Góc giao lưu những bạn có sở thích chế máy bắn bóng bàn ! Có hướng dẫn chi tiết !

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Bác mua motor ở đâu vậy? hay bác bán cho em cái họng bắn và motor, còn những phần còn lại em tự chế có được không?

OK bạn chia sẻ cùng nhau tiến bộ thôi mà. bạn liên hệ với tôi theo số điện thoại ở chữ ký nhé. Mình vẫn cấp linh kiện và hướng dẫn anh em làm lấy mà.
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Lưu ý :

Có một số bạn mua linh kiện của mình hoặc của bạn nào đó chế máy luôn gặp một số khó khăn vì chưa nắm rõ nguyên lý hoạt động của từng bộ phận. Trong trường hợp này các bạn cần kiên nhẫn, tìm hiểu kỹ nguyên lý đặc biệt về phần điện các bạn cần có công cụ, dụng cụ để đo, kiểm tra vì điện là một thứ không nhìn thấy được.

Về mạch điện cho dù các bạn có kiến thức khá tốt thì khi cầm một mạch điện do người khác làm các bạn cũng sẽ gặp khó khăn vì vậy các bạn cần xem, xác định từng chức năng để đấu nếu không sẽ cháy, hỏng.

Nên từ từ tìm cách giải quyết không nên làm quá nhanh rất dễ nhầm lẫn
 

bocau

Đại Tá
Chào anh Hiệp!
Từ linh kiện của anh, mình đã lắp xong máy bóng bàn "HÌNH GIỎ RÁC" và test thành công, hôm nay chụp lại tấm ảnh đưa lên xem cho vui vui tí...nhé!
 

Attachments

  • IMG_1730.JPG
    IMG_1730.JPG
    2.2 MB · Đọc: 0
  • IMG_1736.JPG
    IMG_1736.JPG
    2.3 MB · Đọc: 0
  • IMG_1733.JPG
    IMG_1733.JPG
    1.8 MB · Đọc: 0
  • IMG_1739.JPG
    IMG_1739.JPG
    1.6 MB · Đọc: 0

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Chào anh Hiệp!
Từ linh kiện của anh, mình đã lắp xong máy bóng bàn "HÌNH GIỎ RÁC" và test thành công, hôm nay chụp lại tấm ảnh đưa lên xem cho vui vui tí...nhé!

Cuộc sống là những chia sẻ ! rất mong có nhiều người thành công như thế để mang đến làn gió mới cho phong trào bóng bàn toàn quốc ! Trân trọng sự tin tưởng từ các bạn !
 

drsan

Thượng Tá
Anh cho em hỏi là máy bắn bóng của anh làm có loại 1 mo tơ và loại 2 mo tơ có khác nhau về tính năng không ah? khác nhau như thế nào ah? em cảm ơn!
 

drsan

Thượng Tá
Anh chỉ làm loại 2 motor thôi !loại 1 bắn không thật bóng
Cảm ơn anh. Loại 2 motor có cùng hoạt động đồng thời hay theo kiểu chiếc này hoạt động thì chiếc kia dừng ah!? Nếu chỉ 1 chiếc hoạt động thì cũng giống 1 motor ah?
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Cảm ơn anh. Loại 2 motor có cùng hoạt động đồng thời hay theo kiểu chiếc này hoạt động thì chiếc kia dừng ah!? Nếu chỉ 1 chiếc hoạt động thì cũng giống 1 motor ah?

2 motor thường thì 1 cái quay nhanh 1 cái quay chậm ! cái nhanh để tạo lực và xoáy , cái chậm để giảm xoáy và tạo lực.

Nếu 1 cái quay thì cái dưới sẽ làm nhiệm vụ hãm bớt 1 chút xoáy và tạo thêm 1 ít lực. Một số máy dùng 1 motor thì họ tạo 1 miếng cao su có độ bám dán bên dưới để làm nhiệm vụ giảm xoáy và tăng lực bắn.
 

drsan

Thượng Tá
2 motor thường thì 1 cái quay nhanh 1 cái quay chậm ! cái nhanh để tạo lực và xoáy , cái chậm để giảm xoáy và tạo lực.

Nếu 1 cái quay thì cái dưới sẽ làm nhiệm vụ hãm bớt 1 chút xoáy và tạo thêm 1 ít lực. Một số máy dùng 1 motor thì họ tạo 1 miếng cao su có độ bám dán bên dưới để làm nhiệm vụ giảm xoáy và tăng lực bắn.
Cảm ơn anh. Em đã hiểu tại sao bóng của máy bắn ra mà các ae trên org nói là máy của anh thật hơn một số loại máy khác! Một sự tinh tế!
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Cảm ơn anh. Em đã hiểu tại sao bóng của máy bắn ra mà các ae trên org nói là máy của anh thật hơn một số loại máy khác! Một sự tinh tế!

Quan trọng là có đề bài và có lời giải dễ hiểu nhất - Mang bài toán đó ra ứng dụng vào cái mình cần, kiểm nghiệm nó thấy OK - Đưa ra cho mọi người cùng dùng - Để mọi người đánh giá - Kết quả là đã 281 máy với hơn 40 tỉnh, 3 quốc gia ngoại có máy tập bóng bàn HiepASC homemade và vô số những biến thể từ topic này mà không ít các bạn ấy cũng thành công.
 

Tintintin

Trung Sỹ
Đầu tiên xin gởi lời cảm ơn đến anh Hiệp ASC vì đã tạo ra sân chơi và sự tuyệt vời cho anh em để có thể sở hữu được máy tập bóng bàn.
Trước đây không thể mơ đến máy tập bóng vì giá của các máy nước ngoài quá chát, làm mất đi cơ hội của rất nhiều phụ huynh, VĐV.

Qua tham khảo các loại máy tự chế của các anh em, tôi thấy máy của anh Hiệp phù hợp với yêu cầu của tôi nhất.
http://bongban.org/threads/khoi-dong-chuong-trinh-may-ban-bong-ban-phuc-vu-nguoi-ham-mo.11818/

Phần cơ khí rất đơn giản nhưng lại rất thông minh, các module dễ làm dễ sửa, độc lập, thẩm mỹ máy khá đẹp.
Thứ hai tôi rất thích nguyên tắc, tinh thần chia sẽ của anh Hiệp vì cộng đồng, không đặt nặng về kinh doanh.
Để làm được đến phiên bản hiện tại, chắc anh Hiệp đã tốt rất nhiều thời gian, thử nghiệm, nâng cấp, lựa chọn linh kiện, chất xám
Những cái đó không thể tính ra $ nhưng thật ra rất quý giá và đáng trân trọng, nếu không có đam mê chắc không có máy như ngày hôm nay.

Tôi đã đặt ngay một bộ máy của anh Hiệp sau 1 ngày tham khảo, mấy ngày sau nhận máy.
Sau khi test các kiểu, mức độ đáp ứng tương đối tốt so với mong đợi.
Tuy nhiên chỉ có 1 điều không ưng ý là dây nhợ lòng thòng của tay cầm điều khiển.
Mỗi lần muốn tắt phải thò chân nhấn nút (bộ điều khiển đặt dưới chân bàn).
Bộ máy đẹp như vậy mà cái này làm giảm giá trị máy đi mấy lần, hộp nhựa của tay điều khiển nhìn cũng không pro lắm.

Ngoài ra muốn điều khiển bóng bắn chậm hơn mức chậm nhất hiện có của máy cho cu con tập cũng chưa vừa ý.

Sao không dùng remote để điều khiển cho tiện? Câu hỏi của vợ đặt ra và máu DIY nổi lên, nhờ thầy Gú và một ít kiến thức ngày xưa,
sau một vài ngày bỏ thể thao, hiện mình đã DIY xong phần điện của máy theo ý mình.

Kết quả đạt được như sau:
Điều khiển tắt/mở máy và chỉnh hướng nòng bắn bóng bằng điều khiển từ xa (dùng RF 315/433 Mhz),
trước đây muốn chỉnh hướng nòng bắn phải bật máy lên trước, bóng phun ra vài quả mới chỉnh được.
Nâng cấp điều khiển tốc độ 4 mô tơ DC (khuấy, đẩy, bắn, xoáy) bằng volume để thay độ tốc độ theo ý mình.

Tổng thiệt hại: 350K cho toàn bộ phần điện + remote điều khiển
+ công kỹ thuật free (tính ra thì quá đắt, hehe, ước tính 5 công x 200K/công ~ 1.000K)

Nay chia sẽ lại để anh em nào muốn có thể thực hiện trong 1 buổi là xong.
Tiêu chí: dễ làm, dễ thay thế, linh kiện dễ tìm.

Nội dung gồm các phần sau:
1. Phân tích phần điện của máy
2. Remote RF (315/433Mhz) điều khiển tắt/mở máy và tắt/mở điều chỉnh hướng nòng bắn bóng
3. Mạch điện điều khiển tốc độ cho các motor (khuấy, đẩy, bắn, xoáy)
 
Last edited:

Tintintin

Trung Sỹ
1. Phân tích phần điện của máy

1.1 Sơ đồ khối của máy


(Hình máy của anh Hiệp)

Khay chứa bóng -> bộ phận đẩy bóng -> ống dẫn bóng -> nòng bắn bóng

Tương ứng với 4 khối có 4 loại motor điều khiển của từng khối, riêng nóng bắn bóng có 2 mô tơ, các khối còn lại 1 mô tơ

1. Motor khuấy bóng (khay chứa bóng)
Loại: Motor giảm tốc DC, sức nâng khoảng 1kg
Tốc độ: 40-70 vòng/phút
Nguồn vào: 24V DC
Công suất: 2.5W (dòng khoảng 100mA-120mA)
Kích thước: trục 6mm, đường kính 3.5, dài 6cm
Điều khiển tốc độ: có

2. Motor đẩy bóng (bộ phận đẩy bóng)
Loại: Motor giảm tốc DC, sức nâng khoảng 2kg
Tốc độ: 70-100 vòng/phút
Nguồn vào: 24V DC
Công suất: 2.5W (dòng khoảng 100mA-120mA)
Kích thước: trục 6mm, đường kính 3.5, dài 6cm
Điều khiển tốc độ: có

3. Motor xoay hướng (ống dẫn bóng)
Loại: Motor AC
Tốc độ: 20-40 vòng/phút
Nguồn vào: 220V AC
Công suất: ?
Kích thước: đường kính 7, dài 3cm
Điều khiển tốc độ: không cần

4. Motor bắn bóng và motor chỉnh độ xoáy (nòng bắn bóng)
Loại: Motor thông thường
Tốc độ: 4000-6000 vòng/phút
Nguồn vào: 12V DC
Công suất: 1W-2W (dòng khoảng 80mA-120mA)
Kích thước: trục 3mm-6mm, đường kính 2.5, dài 5cm
Điều khiển tốc độ: có


1.2 Yêu cầu về điện áp (V), dòng điện (A) và công suất (W) của nguồn cung cấp:
Tổng cộng: có 5 motor, trong đó 1 x 220V-AC, 2 x 24V-DC, 2 x 12V-DC
Có 4 motor DC hoạt động bình thường với dòng khoảng 4x100mA = 400mA
Tuy nhiên khi khởi động các motor này yêu cầu dòng gần đến 500mA -> 4x500mA = 2000mA = 2A
Do đó đối với phần nguồn DC, dòng tối thiểu phải 2A (khoảng 5W), tốt nhất nên dùng cỡ 3A (khoảng 7.5W) cho chắc.
Motor AC dùng chỉnh hướng nòng không cần quan tâm đến dòng AC vì quá bé.

Phần cấp nguồn DC (dòng tối thiểu khoảng 2A):
Dùng biến áp 220V-AC > 24V-AC -> nắn ra một chiều DC 28V-32V
Dùng adaper 24V-DC hoặc có thể tận dụng các adaper máy laptop có điện áp 18.5V DC trở lên

1.3 Yêu cầu về điều khiển
Công tắc tắt/mở: 2 công tắc
Tắt mở máy (4 motor: khuấy, đẩy, bắn, xoáy)
Tắt mở xoay hướng nòng
Điều chỉnh tốc độ min-max: 4 volume (4 motor: khuấy, đẩy, bắn, xoáy)
Ghi chú:
Motor xoáy hướng nòng không cần điều chỉnh tốc độ
Motor khấy bóng có thể cũng không cần điều chỉnh tốc độ
 
Last edited:

Tintintin

Trung Sỹ
2. Remote RF (315/433Mhz) điều khiển tắt/mở máy và tắt/mở điều chỉnh hướng nòng bắn bóng

Qua phân tích yêu cầu về điều khiển: có 2 điều khiển công tắc on/off và 4 điều khiển tốc độ.
Việc điều khiển không dây 4 nút vặn (volume) tốc độ yêu cầu bộ thu phải dùng vi điều khiển, viết code để xử lý
Như vậy thì khó quá -> bỏ qua phần này, khi nào có điều kiện sẽ ngâm cứu tiếp.

Điều khiển không dây 2 công tắc on/off hình như là được, Google một phát ra cả đống, tha hồ mà chọn.
Về nguyên lý đa số dùng sóng RF 315Mhz hoặc 433Mhz, remote nhỏ gọn, dùng pin 12V/23A (10k/viên)
Remote loại này thường dùng cho cửa cuốn, tắt mở các bóng điện trong nhà, hàng sản xuất đại trà nên dễ tìm.
Nhiệm vụ là tìm cái nào giá hạt dẽ nhất, yêu cầu tắt/mở 2 công tắc trong vòng 10m.

Mình thì sử dụng loại này: giá 190k
http://kawa.vn/san-pham/47/239/cong-tac-tat-mo-2-den-oulia-2-lenh.html



Loại này rẽ hơn = 160K nhưng mình thích loại kia vì nó đẹp hơn.
http://kawa.vn/san-pham/47/507/cong-tac-dieu-khien-tu-xa-2-den-30m.html

Loại thông dụng, đại trà hơn thì đây (hàng Việt Nam chất lượng cao):
http://kawa.com.vn/pages/san-pham/dieu-khien-tu-xa.php


Các bạn có thể tìm loại khác rẽ hơn hoặc tự làm các mạch thu phát RF nếu có khả năng (giá thành < 100K)
Riêng mình theo tiêu chí đơn giản nên chọn cái có sẵn và giá chấp nhận được.

Sơ đồ đấu nối rất đơn giản, có hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
Tóm lại như sau: Bộ thu có 4 dây:
1. Dây mát (L) chung
2. Dây lửa (N)
3. Công tắc 1 (nếu bật nút A sẽ nối với dây lửa)
4. Công tắc 2 (nếu bật nút B sẽ nối với dây lửa)

Đấu nối:
1. Biến áp: một dây nối với dây mát (L) chung, một dây nối với dây công tắc 1 của bộ thu
2. Motor xoay hướng nòng: một dây nối với dây mát (L) chung, một dây nối với dây công tắc 2 của bộ thu
3. Bộ thu: dây mát (L) và dây lửa (N) nối với hai dây phích cắm, dây công tắc 1 và 2 đã nối như trên.

Kinh nghiệm lắp đặt:
Lúc đầu hàng về, đấu vào bóng đèn test thử -> bật lên cách 20m tách tách, quá OK vì máy bắn bóng đặt cách chỗ mình đứng chỉ khoảng 3m-3.5m, che bởi mặt bàn.
Cắt dây lắp ngay vào máy, mất 10 phút để làm gọn đẹp dây.
Đứng cách xa 7m, bấm phát, máy chạy rè rè, bấm phát nữa -> máy tắt -> quá đã.
Tuy nhiên đời không như là mơ, khi bỏ bóng vào và cho chạy thật để đánh thì có vấn đề.
Bật máy OK, bóng phun ra, đánh vài quả thử nghiệm. Nhấn tắt, không ăn, nhấn mấy lần cũng không ăn, bóng rơi tùm lum.
Bấm bấm bấm cũng không ăn và cuối cùng lại gần sát máy, dí sát remote vào bấm mới ăn.
Tìm nguyên nhân: thì ra trong lúc thử chưa gắn điện cho motor bắn bóng, nhấn phát nào ăn phát đó.
Khi gắn dây motor bắn bóng vào, bật thì OK, tắt thì phải dí sát vào máy mới tắt được -> quá thất vọng.
Google thì thấy rất nhiều người bị, do motor bắn bóng dùng chổi than, phát ra sóng hài khá nhiều làm nhiễu phần thu của điều khiển không dây.
Cách khắc phục đề xuất: đưa bộ thu ra xa motor -> không khả thi vì phải đặt trong máy.
Khắc phục kiểu khác: đấu thêm các tụ điện 104 vào 2 chân motor và các đầu in/out nguồn để dập nhiễu xuống mass
Làm theo cách này thấy có hiệu quả nhưng tình hình cũng không cải thiện mấy, đứng cách 1.5m tắt máy OK nhưng xa hơn thì tịt.
Mất 2 ngày cứ bấm bấm, lại gần máy, đi xa máy và bấm bấm như thằng điên -> thất vọng toàn tập.

Nhà có cái remote cửa cuốn, ngồi trên tầng 3 bấm phát nào ra phát nấy dù qua mấy lớp bê tông, có cái máy sát bên (3m) bấm hoạt không tắt được.
Chợt nhớ đến cái cần điều khiển xe của cu con, nó có cái anten râu khoảng gang tay mà điều khiển motor cũng thật xa.
Cái điều khiển mua kèm theo bộ công tắc không có anten, mở remote ra hàn thử anten vào, đứng xa 7m bấm phát bật máy, bấm phát nữa tắt, thử lại vài lần OK
Phải nói là sướng, mất 2 ngày bực mình, giải quyết khá đơn giản. Anten ở đây chỉ là một đoạn dây đồng lấy từ cáp mạng.
Chú ý chiều dài của nó phải chính xác mới có tác dụng, mình dùng RF 315Mhz thì dài 23.5 cm, nếu RF 433Mhz thì dài 17cm.
Để cho gọn, cuộn lò xo cho nó gọn lại, từ 23.5cm còn lại khoảng 3.5cm, đường kính khoảng 0.7-0.8cm (lấy cái tuốc-nơ-vít nhỏ rồi cuộn dây theo nó).

Nhiệm vụ hoàn thành, phần tiếp theo xử lý điều khiển tốc độ động cơ.
 
Last edited:

Tintintin

Trung Sỹ
3. Mạch điện điều khiển tốc độ cho các motor (khuấy, đẩy, bắn, xoáy)

Để điều khiển được tốc độ motor có nhiều phương pháp, hiệu quả nhất là băm xung PWM nhưng cái này cần thêm vi điều khiển, mạch driver...
khó quá đối với việc tự chế và chi phí lên cao -> bỏ qua. Tiêu chí vẫn là dễ làm dễ kiếm và rẽ.
Cách thứ 2 đơn giản hơn là thay đổi điện áp DC cấp cho motor, cách này khả thi hơn.

Ví dụ
Motor bắn bóng: 8V - 14V,
Motor chỉnh độ xoáy 6V - 12V
Motor khuấy bóng và đẩy bóng: 12V - 24V

Dòng điện yêu cầu cũng không lớn lắm, chỉ từ 100mA -150mA, lúc khởi động motor cần 400mA-500mA
Qua tham khảo các linh kiện thì có 2 loại dễ làm và thông dụng là IC LM317 (tuyến tính) và LM2576/LM2596 Adj (xung)
Chỉ cần tham khảo Datasheet (tài liệu hướng dẫn) là làm được.

Đối với LM317 thì mạch vô cùng đơn giản, chỉ cần IC LM317 (3 chân) và thêm 1 điện trở + 1 điện trở xoay (volume) là thay đổi được điện áp
Giá thành cho 4 mạch điều khiển DC-DC dùng LM317 < 50K -> quá ổn và dễ thực hiện.
Tuy nhiên LM317 có một nhược điểm rất khó chịu là nhiệt độ tiêu tán, nếu điện áp vào cao hơn điện áp ra, nhiệt sinh ra sẽ rất lớn, sờ vào đảm bảo phỏng tay và dễ cháy IC.
Công thức tính công suất nhiệt gần bằng (Uvào - Ura) x I (tiêu thụ)
Áp dụng cho yêu cầu của máy: Uvào = 30m, Ura = 8, I = 120mA = 0.12A
=> P (W) = (30 - 8) * 0.12 = 2.64W -> cở này thì nóng kinh khủng
Lắp miếng tản nhiệt phải lớn nếu không sẽ cháy IC, ngoài ra phải chú ý đến việc cách ly nếu muốn lắp chung các IC vào 1 miếng tản nhiệt lớn.
Miếng tản nhiệt lớn thì rất khó kiếm, thường lấy từ các bộ nguồn PC cũ.

Đối với mạch LM2576/LM2596 thì mạch "phức tạp" hơn LM317 một chút: thêm 1 diode, 2 tụ và cuộn dây
Về tổng thể vẫn đơn giản và dễ làm. Giá thành làm 4 mạch này trên chung board khoảng 100K
Loại mạch này các tiệm điện tử bán nhiều, giá từ 30k - 90k/mạch tùy chất lượng.
Tuy nhiên yêu cầu của chúng ta phức tạp hơn 1 chút là chỉnh hết cỡ volume min và max thì điện áp phải nằm trong khoảng nói trên (6-12, 8-14, 12-24)
nên không thể mua các mạch thiết kế sẵn.

Nếu tự làm có dễ không? giá bao nhiêu, mất thời gian bao nhiêu?
Câu trả lời là không khó lắm nếu biết cầm mỏ hàn,
giá khoảng 100K cho 4 mạch chung board, riêng thì từ 25-30k một mạch,
thời gian mất một buổi nếu làm theo mẫu và hướng dẫn.

Tính toán, lựa chọn các giá trị điện trở của mạch:
Theo datasheet, điện áp ra của các IC này phụ thuộc vào lựa chọn 2 điện trở R1 và R2
Thay R2 bằng biến trở xoay (volume), ta có thể thay đổi điện áp ra.
Tuy nhiên để giới hạn khoảng điện áp thấp nhất và cao nhất khi vặn min và max cái Volume, ta cần thêm một R2' nối tiếp với Volume để làm điều này.
Gọi Rv là giá trị max của Volume, khi xoay min thì điện trở = 0 và khi xoay max thì giá trị điện trở = Rv
với R2 = R2' + Rv --> Công thức (1)
Phần sau tính toán các giá trị R1, R2' và Rv (điện trở của Volume xoay).

Giá trị đầu vào: Vmin và Vmax
Tính toán: theo công thức tính điện áp ra Vra = Vref (1 + R2/R1)
Với Vref là điện áp tham chiếu của IC (LM317 Vref = 1.25, LM2576 Vref = 1.23)

Khi vặn Volume max: Vmax = Vref (1 + R2/R1) = Vref (1 + (R2'+Rv)/R1)
Vậy Vmax = Vref (1 + (R2'+Rv)/R1) --> Công thức (2)

Khi vặn Volume min: Vmin = Vref (1 + R2/R1) = Vref (1 + (R2'+Rv)/R1) = Vref (1 + R2'/R1) --> vì Rv = 0 khi vặn volume nhỏ nhất
Vậy Vmin = Vref (1 + R2'/R1) --> Công thức (3)

Tính giá trị R1
Vmax - Vmin = Vref (1 + (R2'+Rv)/R1) - Vref (1 + R2'/R1) = Vref [(1 + (R2'+Rv)/R1) - (1 + R2'/R1)]
Vmax - Vmin = Vref [(R2'+Rv)/R1 - R2'/R1] = Vref (Rv/R1)
=> R1 = Vref.Rv/(Vmax - Vmin) --> công thức (4)

Tính giá trị R2'
Từ công thức (3) ta có Vmin = Vref (1 + R2'/R1) => Vmin/Vref = 1 + R2'/R1 => Vmin/Vref - 1 = R2'/R1 => R2' = R1 (Vmin/Vref - 1) = R1 [(Vmin - Vref)/Vref]
Vậy R2' = R1 [(Vmin - Vref)/Vref]
Từ công thức (4) thế R1 = Vref.Rv/(Vmax - Vmin) => R2' = Vref.Rv/(Vmax - Vmin) . [(Vmin - Vref)/Vref] = Rv.(Vmin - Vref)/(Vmax - Vmin)
Vậy R2' = Rv.(Vmin - Vref)/(Vmax - Vmin) --> công thức (5)

Tóm lại ta có 2 công thức tính R1 và R2' theo các giá trị Vmin, Vmax, Vref và Rv
R1 = Vref.Rv/(Vmax - Vmin)
R2' = Rv.(Vmin - Vref)/(Vmax - Vmin)


Với Vmin, Vmax, Vref biết trước, chọn một Rv thông dụng (2K, 5K, 10K) ta lập bảng Excel để tính các giá trị R1, R2'
Từ đó lựa được các giá trị gần đúng nhất.
Áp dụng cho mạch của máy tập bóng với các khoảng điện áp (6-12, 8-14, 12-24)
Lựa chọn Rv = 10K, ta thấy R1 thay đổi từ 1025 - 2050 ôm. R2' từ 7k9 đến 9k7

Để áp dụng một loại mạch cho cả 3 trường hợp, mình đã lựa ra các giá trị như sau:
R1 = biến trở 5K (dùng loại vi trở hoặc biến trở tam giác nhỏ)
R2' = 10K
Rv = 10K (volume 10K)

Chỉ cần thay đổi R1 ta có thể áp dụng cho các dãi điện áp nêu trên.
Việc làm các mạch giống nhau sẽ dễ dàng hoán đổi và chọn linh kiện.


Chi tiết các linh kiện và giá tiền cho một mạch (mua từ http://linhkien69.vn/)
1. LM2576 ADJ = 8k
2. 1N5822 40V 3A = 2k
3. CUỘN CẢM 100UH 6A LM2596 = 4k
4. Vi trở 5k = 2k
5. TRIẾT ÁP ĐƠN 10K = 3k
6. TỤ HÓA 50V 1000UF = 2k
7. TỤ HÓA 50V 220UF = 1k
Tổng = 22k

Nếu chọn biến trở tam giác = 1k thay vì vi trở và cuộn cảm loại trụ tròn = 2k thì chỉ còn 19k/mạch.

Phần mua dùng chung

Điện trở R 10k (mua một bịch 100 con) = 5k
Mạch in đục lỗ sẵn = 6k
 
Last edited:

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Chúc mừng một nâng cấp đáng giá ! một số bộ mođun RF hiện nay đã được bán sẵn rất dễ nâng cấp , giá thành không cao nhưng với bất kỳ hỏng hóc nào của nó đều khó khăn cho người sử dụng bởi không dễ có chỗ mua và người sửa.

Việc nâng cấp phát triển Hiệp khuyến khích các bạn tự làm. Như vậy các bạn sẽ có thêm niềm vui hơn.

Hãy phát triển lên, lên nữa máy của Hiệp sẽ vẫn giữ thiết kế mở để các bạn tự DIY lên nhé ! bạn có thể chia sẻ bằng hình ảnh nên được không ? Để tránh loãng diễn đàn Hiệp xin move về bài viết góc giao lưu nhé @Tintintin
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Hiệp cũng đã từng thử nghiệm mạch điều khiển bằng RF có lắp sử dụng IC 805x để viết PIC lập trình nhưng thấy chưa thực sự hữu ích !



Mẫu test đã để không hơn 1 năm rồi !
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
3. Mạch điện điều khiển tốc độ cho các motor (khuấy, đẩy, bắn, xoáy)

Để điều khiển được tốc độ motor có nhiều phương pháp, hiệu quả nhất là băm xung PWM nhưng cái này cần thêm vi điều khiển, mạch driver...
khó quá đối với việc tự chế và chi phí lên cao -> bỏ qua. Tiêu chí vẫn là dễ làm dễ kiếm và rẽ.
Cách thứ 2 đơn giản hơn là thay đổi điện áp DC cấp cho motor, cách này khả thi hơn.

Ví dụ
Motor bắn bóng: 8V - 14V,
Motor chỉnh độ xoáy 6V - 12V
Motor khuấy bóng và đẩy bóng: 12V - 24V

Dòng điện yêu cầu cũng không lớn lắm, chỉ từ 100mA -150mA, lúc khởi động motor cần 400mA-500mA
Qua tham khảo các linh kiện thì có 2 loại dễ làm và thông dụng là IC LM317 (tuyến tính) và LM2576/LM2596 Adj (xung)
Chỉ cần tham khảo Datasheet (tài liệu hướng dẫn) là làm được.

Đối với LM317 thì mạch vô cùng đơn giản, chỉ cần IC LM317 (3 chân) và thêm 1 điện trở + 1 điện trở xoay (volume) là thay đổi được điện áp
Giá thành cho 4 mạch điều khiển DC-DC dùng LM317 < 50K -> quá ổn và dễ thực hiện.
Tuy nhiên LM317 có một nhược điểm rất khó chịu là nhiệt độ tiêu tán, nếu điện áp vào cao hơn điện áp ra, nhiệt sinh ra sẽ rất lớn, sờ vào đảm bảo phỏng tay và dễ cháy IC.
Công thức tính công suất nhiệt gần bằng (Uvào - Ura) x I (tiêu thụ)
Áp dụng cho yêu cầu của máy: Uvào = 30m, Ura = 8, I = 120mA = 0.12A
=> P (W) = (30 - 8) * 0.12 = 2.64W -> cở này thì nóng kinh khủng
Lắp miếng tản nhiệt phải lớn nếu không sẽ cháy IC, ngoài ra phải chú ý đến việc cách ly nếu muốn lắp chung các IC vào 1 miếng tản nhiệt lớn.
Miếng tản nhiệt lớn thì rất khó kiếm, thường lấy từ các bộ nguồn PC cũ.

Đối với mạch LM2576/LM2596 thì mạch "phức tạp" hơn LM317 một chút: thêm 1 diode, 2 tụ và cuộn dây
Về tổng thể vẫn đơn giản và dễ làm. Giá thành làm 4 mạch này trên chung board khoảng 100K
Loại mạch này các tiệm điện tử bán nhiều, giá từ 30k - 90k/mạch tùy chất lượng.
Tuy nhiên yêu cầu của chúng ta phức tạp hơn 1 chút là chỉnh hết cỡ volume min và max thì điện áp phải nằm trong khoảng nói trên (6-12, 8-14, 12-24)
nên không thể mua các mạch thiết kế sẵn.

Nếu tự làm có dễ không? giá bao nhiêu, mất thời gian bao nhiêu?
Câu trả lời là không khó lắm nếu biết cầm mỏ hàn,
giá khoảng 100K cho 4 mạch chung board, riêng thì từ 25-30k một mạch,
thời gian mất một buổi nếu làm theo mẫu và hướng dẫn.

Tính toán, lựa chọn các giá trị điện trở của mạch:
Theo datasheet, điện áp ra của các IC này phụ thuộc vào lựa chọn 2 điện trở R1 và R2
Thay R2 bằng biến trở xoay (volume), ta có thể thay đổi điện áp ra.
Tuy nhiên để giới hạn khoảng điện áp thấp nhất và cao nhất khi vặn min và max cái Volume, ta cần thêm một R2' nối tiếp với Volume để làm điều này.
Gọi Rv là giá trị max của Volume, khi xoay min thì điện trở = 0 và khi xoay max thì giá trị điện trở = Rv
với R2 = R2' + Rv --> Công thức (1)
Phần sau tính toán các giá trị R1, R2' và Rv (điện trở của Volume xoay).

Giá trị đầu vào: Vmin và Vmax
Tính toán: theo công thức tính điện áp ra Vra = Vref (1 + R2/R1)
Với Vref là điện áp tham chiếu của IC (LM317 Vref = 1.25, LM2576 Vref = 1.23)

Khi vặn Volume max: Vmax = Vref (1 + R2/R1) = Vref (1 + (R2'+Rv)/R1)
Vậy Vmax = Vref (1 + (R2'+Rv)/R1) --> Công thức (2)

Khi vặn Volume min: Vmin = Vref (1 + R2/R1) = Vref (1 + (R2'+Rv)/R1) = Vref (1 + R2'/R1) --> vì Rv = 0 khi vặn volume nhỏ nhất
Vậy Vmin = Vref (1 + R2'/R1) --> Công thức (3)

Tính giá trị R1
Vmax - Vmin = Vref (1 + (R2'+Rv)/R1) - Vref (1 + R2'/R1) = Vref [(1 + (R2'+Rv)/R1) - (1 + R2'/R1)]
Vmax - Vmin = Vref [(R2'+Rv)/R1 - R2'/R1] = Vref (Rv/R1)
=> R1 = Vref.Rv/(Vmax - Vmin) --> công thức (4)

Tính giá trị R2'
Từ công thức (3) ta có Vmin = Vref (1 + R2'/R1) => Vmin/Vref = 1 + R2'/R1 => Vmin/Vref - 1 = R2'/R1 => R2' = R1 (Vmin/Vref - 1) = R1 [(Vmin - Vref)/Vref]
Vậy R2' = R1 [(Vmin - Vref)/Vref]
Từ công thức (4) thế R1 = Vref.Rv/(Vmax - Vmin) => R2' = Vref.Rv/(Vmax - Vmin) . [(Vmin - Vref)/Vref] = (Vmin - Vref)/(Vmax - Vmin)
Vậy R2' = (Vmin - Vref)/(Vmax - Vmin) --> công thức (5)

Tóm lại ta có 2 công thức tính R1 và R2' theo các giá trị Vmin, Vmax, Vref và Rv
R1 = Vref.Rv/(Vmax - Vmin)
R2' = (Vmin - Vref)/(Vmax - Vmin)


Với Vmin, Vmax, Vref biết trước, chọn một Rv thông dụng (2K, 5K, 10K) ta lập bảng Excel để tính các giá trị R1, R2'
Từ đó lựa được các giá trị gần đúng nhất.
Áp dụng cho mạch của máy tập bóng với các khoảng điện áp (6-12, 8-14, 12-24)
Lựa chọn Rv = 10K, ta thấy R1 thay đổi từ 1025 - 2050 ôm. R2' từ 7k9 đến 9k7

Để áp dụng một loại mạch cho cả 3 trường hợp, mình đã lựa ra các giá trị như sau:
R1 = biến trở 5K (dùng loại vi trở hoặc biến trở tam giác nhỏ)
R2' = 10K
Rv = 10K (volume 10K)

Chỉ cần thay đổi R1 ta có thể áp dụng cho các dãi điện áp nêu trên.
Việc làm các mạch giống nhau sẽ dễ dàng hoán đổi và chọn linh kiện.


Chi tiết các linh kiện và giá tiền cho một mạch (mua từ http://linhkien69.vn/)
1. LM2576 ADJ = 8k
2. 1N5822 40V 3A = 2k
3. CUỘN CẢM 100UH 6A LM2596 = 4k
4. Vi trở 5k = 2k
5. TRIẾT ÁP ĐƠN 10K = 3k
6. TỤ HÓA 50V 1000UF = 2k
7. TỤ HÓA 50V 220UF = 1k
Tổng = 22k

Nếu chọn biến trở tam giác = 1k thay vì vi trở và cuộn cảm loại trụ tròn = 2k thì chỉ còn 19k/mạch.

Phần mua dùng chung

Điện trở R 10k (mua một bịch 100 con) = 5k
Mạch in đục lỗ sẵn = 6k

Rất chi tiết , khoa học mà lại dễ hiểu !
 

Tintintin

Trung Sỹ
3. Mạch điện điều khiển tốc độ cho các motor (khuấy, đẩy, bắn, xoáy)

Tóm lại ta có 2 công thức tính R1 và R2' theo các giá trị Vmin, Vmax, Vref và Rv
R1 = Vref.Rv/(Vmax - Vmin)
R2' = Rv.(Vmin - Vref)/(Vmax - Vmin)


Với Vmin, Vmax, Vref biết trước, chọn một Rv thông dụng (2K, 5K, 10K) ta lập bảng Excel để tính các giá trị R1, R2'
Từ đó lựa được các giá trị gần đúng nhất.
Áp dụng cho mạch của máy tập bóng với các khoảng điện áp (6-12, 8-14, 12-24)
Lựa chọn Rv = 10K, ta thấy R1 thay đổi từ 1025 - 2050 ôm. R2' từ 7k9 đến 9k7

Để áp dụng một loại mạch cho cả 3 trường hợp, mình đã lựa ra các giá trị như sau:
R1 = biến trở 5K (dùng loại vi trở hoặc biến trở tam giác nhỏ)
R2' = 10K
Rv = 10K (volume 10K)

Chỉ cần thay đổi R1 ta có thể áp dụng cho các dãi điện áp nêu trên.
Việc làm các mạch giống nhau sẽ dễ dàng hoán đổi và chọn linh kiện.

Gởi file Excel cho việc tính toán Rv, R1 và R2'
 

Attachments

  • LM2576.xls
    30 KB · Đọc: 4

Tintintin

Trung Sỹ
Một số hình ảnh thực tế sau khi DIY

Bàn bóng bàn, máy tập bóng và cái điều khiển bé bé xinh xinh


Điều khiển tắt mở máy và anten DIY thêm


Máy tập bóng, chỉ còn 1 dây nguồn (gọn gàng)


Phần điều chỉnh tốc độ các motor gắn luôn vào trong máy (chưa làm nhãn cho đẹp)


Mạch in nhỏ gọn 5cm x 2.5cm cho một mạch điều khiển tốc độ motor
(mạch test thử LM2576 Adj)
 
Last edited:

BongBanHG

Trung Uý
image.jpg
image.jpg
Một số hình ảnh thực tế sau khi DIY

Bàn bóng bàn, máy tập bóng và cái điều khiển bé bé xinh xinh


Điều khiển tắt mở máy và anten DIY thêm


Máy tập bóng, chỉ còn 1 dây nguồn (gọn gàng)


Phần điều chỉnh tốc độ các motor gắn luôn vào trong máy (chưa làm nhãn cho đẹp)


Mạch in nhỏ gọn 5cm x 2.5cm cho một mạch điều khiển tốc độ motor
(mạch test thử LM2576 Adj)
Chào cả nhà !về phần điều khiển động cơ bắn bóng ta có thể dùng IC 555 để làm Mạch điêu khiển tốc độ ,Mạch chạy rất ổn và tốc độ có thể tăng giảm tuỳ ý bằng biến trở ,đây là Mạch của em
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top