Chia sẻ về kinh nghiệm gò bóng của bản thân:
Tư thế đứng: Chân phải cao hơn chân trái, hạ trọng tâm mắt gườm gườm tay thả lỏng
Trong trận đấu, tùy cách đánh, động tác của đối thủ mà chọn cách gò cho phù hợp.
1. Dò tìm điểm mạnh, yếu của đối thủ (nhiệm vụ của set 1)
Trong set này chỉ chủ tâm phòng thủ, gài bóng và phản công khi có cơ hội. Ban đầu thì cứ gò ngắn dài, 2 bên xem họ giật trái phải ra sao, thi thoảng đổi độ xoáy (thả lỏng, hất (moi) lên, đẩy chuội). Nếu yếu bên nào hoặc sợ loại bóng nào thì ghi nhớ và để dành khai thác dần.
2. Nhìn cách đánh của đối thủ để trả bóng nhằm gây khó khăn cho đối thủ:
+ Nếu đối thủ giật bóng với quỹ đạo vung vợt dài, từ dưới lên trên thì không nên gò bóng xuống nặng và dài. Ưu tiên gò theo các kiểu sau:
- Gò demi ngắn (bóng vừa nảy khỏi bàn vào vợt luôn) phá nhịp. gò kiểu này bóng luôn có xu hướng ngắn, lỏng, lơ lửng trên bàn và không có lực. Những rơ giật dài tay thường sẽ mất nhịp và đánh hỏng quả này.
- Gò bóng thẳng vào bụng
- Gò bóng nhằm một hướng nhưng tíc tắc cuối cùng lại quẹt ngang vợt hoặc hất bóng sang hướng ngược
+ Nếu đối thủ giật bóng động tác ngắn, tay không thoát dứt khoát thì: Tránh gò bóng ngắn, nổi cao, tránh trả bóng xoáy lên. Ưu tiên chém nặng dài sâu về cuối bàn. Giật ngắn tay sẽ khó kéo bóng lên, dù kéo lên được thì cũng không mạnh, chủ động đôi công/đẩy/bạt lại.
3. Cuối cùng: Nếu gặp đối thủ có bộ chân quá tốt, gò kiểu gì cũng bị đập sml thì chuyển sang công. Cứ thấy bóng là giật, quả nào cũng giật, ra ngoài cũng giật, quyết không cho đối phương cơ hội nào =)). Sau đó mua bia mời họ và bảo là hôm này giật không vào tay. Hẹn hôm khác gặp lại. =))