đạt trở lại đam mê với bóng bàn như thủa nào, chỉn chu và giữ mình hơn nữa trong các sinh hoạt cá nhân để giữ được trạng thái cơ thể tốt nhất của 1 VĐV bóng bàn đỉnh cao, nếu làm được như vậy mình tin chắc chắn ngai vàng ở phía trước sẽ không xa để Đạt chạm tới được.
Bởi 1 lẽ Đạt vẫn còn đang thiếu 1 chức vô địch để khẳng định mình.